Cách chữa bong gân bằng ngải cứu vừa hiệu quả vừa an toàn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa bong gân bằng ngải cứu là bài thuốc phổ biến trong Y học dân gian và được đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn và rất dễ thực hiện. Điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ Y học cổ truyền hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Chữa bong gân bằng ngải cứu có hiệu quả không?

Bong gân xảy ra khi dây chằng bị tổn thương, dẫn đến đau đớn, viêm, sưng tấy và hạn chế khả năng vận động. Trong Y học cổ truyền, bong gân được gọi là chứng thương chân, xảy ra khi gân, cơ, mô mềm hỗ trợ khớp bị tổn thương, khiến khớp bị xê dịch một cách đột ngột bất thường.

bong gân thì làm gì cho nhanh khỏi
Tìm hiểu các bài thuốc chữa bong gân bằng ngải cứu để cải thiện các triệu chứng và phục hồi chức năng vận động linh hoạt

Đối với các triệu chứng bong gân nhẹ đến trung bình, thầy thuốc có thể đề nghị người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, chườm lạnh, hạn chế cử động khớp hoặc  sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền, bao gồm ngải cứu.

Ngải cứu là một loại cây thuộc họ cúc, có tên khoa học là Artemisia vulgaris, là một loại thảo dược phổ biến. Ngải cứu có nhiều công dụng và đã được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền đề điều trị nhiều bệnh lý, vấn để sức khỏe khác nhau. Một số công dụng và hiệu quả điều trị bong gân của ngải cứu bao gồm:

  • Chữa lành tổn thương và viêm nhiễm: Ngải cứu có tính chất chống viêm và kháng vi khuẩn, thường được sử dụng để chữa trị các vết thương nhỏ, bỏng nhẹ và viêm nhiễm da.
  • Giảm đau và sưng: Ngải cứu có thể tạo cảm giác tê liệt và có thể giúp giảm đau. Thảo dược này cũng có tính chất làm giảm sưng nếu được sử dụng ngoài da.
  • Tinh dầu làm dịu da: Ngải cứu có tính hàn, mùi thơm, với thành phần chủ yếu là cineol, cholin, dehydro matricaria este, arachol alcol hoặc adenin, có thể kích thích phát triển các tế bào gần, cơ và phục hồi khả năng vận động linh hoạt

Cách chữa bong gân bằng ngải cứu là biện pháp hỗ trợ, được chỉ định cho các trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng phương pháp điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Gợi ý 3 cách chữa bong gân bằng ngải cứu hiệu quả cao

Ngải cứu có tính chất chống viêm, giảm đau và làm giảm sưng, do đó thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bong gân, chấn thương, đau nhức xương khớp nói chung. Dưới đây là gợi ý một cách cách chữa bong gân bằng ngải cứu, người bệnh có thể tham khảo:

1. Bài thuốc đắp ngoài

Dùng lá ngải cứu đắp ngoài hoặc chườm lên khớp bị tổn thương là phương pháp đơn giản, hiệu quả cao và dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ đến trung bình. Do đó nếu bong gân nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được đánh giá và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

bong gân đắp thuốc gì
Ngải cứu rang muối có thể giúp tăng cường lưu lượng máu, từ đó kiểm soát các triệu chứng bong gân

Một số cách đắp lá ngải cứu điều trị bong gân như sau:

  • Chườm lá ngải cứu nóng: Dùng vài lá ngải cứu tươi, hơ nóng trên chảo hoặc than hồng, đắp lên khu vực bị bong gân, cố định bằng băng gạc. Biện pháp này có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau.
  • Kết hợp với muối: Dùng một lượng lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn cùng ⅓ muỗng cà phê muối. Đắp hỗn hợp này lên khu vực bị chấn thương để giảm viêm, đau nhức do bong gân.
  • Dùng ngải cứu, rượu và giấm: Sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, sau đó trộn cùng một lượng rượu và giấm vừa đủ. Mang hỗn hợp này đi sao nóng, đắp lên khu vực bị bong gân, cố định trong khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó tháo ra và rửa lại với nước ấm.
  • Ngải cứu, lá bạc thau và cúc tần: Sử dụng ngải cứu, cúc tần, lá bạc thau, mỗi vị liều lượng bằng nhau, mang đem giã nát, sau đó đắp lên khu vực bị bong gân.
  • Bài thuốc kết hợp: Dùng ngải cứu, dây đau xương, lá bạc thao, mỗi vị đều 50 gram, rửa sạch, để ráo nước, tẩm cùng một ít rượu và giấm, trộn đều, đắp lên khu vực bị tổn thương. Khi hỗn hợp khô lại thì thay thuốc. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày để kiểm soát các triệu chứng bong gân.

Có thể bạn quan tâm:

2. Bài thuốc uống trong

Bên cạnh bài thuốc đắp, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc uống trong có tác dụng kháng kiểm, giảm đau và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bong gân. Có một số chữa bong gân bằng ngải cứu được thực hiện dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Cách chữa bong gân chân tại nhà
Các bài thuốc uống trong giúp chống viêm và kiểm soát cơn đau, khó chịu liên quan đến bong gân, chấn thương

Bài thuốc 1: 

  • Dùng một nắm lá ngải cứu tươi, nhặt bỏ phần lá già úa, ngâm với giấm loãng trong 5 – 10 phút, vớt ra để ráo nước
  • Giã nát lá ngải cứu hoặc xay nhuyễn bằng máy xay, lọc lấy phần nước cốt
  • Cho thêm 3 – 5 thìa mật ong, khuấy đều, dùng uống
  • Nên sử dụng bài thuốc 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Kiên trì thực hiện biện pháp đến khi các triệu chứng được cải thiện

Bài thuốc 2:

  • Sử dụng một bó ngải cứu tươi khoảng 100 gram, mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Cắt ngải cứu thành các đoạn nhỏ, cho vào ấm hoặc siêu thuốc cùng 500 ml nước, đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 20 phút
  • Lọc lấy phần nước, chia nhỏ, dùng uống nhiều lần trong ngày, không để nước sắc ngải cứu qua đêm

Các bài thuốc uống trong rất đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi dùng uống trong, ngải cứu cũng góp phần giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần, tăng cường lưu thông máu, chống viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

3. Món ăn từ ngải cứu

Ngải cứu là loại rau thảo mộc có mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng, thường được sử dụng trong một số món ăn để tăng cường sức khỏe. Một số món ăn ngon, dễ thực hiện từ ngải cứu bao gồm:

Chữa bong gân bằng ngải cứu
Các món ăn từ ngải cứu rất tốt cho sức khỏe, góp phần chống viêm và cải thiện các triệu chứng bong gân hiệu quả
  • Trứng gà rán ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với một quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu, hỗ trợ chống viêm, giảm đau do bong gân, trật khớp.
  • Ngải cứu xào với tỏi: Xào ngải cứu với tỏi là một cách thông thường để chế biến ngải cứu. Hãy sử dụng lá ngải cứu tươi, luộc sơ với nước, sau đó mang đi xào cùng với tỏi băm nhuyễn, thêm gia vị vừa ăn.
  • Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Dùng một lượng thịt vừa đủ, băm nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn, ướp trong 10 – 15 phút. Xào sơ thịt đến khi săn thì thêm nước, đun sôi sau đó cho rau ngải cứu vào. Khi canh sôi đều thì nêm nếm gia vị vừa ăn, dùng kèm cơm trắng hoặc dùng như món phụ trong ngày.
  • Cháo ngải cứu: Dùng 50 gram lá ngải cứu tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi cùng một lượng nước vừa đủ trong 10 – 15 phút để thu nước ngải cứu. Cho thêm 100 gram gạo tẻ, ninh nhừ thành cháo, dùng ăn khi còn nóng. Mỗi ngày nên sử dụng cháo ngải cứu 2 lần vào buổi sáng và tốt, liên tục trong 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả điều trị bong gân tốt nhất.
  • Trà ngải cứu: Hãy thử pha trà ngải cứu bằng cách đun sôi nước và thêm lá ngải cứu tươi hoặc khô vào, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm 3 – 5 phút. Để trà ngải cứu nguội, có thể thêm mật ong, khuấy đều, dùng uống khi còn nóng hoặc ấm.

Lưu ý: Ngải cứu có hương vị khá nồng, do đó chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ  và kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo ra món ăn ngon, phù hợp với khẩu vị cá nhân.

Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa bong gân

Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng bài thuốc đúng cách, để đảm bảo an toàn cũng như tránh các rủi ro phát sinh.

Khi chữa bong gân bằng ngải cứu , hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Trước khi bắt đầu sử dụng ngải cứu để chữa bong gân, hãy hỏi ý kiến của thầy thuốc hoặc chuyên gia y tế. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và đưa ra các chỉ định phù hợp.
  • Chọn ngải cứu từ các nguồn tin cậy để đảm bảo chất lượng tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.
  • Tuân theo liều lượng và hướng dẫn thực hiện, không tự ý thay đổi liều lượng, loại thảo dược và thời gian sử dụng để tránh các tác dụng phụ, tương tác.
  • Ngải cứu có thể gây một số tác dụng phụ như kích ứng da, kích thích dạ dày, phản ứng dị ứng với người mẫn cảm. Nếu gặp bất kỳ biểu hiện nào không bình thường sau khi sử dụng ngải cứu, hãy dừng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
  • Không nên sử dụng ngải cứu quá 3 lần mỗi tuần. Điều này có thể gây quá liều và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng các bài thuốc có chứa ngải cứu khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không áp dụng cách chữa bong gân bằng ngải cứu quá 4 tuần. Nếu qua thời gian này mà các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Các cách chữa bong gân bằng ngải cứu là biện pháp bổ sung, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và không thể thay thế các biện pháp điều trị y tế. Do đó, nếu bị bong gân hoặc có dấu hiệu bong gân, người bệnh nên đến bệnh viện để được đánh giá, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua