Dầu Gió Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Theo dõi IHR trên goole news

Dầu gió là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe có dạng lỏng và chứa tinh dầu, được dùng tương tự như một loại thuốc thoa ngoài cơ thể. Sản phẩm được điều chế từ nhiều loại thảo dược khác nhau. Do đó chúng khá an toàn, mang đến nhiều công dụng và lợi ích cho người dùng. Điển hình như giảm phù nề, giảm ho, hạ sốt, giúp tinh thần sản khoái…

Dầu gió
Tìm hiểu dầu gió là gì? Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Dầu gió là gì?

Dầu gió là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dạng lỏng và chứa tinh dầu, được dùng thoa ngoài cơ thể để giảm triệu chứng và hỗ trợ chữa bệnh. Tùy thuộc vào đặc tính và công dụng của mỗi loại, sản phẩm sẽ được điều chế từ nhiều loại thảo dược khác nhau. Trong đó tràm, thông, khuynh điệp, bạc hà là những dược liệu được sử dụng rộng rãi.

Dầu gió thường có tính mát và vị cay, chủ yếu được sử dụng để kiểm soát các cơn đau (điển hình như đau đầu, đau bụng, đau răng, đau mỏi tay chân), sát trùng, giảm sưng đỏ và phù nề do côn trùng đốt. Ngoài ra sản phẩm cũng được sử dụng để chống say tàu xe, giảm buồn nôn, giúp tinh thần sản khoái.

Hầu hết các loại dầu gió đều lành tính, có thể dùng được cho trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi.

Dạng bào chế và quy cách đóng gói

Hầu hết các loại dầu gió đều được đóng gói dưới dạng chai thủy tinh có kích thước nhỏ. Sản phẩm có dạng lỏng, màu sắc tùy thuộc vào thành phần. Phần lớn các loại dầu gió có màu xanh lá, trắng, cam và đỏ.

Thành phần của dầu gió

Thành phần của dầu gió thường chứa menthol và methyl salicylate. Đây là hoạt chất giảm đau thường thấy trong các loại dầu xoa bóp Hàn Quốc, dầu xoa bóp Thái Lan và dầu gió Việt Nam.

Những thành phần này chủ yếu được điều chế từ các tinh dầu. Tuy nhiên tinh dầu bạc hà chiếm phầm lớn sản phẩm. Ngoài ra còn có tinh dầu khuynh điệp, tràm, quế, hương nhu, thông…

  • Menthol: Menthol có khả năng giảm đau nhanh và hiệu quả. Ngoài ra hoạt chất này còn có tác dụng chống viêm, loại bỏ vết bầm, mang đến cảm giác sảng khoái và dễ chịu, chống buồn nôn.
  • Methyl Salicylat: Methyl Salicylat có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, giảm viêm và kích thích tuần hoàn máu bằng cơ chế giãn mạch ở khu vực được thoa dầu.
Thành phần của dầu gió
Dầu gió thường có hai thành phần chính gồm menthol và methyl salicylate, chiết xuất từ tinh dầu thảo dược

Dầu gió có công dụng gì?

Dầu gió mang đến nhiều lợi ích và công dụng, bao gồm:

  • Giảm nhanh các cơn đau như đau đầu, đau bụng, đau mỏi tay chân, đau mỏi xương khớp, đau răng, đau cơ bắp, đau dây thần kinh…
  • Hạ sốt, ra mồ hôi
  • Sát trùng
  • Giảm ho
  • Hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, khó tiêu, đầy hơi, đau bụng tiêu chảy…
  • Giảm phù nề, đỏ và ngứa da do vết đốt côn trùng, phát ban, nổi mề đay
  • Chống buồn nôn
  • Chống say tàu xe
  • Mang đến cảm giác sảng khoái
  • Kháng khuẩn và chống viêm nhiễm

Ai nên dùng dầu gió?

Trẻ em trên 2 tuổi, người trưởng thành và người lớn tuổi bị rối loạn tiêu hóa, côn trùng cắn, thường xuyên buồn ngủ hoặc có các cơn đau đều có thể sử dụng dầu gió để cải thiện tình trạng.

dầu gió
Có thể dùng dầu gió cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn bị rối loạn tiêu hóa, côn trùng cắn, đau nhức…

Chống chỉ định với dầu gió

Mặc dù khá lành tính nhưng dầu gió không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của dầu gió
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Những người có da bị lở ngứa
  • Sốt cao và ra nhiều mồ hôi
  • Vừa ốm dậy
  • Bị táo bón
  • Người suy nhược
  • Tăng huyết áp
  • Đang nuôi con bú
  • Phụ nữ mang thai

Ngoài ra cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu gió cho những người hay bị dị ứng hoặc đang mắc các bệnh mãn tính.

Liều dùng và cách sử dụng dầu gió

Dưới đây là liều dùng và cách sử dụng dầu gió để đạt hiệu quả và an toàn:

Cách sử dụng

  • Rửa sạch và lau khô da trước khi bôi dầu gió
  • Đổ dầu ra ngón tay trỏ với một lượng thích hợp
  • Bôi lên những khu vực có vết đốt côn trùng cắn hoặc có biểu hiện đau nhức
  • Nhẹ nhàng dùng tay xoa bóp.

Đối với những trường hợp bị đau đầu, nên bôi dầu gió vào thái dương. Đối với những trường hợp đau bụng do lạnh và khó tiêu, nên bôi dầu vào vùng quanh rốn. Sau khi thoa dầu, nên dùng tay miết nhẹ nhàng, ấn bằng ngón tay trỏ và day tròn.

Khi cơ thể nhiễm lạnh có thể dùng dầu gió để xong hơi.

Liều dùng

  • Dùng mỗi khi có côn trùng cắn hoặc xuất hiện các cơn đau.
  • Dùng dầu gió tối đa 4 lần/ ngày.
cách sử dụng dầu gió
Liều dùng và cách sử dụng dầu gió an toàn và hiệu quả

Cách bảo quản

Đậy kín nắp chai sau khi sử dụng. Sau đó đặt dầu gió ở những nơi thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng (dưới 30 độ C) và khô ráo. Không để sản phẩm ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Những điều cần lưu ý khi dùng dầu gió

Khi sử dụng dầu gió, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Dầu gió là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe, giúp làm dịu các cơn đau và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Tuy nhiên dầu gió không thể thay thế thuốc chữa bệnh hoặc dùng để điều trị các bệnh lý nghiêm trọng do không phải là thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng dầu gió cho những người thường xuyên bị dị ứng, có bệnh mạn tính.
  • Các loại dầu gió chỉ được sử dụng để bôi ngoài da, không được dùng để uống.
  • Chỉ bôi dầu gió ở những điểm đau, vùng đau, có vết mẫn ngứa, vùng cạo gió. Không nên bôi lan rộng sang nhiều vị trí khác.
  • Tuyệt đối không bôi dầu gió vào những vùng da có vết thương hở, trầy xước. Ngoài ra không bôi dầu vào vùng mắt và niêm mạc.
  • Nên ngừng sử dụng dầu gió khi các triệu chứng đã khỏi.
  • Không nên dùng dầu gió trên 4 lần/ ngày.
  • Khi dùng dầu gió cho trẻ em cần phải có sự kiểm tra và theo dõi của người lớn.
  • Dùng dầu gió khiến thân nhiệt hạ thấp, tăng tiết mồ hôi. Chính vì thế không được sử dụng loại dầu này cho người ra nhiều mồ hôi, tăng huyết áp, táo bón, suy nhược cơ thể, vừa ốm dậy, sốt cao.
  • Phần lớn các loại dầu gió được điều chế từ tinh dầu bạc hà. Trong khi đó tinh dầu này có khả năng làm tăng nguy cơ ức chế tuần hoàn và hô hấp. Trường hợp nặng có thể gây ngừng thở và ngừng tim. Chính vì thế không thoa dầu gió cho những trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai. Nhất là thoa lên vùng mũi.
  • Không nên sử dụng dầu gió quá thường xuyên. Vì điều này có thể gây ra một hiện tượng tương tự như tình trạng nhờn thuốc khiến tác dụng bị giảm.
  • Các loại dầu gió chỉ mang đến hiệu quả khi sử dụng đúng cách.
  • Không nên uống dầu gió, bởi điều này sẽ làm phát sinh nhiều biểu hiện nghiêm trọng. Cụ thể như sốc, ngừng tim và ngừng hô hấp.
  • Hiệu quả đạt được còn tùy thuộc vào loại dầu gió, mức độ nặng nhẹ của bệnh và cơ địa của mỗi người.
Không dùng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi
Không dùng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai

Biểu hiện ngộ độc dầu gió và cách xử lý

Dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện ngộ độc thường xuất hiện sau khi sử dụng dầu gió trong khoảng từ 5 – 90 phút. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Bỏng miệng
  • Co giật
  • Hôn mê

Tùy thuộc vào lượng dầu được sử dụng nhiều hay ít mà triệu chứng sẽ có biểu hiện nặng hay nhẹ.

Cách xử lý

Nếu uống phải dầu gió, nghi ngờ ngộ độc hoặc có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều này giúp kịp thời xử lý, tránh tình trạng ngộ độc dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ nhỏ.

ngộ độc dầu gió
Khó thở, buồn nôn, nôn mửa, bỏng miệng… là những dấu hiệu nhận biết ngộ độc dầu gió

Dầu gió chứa tinh dầu nên độ lành tính cao, có thể dùng được cho trẻ nhỏ, người già và người trưởng thành. Tuy nhiên đặc tính của dầu gió có thể không phù hợp với một số đối tượng. Ngoài ra không nên lạm dụng, không thoa dầu gió vào những vùng nhạy cảm và không nuốt để tránh gây ra các bất thường.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua