Bộ Y tế công bố Quyết định 5013/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, và kết hợp y học hiện đại

Theo dõi IHR trên goole news

Ngày 1/12, Bộ Y tế đã công bố Quyết định số 5013/QĐ-BYT Về việc ban hành Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại”.

Quyết định nêu rõ, Bộ Y tế giao cho Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Chánh thanh tra Bộ, các Vụ, Cục, Tổng cục của Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Tài liệu được biên soạn bởi Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội cùng với các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành và đã được thông qua Hội đồng thẩm định chuyên môn theo Quyết định số 6390/QĐ-BYT ngày 23/10/2018.

Quyết định 5013/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, và kết hợp y học hiện đại
Quyết định 5013/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, và kết hợp y học hiện đại

Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại được áp dụng cho 20 bệnh lý thường gặp sau:

  1. Đau cột sống thắt lưng (Yêu thống)
  2. Thoái hóa khớp gối (Hạc tất phong)
  3. Gout (Thống phong)
  4. Viêm khớp dạng thấp (Chứng tý)
  5. Hội chứng cổ vai cánh tay (Chứng tý)
  6. Tăng huyết áp vô căn (Huyễn vựng)
  7. Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác (Chứng đàm)
  8. Bệnh dây thần kinh mặt (Khẩu nhãn oa tà)
  9. Đau dây thần kinh liên sườn (Hiếp thống)
  10. Đau thần kinh tọa (Yêu cước thống)
  11. Di chứng nhồi máu não (Bán thân bất toại)
  12. Bại não trẻ em (Ngũ trì)
  13. Di chứng viêm não do virus (Ôn bệnh)
  14. Suy dinh dưỡng thể marasmus (Cam tích)
  15. Viêm dạ dày và tá tràng (Vị quản thống)
  16. Viêm gan virus mạn (Hiếp thống)
  17. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (Khái suyễn)
  18. Mày đay (Ẩn chẩn)
  19. Bí đái cơ năng (Long bế)
  20. Bệnh trĩ (Hạ trĩ).

Đối tượng sử dụng: Các đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề và làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc, được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật.

Tài liệu bao gồm các nội dung chính sau:

1/ Điều trị theo Y học cổ truyền

Quan điểm của YHCT về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh

Phân loại triệu chứng, phép luận trị theo từng thể bệnh

Đối với điều trị dùng thuốc:

  • Một số bài thuốc cổ phương, nghiệm phương/ tân phương, thuốc Nam
  • Tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh lý, thầy thuốc chỉ định kê đơn bài thuốc phù hợp
  • Thầy thuốc có thể gia giảm về khối lượng, thành phần để gia tăng hiệu quả trên cơ sở không thay đổi lý luận quân thần tả sứ của Y học cổ truyền.
  • Thầy thuốc có thể kê đơn cho người bệnh đồng thời thuốc cổ cổ phương, thuốc Nam và thuốc cổ truyền dưới dạng thành phẩm.
  • Căn cứ trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và khả năng có sẵn các vị thuốc, có thể thay thế các vị thuốc, dược liệu có trong bài thuốc khác.
  • Thầy thuốc có thể kết hợp kê đơn nhiều dạng thuốc cho người bệnh như: thuốc thang sắc uống, thuốc thành phẩm được bào chế ở dạng hiện đại.

Đối với điều trị không dùng thuốc: Một số kỹ thuật trị bệnh không dùng thuốc

2/ Điều trị theo Y học hiện đại

Tài liệu đề cập đến:

  • Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc, một số thuốc hóa dược tên biệt dược hoặc thuốc gốc.
  • Quy trình áp dụng kỹ thuật YHHĐ trong điều trị theo giai đoạn hoặc triệu chứng bệnh.
  • Phác đồ điều trị các chuyên ngành Y học hiện đại được Bộ Y tế ban hành.

3/ Điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ

Thực hiện kết hợp YHCT và YHHĐ đối với trường hợp:

  • Điều trị các bệnh lý cấp tính, ngoại khoa cần có can thiệp của YHHĐ
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính nằm trong chương trình quản lý như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, một số bệnh lý tim mạch sử dụng thuốc hóa dược hàng ngày theo hướng dẫn Bộ Y tế.

4/ Danh mục dược liệu, vị thuốc YHCT

Đi kèm theo tài liệu là danh mục dược liệu, vị thuốc cổ truyền được viết tên theo Dược điển Việt Nam V, hoặc các tài liệu được Bộ Y tế công nhận và được sắp xếp theo thứ tự abc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua