Bị Gãy Xương Sườn Thì Có Phải Bó Bột Không? Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Bó bột là biện pháp điều trị gãy xương phổ biến, tuy nhiên có thể không phù hợp với một số vị trí gãy xương nhất định. Vậy người bị gãy xương sườn thì có phải bó bột không và điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Bị gãy xương sườn thì có phải bó bột không
Tìm hiểu thông tin người bị gãy xương sườn thì có phải bó bột không để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất

Bị gãy xương sườn thì có phải bó bột không?

Lồng ngực có 12 cặp xương sườn, có nhiệm vụ bảo vệ tim và phổi, cũng như hỗ trợ nhiều cơ quan ở phần trên của cơ thể. Do đó xương sườn thường rất khỏe mạnh và rất khó gãy. Tuy nhiên những cú đánh đột ngột và dữ dội vào ngực hoặc lưng có thể dẫn đến gãy xương sườn.

Dấu hiệu phổ biến nhất khi bị gãy xương sườn là đau ngực khi hít thở. Hít sâu, cười lớn, ho hoặc hắt hơi cũng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Tùy thuộc vào vị trí gãy xương, việc cúi người hoặc vặn phần trên cơ thể cũng có thể dẫn đến đau đớn đột ngột. Ấn hoặc tác động vào vị trí gãy có thể gây đau đớn ít nhất trong vài tuần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhận thấy vết sưng tấy và đỏ xung quanh khu vực bị gãy xương.

Trước đây, gãy xương sườn được điều trị bằng cách quấn chặt phần thân trên để giúp xương sườn lành lại và không thể di chuyển khỏi vị trí cố định. Tuy nhiên phương pháp điều trị này có thể gây hạn chế hô hấp, dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề hô hấp khác. Do đó, ngày này gãy xương sườn bị gãy thường được điều trị bằng cách để xương tự lành.

Về vấn đề bị gãy xương sườn thì có phải bó bột không, các bác sĩ cho biết, không giống như các loại gãy xương khác, gãy xương sườn không thể điều trị bằng cách bó bột hoặc nẹp xương. Xương sườn thường có thể lành lại sau một thời gian mà không cần phẫu thuật. Các biện pháp điều trị gãy xương sườn tập trung vào việc nghỉ ngơi, kiểm soát cơn đau và các bài tập hít thở.

Trong các trường hợp gãy xương nghiêm trọng, chẳng hạn như lồng ngực bị rạn, gãy ba hoặc nhiều xương sườn liền tại nhiều vị trí khác nhau, gãy xương sườn gây khó thở, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Mặc dù phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều rủi ro và tác dụng phụ, tuy nhiên phẫu thuật cũng mang lại nhiều lợi ích và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến gãy xương sườn. Điều quan trọng là điều trị và thực hiện kế hoạch chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Gãy xương sườn bao lâu thì lành?

Thông thường mất khoảng 6 tuần để xương sườn bị gãy tự lạnh. Trong thời gian này người bệnh nên tránh các hoạt động có thể khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần ngừng chơi một số môn thể thao và nâng vật nặng cho đến khi bác sĩ cho phép. Nếu nhận thấy các cơn đau xung quanh xương sườn, hãy ngừng các hoạt động gây đau cho đến khi xương lành hoàn toàn.

bị gãy xương sườn có quan hệ được không
Thông thường mất khoảng 6 tuần để xương sườn bị gãy lành lại

Trong thời gian xương sườn phục hồi, người bệnh cần cử động vai nhẹ nhàng và thỉnh thoảng đi bộ để ngăn chất nhầy tích tụ trong phổi. Mặc dù di chuyển có thể gây đau, tuy nhiên điều này tốt cho hệ thống hô hấp và ngăn ngừa được một số biến chứng liên quan.

Bị gãy xương sườn nên là gì để rút ngắn thời gian điều trị?

1. Những điều có thể làm

Nếu bị gãy một hoặc vài cái xương sườn, điều tốt nhất người bệnh có thể làm là dành thời gian nghỉ ngơi. Điều này có thể giúp giảm đau và điều hướng quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

Tuy nhiên người bệnh cần hoạt động thể chất ở một mức độ cần thiết để phục hồi sức khỏe tổng thể. Người bệnh được khuyến khích đứng dậy và đi lại với khoảng cách ngắn để hỗ trợ quá trình phục hồi. Sau khi đã đi bộ xung quanh nhà, người bệnh cũng có thể thực hiện một số hoạt động tác động thấp khác, chẳng hạn như:

  • Hoạt động tình dục
  • Làm việc nhà nhẹ nhàng
  • Quay trở lại công việc nếu công việc không liên quan đến nâng vật nặng hoặc gắng sức

2. Những điều cần tránh

Trong quá trình phục hồi xương sườn bị gãy, người bệnh cần tránh thực hiện một số việc như:

  • Không nâng vật nặng hơn 3 kg
  • Chơi thể thao hoạt động gắng sức
  • Thực hiện các hoạt động cần đẩy, kéo hoặc kéo căng, bao gồm gập bụng
  • Tham gia vào các hoạt động có tác động mạnh, chẳng hạn như chạy hoặc cưỡi ngựa
  • Chơi golf hoặc thực hiện các hoạt động cần vặn, xoay người

Cách giảm đau khi bị gãy xương sườn

Sau khi tìm hiểu bị gãy xương sườn thì có phải bó bột không, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát cơn đau tại nhà để hỗ trợ quá trình hồi phục tốt hơn. Giảm đau, dù chỉ một ít, cũng có thể giúp người bệnh hít thở bình thường mà không gây khó chịu.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các trường hợp cụ thể, các biện pháp giảm đau do gãy xương sườn có thể bao gồm:

1. Thuốc theo toa

Gãy xương sườn có thể dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng và không đáp ứng thuốc giảm đau thông thường. Do đó bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau theo toa (opioid), chẳng hạn như oxycodone hoặc hydrocodone, trong thời gian ngắn để cải thiện các triệu chứng.

gãy xương sườn tràn dịch phổi
Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nghiện và chỉ được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng các loại thuốc này.

Ngoài ra, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng nếu được kê đơn thuốc opioid. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc chống lo âu, không nên sử dụng kết hợp với opioid để tránh các rủi ro liên quan.

2. Thuốc giảm đau không kê đơn

Sau khi vượt qua các cơn đau nghiêm trọng ban đầu, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm đau thông thường. Các loại thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như naproxen hoặc ibuprofen, có thể giúp giảm đau hiệu quả.

Người bệnh cũng có thể chườm một túi đá lạnh lên khu vực đau trong khoảng 20 phút mỗi lần, 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn trong ba tuần hoặc lâu hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

3. Bài tập hít thở

Hít thở sâu và lớn sẽ khiến phổi nở ra. Thông thường phổi được bảo vệ bởi lồng ngực, do đó hít thở sâu sẽ giúp dung tích phổi và cải thiện sức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên ở người bị gãy xương sườn, hít thở sâu có thể dẫn đến đau đớn và khó chịu.

Ở người gãy xương sườn, chỉ hít thở nông cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn một số bài tập phục hồi để cải thiện các triệu chứng.

gãy xương sườn có tự lành không
Thường xuyên thực hiện bài tập hít thở để cải thiện chức năng phổi sau khi bị gãy xương sườn

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh thậm chí có thể cần điều trị với một nhà trị liệu hô hấp. Nhà trị liệu sẽ sử dụng phế kế để đo thể tích không khí khi hít vào và thở ra. Điều này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cảm giác hít thở sâu và đầy đủ.

Tuy nhiên, bài tập hít thở có thể dẫn đến đau đớn. Do đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau trước khi thực hiện bài tập.

Một số cách hít thở bao gồm:

  • Bắt đầu bài tập bằng cách hít thở sâu và chậm rãi trong ba giây
  • Thư giãn ở giây thứ ba
  • Thở ngắn hoặc ho nhẹ để kiểm tra cơn đau
  • Thư giãn ba giây và kết thúc bài tập
  • Thực hiện quy trình này vài lần để phục hồi chức năng phổi

Gãy xương sườn khi nào cần đến bệnh viện?

Đôi khi chấn thương gãy xương sườn có thể gây tổn thương phổi. Thông thường các tổn thương phổi sẽ được chẩn đoán trong lần thăm khám đầu tiên. Tuy nhiên đôi khi gãy xương có thể dẫn đến một số tổn thương nhỏ không đáng kể ở phổi.

Trong quá trình hồi phục do chấn thương gãy xương sườn, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu phổi bị thủng hoặc viêm phổi và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Các dấu hiệu cần điều trị y tế ngay lập tức bao gồm:

  • Khó thở
  • Ho ra chất nhầy thường xuyên hoặc ho ra chất nhầy đặc
  • Ho ra máu
  • Môi tái xanh
  • Sốt từ 38.8 độ C trở lên

Hầu hết các trường hợp gãy xương sườn có thể tự lành mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi phù hợp và giữ cho phổi luôn hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Thông thường người bệnh có thể quay lại các hoạt động hàng ngày sau một hoặc hai tháng.

Nếu nhận thấy cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và không đáp ứng các loại thuốc theo toa, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua