Xương hàm dưới: Thuộc khớp nào? Cấu tạo, chức năng?

Theo dõi IHR trên goole news

Xương hàm dưới là xương lớn nhất và mạnh nhất của xương mặt. Xương này tạo nên hàm dưới, giữ các răng dưới ổn định và hỗ trợ hoạt động nhai cũng như mở miệng.

Xương hàm dưới
Xương hàm dưới là xương khỏe nhất và là xương duy nhất có thể chuyển động ở hộp sọ

Xương hàm dưới là gì? Thuốc khớp nào?

Xương hàm dưới là cấu trúc được kết nối với cơ nhai cũng như các dây chằng để tạo ra chuyển động hàm. Xương này có hình móng ngựa đối xứng và là xương duy nhất ở hộp sọ người có khả năng di chuyển linh hoạt (trừ các xương nhỏ ở tai giữa). Xương này được nối với xương thái dương bằng khớp thái dương hàm.

Ban đầu xương hàm là hai xương riêng biệt nằm ở hàm dưới và được hình thành từ trong bào thai. Tuy nhiên khi được hai tuổi, các xương được hợp nhất thành một với một khớp bán động (là một đường mờ) ở giữa. Ở mỗi bên xương hàm có các lỗ mở để cho các nhánh thần kinh của dây thần kinh hàm dưới đi qua.

Các xương hàm trên bám chắc vào xương mũi ở sống mũi, xương trán, tuyến lệ ở hốc mắt, vòm miệng và xương gò má. Xương hàm dưới được cấu tạo phù hợp với xương hàm trên để tạo thành một cấu trúc khít khi miệng đóng lại. Xương này cũng kết nối với các neuron thần kinh thông quan xương thái dương và khớp thái dương hàm.

Các vấn đề sức khỏe phát sinh ở xương này thường liên quan đến gãy xương hoặc trật khớp do chấn thương. Ngoài ra, các phẫu thuật chỉnh hình được thực hiện không đúng cách cũng có thể dẫn đến lệch hàm hoặc hàm chuyển động không đúng cách.

Giải phẫu cấu tạo chức năng xương hàm dưới

Xương hàm dưới là xương mặt lớn nhất, có hình dạng gần giống như móng ngựa đối xương. Về mặt giải phẫu, xương được chia thành hai phần chính: phần thân (the body) và phần nhánh (the ramus).

1. Kết cấu phần thân

Phần thân của xương hàm dưới là phần xương ở phía trước có hình dạng tương tự như hình chữ nhật. Ở người lớn, bề mặt bên ngoài xương có một đường gờ nhẹ ở giữa, được gọi là khớp bán động hàm dưới. Khớp này có nhiệm vụ phân chia và bao bọc chỗ lõm ở hai bên hàm.

Giải phẫu xương hàm dưới
Xương hàm dưới là xương mặt lớn nhất, có hình dạng như móng ngựa

Phần thân của xương hàm có cấu trúc uốn cong và có hình dạng giống như một chiếc móng ngựa. Cấu trúc này có hai đường viên, bao gồm:

  • Đường viền trên, chứa khoảng 16 hốc để giữa các răng dưới
  • Các đường viên khác, là bộ phận kết nối các gân, cơ và các bộ phận khác của hàm

Ngoài ra, ở phần thân xương hàm có các lỗ mở nhỏ hoạt động như một lối đi cho các dây thần kinh ở hàm dưới.

2. Phần nhánh xương hàm

Có hai nhánh ở xương hàm dưới, trong đó các nhánh này vuông góc với xương hàm dưới. Mỗi nhánh xương được cấu tạo như sau:

  • Phần đầu nằm ở phía sau và khớp với xương thái dương hàm để tạo thành khớp thái dương hàm
  • Phần cổ hỗ trợ phần đầu của cơ ức đòn chũm và kết nối các cơ ở hai bên xương
  • Mỏm xương hình mỏ quạ chịu trách nhiệm gắn kết các cơ thái dương hàm

Bề mặt bên trong của phần nhánh xương hàm được đánh dấu bởi các lỗ ở hàm dưới. Các lỗ này hoạt động như một lối đi cho các cấu trúc mạch thần kinh.

3. Các lỗ thần kinh

Có hai lỗ thần kinh (Foramina) chính được tìm thấy ở phần bên trái và bên phải của xương hàm dưới. Các lỗ này nằm trên bề mặt của bên trong các răng hàm dưới, đóng vai trò như một ống dẫn cho dây thần kinh đi qua.

Các lỗ thần kinh bên ngoài nằm bên dưới răng tiền hàm thứ hai cho phé các dây thần kinh và động mạch dưới đòn thoát ra khỏi ống xương hàm dưới.

4. Dây thần kinh xương hàm

Các dây thần kinh răng dưới là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới, là một bộ phận chủ yếu của dây thần kinh sinh ba.

Dây thần kinh này đi qua lỗ hàm dưới và đi về phía trước trong ống hàm dưới, cung cấp cảm giác cho răng hàm dưới. Tại các lỗ thần kinh, dây thần kinh chia thành hai nhánh để tạo cảm giác cho môi dưới.

5. Cơ

Xương hàm dưới liên quan đến chuyển động của miệng. Do đó, có nhiều nhóm cơ quan trọng cũng tiếp xúc với hàm dưới. Một số cơ thường phát sinh từ xương hàm dưới bao gồm:

  • Từ răng cửa, các dây thần kinh (cho phép môi dưới bĩu ra) và các cơ xung quanh môi.
  • Đường viền hàm dưới là nơi xuất hiện các lỗ lõm của cơ nâng mép. Các cơ này hỗ trợ hoạt động nhướng mày hoặc cau mày.
  • Cơ nâng miệng được kết nối với hầu họng trên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuốt.

Chức năng của xương hàm dưới

Xương hàm dưới kết hợp với hàm trên hoặc xương hàm trên, đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc hàm và hỗ trợ bảo vệ các cấu trúc liên quan. Các dây thần kinh và cơ quan trọng có thể hỗ trợ răng hàm dưới và liên quan quan mật thiết đến chức năng nhai.

Các vấn đề liên quan đến xương hàm dưới

Về mặt lâm sàng có nhiều bệnh lý và điều kiện sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến xương hàm dưới. Cụ thể các vấn đề phát sinh ở xương hàm dưới bao gồm:

1. Gãy hoặc trật xương hàm dưới

Xương hàm dưới có hình chữ U và là xương lớn nhất ở khuôn mặt. Do đó, gãy hoặc trật hàm dưới là chấn thương ở mặt không phổ biến so với gãy xương mũi hoặc xương gò má.

Tuy nhiên, gãy xương hàm là loại xương phổ biến thứ 10 trên cơ thể con người. Tình trạng này xảy ra khi có một lực tác động trực tiếp lên xương hàm. Các nguyên nhân phổ biến nhất thường bao gồm:

  • Tai nạn xe cơ giới
  • Bị tấn công vào hàm
  • Chấn thương thể thao
  • Té ngã
  • Tái nạn lao động

Nam giới có nguy cơ gãy xương hàm dưới cao hơn phụ nữ khoảng 3 lần và độ tuổi nguy cơ là 20 – 29 tuổi.

Ngoài ra, trật khớp xương hàm cũng có thể xảy ra sau các chấn thương ở mặt. Trong một số trường hợp, mở miệng quá rộng, chẳng hạn như ngáp hoặc cắn một vật gì đó, cũng có thể dẫn đến trật khớp xương hàm.

Gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành
Gãy xương hàm là một chấn thương phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của miệng

Loại gãy xương thường xảy ra sau một chấn thương. Nếu hàm dưới bị gãy có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau hàm
  • Cảm thấy răng không khớp với nhau
  • Không thể mở hết hàm hoặc gặp khó khăn khi nói chuyện
  • Cằm hoặc môi dưới bị tê do tổn thương các dây thần kinh đi qua hàm dưới
  • Chảy máu bên trong miệng
  • Răng bị lung lay hoặc mất răng
  • Bầm tím dưới lưới hoặc có vết cắt bên trong ống tai do xương hàm di chuyển về phía sau
  • Nếu hàm bị trật, người bệnh có thể cảm thấy:
  • Đau hàm
  • Không thể ngậm miệng hoặc há miệng rất rộng
  • Hàm có thể bị vẹo sang một bên
  • Vết cắn không cân bằng
  • Gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt

Hàm bị lệch hoặc gãy thường cần được điều trị y tế ngay lập tức. Điều quan trọng là có biện pháp hỗ trợ hàm đến khi được điều trị phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng băng để quấn quanh đầu và hàm dưới để có định hàm.

Điều trị gãy xương hàm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Gãy xương nhẹ thường tự lành mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc giảm đau và ăn thức ăn mềm, lỏng để tránh làm trầm trọng thêm vết thương.

Các vết gãy nghiêm trọng hơn có thể cần được điều trị y tế. Người bệnh có thể cần sử dụng vít hoặc tấm kim loại để cố định hàm để hỗ trợ quá trình lành của hàm. Quá trình này có thể mất vài tuần và người bệnh có thể cần thực hiện vật lý trị liệu hàm để tăng cường cơ hàm.

2. Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra khi có vấn đề ở khớp thái dương hàm và các cơ xung quanh. Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau âm ỉ ở gần khớp tai, cũng có thể dẫn đến đau đầu, cứng cổ, viêm khớp thái dương hàm và có âm thanh kêu lục cục hoặc đau hàm.

Cấu tạo xương hàm dưới
Rối loạn khớp thái dương hàm là một rối loạn ảnh hưởng đến khả năng nhai hoặc mở miệng

Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Đau mặt: Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ ở hàm dưới và phía sau gáy. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động hàm.
  • Đau tai: Tình trạng rối loạn có thể dẫn đến đau tai khi cử động hàm hoặc đau xung quanh tai, kèm theo ù tai.
  • Rối loạn chức năng: Rối loạn khớp thái dương hàm có thể khiến hàm nghiến tự động hoặc có thể gây khóa hàm. Các triệu chứng thường phổ biến vào buổi sáng.
  • Các triệu chứng khác bao gồm co thắt cơ hàm dưới, đau mắt, đau lưng, đau cánh tay, chóng mặt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chấn thương xương hàm dưới hoặc khớp, chẳng hạn như bị tấn công, nghiến răng quá mức hoặc nhai kẹo cao su cường độ cao
  • Các yếu tố tâm lý, chẳng hạn như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm
  • Tư thế đầu và cổ kém

Ngoài ra, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Đau cơ xơ hóa
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Bệnh thoái hóa khớp
  • Lo lắng hoặc rối loạn tâm thần dẫn đến nghiến răng khi ngủ
  • Sai khớp cắn
  • Các vấn đề cấu trúc xương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp, chẳng hạn như tự chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc điều trị, thay đổi hành vi hoặc phẫu thuật điều chỉnh các chấn thương.

3. Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một vấn đề không phổ biến ở xương hàm dưới, tuy nhiên tình trạng này nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng, thường là do vi khuẩn có tên là staphylococcus aureus gây ra. Ngoài ra, một số bệnh lý chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người (HIV) cũng có thể dẫn đến viêm tủy xương.

Viêm tủy xương hàm
Viêm tủy xương là tình trạng nhiễm trùng xương do vi khuẩn gây ra

Nếu không được điều trị, viêm tủy xương hàm dưới có thể trở thành mãn tính. Điều này gây mất nguồn cung cấp máu ở xương và gây chết mô xương.

Các triệu chứng và dấu hiệu viêm tủy xương hàm dưới bao gồm:

  • Đau ở xương hàm dưới
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đỏ và sưng xương hàm
  • Mệt mỏi
  • Tiết dịch hoặc mủ
  • Cứng hoặc mất khả năng cử động hàm

Nhiễm trùng xương hàm thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong khoảng 4 – 6 tuần. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh được sử dụng thông qua đường tĩnh mạch, sau đó có thể sử dụng thông qua đường uống hoặc chất lỏng. Viêm tủy xương mãn tính hoặc nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các mô chết và sửa chữa các mô bị tổn thương.

Tăng cường sức khỏe xương hàm dưới

Xương hàm dưới đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và mở miệng. Do đó, giữa xương hàm dưới khỏe mạnh là điều quan trọng và cần thiết để tăng cường chất lượng cuộc sống. Cụ thể, một số lưu ý để tăng cường sức khỏe xương hàm bao gồm:

  • Giảm căng thẳng: Thử các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như tập yoga, viết nhật lý, thiền định để giúp thư giãn xương hàm.
  • Hạn chế thức ăn dai: Thức ăn dai, hoặc giòn có thể tạo áp lực quá lớn lên khớp hàm, dẫn đến đau nhức và khó chịu.
  • Ngăn ngừa tình trạng nghiến răng khi ngủ: Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn về các liệu pháp hoặc dụng cụ ngăn ngừa tình trạng nghiến răng để bảo vệ xương hàm.

Xương hàm dưới là xương khỏe nhất trên khuôn mặt, chịu trách nhiệm cố định và bảo vệ các cấu trúc liên quan. Xương này cũng có quan hệ mật thiết đến chức năng nhai cũng như hầu hết các chuyển động của miệng. Do đó, tìm hiểu cấu trúc, chức năng và hoạt động của xương hàm dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua