Cách xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp từ đông y

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp là phương pháp có nguồn gốc từ Đông y, mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm đau và phục hồi khả năng vận động linh hoạt. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp
Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, chống viêm hiệu quả 

Có nên xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp không?

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là tình trạng mãn tính gây ảnh hưởng đến các khớp và toàn bộ cơ thể. Đây là bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tấn công các mô sụn, màng bao hoạt dịch và một số cơ quan khác trong cơ thể.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp cải thiện như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và thay đổi phong cách sống. Bên cạnh đó, có một số biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông y, chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, cũng mang lại hiệu quả cao và được người bệnh tin tưởng.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp là phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh theo lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng bàn tay, ngón tay tác động lên các huyệt tại da, thịt, gân của các khớp, nhằm đạt đến mục đích chữa bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, chi phí thấp, quả quả cao, phạm vi chữa bệnh rộng và có giá trị phòng ngừa các triệu chứng tái phát cao.

Bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp mang lại hiệu quả cao, đơn giản và chi phí thấp, do đó người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị này.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp có hiệu quả không?

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp sử dụng các kích thích vật lý, tác động tại chỗ vào da, dây thần kinh và mạch máu, từ đó giúp giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Ngoài tác dụng giảm đau, phương pháp này cũng mang lại một số hiệu quả như:

bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp
Bấm huyệt có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm đau và phục hồi tính linh hoạt của khớp
  • Giãn cơ
  • Tăng cường chất dinh dưỡng đến các khớp
  • Ổn định lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu nuôi dưỡng các khớp khỏe mạnh
  • Ổn định hoạt động của hệ thống thần kinh, giảm thụ cảm thần kinh, từ đó ngăn ngừa các dấu hiệu như ngứa rát, tê cứng hoặc co giật ở các khớp

Xoa bóp bấm huyệt cũng cũng điều tiết hormone, cải thiện các cơn đau nhức, phục hồi năng lượng, giảm căng thẳng, áp lực, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, xoa bóp cũng giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ, giảm áp lực lên não bộ, từ đó ổn định và cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Xoa bóp bấm huyệt mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả và hạn chế các rủi ro phát sinh.

Ai không nên xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp?

Bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp với hầu hết mọi người, bao gồm trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp này để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Có một số kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt tạo nhiều áp lực lên các mô và khớp nhạy cảm, điều này có thể gây đau đớn hoặc khó chịu cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.

Hãy thận trọng khi xoa bóp bấm huyệt cho các đối tượng như:

  • Có các khớp bị tổn thương, hư hỏng, hao mòn
  • Bùng phát tình trạng viêm, sốt hoặc phát ban da
  • Loãng xương nghiêm trọng
  • Huyết áp cao
  • Suy tĩnh mạch

Điều quan trọng là thông báo với bác sĩ nếu bị đau hoặc không thoải mái trong suốt buổi trị liệu. Bác sĩ hoặc nhà xoa bóp có thể thay đổi phương pháp hoặc điều chỉnh lực tác động để mang lại hiệu quả phù hợp nhất đối với từng khách hàng.

Cách xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Xoa bóp điều trị viêm khớp dạng thấp sử dụng lực tác động lên hệ thần kinh dày đặc ở dưới da, từ đó ức chế thần kinh trung ương, mang đến cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, đau nhức cơ.

Để quy trình mang lại hiệu quả tốt và an toàn, người bệnh cần lưu ý về các kỹ thuật cũng như huyệt vị được tác động, chẳng hạn như:

1. Xoa vuốt

Trước khi thực hiện bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ tiến hành xoa vuốt để làm ấm, mềm da và nâng cao hiệu quả điều trị. Xoa, vuốt là kỹ thuật kích thích nhẹ, chủ yếu tác động lên da và các tổ chức dưới da, nhằm kích thích các mao mạch bên dưới da và thụ cảm thần kinh tại chỗ. Các tác động này giúp giãn mạch, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giảm đau, sưng, phù nề và làm bong lớp sừng chết trên da.

Cách xoa vuốt hiệu quả:

  • Xoa: Sử dụng đầu ngón tay và gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn lên da tại vị trí đau, nhằm giảm đau và sưng tại chỗ.
  • Vuốt: Kỹ thuật này sử dụng gốc bàn tay và mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái vuốt lên da theo hướng thẳng đứng, nhằm làm mềm gân cơ, giảm đau và giảm sưng nề.

2. Day miết

Day miết được sử dụng để kích thích sâu hơn, đặc biệt là đối với cơ, gân, dây chằng, các mạch máu hoặc đám rối dây thần kinh. Kỹ thuật này có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng dưỡng chất đến các tổ chức cơ, thần kinh, hỗ trợ tăng trương lực cơ và phục hồi chức năng chuyển động linh hoạt.

xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp
Day miết đúng kỹ thuật giúp tăng cường lưu thông máu, chất dinh dưỡng và cải thiện tình trạng viêm khớp 

Kỹ thuật day, miết:

  • Day: Sử dụng gốc bàn tay, mô ngón tay út và mô ngón tay cái, dùng sức ấn nhẹ xuống da và di chuyển theo đường tròn. Kỹ thuật này cần thực hiện chậm, mức độ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, hỗ trợ giảm sưng và đau.
  • Miết: Sử dụng các đầu ngón tay miết chặt vào da người bệnh, sau đó miết theo hướng thẳng.
  • Phân – Hợp: Trong kỹ thuật này, thầy thuốc cần sử dụng cả hai đầu ngón tay cái hoặc mô ngón út ở cả hai tay, miết từ một chỗ sang hai bên và từ hai chỗ khác nhau miết về một chỗ.

3. Nắn bóp

Trong phương pháp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp, nắn bóp được sử dụng để tác động lên các cơ, dây chằng, gân và các tổ thức xung quanh khớp. Kỹ thuật này giúp giãn mạch, tăng dưỡng chất đến tổ chức cơ, chống teo cơ và góp phần tăng trương lực cơ. Kỹ thuật này cũng góp phần nuôi dưỡng cơ, gân, dây chằng, hỗ trợ cải thiện các cơn đau, co cứng hoặc liệt thần kinh.

Kỹ thuật nắn bóp như sau:

  • Nắn, véo: Kỹ thuật này sử dụng ngón cái  và ngón trỏ kẹ, kéo lên da, sao cho da của người bệnh luôn được cuộn giữa tay của kỹ thuật viên.
  • Bóp: Trong kỹ thuật này, sử dụng ngón tay cái và các ngón tay còn lại bóp vào cơ hoặc gần bị bệnh. Có thể sử dụng 2 – 5 ngón tay, vừa bóp, vừa kéo lên. Không nên dùng lực ở các đầu ngón tay, điều này có thể gây đau. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng đốt ngón tay thứ 3 khi thực hiện kỹ thuật.

4. Đấm chặt

Đấm chặt là kỹ thuật tác động sâu đến cả xương, khớp và toàn cơ thể theo lực truyền ở các mức độ khác nhau. Tác động nhẹ nhàng có thể ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu, chống mệt mỏi, suy nhược.

Kỹ thuật đấm chặt:

  • Đấm: Nắm bàn tay lại, dùng mô ngón út đấm nhè nhẹ vào vị trí đau.
  • Chặt: Duỗi thẳng bàn tay, sử dụng mô ngón út chặt liên tiếp vào chỗ đau.
  • Vỗ: Hơi khum bàn tay lại, sao cho giữa lòng bàn tay có vị trí lõm, vỗ từ nhẹ đến nặng vào vị trí đau. Da có thể bị đỏ lên do áp lực không khí trong lòng bàn tay.

5. Rung lắc

Động tác rung lắc có thể tác động sâu và rộng đến vị trí đau, có thể kích thích hoặc phục hồi các phản xạ, dẫn truyền thần kinh. Kỹ thuật rung lắc với tần số chậm, nhịp nhàng có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, hỗ trợ giảm đau, giảm trương lực cơ. Ngoài kỹ thuật rung lắc, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại máy rung toàn thân, máy rung cầm tay, ghế massage hoặc giường xoa bóp, để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Kỹ thuật rung lắc như sau: Người bệnh ngồi thẳng người, tay buông thõng. Bác sĩ đứng thẳng, dùng hai tay nắm cổ bệnh nhân, dùng sức rung lắc nhẹ để tạo làn sóng, nhằm làm mềm cơ, giảm mệt mỏi và bôi trơn các khớp.

6. Bấm huyệt

Bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp là phương pháp dựa theo y học cổ truyền, sử dụng tay để tác động lên các huyệt, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động. Bấm huyệt cũng tác động lên các dây thần kinh, da, từ đó phòng ngừa tình trạng viêm, đau khớp tái phát.

Kỹ thuật bấm huyệt:

  • Bấm huyệt: Bác sĩ sử dụng đầu ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay cái, mô ngón út tác động vào chỗ đau hoặc các vị trí huyệt.
  • Điểm huyệt: Bác sĩ sử dụng ngón tay cái hoặc phần mu khớp đốt 2 và 3 của ngón tay trở, ngón giữa hoặc khuỷu tay, ấn thẳng gốc vào huyệt, để giảm đau.

7. Vận động khớp

Trong phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp, vận động khớp được sử dụng để bôi trơn cho các khớp và phá vỡ tổ chức xơ dính, mở rộng phạm chi chuyển động, hạn chế các triệu chứng tái phát.

Kỹ thuật vận động: Bác sĩ sử dụng một tay cố định phía trên khớp, một tay vận động khớp theo tầm vận động bình thường. Trong trường hợp khớp bị hạn chế vận động, cần thận trọng và chú ý phạm vi vận động để tránh chấn thương.

Quy trình xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

Quy trình xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp như sau:

  • Thăm khám ban đầu, xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe liên quan của người bệnh
  • Người bệnh được hướng dẫn nằm hoặc ngồi, tùy thuộc vào vị trí và khu vực bị tổn thương
  • Tiến hành bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

Sau khi thực hiện bấm huyệt, người bệnh sẽ được đề nghị nghỉ ngơi tại chỗ và theo dõi phản ứng của cơ thể. Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp theo thể bệnh

Tùy theo các thể bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các kế hoạch bấm huyệt, xoa bóp khác nhau, chẳng hạn như:

  • Thể phong nhiệt thấp tí: Tác động lên các huyệt Phong trì, Phong môn, Khúc trì, Hợp cốc, Huyết hải, Túc tam lý, A thị huyệt
  • Thể thất nhiệt thương âm: Tác động lên các huyệt Khúc trì, Phong trì, Phong môn, Huyết hải, A thị huyệt, Hợp cốc, Túc tam lý, Tâm âm giao, Thái khê
  • Thể đàm ứ ở kinh lạc: Bấm các huyệt Phong môn, A thị huyệt, Đại chùy, Hợp cốc, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Phong long, Túc tam lý, Huyền chung
bấm huyệt chữa viêm đa khớp dạng thấp
Bấm huyệt chữa viêm đa khớp dạng thấp theo chỉ định của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất

Vị trí các huyệt cần tác động:

  • A thị huyệt: Là các vị trí tại vùng khớp ấn vào thấy đau.
  • Khúc trì: Huyệt nằm tại đầu ngoài nếp gấp khuỷu, khi gấp cẳng tay và cánh tay.
  • Phong trì: Huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm ngay sau gáy.
  • Phong môn: Huyệt nằm ở mỏm gai D2 đo ra 1.5 thốn.
  • Hợp cốc: Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ.
  • Huyết hải: Huyệt nằm ở mé trong đầu xương bánh chè, đo lên hai thốn.
  • Đại chùy: Huyệt ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cổ số 7 hoặc trên đốt sống lưng thứ nhất.
  • Tam âm giao: Huyệt nằm cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay.
  • Túc tam lý: Huyệt thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách củ lồi xương chày trước một khoát ngón tay.

Tác dụng phụ khi xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

Mặc dù xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp là phương pháp an toàn và hiệu quả, tuy nhiên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Choáng váng
  • Vã mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Sắc mặt nhợt nhạt
  • Mạch đập nhanh

Trong trường hợp này, thầy thuốc sẽ ngừng bấm huyệt, tiến hành ủ ấm, cho bệnh nhân uống nước chè ấm, lau mồ hôi và để bệnh nhân nghỉ ngơi. Sau khoảng 15 – 30 phút, người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn.

Bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp thường an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên, người bệnh có sức khỏe kém, căng thẳng tinh thần hoặc dễ bị kích động, hồi hợp cần trao đổi với thầy thuốc trước khi thực hiện thủ thuật.

Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

Để phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Cần kiên trì thực hiện xoa bóp bấm huyệt theo chỉ định của thầy thuốc.
  • Không thực hiện phương pháp tại nhà. Việc tác động lên các huyệt không đúng cách có thể dẫn đến đau nhức nghiêm trọng và nhiều tai biến khác.
  • Không thực hiện xoa bóp bấm huyệt nếu đang có tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tinh thần khác. Cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc chống đông máu và tránh lo âu quá mức trước khi xoa bóp bấm huyệt.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và duy trì vận động trong quá trình bấm huyệt để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Phụ nữ mang thai và người có các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như tiểu đường, cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi bấm huyệt. Đôi khi bấm huyệt có thể gây co thắt tử cung và ảnh hưởng đến thai nhi.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động. Kiên trì thực hiện phương pháp theo chỉ định của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua