Xương Quai Xanh Bị Lệch, Bên To Bên Nhỏ Phải Làm Sao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Xương quai xanh bị lệch có thể liên quan đến các thói quen sinh hoạt xấu, tư thế tập thể dục không đúng, hoặc do các nguyên nhân nghiêm trọng khác, chẳng hạn như gãy xương hoặc trật khớp. Lệch xương quai xanh có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như gây khó khăn trong một số hoạt động, do đó người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Xương quai xanh bị lệch
Xương quai xanh bị lệch có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như hoạt động hàng ngày của người bệnh

Xương quai xanh bị lệch có sao không?

Xương quai xanh (xương đòn) là một xương nhỏ nhỏ, mỏng, dài và hơi cong, nối cánh tay với cơ thể. Xương này nằm ngay bên dưới cổ, là một phần của vai và chạy dọc theo chiều ngang từ bên này sang bên kia.

Có tất cả hai xương đòn, một gắn vào xương bả vai trái và một gắn vào xương bả vai phải. Xương đòn được kết nối với vai và khớp xương ức thông qua hệ thống các dây chằng. Xương quai xanh bị lệch có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương, bẩm sinh và bệnh lý.

Xương quai xanh bên to bên nhô
Lệch xương xương quai xanh có thể tự cải thiện trong một thời gian, nếu sai lệch không liên quan đến các chấn thương

Các chấn thương bao gồm bị tấn công, va đập mạnh, có thể khiến xương quai xanh bị xô lệch, dẫn đến không đều giữa hai bên. Nếu xương quai xanh đau đớn dữ dội, điều này có thể là dấu hiệu bị gãy xương.

Các bệnh lý, chẳng hạn như thoái hóa khớp, ung thư xương cũng có thể gây ảnh hưởng đến xương quai xanh và khiến xương quai xanh bị lệch. Trong các trường hợp xương quai xanh lệch dần theo thời gian và đi kèm các cơn đau nhói, âm ỉ, tê cứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán.

Một số người có xương quai xanh lệch bẩm sinh. Di lệch có thể ít hoặc nhiều, tùy thuộc vào trường hợp. Dạng lệch xương quai xanh bẩm sinh thường không nghiêm trọng và người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà.

Ngoài ra, những người bị cong vẹo cột sống thường có một bên vai cao hơn vai còn lại, điều này cũng dẫn đến lệch xương quai xanh.

Xương quai xanh bị lệch có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý, chấn thương, gãy xương. Nếu xương quai xanh bị lệch sau một cú va chạm, té ngã hoặc chấn thương thể thao, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Nguyên nhân xương quai xanh bị lệch

Xương quai xanh là một xương mỏng, nằm ngay bên dưới bề mặt da, do đó rất dễ bị chấn thương hoặc gãy, dẫn đến lệch xương quai xanh. Có một số chấn thương ảnh hưởng đến xương quai xanh, chẳng hạn như:

1. Gãy xương đòn

Gãy xương đòn là tình trạng phổ biến, chiếm khoảng 5% tổng số ca gãy xương ở người trưởng thành. Xương đòn có thể bị nứt ở một hoặc nhiều chỗ. Các mảnh vỡ này có thể dẫn đến di lệch và khiến xương đòn không ở đúng vị trí ban đầu.

Xương quai xanh to
Gãy xương là nguyên nhân phổ biến nhất khiến xương quai xanh bị lệch

Gãy xương đòn xảy ra khi có lực hoặc áp lực tác động đến xương đòn. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Chấn thương khi cánh tay dang ra, thường xảy ra trong các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền hoặc khúc côn cầu.
  • Tác động trực tiếp vào xương đòn, chẳng hạn như trong một vụ tai nạn xe hơi hoặc bị tấn công vào xương đòn.
  • Ngã vào xương đòn với cánh tay mở rộng.
  • Sinh con.

Gãy xương là nguyên nhân phổ biến khiến xương quai xanh bị lệch. Các triệu chứng khác bao gồm đau đớn, vai chùng xuống, khó cử động cánh tay, bầm tim, sưng tấy hoặc có cảm giác nghiến ở xương đòn.

Gãy xương quai xanh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh các rủi ro liên quan.

2. Sai khớp vai

Sai khớp xảy ra khi khớp xương rời khỏi vị trí ban đầu. Các mô giữ các xương lại với nhau bao gồm gân, cơ và dây chằng, đôi khi cũng có thể bị thương, dẫn đến trật khớp. Ngoài ra, rách sụn, mô mềm bao bọc các đầu xương, cũng có thể bị rách và dẫn đến sai khớp.

Xương quai xanh không cân đối
Trật khớp có thể khiến xương quai xanh không cân đối

Sai khớp vai hay trật khớp vai, là một nguyên nhân phổ biến khiến xương quai xanh bị lệch.

Trật khớp thường xảy ra do té ngã hoặc bị tấn công vào vai. Điều này thường xảy ra trong các hoạt động thể thao, đặc biệt là ở thanh thiếu niên hoặc trẻ nhỏ. Các triệu chứng trật khớp bao gồm:

  • Đau đớn
  • Sưng tấy
  • Bầm tím hoặc nổi mẩn đỏ
  • Co thắt cơ bắp
  • Tê, ngứa ran, yếu cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay
  • Cánh tay khó di chuyển

Nếu bị trật khớp vai, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không di chuyển cánh tay và giữa cánh tay ở gần cơ thể. Không cố gắng đưa vai về vị trí cũ, điều này có thể làm hỏng mạch máu, cơ, dây chằng, dây thần kinh.
  • Chườm túi đá lên vai bị tổn thương để làm dịu tình trạng đau và sưng.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen.
  • Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Tách vai

Tách vai, còn gọi là tách khớp acromioclavular hoặc tách khớp AC, xảy ra khi dây chằng giữa xương quai xanh và một phần của xương bả vai bị rách. Vết rách này làm hỏng liên kết khớp giữa xương đòn và xương bả vai, khiến vai và xương quai xanh tách xa khỏi nhau.

xương quai xanh bên cao bên thấp
Chấn thương tách vai trong các hoạt động thể thao có thể khiến xương quai xanh bị lệch

Chấn thương tách vai có thể khiến xương quai xanh bị lệch, dẫn đến đau đớn, sưng bên dưới da và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Hầu hết các trường hợp, tách vai xảy ra do chấn thương té ngã hoặc va chạm mạnh đến mức rách dây chằng. Bên cạnh té ngã, tai nạn giao thông và chấn thương thể thao cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau ở đầu vai
  • Có một vết sưng ở đầu vai, cuối xương đòn

Hầu hết các trường hợp tách vai sẽ hồi phục trong vòng 2 – 12 tuần mà không cần phẫu thuật. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Xương quai xanh bị lệch phải làm sao?

Xương quai xanh bị lệch là một hiện tượng phổ biến. Các khớp bị lệch một chút thường không nghiêm trọng và có thể tự điều chỉnh lại sau một thời gian. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể gây đau đớn, rất khó chịu hoặc thậm chí là đau đớn nếu các xương không thẳng hàng.

Một số người học cách sống chung với khó chịu, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên có biện pháp xử lý cũng như cải thiện các triệu chứng phù hợp. Điều quan trọng là đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Các chấn thương, gãy xương, trật khớp cần được chẩn đoán và điều trị y tế càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị bao gồm đeo đai số 8, cố định xương, dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế mang vác nặng hoặc phẫu thuật cố định xương.

Đối với trường hợp xương quai xanh bị lệch do bẩm sinh hoặc nếu di lệch không làm đau đớn hoặc khó chịu, người bệnh có thể tự cải thiện các triệu chứng tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập hoặc tư thế phù hợp để cải thiện tình trạng xương quai xanh bị lệch.

Bài tập cải thiện tình trạng lệch xương đòn

Có một số bài tập cải thiện tình trạng xương quai xanh bị lệch mang lại hiệu quả cao, chẳng hạn như:

1. Nâng tạ khi nằm

Nằm ngửa trên ghế dài hoặc trên sàn nhà, mỗi tay cầm theo một quả tạ nhẹ. Mở rộng cánh tay theo chiều dọc với lòng bàn tay hướng vào trong. Sau đó đẩy cánh tay lên phía trên, giữ song song với nhau sau cho hai bả vai tách ra. Quay lại vị trí ban đầu và thực hiện 10 – 20 lần. Tăng số lần tập luyện để cải thiện tình trạng lệch xương đòn.

2. Bài tập Push-Up Plus

Giữ ở tư thế chống đẩy với cơ thể nằm ngang, hướng xuống dưới, hai tay mở rộng bằng vai. Giữa đầu trên một đường thẳng với cột sống.

Mở rộng vai về phía trước và ép chặt hai bả vai vào nhau để đưa người về phía trước. Giữ cánh tay mở rộng, để trọng lực trở về vị trí ban đầu. Lặp lại bài tập 10 – 20 lần mỗi ngày.

Xương quai xanh xấu
Bài tập Push-Up Plus có thể giúp cân bằng vai cũng như điều chỉnh vị trí của xương quai xanh 

3. Bài tập căng vai

Các cơ ở vai giúp cố định xương bả vai và xương đòn. Do đó tăng cường sức mạnh các cơ này có thể giúp ổn định vai và cải thiện tình trạng lệch xương đòn.

Đầu tiên đặt cánh tay phải bên dưới vai trái, sau đó dùng sức của cánh tay phải kéo vai trái về bên phải để cảm nhận độ căng.  Giữ tư thế trong 10 giây và sau đó thư giãn. Thực hiện động tác 10 lần sau đó đổi tay.

4. Mở rộng chu vi vai

Bài tập này có thể hỗ trợ mở rộng chu vi vai, ổn định các khớp, giúp xương đòn ổn định và tránh di lệch. Để thực hiện bài tập, cần chuẩn bị một quả bóng nhỏ, kích thước vừa phải, dễ cầm và dễ di chuyển.

Cầm quả bóng bằng cánh tay có xương đòn bị lệch, thực hiện các chuyển động tròn, lắc lư và lên xuống trong khi giữa thẳng khuỷu tay.

Tiếp tục di chuyển bóng trong một phút, nghỉ trong một phút tiếp theo và thực hiện bài tập 10 lần.

5. Kéo căng vai với dây trợ lực

Giữa dây trợ lực trong tay, nâng cao cánh tay ngang với vai. Hơi uốn cong khuỷu tay để giữ cho vai được thư giãn trong suốt quá trình tập luyện.

Kéo căng dây trợ lực qua ngực, giữ cánh tay song song với ngực.

Lặp lại bài tập này vài lần và nâng dần mức độ khi đã quen. Bài tập này rất tốt để tăng cường sức mạnh, kéo căng vai cũng như điều chỉnh xương quai xanh bị lệch.

6. Bài tập ép vai

Ép vai cũng là một trong những bài tập ổn định hiệu quả và giúp cải thiện tình trạng lệch xương đòn. Cách thực hiện bài tập người như sau:

bài tập xương quai xanh
Thực hiện bài tập ép vai có thể tăng cường sức mạnh cơ vai và điều chỉnh tình trạng lệch xương quai xanh 
  • Đứng hoặc ngồi xuống nhưng giữa thẳng lưng và cổ.
  • Hạ cằm xuống một chút, hơi lùi vai về phía sau. Sau đó ép vai về phía sau cho đến căng thấy căng ở xương bả vai.
  • Giữa yên tư thế trong 5 giây, lặp lại 10 lần.

7. Bài tập nhún vai

Đứng hoặc ngồi, giữa thẳng cổ và lưng. Giữa cánh tay ở hai bên cơ thể với lòng bàn tay hướng về phía trước. Bắt đầu nâng nhẹ bả vai về phía tai, giữa yên trong 5 giây, thực hiện bài tập 10 lần.

Các bài tập cải thiện tình trạng lệch xương quai xanh thường mang lại hiệu quả cao trong vòng 1 – 3 tháng. Nếu không nhận thấy sự cải thiện cũng như khi tình trạng lệch trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.

Ngoài ra, nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy ngừng thực hiện bài tập. Các bài tập thường không gây đau, do đó nếu bị đau đớn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Lệch xương đòn có phòng ngừa được không?

Có một số bước có thể giúp ổn định xương đòn cũng như giúp hệ xương khớp ổn định, chẳng hạn như:

  • Thực hiện các bài tập tăng cường sức chịu đựng, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ hoặc chơi tennis ít nhất 30 phút, tất cả các ngày trong tuần.
  • Bổ sung vitamin D và canxi trong chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe xương khớp. Người bệnh cũng có thể tắm nắng mỗi ngày để hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
  • Nâng tạ hoặc thực hiện các bài tập tăng sức mạnh khác để tăng cường sức khỏe xương.
  • Phòng tránh nguy cơ té ngã bằng cách thận trọng khi đi cầu thang, tập thể dục và trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Bỏ thuốc lá và cắt giảm lượng rượu tiêu thụ.
  • Mặc đồ bảo hộ khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc và các hoạt động thể chất.

Xương quai xanh đóng một vai trò quan trọng trong các chuyển động của vai hoặc cánh tay. Vì nằm ở vị trí gần da và quá mỏng, nên xương đòn là một trong những xương dễ bị chấn thương nhất trong cơ thể. Những lực tác động lên xương đòn có thể dẫn đến trật khớp, gãy xương cũng như khiến xương di lệch.

Các tổn thương xương quai xanh cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên môn và điều trị kịp lúc để tránh các rủi ro liên quan. Do đó, nếu xương quai xanh bị lệch mà không rõ lý do, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua