Xương Mỏ Ác Là Gì? Nằm Ở Đâu? Vấn Đề Thường Gặp

Theo dõi IHR trên goole news

Xương mỏ ác là cấu trúc sụn nhỏ nằm ở phần mở rộng của xương ức. Xương này gián tiếp gắn sụn giáp và xương ức và góp phần kết nối nhiều cơ, chẳng hạn như cơ hoành và cơ bụng. Trong hầu hết các trường hợp, xương mỏ ác không gây đau và khó chịu, tuy nhiên nếu xương này bị gãy hoặc vỡ, có thể gây tổn thương cơ quan nội tạng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Xương mỏ ác
Xương mỏ ác phần sụn nhỏ nằm ở phần dưới cùng của xương ức

Xương mỏ ác là gì? Nằm ở đâu?

Xương mỏ ác là thuật ngữ chỉ một cấu trúc xương nhỏ nhất, nằm ở dưới cùng của xương ức. Mỏ ác cũng là nơi các xương sườn gắn vào xương ức. Ban đầu, mỏ ác được tạo thành từ sụn và sau đó phát triển thành xương khi cơ thể trưởng thành.

Mỏ ác còn được gọi là mũi xương ức, có phần đầu giống như một mũi kiếm, do đó còn được gọi là mỏm mũi kiếm. Mặc dù xương mỏ ác có kích thước nhỏ, tuy nhiên xương này đóng vai trò như một điểm kết nối các cơ quan và cơ lớn, tạo nên nền tảng cho cơ hoành.

Trong giai đoạn đầu, xương mỏ ác không gây đau đớn hoặc khó chịu do cấu trúc sụn mềm. Tuy nhiên, khi phát triển thành xương, mỏ ác cứng lại, có thể dẫn đến một số khó chịu và một số bệnh lý xương khớp khác.

Cấu tạo của xương ức

Đôi khi xương mỏ ác được xem là đốt sống ngực thứ chín, hỗ trợ các hoạt động của cột sống ngực cũng như giúp tăng cường chức năng hô hấp.

Dưới đây là một số đặc điểm cũng như thành phần cấu tạo xương mỏ ác.

1. Quá trình phát triển

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xương mỏ ác có thể được cảm nhận thông qua việc sờ ngay bên dưới rãnh xương ức. Ở độ tuổi từ 15 – 29, mỏ rác thường sẽ được hợp nhất với thân xương ức bằng một bao xơ và trở thành một bộ phận của xương ức.

Không giống như các khớp hoạt dịch khác trên cơ thể, xương mỏ ác không thể di chuyển.

Quá trình hóa thành xương của mỏ ác thường bắt đầu khi được 40 tuổi.

2. Biến thể của mỏ ác

Quá trình hình thành xương mỏ ác được phân chia tự nhiên và đôi khi dẫn đến một số khác biệt ở một số người. Đây là những khác biệt về hình thái xương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến chức năng.

Các biến thể của xương mỏ ác không gây đau đớn, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và chỉ đơn giản là sự khác biệt về hình thức bên ngoài.

Chức năng của xương mỏ ác

Ở hầu hết các trường hợp, bảy xương sườn đầu tiên sẽ được kết nối với xương ức, trong khi đó sụn, đám rối thần kinh đệm góp phần tạo nên và củng cố xương mỏ ác. Mỏ ác gián tiếp gắn sụn giáp vào xương ức.

xương mỏ ác nằm ở đâu
Xương mỏ ác góp phần kết nối xương ức và các cơ quan khác bên trong lồng ngực

Xương mỏ ác cũng liên quan đến sự kết nối của nhiều cơ, bao gồm cơ hoành ở bụng, một cơ cần thiết để việc hít thở bình thường. Ngoài ra, mỏ ác cũng cố định các cơ bụng và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Vấn đề thường gặp ở xương mỏ ác

Mặc dù có kích thước nhỏ, tuy nhiên xương mỏ ác có thể bị chấn thương, gãy, vỡ và dẫn đến nhiều vấn đề y tế khác nhau. Do đó, tìm hiểu về các vấn đề liên quan là cách tốt nhất để bảo vệ xương ức cũng như tránh các rủi ro liên quan.

1. Vỡ xương mỏ ác

Xương mỏ ác nằm ngay bên dưới xương ức, ở giữa tim và phổi. Do đó, khi thực hiện động tác hồi sức tim phổi (CPR) cần tránh tạo áp lực lên mỏ ác. Bởi vì điều này có thể dẫn đến vỡ xương mỏ ác, gây thủng hoặc rách cơ hoành.

xương mỏ ác ở đâu
Sơ cứu phục hồi chức năng tim phổi không đúng cách có thể gây tổn thương xương mỏ ác

Ngoài ra, gan cũng có thể bị vỡ hoặc tổn thương, dẫn đến chảy máu bên trong cơ thể và dẫn đến tử vong.

2. Hội chứng Xiphodynia

Xiphodynia là một hội chứng cơ xương hiếm gặp, dẫn đến những cơn đau ở mỏ ác hoặc các cấu trúc gắn liền với xương này. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau ngực tại vị trí tim
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
  • Đau ngực lan tỏa đến lưng, cổ, vai, cánh tay và thành ngực

Nâng vật nặng và chấn thương ngực có thể là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn này. Cơn đau cũng có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh cúi người, vặn người hoặc vận động mạnh. Ngoài ra, viêm xương ức hoặc viêm phần tiếp giáp giữa xương ức và xương mỏ ác cũng có thể dẫn đến những cơn đau này.

Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ có thể tiêm thuốc tê và steroid vào vùng mỏ ác. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các chẩn đoán chuyên sâu để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

3. Trào ngược dạ dày

Đôi khi người bệnh có thể bị đau mỏ ác khi trào ngược axit dạ dày. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến kích ứng niêm mạc thực quản và gây đau đớn. Bởi vì thực quản nằm ngay phía sau mỏ ác, do đó trào ngược dạ dày cũng dẫn đến đau mỏ ác và đau xương ức.

xương mỏ ác là gì
Đôi khi tình trạng trào ngược dạ dày có thể gây đau xương mỏ ác

Các triệu chứng trào ngược khác bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Ợ chua
  • Nôn trớ
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Khó nuốt
  • Viêm họng
  • Ho khan

Trào ngược axit dạ dày thường được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc kháng axit. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

4. Bệnh lý đường hô hấp

Tổn thương mỏ ác có thể gây ảnh hưởng đến cơ hoành, là cơ hỗ trợ hoạt động hô hấp và hít thở bình thường. Khi hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị đau tức vùng ức, chóng mặt, buồn nôn và nhiều dấu hiệu liên quan khác.

Các vấn đề hô hấp liên quan đến xương mỏ ác bao gồm:

  • Hen suyễn: Hen suyễn là tình trạng đường thở bị thu hẹp, sưng lên và có thể tiết thêm chất nhầy. Tình trạng này có thể gây khó thở, ho hoặc phát ra tiếng hít thở khò khè.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Đây là một bệnh phổi viêm mãn tính khiến luồng không khí từ phổi bị cản trở, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, ho, sản xuất chất nhầy và thở khò khè. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể bị đau ở vùng mỏ ác, tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, ung thư phổi và một loạt các bệnh khác.
  • Phù phổi: Phù phổi là tình trạng dư thừa chất lỏng trong phổi. Chất lỏng này tích tụ trong nhiều túi khí của phổi và gây khó thở. Trong hầu hết các trường hợp, các vấn đề về tim là nguyên nhân chính dẫn đến phù phổi. Tuy nhiên bệnh viêm phổi, tiếp xúc với một số chất độc, thuốc hoặc chấn thương thành ngực, tổn thương vùng xương mỏ ác cũng có thể gây phù phổi.

5. Chấn thương ngực

Chấn thương ngực có thể gây ảnh hưởng đến vùng xương mỏ ác, gây đau tức ngực, khó thở. Trong một số trường hợp, tổn thương có thể ảnh hưởng đến các mô mềm ở thành ngực, cơ ngực, xương sườn và dẫn đến nhiều rủi ro khác.

mũi ức xương ức
Các chấn thương ngực có thể gây đau đớn ở vùng mỏ ác

Đau xương mỏ ác do chấn thương ngực thường nghiêm trọng hơn khi vận động hoặc di chuyển các cơ ở vùng ngực. Ngoài ra, đôi khi hít thở sâu, ho hoặc cười cũng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Các nguyên nhân khác

Có một số nguyên nhân ít phổ biến khác có thể dẫn đến đau xương mỏ ác, chẳng hạn như:

  • Ăn quá nhiều
  • Nâng vật nặng
  • Căng thẳng lặp lại nhiều lần ở thân trên
  • Nâng tạ
  • Bệnh tim
  • Co thắt thực quản
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Viêm loét thực quản
  • Viêm loét dạ dày

Sau tuổi 40, mỏ ác bắt đầu xương hóa, trở nên cứng hơn. Điều này cũng dẫn đến một số vấn đề bất thường khác, tuy nhiên các vấn đề này thường khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh.

Đau xương mỏ ác có cần đến bệnh viện không?

Những người cảm thấy đau xương mỏ ác kéo dài hơn một tuần nên đến gặp bác sĩ để đánh giá các triệu chứng và có kế hoạch điều trị phù hợp.

sưng xương mỏ ác
Hình ảnh X – quang, MRI hoặc chụp CT có thể được sử dụng để xác định tổn thương ở xương ức

Việc chẩn đoán các vấn đề sức khỏe và bệnh lý liên quan đến mỏ ác có thể gặp nhiều khó khăn, do xương này nằm ở gần các cơ quan và cấu trúc chính của cơ thể.

Để xác định các vấn đề ở mỏ ác, bác sĩ có thể đề chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Các xét nghiệm này có thể quan sát bên trong cơ thể, giúp xác định các khối u, tình trạng viêm và các bất thường khác.

Điều trị đau xương mỏ ác như thế nào?

Điều trị tình trạng đau xương mỏ ác phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

1. Điều trị nội khoa

Nếu các triệu chứng xảy ra sau một chấn thương cơ bản, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau và khuyến khích người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Bác sĩ cũng có thể đề nghị hạn chế một số hoạt động nhất định cho đến khi vết thương lành.

sưng xương mỏ ác phải làm sao
Thuốc điều trị đau mũi ức xương ức được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh thay đổi thói quen ăn uống để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên, từ 5 – 6 lần mỗi ngày và tránh một số loại thực phẩm gây kích ứng, chẳng hạn như rượu, sô cô la, bạc hà hoặc cà chua. Bệnh trào ngược dạ dày cũng có thể được kiểm soát bằng cách loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn, nhằm kiểm soát lượng axit trong dạ dày và thúc đẩy quá trình chữa lành thực quản.

2. Phẫu thuật loại bỏ xương mỏ ác

Trong trường hợp xương mỏ ác bị vỡ hoặc gãy, các mảnh xương có thể gây tổn hại các cơ quan quan trọng xung quanh, chẳng hạn như gây thủng phổi và đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các tổn thương bên trong cơ thể.

phẫu thuật xương mỏ ác
Phẫu thuật xương mỏ ác được chỉ định khi các biện pháp nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị

Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị. Để thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường dọc theo xương mỏ ác, sử dụng phương pháp bóc tách bằng điện và loại bỏ mỏ ác khỏi xương ức. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp đốt điện để cầm máu.

Phẫu thuật loại bỏ xương mỏ ác được xem là an toàn và ít nguy cơ biến chứng. Khu vực này có thể cảm thấy mềm và đau nhẹ sau khi phẫu thuật vào tuần cho đến khi vết  thương lành hẳn.

Xương mỏ ác là phần cuối cùng của xương ức, hỗ trợ kết nối xương ức và nhiều cơ quan khác ở lồng ngực. Đôi khi xương này có thể bị chấn thương, gãy hoặc vỡ, dẫn đến đau đớn cấp tính. Thông thường, cơn đau sẽ được điều trị bằng các biện pháp nội khoa và thay đổi lối sống, tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng có thể cần được phẫu thuật. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua