Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Thoái Hoá Đốt Sống Lưng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Người bệnh có thể áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng để giảm nhẹ tình trạng. Sự tác động nhẹ nhàng và khéo léo giúp thư giãn xương khớp và cơ lưng, giảm đau và co thắt. Đồng thời giúp khắc phục cứng khớp và xoa dịu cơn đau, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng
Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng, nguyên tắc và các lưu ý an toàn

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả không?

Xoa bóp và bấm huyệt là hai liệu pháp thường được dùng để thư giãn, điều trị các cơn đau và bệnh cơ xương khớp, trong đó có thoái hóa đốt sống lưng. Xoa bóp sử dụng lực tác động vừa phải và khéo để tác động vào các nhóm cơ, xương, khớp, mô mềm và một số huyệt đạo. Điều này giúp giảm đau và thư giãn.

Trong khi đó bấm huyệt chủ yếu tác động vào huyệt đạo để thư giãn, đả thông kinh mạch, thư giãn và điều trị các triệu chứng của bệnh. Bấm huyệt thường được thực hiện cùng với xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị.

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng có thể mang đến một số lợi ích sau:

Theo Y học hiện đại

  • Thư giãn các đốt sống lưng bị thương, dây thần kinh xung quanh
  • Giảm đau nhức và cứng khớp
  • Tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng đốt sống
  • Hỗ trợ giải nén dây thần kinh, trị đau thần kinh tọa
  • Trị tê bì, đau lưng do thoái hóa, mỏi cơ, thoát vị đĩa đệm, vận động sai tư thế hoặc gắng sức
  • Giảm căng cơ lưng
  • Hỗ trợ phục hồi khả năng vận động linh hoạt và phạm vi cho vùng lưng bị thương
  • Phục hồi đường cong sinh lý của cột sống, cải thiện tư thế
  • Thư giãn, cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ
  • Kiểm soát căng thẳng và tăng khả năng tập trung
  • Tăng miễn dịch
  • Giải độc gan, chữa thận yếu, tăng cường chức năng của thận.
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau nhức, thư giãn
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau nhức, thư giãn, hỗ trợ giải nén dây thần kinh, tăng phạm vi vận động

Theo Y học cổ truyền

  • Đả thông kinh mạch
  • Cân bằng âm dương, lưu giữ khí tốt
  • Khắc phục những rối loạn trong cơ thể
  • Điều hòa tạng phủ
  • Đuổi ngoại tà
  • Thông kinh hoạt lạc, điều hòa dinh vệ
  • Giảm đau nhức.

Với những tác dụng và lợi ích nêu trên, người bệnh có thể thường xuyên xoa bóp bấm huyệt để thư giãn và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống lưng. Tuy nhiên liệu pháp này cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn. Đặc biệt cần tác động vào đúng vị trí huyệt để tránh gây những tổn thương khác.

Đối tượng nên xoa bóp bấm huyệt

Nên xoa bóp bấm huyệt khi thoái hóa đốt sống lưng gây ra những vấn đề sau:

  • Đau lưng
  • Tê bì chân tay
  • Đau nhức xương khớp lan rộng
  • Đau thần kinh tọa do dây thần kinh bị chèn ép
  • Giãn dây chằng lưng hoặc căng cơ lưng
  • Co cứng cơ
  • Đau cơ
  • Căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn hoặc mất ngủ
  • Cứng khớp ở lưng, hạn chế khả năng và phạm vi vận động
  • Tuần hoàn máu kém.

Chống chỉ định

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng không phù hợp với những bệnh nhân có các vấn đề sau:

  • Chấn thương cột sống, đụng dập dây chằng, khớp hoặc/ và cơ
  • Gãy xương
  • Loãng xương nghiêm trọng
  • Ung thư xương
  • Giãn tĩnh mạch
  • Động kinh hoặc có trạng thái thần kinh không ổn định
  • Dễ chảy máu, bầm tím hoặc mắc những vấn đề về máu khác
  • Sốt cao
  • Có bệnh lý về da với các biểu hiện ở lưng (chẳng hạn như loét, viêm da, nhiễm nấm)
  • Bệnh tim phổi nặng (chẳng hạn như suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, suy tim…)
  • Đang dùng thuốc điều trị rối loạn chảy máu hẹp mạch máu
  • Bệnh lý do nội tiết
  • Bệnh ngoại khoa (viêm vòi trứng, viêm ruột thừa, thủng dạ dày…)
  • Bệnh lao.

Ngoài ra phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh.

Không xoa bóp bấm huyệt cho người bị chấn thương cột sống
Không xoa bóp bấm huyệt cho người bị chấn thương cột sống, đụng dập dây chằng, khớp và cơ

Nguyên tắc xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng

Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng để đảm bảo điều trị an toàn và hiệu quả. Cụ thể:

  • Xoa bóp bấm huyệt đúng kỹ thuật: Dùng lực tác động vừa phải để tránh gây đau. Đồng thời tác động vào đúng huyệt đạo.
  • Xác định tư thế của người bệnh: Nằm sấp, thả lỏng toàn thân, tránh căng thẳng.
  • Kiểm tra vùng huyệt: Trước khi thực hiện, xác định đúng vị trí huyệt bằng cách day nhẹ nhàng để tìm huyệt, ấn vào huyệt khoảng 20 giây.
  • Chú ý đến biểu hiện: Theo dõi tình trạng trong suốt quá trình xoa bóp bấm huyệt. Nếu bị đau nhiều hoặc có biểu hiện bất thường, cần điều chỉnh lực tác động và kỹ thuật cho phù hợp.
  • Thời gian xoa bóp: Mỗi ngày xoa bóp bấm huyệt 1 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Mỗi đợt từ 10 – 15 lần.

Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng

Đối với cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng, cần thực hiện đúng kỹ thuật, tác động với lực vừa phải và đúng vị trí. Dưới đây là những hương dẫn giúp điều trị an toàn và hiệu quả:

1. Xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống lưng

Xoa bóp thường được thực hiện trước động tác bấm huyệt để tăng hiệu quả điều trị. Dùng lực phù hợp tác động lên lưng, đặc biệt là những vùng có đốt sống bị thương. Lặp lại các động tác xoa bóp từ 2 – 3 lần.

+ Trước khi xoa bóp

Chuẩn bị:

  • Dầu massage
  • Đệm có độ cứng vừa phải
  • Khăn bông.

Tư thế bệnh nhân:

  • Nằm sấp trên giường với đầu xoay qua một bên hoặc cuộn khăn bông và đặt dưới trán
  • Thả lỏng toàn bộ cơ thể, duỗi thẳng tay và chân
  • Hơi thở đều, thoa dầu massage ở vùng lưng đau trước khi xoa bóp.

+ Trong khi xoa bóp

Thực hiện xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống lưng với những động tác sau:

Động tác 1: Xát

Động tác này yêu cầu người thực hiện xoa bóp dùng gốc bàn bàn tay, mô ngón tay cái hay mô ngón tay út (phần thịt của bàn tay, dưới ngón tay cái/ út) để xát lên da.

Thực hiện động tác xát giúp làm nóng vùng lưng, tăng lưu thông khí huyết, giảm đau
Thực hiện động tác xát giúp làm nóng vùng lưng, tăng lưu thông khí huyết và giảm đau

Tác dụng:

  • Động tác xát trong xoa bóp giúp giãn cơ, làm nóng vùng lưng, giảm đau và tăng lưu thông máu.

Cách thực hiện:

  • Xát dọc lưng từ trên xuống dưới
  • Xác ngang từ trái qua phải và ngược lại
  • Thực hiện trong 3 phút.

Động tác 2: Xoa

Khi xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng, cần thường xuyên thực hiện động tác xoa. Ở động tác này, cần dùng gốc bàn bàn tay, vân ngón tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út xoa đều trên da theo chuyển động tròn.Thực hiện với lực vừa phải, di chuyển nhẹ nhàng và mềm mại.

Tác dụng:

  • Tăng tuần hoàn máu tại chỗ
  • Giảm co thắt và đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Thư giãn
  • Khắc phục cứng khớp, tăng tính linh hoạt và phạm vi vận động.

Cách thực hiện:

  • Đặt gốc bàn tay của hai tay lên vùng bị đau
  • Thực hiện xoa đều theo chuyển động tròn
  • Xoa đều ở vùng bị đau, lan sang các vị trí khác
  • Xoa đều từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái sang phải
  • Lặp lại 2 – 3 lần.

Động tác 3: Miết

Động tác miết làm cho một bên da căng lên và một bên da trùng xuống. Miết hết vùng lưng đau để cải thiện tình trạng.

Miết hết vùng lưng đau giúp thư giãn, xoa dịu cơn đau
Miết hết vùng lưng đau giúp thư giãn, xoa dịu cơn đau và các triệu chứng khác của thoái hóa đốt sống lưng

Tác dụng:

  • Thư giãn
  • Giảm căng cơ, đau cơ và đau nhức xương khớp
  • Tăng lưu thông máu tại chỗ
  • Tăng vận động và phạm vi cho vùng lưng đau, hạn chế cứng khớp.

Cách thực hiện:

  • Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da của người bệnh, tay di động và kéo căng da
  • Miết ngang mỗi bên lưng, bắt đầu từ cột sống sang mỗi bên
  • Miết dọc từ lưng trên xuống lưng dưới theo kinh bàng quang
  • Miết hết lưng
  • Lặp lại động tác 2 lần.

Vị trí kinh bàng quang:

  • Nhánh ngoài của kinh bàng quang là bờ trong xương vai.
  • Nhánh trong của kinh bàng quang là phần chia đôi khoảng cách giữa xương sống và bờ trong xương vai.

Động tác 4: Day

Dùng gốc bàn tay hoặc mô ngón tay cái/ út day lên vùng bị đau. Khi day, da lưng của bệnh nhân và tay của người thực hiện phải dính và di chuyển cùng nhau.

Tác dụng:

  • Cắt giảm cơn đau
  • Khu phong, thanh nhiệt
  • Tăng lưu thông máu
  • Giảm sưng đỏ
  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng
  • Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Đả thông kinh mạch.

Cách thực hiện:

  • Dùng gốc bàn tay hoặc mô ngón tay cái/ út ấn xuống da, di chuyển theo đường tròn sao do da lưng dính và di chuyển theo tay
  • Day bắt đầu từ lưng trên xuống lưng dưới, thực hiện ở hai bên của cột sống
  • Lặp lại 2 lần.

Động tác 5: Bóp

Ở động tác bóp, cần dùng đồng thời ngón tay cái, ngón trỏ và ngón đeo nhẫn bóp vào huyệt và kéo thịt lên một chút. Khi thực hiện động tác này nên dùng phần thịt hoặc đốt thứ ba của các ngón.

Không dùng đầu ngón tay, không để thịt và gân trượt phía dưới tay để tránh gây đau rát. Sức bóp có thể nhẹ hoặc mạnh tùy thuộc vào khả năng chịu lực của bệnh nhân.

Phòng ngừa và giảm đau lưng với động tác bóp
Thư giãn cơ và dây thần kinh, phòng ngừa và giảm đau lưng với động tác bóp

Tác dụng:

  • Phòng ngừa và giảm đau lưng do thoái hóa đốt sống lưng, đau cơ
  • Thư giãn cơ và dây thần kinh
  • Đả thông kinh mạch
  • Tăng tuần hoàn máu
  • Cải thiện tâm trạng và tăng chất lượng giấc ngủ.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu từ mông bên phải, bóp dọc lên lưng bên phải và qua hai vai
  • Bóp sang lưng bên trái xuống mông bên trái
  • Lặp lại quy trình 2 lần.

Động tác 6: Lăn

Sau khi kết thúc các động tác nêu trên và bấm huyệt, thực hiện động tác lăn để thư giãn. Có thể lăn nghiêng, lăn ngửa và lăn sấp tùy theo tình trạng.

Tác dụng:

  • Thư giãn xương khớp, cơ, dây thần kinh, mô mềm và huyệt đạo
  • Giãn cơ, tạo cảm giác dễ chịu
  • Hỗ trợ trị đau lưng.

Cách thực hiện:

  • Lăn nghiêng: Lăn tay ở bên cạnh cột sống.
  • Lăn sấp: Lăn lên lưng bằng đốt bàn ngón tay.
  • Lăn ngửa: Lăn đều lên từng vị trí của lưng bằng mu bàn tay.

2. Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng

Sau khi kết thúc quá trình xoa bóp, xác định các huyệt đạo và dùng lực vừa phải để tác động. Thông thường cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng tác động vào những huyệt đạo sau:

Huyệt Đại trường du

Bấm huyệt Đại trường du giúp điều trị đau lưng, đau thần kinh tọa, chứng co giật cơ lưng, đau xung quanh rốn. Ngoài ra tác động vào huyệt này còn giúp cải thiện tiêu hóa, chữa táo bón, kiết lỵ, liệt phần chân.

Xác định huyệt:

Phía dưới của gai đốt sống thắt lưng thứ tư, sang ngang khoảng 1,5 thốn là huyệt Đại trường du. Huyệt này ngang với huyệt Yêu dương quan. Có hai huyệt nằm ở hai bên cột sống.

Huyệt Đại trường du
Huyệt Đại trường du có tác dụng điều trị co giật cơ lưng và các chứng đau như đau lưng, đau thần kinh tọa

Cách thực hiện:

  • Dùng ngón cái day ấn đồng thời hai huyệt Đại trường du với lực vừa phải
  • Day ấn từ 1 – 2 phút.

Huyệt Thận du

Huyệt Thận du có tác dụng cân bằng và điều hòa thận khí, ích thận, trị viêm thận, giảm đau nhức lưng, hỗ trợ gân cốt khỏe mạnh.

Xác định huyệt:

Huyệt Thận du là vị trí đo từ gai đốt sống thắt lưng số hai sang ngang 1,5 thốn.

Cách thực hiện:

  •  Bấm vào huyệt Thận du bằng ngón tay cái
  •  Dùng lực vừa phải, liên tục trong 2 phút
  • Nếu tự bấm huyệt, hãy ngồi thẳng và ôm eo bằng hai tay sao ngón tay cái ấn vào huyệt đạo.

Huyệt Đốc du

Tác động với lực vừa phải vào huyệt Đốc du giúp giảm đau lưng trên, giảm đau cứng vùng vai gáy, trị vẹo cổ. Ngoài ra huyệt này còn có tác dụng đưa kinh khí vào mạch dốc, đả thông kinh mạch, thư giãn và tăng tuần hoàn máu.

Xác định huyệt:

Vị trí của huyệt Đốc du ngay tại hai bên xương sống, dưới gai đốt sống lưng thứ 6, ngang sang bên 1,5 thốn.

Huyệt Đốc du
Bấm vào huyệt Đốc du giúp giảm đau lưng trên, đau cứng vùng vai gáy và chữa chứng vẹo cổ

Cách thực hiện:

  • Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt Đốc du trong vòng 20 giây
  • Vừa bấm huyệt vừa day nhẹ để thư giãn.

Huyệt Hoàn khiêu

Tác dụng của huyệt Hoàn khiêu gồm thông kinh lạc, tiêu khí trệ. Vì thể tác động vào huyệt này có thể giúp giảm đau thần kinh tọa, đau lưng dưới, viêm và đau khớp háng.

Xác định huyệt:

Huyệt Hoàn khiêu nằm ngay tại vùng mông, ở vị trí 1/3 ngoài đoạn nối từ mấu chuyển xương đùi đến khe xương cùng khi nằm nghiêng. Điểm tiếp xúc giữa mông và gót chân khi co chân lên khi nằm sấp.

Cách thực hiện:

  • Ấn vào huyệt Hoàn khiêu bằng ngón tay cái với lực vừa phải
  • Duy trì trong 2 phút. Ban đầu có cảm giác tê bì ở chân và mông nhưng thường biến mất nhanh.

Huyệt Ủy trung

Khi xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng, không nên quên tác động vào huyệt Ủy trung. Huyệt này có tác dụng khắc phục những cơn đau nhức mỏi ở vùng thắt lưng, tê bì chân tay, đau chân, đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng.

Xác định huyệt:

Huyệt Ủy trung nằm ngay giữa nếp hằn khoeo chân sau đầu gối.

Huyệt Ủy trung
Giảm tê bì, khắc phục các cơn đau nhức mỏi ở vùng thắt lưng bằng cách bấm vào huyệt Ủy trung

Cách thực hiện:

  • Bấm đồng thời hai huyệt Ủy trung ở mỗi bên chân bằng hai ngón tay
  • Day ấn liên tục 50 lần.

Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng

Trước khi tiến hành xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị thoái hóa đốt sống lưng bằng cách xoa bóp bấm huyệt.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị thoái hóa cột sống của bác sĩ chuyên khoa.
  • Xoa bóp bấm huyệt cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Bệnh nhân không tự ý điều trị để tránh gây vấn đề không mong muốn.
  • Tuân thủ nguyên tắc xoa bóp bấm huyệt khi điều trị thoái hóa đốt sống lưng. Điều này giúp đảm bảo an toàn và tính hiệu quả của phương pháp.
  • Xoa bóp bấm huyệt đúng kỹ thuật, xác định và day ấn đúng huyệt đạo.
  • Thả lỏng cơ thể trong suốt quá trình xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh. Không căng thẳng quá mức để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu đau đớn hoặc có biểu hiện bất thường trong hoặc sau quá trình điều trị. Cụ thể:
    • Buồn nôn
    • Mệt mỏi
    • Hoa mắt chóng mặt
    • Choáng váng…
  • Dùng lực tác động vừa phải, phù hợp với ngưỡng chịu đau của bệnh nhân.
  •  Không xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng khi quá no, quá đói, cơ thể mệt mỏi, suy yếu, đổ nhiều mồ hôi, sốt, động kinh hoặc tinh thần không ổn định.
  • Khi bấm huyệt, nên dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái để thực hiện đúng kỹ thuật.
  • Bấm huyệt vuông góc với huyệt đạo để đảm bảo tạo lực cần thiết. Không bấm huyệt quá mạnh để tránh làm tổn thương da và đau đớn.
  • Không lạm dụng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần, khoảng 10 – 20 phút.
  • Xoa bóp bấm huyệt mang đến nhiều lợi ích trong việc giảm đau, thư giãn, tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ chữa trị thoái hóa đốt sống lưng. Tuy nhiên không dùng phương pháp này để thay thế cho những chỉ định khác của bác sĩ.
  • Không tác động lên những vùng da bị viêm loét, nhiễm nấm, vết thương hở hay có các bất thường khác.
  • Không tự ý áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng cho phụ nữ mang thai và người bị loãng xương.
  • Kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt khoa học và luyện tập thể lực vừa sức. Điều này giúp tăng hiệu quả kiểm soát thoái hóa đốt sống lưng.
Kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt luyện tập thể lực
Kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt luyện tập thể lực vừa sức để kiểm soát tốt thoái hóa đốt sống lưng

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống lưng giúp bệnh nhân thư giãn, tăng lưu thông máu, cải thiện giấc ngủ và vận động. Đồng thời giảm đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bì. Tuy nhiên liệu pháp này cần được thực hiện bởi người am hiểu về huyệt đạo, có kinh nghiệm và chuyên môn. Không thực hiện sai kỹ thuật, bấm sai huyệt đạo để tránh phát sinh rủi ro.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua