Vỏ Tôm Có Canxi Không? Ăn Vào Lợi Hay Hại?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phổ biến trong nhiều món ăn. Nhiều người có thói quen sử dụng tôm bao gồm cả vỏ tôm vì quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi. Vây, thực tế vỏ tôm có canxi không và sử dụng vỏ tôm có gây ảnh hưởng gì không? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Vỏ tôm có canxi không
Tìm hiểu thông tin vỏ tôm có canxi không và có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Vỏ tôm có canxi không?

Tôm là một loại thực phẩm bổ dưỡng và phổ biến. Nhiều người dùng cũng cho rằng, vỏ tôm là thành phần chứa nhiều canxi nhất và nên ăn cả vỏ để hấp thụ toàn bộ dưỡng chất từ tôm. Tuy nhiên, trên thực tế, vỏ tôm có canxi không? Đây là thắc mắc của một số người dùng khi sử dụng tôm, đặc biệt người bệnh cần bổ sung canxi từ chế độ ăn uống.

Thịt tôm có hàm lượng protein cao, chứa nhiều canxi, phốt pho, acid béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất trong tôm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, một số bệnh ung thư và củng cố hệ xương khớp.

Vì giá trị dinh dưỡng cao nên tôm thường được sử dụng trong các khẩu phần ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Ngoài ra, một số cha mẹ thường muốn con cái ăn vỏ tôm vì quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi, có thể phòng ngừa tình trạng thiếu canxi ở trẻ.

Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề vỏ tôm có canxi không, các chuyên gia cho biết, vỏ tôm không chứa hoặc chứa cực kỳ ít canxi. Trái với suy nghĩ của nhiều người, cho rằng vỏ tôm cứng là do chứa nhiều canxi. Trên thực tế, vỏ tôm có thành phần chính là kitin, là một dạng polymer tạo nên vỏ cho hầu hết các loài giáp xác.

Vỏ tôm hoàn toàn không chứa canxi như các quan niệm sai lầm. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu là ở thịt tôm, chân và càng. Do đó, người dùng không cần cố gắng tiêu thụ vỏ tôm với hy vọng bổ sung canxi. Ngoài ra, ở trẻ em, việc bắt ép trẻ ăn vỏ tôm có thể dẫn đến biếng ăn, do vỏ tôm cứng, khó nhai và có thể gây tổn thương các mô mềm bên trong khoang miệng. Bên cạnh đó, đôi khi trẻ có thể bị hóc vỏ tôm và dẫn đến các rủi ro khác.

Nhiều người quan niệm ăn vỏ tôm sẽ giúp chắc khỏe xương khớp, hỗ trợ điều trị một số tình trạng đau nhức thông thường. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nếu gặp phải các vấn đề tại xương khớp, bạn nên chủ động liên hệ y tế để có phương án điều trị phù hợp. Thay vì lựa chọn một số loại thuốc tân dược giảm đau nhức tạm thời, người bệnh có thể tham khảo giải pháp điều trị xương khớp kết hợp Đông – Tây y hiệu quả toàn diện của Quân Dân 102. Tận dụng lợi thế của cả hai nền y học, giải pháp này đảm bảo hiệu quả tối ưu, dứt điểm từ gốc đến ngọn mà không gây tác dụng phụ.

Ăn vỏ tôm có tốt không? Lợi hay hại?

Theo phân tích của các chuyên gia, vỏ tôm không chứa hoặc chứa rất ít canxi, do đó việc ăn vỏ tôm gần như không mang lại lợi ích nào, kể cả phòng ngừa thiếu canxi ở trẻ. Trên thực tế, vỏ tôm tương đối khó tiêu (do kitin tạo nên vỏ ở các loài giáp xác). Trong các trường hợp hệ thống tiêu hóa kém, việc tiêu thụ vỏ tôm có thể gây chướng bụng, khó chịu và đào thải toàn bộ vỏ tôm qua phân mà không thể phân hủy.

Thành phần vỏ tôm
Ăn vỏ tôm có thể gây khó tiêu và biếng ăn ở trẻ em

Ở trẻ em, việc tiêu thụ vỏ tôm có thể dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như biếng ăn do vỏ tôm khó nhai, hóc vỏ tôm do khả năng nhai kém, tổn thương khoang miệng do các cạnh cứng của vỏ. Ngoài ra, đôi khi nhai vỏ tôm trong thời gian dài có thể gây tổn thương răng, mòn chân, tổn thương nướu và một số vấn đề nha khoa khác.

Vì vậy việc cố gắng tiêu thụ vỏ tôm là điều không cần thiết.

Có nên ăn vỏ tôm không?

Mặc dù vỏ tôm không chứa canxi, tuy nhiên vỏ tôm cũng có chứa một số khoáng chất, chẳng hạn như protein tương tự như keratin. Điều này có nghĩa là ăn vỏ tôm đúng cách không gây hại cho cơ thể, trừ trường hợp người bệnh bị dị ứng với tôm.

Vỏ tôm không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, do đó những người có thói quen hoặc sở thích ăn vỏ tôm có thể sử dụng mà không cần lo lắng về các tác động không mong muốn.

Khi được nấu chín đúng cách, vỏ tôm có thể rất thơm và ngon miệng. Cụ thể, tôm bao gồm vỏ có thể được nướng chín, thêm vào nước dùng canh hoặc kho. Ngoài ra, luộc và chiên cũng là một cách chế biến vỏ tôm phổ biến. Tuy nhiên khi luộc, các thành phần trong tôm có thể tan vào nước dùng và khiến tôm mất hương vị.

Một số vấn đề cần biết khi ăn tôm

Tôm là món ăn phổ biến và có nhiều cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh thắc mắc vỏ tôm có canxi không, người dùng cũng cần nhận biết một số thông tin khác, chẳng hạn như:

1. Đuôi tôm có ăn được không?

Đuôi tôm có thành phần chính là vỏ và có thể sử dụng tương tự như vỏ tôm. Điều này có nghĩa là đuôi tôm hoàn toàn có thể ăn được, nhưng không chứa canxi.

2. Chân tôm có ăn được không?

Tương tự như đuôi và vỏ tôm, chân tôm có thể ăn được, nhưng cũng không chứa canxi và bất cứ thành phần dinh dưỡng nào khác. Tuy nhiên khi nấu chín chân tôm thường rất giòn và dẫn đến cảm giác thú vị vị ăn. Nếu được chế biến đúng cách, chân tôm có thể là một món ăn phụ ngon và an toàn, trừ trường hợp dị ứng tôm.

3. Đầu tôm có ăn được không?

Đầu tôm là thành phần đặc biệt và có cấu tạo tương đối khác với các phần còn lại của cơ thể. Đầu là một khoang rỗng, bên ngoài có vỏ cứng, bên trong chứa nhiều bộ phận chính của cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và cả hệ thống bài tiết.

có bầu tháng đầu ăn tôm được không
Đâu tôm có chứa nhiều chất bẩn và chất độc, do đó không nên tiêu thụ

Tôm cũng là động vật ăn tạp, nguồn thức ăn đa dạng, bao gồm tảo, côn trùng, giáp xác, ấu trùng của ký sinh trùng và cả xác động thực vật thối rữa.

Như vậy có thể thấy, đầu tôm thường chứa nhiều chất bẩn, bao gồm cả trứng của ký sinh trùng. Việc tiêu thụ đầu tôm có thể dẫn đến nhiều rủi ro, bao gồm nhiễm giun sán.

Hơn nữa, đầu là bộ phận chứa chất thải của tôm, bao gồm các kim loại nặng, như asen (thạch tín). Do đó, tiêu thụ đầu tôm có thể gây ngộ độc, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Đối với, phụ nữ mang thai ăn nhiều đầu tôm có thể dẫn đến nhiễm độc, dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai.

Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, đầu tôm là bộ phận không nên sử dụng để tránh các rủi ro liên quan.

4. Tôm có tốt cho sức khỏe không?

Tôm được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thịt tôm chứa có một số lợi ích sức khỏe, như protein và khoáng chất. Các chuyên gia cho biết tôm có giá trị dinh dưỡng ngang bằng với thịt gà.

Tuy nhiên, một số cách chế biến tôm, chẳng hạn như nấu với nhiều bơ, mỡ động vật và dầu, có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, theo khuyến cáo, luộc hoặc hấp, là cách tốt nhất để không gây thay đổi chất dinh dưỡng của tôm và không gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên một số người có thể bị dị ứng với tôm hoặc không dung nạp tiêu hóa với tôm. Trong trường hợp này người dùng cần tránh tiêu thụ tôm để bảo vệ sức khỏe.

Thực phẩm bổ sung canxi

Vỏ tôm không chứa canxi như nhiều người vẫn lầm tưởng. Do đó, người bị thiếu canxi có thể bổ sung canxi trong chế độ ăn uống, thông qua các nguồn thực phẩm lành mạnh khác, chẳng hạn như:

thực phẩm giàu canxi cho người già
Canxi có thể bổ sung dễ dàng thông qua chế các nguồn thực phẩm an toàn và lành mạnh
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai và sữa chua, được xem là các loại thực phẩm lành mạnh với hàm lượng canxi cao.
  • Các loại hạt, bao gồm hạt chia, hạt vừng và hạt cần tây đều giàu canxi,  protein và chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe.
  • Cá mòi và cá hồi đóng hộp bao gồm các xương nhỏ có thể ăn được, chứa khoảng 35% nhu cầu canxi mỗi ngày. Các loại cá nhiều dầu này cũng cung cấp protein chất lượng cao và axit béo omega 3, rất tốt cho tim mạch, não bộ và da.
  • Hạnh nhân là loại hạt có hàm lượng canxi cao nhất trong các loại hạt, chiếm khoảng 8% nhu cầu hàng ngày. Hạnh nhân cũng giàu chất xơ, protein, chất béo lành mạnh, magie, mangan và vitamin E, rất tốt cho huyết áp và các bệnh chuyển hóa khác.
  • Rau có lá màu xanh sẫm, chẳng hạn như rau cải xanh, rau bina và cải xoăn, có hàm lượng canxi cao, chiếm khoảng 1/4 nhu cầu hàng ngày.
  • Đậu phụ là một nguồn protein và canxi lành mạnh đối với hầu hết các khẩu phần ăn. Đậu phụ chế biến cũng có hàm lượng canxi cao, có chiếm khoảng 86% nhu cầu hàng ngày chỉ trong một cốc khoảng 126 gram.
  • Quả sung tươi và khô cung cấp khoảng 241 mg canxi trong 1 cốc nhỏ. Sung cũng là một chất chống oxy hóa, giàu chất xơ và tốt cho người bị táo bón.
  • Khoai lang giàu canxi, kali, vitamin A và C. Một củ khoai lang lớn có thể cung cấp khoảng 68 mg canxi.
  • Đậu bắp có thể cung cấp khoảng 82 mg canxi trong một chén nhỏ. Ngoài ra, đậu bắp cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như protein, chất xơ, sắt và kẽm.

Canxi là một khoáng chất quan trọng và có thể bổ sung dễ dàng thông qua chế độ ăn uống. Do đó, người dùng không cần cố gắng tiêu thụ vỏ tôm với hy vọng bổ sung canxi, vì vỏ tôm chứa cực kỳ ít hoặc không chứa canxi. Thậm chí tiêu thụ vỏ tôm có thể gây khó tiêu, chán ăn và một số rủi ro liên quan khác.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề vỏ tôm có canxi không hoặc khi cần bổ sung canxi, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

CHUYÊN GIA Y TẾ ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN BẢO VỆ SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP

CTA

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua