Xương Quai Hàm Là Gì? Giải Phẫu Cấu Tạo, Chức Năng

Theo dõi IHR trên goole news

Xương quai hàm có nhiệm vụ kết nối thái dương hàm, nâng đỡ các răng hàm dưới và giúp khuôn mặt hấp dẫn, thu hút hơn. Tìm hiểu cấu tạo, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp ở quai hàm để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Xương quai hàm
Xương quai hàm rõ ràng có thể khiến khuôn mặt trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn

Xương quai hàm là gì?

Xương quai hàm hay xương hàm dưới là xương lớn nhất và khỏe nhất trong bộ xương mặt của con người. Xương hàm dưới kết nối với thái dương hàm thông qua khớp thái dương hàm, tạo ra các chuyển động như mở miệng hoặc nhai. Quai hàm cũng là xương duy nhất ở hộp sọ có thể di chuyển, giúp cố định các răng hàm dưới và thực hiện nhiều chức năng ở khoang miệng.

Xương quai hàm được hình thành trong thai kỳ, là sự hợp nhất của hàm trái và hàm phải thành một xương thống nhất. Khi mới hình thành, xương quai hàm là hai phần tách biệt, do đó ở một số người vẫn có thể nhìn thấy đường kết nối ở giữa cằm, còn được gọi là cằm chẻ.

Giải phẫu cấu tạo xương quai hàm

1. Thân xương

Thân quai hàm được chia thành bên trái và bên phải, ở giữa là một đường kết nối. Thân xương quai hàm là một đường uốn cong với phần trước cấu tạo nên cằm.

Trong giải phẫu cấu tạo, khi nhìn từ bên ngoài, ở giữa xương quai hàm có một đường gờ mờ, biểu thị hai bên xương hàm từng là bộ phận tách biệt và được hợp nhất khi khoảng 5 tuổi.

2. Các nhánh của xương quai hàm

Xương quai hàm có bốn mặt, hai bề mặt và bốn điểm giới hạn. Ở bên ngoài, xương hàm phẳng, có nhiều đường gờ ở gần dưới. Ở bên trong xương hàm có một ổ răng hàm dưới. Ở phía dưới quai hàm có một rãnh nhỏ, chứa các mạch và dây thần kinh.

3. Các lỗ nuôi xương

Có hai lỗ nuôi xương chính được tìm thấy ở bên phải và bên trái của quai hàm. Các lỗ này cho phép mạch máu và dây thần kinh đi qua, nhằm nuôi dưỡng xương hàm.

4. Hệ thống thần kinh

Dây thần kinh xương quai hàm là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới, đi vào các ổ răng hàm dưới, chảy về phía trước trong ống hàm dưới và cung cấp cảm giác cho răng.

Ngoài ra, ở hàm dưới cũng chứa các dây thần kinh cung cấp cảm giác cho môi dưới.

5. Xương quai hàm ở nam và nữ

Nam giới thường có xương quai hàm vuông hơn, khỏe hơn và lớn hơn con cái. Các đường viền xương hàm ở nam giới cũng rõ ràng hơn ở nữ giới và dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy.

Chức năng của xương quai hàm

Xương quai hàm khớp với khớp thái dương hàm, giữ các răng dưới cố định và phục vụ quá trình nhai hoặc đóng – mở miệng. Ngoài ra, xương hàm cũng là một bộ phận giúp khuôn mặt trở nên rõ ràng và hấp dẫn hơn.

Ở cả nam và nữ giới, một xương quai hàm thẳng và lộ rõ, có xu hướng nổi bật, quyến rũ hơn.

Các loại xương quai hàm
Xương hàm hỗ trợ hoạt động đóng – mở miệng, nhai cũng như góp phần tạo ra âm thanh

Các vấn đề ảnh hưởng đến xương quai hàm

Xương quai hàm là một bộ phận của xương hàm, chịu trách nhiệm cho việc mở miệng, ăn và nói chuyện. Có rất nhiều tình trạng và bệnh lý khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến quai hàm, chẳng hạn như:

1. Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến xương quai hàm, đặc biệt là vị trí ở gần tai. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn bao gồm:

Nguyên nhân làm xương quai hàm to
Rối loạn khớp thái dương hàm có thể dẫn đến đau quai hàm cũng như khó khăn khi đóng mở miệng

Các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Nghiến răng vào ban đêm
  • Có thói quen nghiến răng hoặc cắn chặt hàm khi lo lắng, chẳng thẳng
  • Tai nạn, té ngã vào xương hàm khi chơi thể thao hoặc trong các hoạt động hàng ngày

2. Đau răng

Sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc viêm khớp răng và áp xe răng, có thể nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến xương hàm và gây đau đớn.

3. Đau dây thần kinh sinh ba

Dây thần kinh sinh ba là dây thần kinh cung cấp cảm giác cho phần lớn khuôn mặt, bao gồm hàm trên và hàm dưới. Có hai dây thần kinh sinh ba riêng biệt, ở mỗi bên khuôn mặt, có nhiệm vụ mang cảm giác đau và cảm giác khác từ mặt đến não.

Gãy xương quai hàm
Đau dây thần kinh sinh ba là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau xương quai hàm

Các nguyên nhân cụ thể gây đau dây thần kinh sinh ba không được xác định. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Mạch máu bị sưng hoặc có khối u chèn ép lên dây thần kinh
  • Bệnh đa xơ cứng, là một tình trạng gây tổn thương các lớp bảo vệ của dây thần kinh

Đau dây thần kinh sinh ba có thể dẫn đến tình trạng co thắt mạnh theo từng cơn, cảm giác tương tự như bị điện giật. Cơn đau thường xảy ra ở một bên xương quai hàm và thường được kích thích bởi một số tình trạng như:

  • Đánh răng
  • Cạo râu
  • Trang điểm
  • Chạm vào xương hàm
  • Ăn uống
  • Nói chuyện

Cơn đau có thể xuất hiện theo từng cơn, kéo dài trong vài giây đến vài phút. Ngoài ra, một loạt các triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, sau đó thuyên giảm dần.

4. Đau tim

Đôi khi đau tim cũng có thể dẫn đến các triệu chứng ở các bộ phận khác ngoài cơ thể, chẳng hạn như đau nhức cánh tay, đau cổ và đau hàm dưới. Đặc biệt là ở phụ nữ, đau tim có thể dẫn đến đau quai hàm bên trái và tê liệt cả mặt  bên trái.

Các dấu hiệu đau tim khác bao gồm:

  • Khó chịu ở ngực
  • Hụt hơi
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Cảm thấy mệt mỏi

5. Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một loại nhiễm trùng xương không phổ biến, những nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào xương. Quai hàm có thể bị nhiễm trùng sau khi thủ thuật nha khoa, sâu răng nghiêm trọng hoặc viêm khớp xương.

Tập xương quai hàm nam
Viêm tủy xương có thể ảnh hưởng đến xương quai hàm, dẫn đến đau đớn và khó chịu

Viêm tủy xương có thể gây nhiễm trùng lây lan và chết xương. Điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa các biến chứng. Điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi:

  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và không thể cử động hàm
  • Sốt
  • Sưng hoặc đau ở xương hàm
  • Mệt mỏi
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Khó mở – đóng miệng
  • Tê ờ hàm, môi hoặc miệng

Mẹo giảm đau xương quai hàm

Nếu xương quai hàm bị đau nhẹ, bạn có thể không cần điều trị y tế. Các nguyên nhân không nghiêm trọng có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

Đau xương quai hàm
Chườm đá có thể giúp giảm đau cũng như giúp người bệnh cảm thấy khó chịu hơn
  • Chườm nóng giúp thư giãn quai hàm, giảm đau nhức và cứng khớp.
  • Chườm lạnh có thể giúp làm tê, giảm đau, đặc biệt là khi xương hàm bị sưng tấy.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen và các loại thuốc giảm đau khác.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, chọn thức ăn không cần nhai nhiều để tránh xương hàm làm việc quá sức.
  • Massage và xoa bóp nhẹ để giúp giảm đau xương hàm.
  • Thư giãn, tránh nghiến răng hoặc tác động lực lên xương hàm.
  • Thay đổi tư thế ngủ, tránh ngủ nghiêng về một bên, điều này có thể gây áp lực lên xương hàm và gây đau hàm.

Cách để có xương quai hàm đẹp

Có khoảng 57 cơ ở mặt và cổ. Khi bạn tập luyện các cơ ở khu vực này có thể khiến cơ trở nên săn chắc hơn, giúp xương hàm trở nên khỏe mạnh và lộ rõ hơn. Ngoài ra, ở dưới cổ và quai hàm, các cơ bắp thương nhỏ, do đó đáp ứng tốt với quá trình tập thể dục và dễ dàng để lộ xương hàm.

1. Bài tập xương quai hàm

Để có xương hàm rõ ràng và đẹp hơn, bạn có thể thực hiện các bài tập này vào mỗi buổi sáng khi thức dậy:

Bài tập để có xương quai hàm đẹp
Thường xuyên thực hiện các bài tập có thể giúp xương hàm lộ rõ hơn
  • Nâng cằm: Nhìn thẳng về phía trước và ngậm miệng, đẩy hàm dưới ra, đồng thời nâng môi dưới lên trên. Bạn sẽ cảm thấy căng ở đường viền hàm, ngay bên dưới cằm. Giữa tư thế trong 10 – 15 giây và lặp lại 15 lần.
  • Bấm lưỡi: Nằm ngửa thoải mái, ấn lưỡi vào vòm miệng để tạo một áp lực vừa đủ. Cong cằm vào ngực và nâng đầu lên khỏi mặt đất vài cm trong khi giữa yên phần cơ thể còn lại. Thực hiện động tác 10 lần và 3 hiệp mỗi lần.
  • Luyện tập nguyên âm: Lập lại các nguyên âm “A”, “E”, “I”, “O” và “U” với phát âm to rõ, thành tiếng để luyện tập cơ hàm. Lặp lại bài tập tối đa 10 lần trong 3 hiệp.
  • Căng cổ: Ngồi thoải mái, ngậm miệng và ép lưỡi lên vòm trên của miệng và nâng đầu hết cỡ lên trần nhà, giữ yên trong 10 nhịp thở, thực hiện trong 3 hiệp. Động tác này sẽ kéo căng cơ cổ và cơ hàm, khiến xương quai hàm lộ rõ hơn.
  • Động tác Chin tucks: Chin tucks có thể giúp cải thiện tư thế, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và kéo căng cơ cổ. Động tác này thường được thực hiện để cải thiện tình trạng đau cổ, cứng cổ và giúp xương quai hàm cứng, khỏe và quyến rũ hơn. Để thực hiện động tác, bạn hóp cằm để tăng cường cơ bắp, lúc này đầu hơi ngả về phía sau, kéo căng cơ dưới cằm và giúp xương hàm lộ rõ hơn.
  • Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su là một cách đơn giản nhất có thể tăng cường cơ hàm và mặt. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên nhai kẹo cao su ít nhất 30 phút mỗi lần ở cả hai bên hàm để tăng cường cơ hàm. Tránh nhai ở một bên, điều này có thể gây lệch hàm.
  • Chạm mũi bằng lưỡi: Bài tập này tương đối khó với những người mới bắt đầu, tuy nhiên mang lại hiệu quả cao khi tập xương hàm và giúp hàm dưới trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn. Bài tập này được thực hiện bằng cách đưa lưỡi ra khỏi miệng và cố gắng chạm lưỡi lên mũi càng gần càng tốt.
  • Yoga cho khuôn mặt: Các tư thế massage, xoa bóp cho khuôn mặt có thể giúp tăng cường lưu thông máu, khiến các cơ khỏe hơn và giúp xương quai hàm lộ rõ hơn.

2. Tăng cường sức khỏe

Tăng cường sức khỏe tổng thể có thể hỗ trợ giúp xương hàm khỏe hơn, lộ rõ hơn và hấp dẫn hơn. Để xương quai hàm trở nên khỏe mạnh hơn, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như:

Tập xương quai hàm nam
Uống nhiều nước có thể làm tăng cường sức khỏe tổng thể và giúp xương quai hàm lộ rõ hơn
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể giúp cân bằng cơ thể hỗ trợ cân bằng cơ thể và cải thiện năng lượng trong suốt cả ngày. Hơn nữa bổ sung lượng nước đầy đủ có thể cải thiện lưu thông máu trên khắp khuôn mặt và ảnh hưởng trực tiếp đến xương quai hàm.
  • Cắt giảm carbs tinh chế: Carbs tinh chế được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như bánh quy, mì ống, bánh mì trắng và các loại ngũ cốc. Những loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp, nhiều đường tinh luyện và không tốt cho sức khỏe tổng thể. Đảm bảo bạn ăn nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt, điều này có thể hỗ trợ giảm cân cũng như giúp đường viền xương hàm lộ ra rõ ràng hơn.
  • Tiêu thụ ít muối hơn trong chế độ ăn uống: Muối là một trong thành phần ít cần thiết trong chế độ ăn uống hiện đại, gây ảnh hưởng đến làn da, khiến da căng phồng hơn và làm xương quai hàm ít nổi bật. Hãy cắt giảm số lượng muối trong thức ăn và tiêu thụ ít thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt và đồ ăn đóng hợp để cải thiện chế độ ăn uống.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để có thể có thời gian phục hồi và đường viên xương hàm lộ rõ nhất.
  • Không hút thuốc lá: Tương tự như chế độ ăn uống nhiều muối và thiếu ngủ, hút thuốc lá có thể gây ảnh đến làn da và khiến xương quai hàm kém hấp dẫn. Bỏ thuốc lá có thể tăng cường sức khỏe da, giúp da trở nên săn chắc và giúp xương hàm lộ rõ hơn.

3. Thay đổi thói quen để xương quai hàm đẹp hơn

Có một số thói quen giúp xương quai hàm lộ rõ và trở nên hấp dẫn hơn, chẳng hạn như:

xương quai hàm đẹp là như thế nào
Thường xuyên cười và biểu cảm trên khuôn mặt có thể giúp quai hàm linh hoạt cũng như lộ rõ hơn
  • Biểu cảm trên khuôn mặt: Thường xuyên biểu cảm sẽ giúp các cơ mặt khỏe hơn và giúp xương hàm lộ rõ hơn. Ngoài ra, khi lão hóa, da sẽ mất đi độ đàn hồi, do đó các biểu cảm trên khuôn mặt sẽ làm căng da cũng như các cơ, khiến khuôn mặt và xương quai hàm được tập luyện, trở nên khỏe mạnh và lỗ rõ hơn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Bằng cách giữa cân nặng khỏe mạnh, bạn có thể giảm sự tích mỡ trên khuôn mặt. Không có mỡ thừa sẽ khiến xương quai hàm lộ rõ ràng hơn.
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm: Chăm sóc da tốt là một trong những cách giúp da luôn căng, săn chắc và khỏe mạnh. Để giữ cho da mặt không chảy xệ, hãy sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm có chứa Acetyl Tetrapeptit – 2, ChroNoline, Adenosine hoặc Trifluoroacetyle Tripeptide – 2. Những thành phần này có thể thúc quá trình trẻ hóa làn da, tẩy tế bào chết tăng độ đàn hồi của da.

Xương hàm và hình dạng của xương quai hàm là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn tổng thể. Xương hàm lộ rõ có thể giúp khuôn mặt trở nên thu hút và hấp dẫn hơn. Việc tập luyện các cơ cổ, hàm cũng như giúp da luôn căng mịn, săn chắc có thể khiến xương quai hàm trở nên đẹp hơn.

Tham khảo thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua