12 bài tập thể dục cho người đau khớp gối nhanh khỏi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau nhức khớp gối thường được cải thiện khi người bệnh duy trì thói quen vận động, luyện tập với những bài tập phù hợp. Ngoài ra việc luyện tập đúng cách còn giúp duy trì khả năng vận động, cải thiện tính linh hoạt, tăng tiết dịch nhầy hoạt dịch. Từ đó phòng ngừa viêm và cứng khớp. Để giúp luyện tập đúng cách, chúng tôi đã tổng hợp 10 bài tập thể dục cho người đau khớp gối nhanh khỏi và những lưu ý.

12 bài tập thể dục cho người đau khớp gối nhanh khỏi
Danh sách các bài tập thể dục cho người đau khớp gối nhanh khỏi, công dụng và cách thực hiện

Hướng dẫn 12 bài tập thể dục cho người đau khớp gối nhanh khỏi

Đau khớp gối có thể xảy ra do chấn thương, lười vận động, sử dụng khớp gối quá mức hoặc do các bệnh lý liên quan đến khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm màng bao hoạt dịch, viêm khớp gối… Thông thường để giảm đau và hỗ trợ điều trị căn nguyên, bệnh nhân sẽ được các chuyên gia hướng dẫn vật lý trị liệu hoặc hướng dẫn những bài tập đơn giản tại nhà.

Theo kết quả nghiên cứu, việc luyện tập đúng cách có thể giúp bạn xoa dịu và hạn chế đau khớp tái phát, cải thiện tình trạng viêm, sưng, tăng cường chức năng khớp, kích thích tuần hoàn máu. Đồng thời tăng tính linh hoạt, ổn định ổ khớp, hỗ trợ nuôi dưỡng sụn và ngăn thoái hóa khớp sớm.

Dưới đây là công dụng và cách thực hiện 12 bài tập thể dục cho người đau khớp gối giúp nhanh khỏi:

1. Bài tập căng da gót chân và bắp chân

Bài tập căng da gót chân và bắp chân là một trong những bài tập kéo giãn có khả năng cải thiện tốt tình trạng đau nhức khớp gối. Bài tập này phù hợp với những người bị đau khớp gối do chấn thương, căng cơ.

Tác dụng của bài tập căng da gót chân và bắp chân

  • Tác động vào cơ bắp chân và các cơ khác ở cẳng chân
  • Kéo giãn phần thân dưới, cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp gối
  • Giảm đau khớp gối
  • Phòng ngừa và cải thiện tình trạng cứng khớp
  • Kích thích lưu thông máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng trên sàn tập, quay mặt vào tường
  • Hai tay chống lên tường, song song vai, giữ lưng thẳng
  • Từ từ hạ thân người xuống, đồng thời di chuyển một chân ra sau và căng hết mức có thể. Gót chân bằng phẳng, hai bàn chân hướng về phía trước
  • Chân sau căng, đầu gối chân trước cong
  • Duy trì tư thế trong 30 giây hoặc cho duy trì đến khi có cảm giác căng ở chân sau
  • Hít thở đều, trở về vị trí ban đầu
  • Đổi chân
  • Lặp lại động tác hai lần cho mỗi bên chân.
Bài tập căng da gót chân và bắp chân
Bài tập căng da gót chân và bắp chân giúp giảm đau, kéo giãn phần thân dưới, tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động

2. Bài tập căng chân

Bài tập căng chân được đánh giá là bài tập thể dục tốt cho người đau khớp gối, giúp nhanh khỏi. Bài tập này chủ yếu tác động vào các cơ ở phía sau đùi và gân kheo. Từ đó mang đến nhiều lợi ích.

Tác dụng từ bài tập căng chân

  • Tăng cường sức mạnh và độ bền cho các cơ ở mông và cẳng chân
  • Cải thiện triệu chứng đau, bệnh nhân di chuyển đầu gối dễ dàng hơn
  • Kích thích lưu lượng máu về đầu gối, nuôi dưỡng sụn khớp
  • Tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.

Hướng dẫn thực hiện bài tập căng chân:

  • Lót một tấm thảm đệm dưới lưng
  • Nằm trên thảm với tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Đối với những người mới bắt đầu, bạn có thể cong đầu gối và đặt hai bàn chân trên sàn
  • Nâng một chân lên cao, giữ chân thẳng
  • Đặt hai tay sau đùi (dưới đầu gối) và từ từ kéo chân lên cao, kéo chân càng gần về phía ngực càng tốt
  • Khi có cảm giác căng nhẹ ở chân thì giữ nguyên tư thế trong 30 giây
  • Từ từ hạ chân xuống và thực hiện với bên chân còn lại
  • Lặp lại động tác hai lần cho mỗi bên chân.
Bài tập căng chân
Bài tập căng chân tăng cường sức mạnh và độ bền cho các cơ ở mông và cẳng chân, giảm đau khớp gối

3. Bài tập căng cơ tứ đầu

Bài tập căng cơ tứ đầu chủ yếu tác động vào cơ tứ đầu (cơ phía trước đùi) và cơ gấp hông, giúp khớp gối được thư giãn.

Tác dụng của bài tập căng cơ tứ đầu

  • Thư giãn khớp gối
  • Cải thiện sức bền và độ linh hoạt cho cơ tứ đầu và cơ gấp hông
  • Giúp người bệnh đi lại dễ dàng
  • Cải thiện cứng khớp và đau khớp gối hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn, hai chân dang rộng bằng vai, có thể dùng ghế hoặc đứng cạnh tường để hỗ trợ
  • Co một đầu gối, bàn chân hướng về phía mông
  • Dùng tay cùng bên nắm vào cổ chân, cố gắng ép bàn chân lên mông hết mức có thể
  • Duy trì tư thế trong 30 giây
  • Hít thở đều, trở về vị trí ban đầu
  • Đổi chân
  • Lặp lại động tác hai lần cho mỗi bên chân.
Bài tập căng cơ tứ đầu
Bài tập căng cơ tứ đầu giúp cải thiện sức bền và độ linh hoạt cho cơ tứ đầu và cơ gấp hông, thư giãn khớp gối

4. Bài tập Half squat

Bài tập Half squat là một bài tập củng cố phù hợp với những bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương, thoái hóa khớp gối và viêm xương khớp.

Tác dụng và lợi ích của bài tập Half squat

  • Không làm căng tức và không làm tăng áp lực cho đầu gối
  • Tăng cường sức mạnh và độ bền cho cơ mông, cơ tứ đầu và gân kheo
  • Tăng sự dẻo dai và khả năng vận động cho các cơ xung quanh đầu gối
  • Tăng cường sức khỏe cho khớp gối
  • Giảm đau và hạn chế đau tái phát, giảm cứng khớp
  • Kích thích quá trình lưu thông máu về các khớp xương.

Hướng dẫn thực hiện:

  •  Đứng trên sàn, hai chân dang rộng bằng vai
  •  Hai tay duỗi thẳng, đặt ra trước mặt hoặc chống vào hông để giữ thăng bằng
  • Đầu thẳng, mắt nhìn thẳng
  • Từ từ thực hiện động tác ngồi xổm khoảng 10 inch (lưu ý chỉ nên giữ tư thế ngồi xổm bằng nửa điểm của bài squat hoàn toàn)
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, dùng lực đẩy từ gót chân để đứng dậy
  • Lặp lại từ 10 – 20 lần mỗi hiệp, kết hợp hít thở đều
  • Thực hiện từ 2 – 3 hiệp mỗi ngày.
Bài tập Half squat
Bài tập Half squat tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng vận động cho các cơ xung quanh đầu gối

5. Bài tập uốn cong gân kheo

Bài tập uốn cong gân kheo được thực hiện tương tự như bài tập căng cơ tứ đầu. Việc thực hiện bài tập này sẽ giúp người bệnh tác động vào cơ mông và gân kheo. Từ đó mang đến hiệu quả cao trong việc tăng cường sức bền, ổn định phần hông, đầu gối và phần thân trên của cơ thể.

Lợi ích và tác dụng của bài tập uốn cong gân kheo

  • Tăng cường sức bền cho cơ mông và gân kheo
  • Ổn định phần hông, đầu gối và phần thân trên của cơ thể
  • Cải thiện đau nhức khớp gối
  • Phòng ngừa viêm và thoái hóa khớp sớm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn, hai chân dang rộng bằng vai, để dễ dàng hơn, bệnh nhân có thể bám vào lưng ghế hoặc đứng cạnh tường
  • Uốn cong đầu gối sao cho bàn chân hướng về phía mông, gót chân hướng lên trần nhà. Cố gắng di chuyển chân xa nhất có thể, càng áp vào mông càng tốt
  • Giữ nguyên tư thế từ 5 đến 15 giây
  • Hít thở đều kết hợp thư giãn
  • Thả lỏng cơ thể, thả chân và trở về vị trí ban đầu
  • Thực hiện tương tự với bên chân còn lại
  • Lặp lại động tác từ 2 – 3 hiệp cho mỗi bên chân, mỗi hiệp 10 lần.
Bài tập uốn cong gân kheo
Bài tập uốn cong gân kheo giúp ổn định phần hông, đầu gối và phần thân trên của cơ thể, phòng ngừa thoái hóa khớp

6. Bài tập nâng bắp chân

Bài tập nâng bắp chân đơn giãn và dễ thực hiện, phù hợp với những người có cơn đau gối từ nhẹ đến nặng, đau gối do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tác dụng của bài tập nâng bắp chân

  • Tăng cường sức mạnh và độ bền cho phần sau của cẳng chân
  • Thư giãn và tăng cường sức cơ, đặc biệt là cơ ở bắp chân
  • Duy trì sự linh hoạt cho bàn chân, cẳng chân và khớp gối
  • Cải thiện tình trạng đau khớp gối, giảm áp lực ở khớp
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn, hai chân dang rộng bằng vai. Để được hỗ trợ, bệnh nhân có thể bám bào lưng ghế hoặc đặt mình cạnh tường
  • Nhấc đồng thời hai gót chân lên khỏi mặt đất, đứng trên mũi bàn chân
  • Giữ nguyên tư thế 5 giây
  • Từ từ hạ gót chân xuống để trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 2 – 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
Bài tập nâng bắp chân
Bài tập nâng bắp chân cải thiện đau khớp gối, tăng cường sức mạnh và độ bền cho phần sau của cẳng chân

7. Bài tập mở rộng chân

Đối với bài tập mở rộng chân, người bệnh có thể sử dụng trọng lượng của chính cơ thể để tăng cường sức mạnh và độ bền cho cơ tứ đầu, ổn định ổ khớp, giảm đau và giảm áp lực lên đầu gối.

Tác dụng từ bài tập mở rộng chân

  • Cải thiện độ linh hoạt cho khớp gối, giảm đau
  • Phòng ngừa thoái hóa khớp sớm
  • Tập trung vào cơ tứ đầu, giúp tăng cường sức mạnh và sức bền cho cơ
  • Kích thích quá trình lưu thông máu và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng sụn khớp
  • Thư giãn cơ, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cứng khớp.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Ngồi trên ghế có độ cao phù hợp để tạo thành một góc 90 độ tại khớp gối khi đặt chân xuống sàn
  • Đặt hai chân xuống sàn, dang rộng bằng hông
  • Giữ cho lưng, cổ và đầu thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước
  • Co cơ đùi, đồng thời giơ một chân lên, càng cao càng tốt, chân duỗi thẳng. Lưu ý giữ nguyên phần mông trên ghế
  • Giữ nguyên tư thế 5 giây
  • Từ từ hạn chân xuống để trở về vị trí ban đầu
  • Đổi chân và thực hiện tương tự
  • Lặp lại động tác từ 2 – 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
Bài tập mở rộng chân
Bài tập mở rộng chân cải thiện độ linh hoạt cho khớp gối, giảm đau, kích thích quá trình lưu thông máu

8. Bài tập nâng chân bên

Bài tập nâng chân bên chủ yếu tập trung vào phần cơ mông và cơ hông để hỗ trợ cho khớp gối. Bài tập này phù hợp với tất cả những bệnh nhân bị đau khớp gối và được tực hiện một cách dễ dàng.

Tác dụng của bài tập nâng chân bên

  • Tăng cường độ bền và sức khỏe cho phần cơ hông và cơ mông. Điều này có thể giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc đi, đứng và xoay chân
  • Phòng ngừa và điều trị đau đầu gối, đau hông
  • Tăng cường sức khỏe cho cẳng chân
  • Tăng cường chức năng vận động.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế nằm nghiêng
  • Hai chân duỗi thẳng và xếp chồng lên nhau
  • Dùng tay dưới chống đỡ phần đầu để nâng đầu và cổ. Tay trên đặt trên sàn và trước mặt
  • Dùng lực nâng chân trên cao nhất có thể để cảm thấy căng nhẹ ở phần hông
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Từ từ hạ chân xuống. Tiếp tục nâng và hạ chân lên 10 lần (1 hiệp). Lặp lại từ 2 – 3 hiệp
  • Đổi chân và thực hiện tương tự.

Khi sức mạnh cơ chân được năng cao, bạn có thể treo tạ ở mắt cá chân (khoảng 5 gram) để tăng cường độ luyện tập. Sau đó hãy tăng dần mức tạ nếu có thể.

Bài tập nâng chân bên
Bài tập nâng chân bên tăng cường độ bền và sức khỏe cho phần cơ hông và cơ mông, giảm đau khi đi đứng

9. Bài tập nâng chân thẳng

Bài tập nâng chân thẳng tập trung vào cơ tứ đầu và cơ gập hông, phù hợp với những bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương, vận động quá mức và do các bệnh về xương khớp.

Tác dụng và lợi ích của bài tập nâng chân thẳng

  • Tăng cường độ bền và sức khỏe cho cơ tứ đầu và cơ gập hông
  • Cải thiện khả năng đi lại và vận động cho người bệnh
  • Giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của cơn đau tại khớp gối
  • Tăng sức khỏe và độ linh hoạt cho cẳng chân, hông
  • Kích thích quá trình lưu thông máu
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế nằm ngửa. Nên sử dụng một tấm thảm để đệm phần lưng
  • Giữ cho lưng, dầu và cổ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà
  • Hai tay thẳng và đặt dọc theo thân người
  • Một chân duỗi thẳng, một chân co và chạm bàn chân xuống sàn
  • Dùng lực co cơ tứ đầu của chân thẳng. Đồng thời nâng chân lên khỏi mặt sàn hết mức có thể, chiều cao của chân thằng nên bằng với chiều cao của đầu gối cong
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Từ từ hạ chân xuống
  • Nâng và hạ chân lên 10 lần (1 hiệp). Lặp lại từ 2 – 3 hiệp
  • Đổi chân và thực hiện tương tự.
Bài tập nâng chân thẳng
Bài tập nâng chân thẳng phù hợp với người bị đau khớp gối do chấn thương, vận động quá mức, mắc bệnh về xương khớp

10. Bài tập nâng cao chân

Bài tập nâng cao chân chủ yếu tập trung rèn luyện cơ mông và cơ gân kheo. Tương tự như bài tập nâng chân bên, người bệnh có thể treo tạ ở mắt cá chân (khoảng 5 gram) để tăng cường độ luyện tập. Sau đó hãy tăng dần mức tạ khi sức mạnh cơ chân đã được năng cao.

Tác dụng của bài tập nâng cao chân

  • Rèn luyện độ dẻo dai cho cơ mông, cơ hông, cơ đùi và cơ ở bắp chân
  • Cải thiện độ linh hoạt và khả năng chống chịu cho người bệnh
  • Tăng cường khả năng vận động cho khớp gối, giảm đau và giảm cứng khớp
  • Kích thích quá trình lưu thông máu
  • Hỗ trợ giảm viêm, sưng
  • Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp sớm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế nằm úp. Nên sử dụng một tấm thảm để đệm phía dưới
  • Hai tay co lại và đặt song song vơi đầu
  • Hai chân duỗi thẳng ra phía sau
  • Dùng lực để vận động cơ gân keo và cơ mông ở chân trái, sau đó nâng chân lên cao nhất có thể. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy căng nhưng không đau. Lưu ý không nâng xương chậu, phần này phải được giữ ở trên sàn
  • Cần giữ nguyên tư thế ở vị trí nâng lên trong 5 giây, hít thở đều
  • Thả lỏng, từ từ hạ chân để trở về vị trí ban đầu
  • Nghỉ 2 giây, sau đó lặp lại động tác 10 lần (1 hiệp). Thực hiện từ 2 – 3 hiệp
  • Thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
Bài tập nâng cao chân
Bài tập nâng cao chân giúp tăng cường khả năng vận động cho khớp gối, giảm đau và giảm cứng khớp

11. Bài tập Clam (bài tập với tư thế con sò)

Bài tập Clam nằm trong danh sách những bài tập thể dục cho người đau khớp gối nhanh khỏi. Bài tập này tương đối đơn giãn, phù hợp với những người có cơ mông yếu đau khớp gối kèm theo tình trạng cứng khớp.

Tác dụng của bài tập Clam

  • Bài tập Clam tác động lên cơ mông giúp cơ săn chắc
  • Tăng cường sức cơ
  • Giúp giảm bớt áp lực lên khớp gối
  • Cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối, khớp háng và phòng ngừa thoái hóa khớp
  • Phòng ngừa và hạn chế tình trạng cứng khớp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế nằm nghiêng
  • Hai chân xếp chồng lên nhau, hơi co lại (góc khoảng 120 độ)
  • Dùng tay dưới chống đỡ phần đầu để nâng đầu và cổ. Tay trên đặt trên sàn và trước mặt
  • Dùng lực nâng đầu gối của chân trên cao nhất có thể
  • Lưu ý hai bàn chân giữ áp sát vào nhau, khoảng cách hai đầu gối nên đặt xa nhất. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy căng nhẹ ở phần hông và cẳng chân
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Từ từ hạ đầu gối xuống
  •  Tiếp tục nâng và hạ chân lên 10 lần (1 hiệp). Lặp lại từ 2 – 3 hiệp
  • Đổi chân và thực hiện tương tự.
Bài tập Clam (bài tập với tư thế con sò)
Bài tập Clam tác động lên cơ mông giúp cơ săn chắc, giảm áp lực lên khớp gối, cải thiện đau nhức

12. Bài tập căng cơ tứ đầu (tư thế nằm)

Bài tập căng cơ tứ đầu (tư thế nằm) tác động vào cơ tứ đầu, giúp phần đùi và khớp gối được thư giãn.

Tác dụng của bài tập căng cơ tứ đầu (tư thế nằm)

  • Tăng cường sức cơ và sức bền cho cơ tứ đầu
  • Thư giãn khớp gối, vai và hai cánh tay
  • Cải thiện khả năng vận động cho người bệnh
  • Giảm đau nhức xương khớp, bệnh nhân đi lại dễ dàng
  • Cải thiện tình trạng cứng khớp cho cả khớp gối và cánh tay.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng sang một bên, lót miếng đệm phía dưới
  • Hai chân duỗi thằng
  • Một tay duỗi thằng, hướng về phía trước. Tay còn lại (bên chân co) duỗi thằng và hướng ra phía sau
  • Co một đầu gối, bàn chân hướng về phía mông
  • Dùng tay cùng bên nắm vào cổ chân, cố gắng ép bàn chân lên mông hết mức có thể
  • Kéo giãn toàn bộ thân người, tay còn lại vẫn giữa nguyên tư thế duỗi thẳng
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây, kết hợp hít thở đều
  • Từ từ hạ chân xuống và trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 2 – 5 lần
  • Đổi chân và thực hiện tương tự.
Bài tập căng cơ tứ đầu (tư thế nằm)
Bài tập căng cơ tứ đầu (tư thế nằm) tăng cường sức cơ và sức bền cho cơ tứ đầu, giảm cứng và đau khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ đau khớp gối, tái tạo và phục hồi xương khớp từ Y học cổ truyền

Là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền vào chữa bệnh cho nhân dân, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện thành công bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ đau nhức xương khớp, trong đó có đau khớp gối.

Quốc dược Phục cốt khang có cốt thuốc được kế thừa và phát triển từ phương thuốc chữa đau xương khớp của người Tày vùng Bắc Kạn. Đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu, gia giảm các vị thuốc kết hợp với hàng chục bài thuốc cổ phương trứ danh và y pháp huyền thoại của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông để hoàn thiện bài thuốc.

Sau khi được hoàn thiện, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được đưa vào ứng dụng thực tiễn, giúp hàng triệu bệnh nhân đau khớp thoát khỏi đau nhức, phục hồi vận động. Bài thuốc trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt và được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin là giải pháp điều trị xương khớp HOÀN CHỈNH NHẤT hiện nay nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

Mời bạn đọc theo dõi trong video dưới đây:

  • Sở hữu công thức “3 TRONG 1” HOÀN CHỈNH điều trị dứt điểm đau khớp gối sau 1 liệu trình: Sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 nhóm thuốc chuyên biệt Quốc dược Phục cốt hoàn, Quốc dược Giải độc hoàn, Quốc dược Bổ thận hoàn tạo thành mũi nhọn đột phá tấn công tiêu triệt tận gốc căn nguyên gây bệnh, tái tạo xương khớp và phục hồi vận động toàn diện.

Xem chi tiết: Hết viêm đau khớp, phục hồi vận động với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

  • Tuân thủ phép biện chứng luận trị của YHCT, để tối ưu hoá điều trị, các bác sĩ không áp dụng chung một đơn thuốc cho tất cả bệnh nhân mà sẽ trực tiếp kê đơn, gia giảm linh hoạt thành phần, liều lượng thuốc cho phù hợp với thể trạng và nguyên nhân đau khớp gối ở từng người.
  • Bảng thành phần “vàng” hoà quyện tinh hoa hơn 50 bí dược tốt bậc nhất trong việc nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp. Trong đó, nhiều vị thuốc được xem là bí dược đặc hữu của người dân tộc Tày, có nguồn gốc từ những cây thuốc lâu năm của núi rừng như Lịn tưa, Kha khếp, Mạy vang, Huyết giác… Bên cạnh đó là hàng chục thảo dược quý khác như: Kê huyết đằng, đỗ trọng, cẩu tích, hầu vĩ tóc, xuyên khung, ba kích, đương quy, đẳng sâm, vỏ gạo, bạc sau, tơ hồng vàng…

  • Toàn bộ bảng thành phần dược liệu đều được nuôi trồng và thu hái trực tiếp tại hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Mỗi vị thuốc đều trải qua quá trình kiểm nghiệm gắt gao trước khi đưa vào ứng dụng, đảm bảo tiêu chí “3 KHÔNG” an toàn cho sức khỏe người dùng: Không tác dụng phụ – Không nghiện thuốc – Không nhờn thuốc.
  • Phác đồ điều trị hoàn chỉnh được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, kết hợp các liệu pháp YHCT nổi tiếng như: Xoa bóp giảm đau với cồn thảo dược; trị liệu châm cứu, cấy chỉ… cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bài tập xương khớp khoa học, cùng sự đồng hành của các chuyên gia xương khớp hàng đầu.
Phác đồ điều trị đau nhức xương khớp hoàn chỉnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Theo kết quả khảo sát của Viện NC & PT Y dược Cổ truyền Dân tộc, hơn 90% bệnh nhân viêm khớp sau khi sử dụng Quốc dược Phục cốt khang đã không còn đau nhức khớp gối, phục hồi vận động bình thường chỉ sau 3 – 5 tháng. Hàng nghìn bệnh nhân cũng đã gửi về Trung tâm những phản hồi tích cực sau thời gian điều trị.

Nguyên Chủ tịch cao cấp Canon Châu Á điều trị thành công bệnh đau khớp gối sau 3 tháng nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Lắng nghe chia sẻ chi tiết của tiến sĩ Alok qua video sau:

Bị viêm khớp gối đi lại khó khăn, ông Nguyễn Văn Dũng đi lại bình thường nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Mời bạn đọc lắng nghe chi tiết chia sẻ của ông Dũng qua video sau:

XEM NGAY: Người bệnh cả nước review hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị viêm đau khớp

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị đau khớp gối của Trung tâm Thuốc dân tộc bạn đọc có thể xem thêm TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ với Trung tâm theo địa chỉ dưới đây để được đội ngũ bác sĩ đầu ngành tư vấn trực tiếp.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024) 7109 7799 – 098 717 3258
  • Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận. SĐT: (028) 7109 6699 – 0961 825 886
  • Truy cập Website: thuocdantoc.org/ Fanpage:Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN BỆNH VIÊM ĐAU KHỚP GỐI TRỰC TIẾP

Đừng bỏ lỡ: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Lưu ý khi áp dụng bài tập thể dục cho người đau khớp gối

Trước khi áp dụng bất kỳ bài tập nào, người bệnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi luyện tập để được hướng dẫn cụ thể. Từ đó lựa chọn bài tập phù hợp và thực hiện đúng cách.
  • Trước khi thực hiện các bài tập thể dục cho người đau khớp gối, người bệnh cần khởi động để thư giãn cẳng chân và các khớp, làm nóng khớp gối. Điều này giúp tăng độ linh hoạt, độ dẻo dai và tránh tổn thương. Đặc biệt là khi thực hiện những bài tập căng cơ. Bài tập đạp xe trên không được đánh giá là một bài tập khởi động thích hợp. Thời gian khởi động nê từ 5 đến 10 phút.
  • Nên lựa chọn bài tập và thực hiện với cường độ thích hợp. Vì thế trong thời gian đầu, bạn nên lựa chọn và thực hiện những bài thể dục có cường độ nhẹ. Không nên thực hiện gắng sức.
  • Luyện tập ít nhất 4 lần/ tuần để nâng cao hiệu quả của các bài tập.
  • Nên thực hiện kết hợp các động tác.
  • Nếu cơn đau khớp gối đột ngột xuất hiện trong thời gian luyện tập, bạn cần dừng lại để nghỉ ngơi và giúp khớp gối được ổn định.
  • Nên tập thể dục khi bụng rỗng. Tránh ăn no trước khi tập vì sẽ gây sốc hông.

Trên đây là 12 bài tập thể dục cho người đau khớp gối nhanh khỏi, công dụng và cách thực hiện hiệu quả. Để an toàn và nâng cao tác dụng, bạn cần luyện tập đúng cách, luyện tập với cường độ và tần suất thích hợp. Đồng thời nên lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng hiện tại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua