Viêm Xương Mu Là Tình Trạng Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm xương mu là tình trạng viêm xương không do nhiễm trùng xảy ra ở khớp xương mu giao cảm. Bệnh xảy ra khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau nhức âm ỉ tại vùng háng và bụng dưới, đau nhói khi vận động, đặc biệt là khi chạy, nhảy. Ngoài ra bệnh còn làm mất tính linh hoạt ở vùng bẹn.

Viêm xương mu
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xương mu, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và hướng dẫn phòng ngừa

Viêm xương mu là gì?

Viêm xương mu (đau xương mu khớp háng) là một tình trạng viêm xương không do nhiễm trùng. Bệnh xảy ra khi bệnh nhân lạm dụng xương khớp quá mức khiến mặt trước của xương chậu tại khớp xương mu giao cảm bị ảnh hưởng và chấn thương. Ngoài ra bệnh lý này cũng có thể là biến chứng thường gặp sau những thủ thuật xâm lấn vào xương chậu hoặc do căng thẳng quá mức dẫn đến gãy xương cùng cuối của xương chậu.

Trong giải phẫu học, khớp xương mu giao cảm tiếp nối với xương chậu bằng cách kết hợp với hai trong số các xương chính của nó và được tạo thành từ dịch khớp, bao khớp, sụn và xương mu (đây cũng là một phần của xương chậu). Khi mắc bệnh, những đầu xương của mu từ từ tiêu biến hoặc tái hấp thu.

Nguyên nhân gây viêm đau xương mu khớp háng

Phần lớn trường hợp viêm xương mu không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh có thể xảy ra khi bệnh nhân lạm dụng khớp xương quá mức khiến mặt trước của xương chậu tại khớp xương mu giao cảm bị ảnh hưởng dẫn đến chấn thương.

Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra bởi những nguyên nhân dưới đây:

  • Căng thẳng quá mức trong lao động và thể thao dẫn đến gãy xương cùng cuối của xương chậu. Trường hợp này được gọi là bệnh giao cảm xương mu.
  • Căng thẳng lặp đi lặp lại hoặc căng thẳng quá mức do các hoạt động mạnh khiến khớp xương mu giao cảm phản ứng với căng thẳng và dẫn đến viêm.
  • Căng thẳng lặp đi lặp lại của những cơn bám vào xương chậu và khớp xương mu giao cảm.
  • Trong thời kỳ tiền kháng sinh, viêm xương mu là biến chứng thường gặp sau những thủ thuật xâm lấn vào xương chậu. Điển hình như phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, phẫu thuật tiết niệu…
Nguyên nhân gây viêm xương mu
Viêm xương mu xảy ra  do căng thẳng lặp đi lặp lại hoặc căng thẳng quá mức dẫn đến gãy xương cùng cuối của xương chậu

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương mu

Những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương mu, bao gồm:

  • Có tiền sử bong gân hoặc chấn thương xương mu trước đó
  • Điều kiện thể chất kém, bao gồm cả tính linh hoạt và sức mạnh
  • Tiền sử viêm xương mu
  • Những mô thể thao yêu cầu vận động mạnh và nhảy lặp đi lặp lại. Thường gặp ở những vận động viên chạy hàng rào, vận động viên chạy cự ly, vận động viên cử tạ, vận động viên khúc côn cầu trên băng…
  • Những mô thể thao yêu cầu người chơi đá lặp đi lặp lại, điển hình như đá bóng
  • Có tiền sử chấn thương hông
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Hông căng cứng hoặc mất tính chuyển động
  • Tiền sử phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, phẫu thuật tiết niệu, phẫu thuật bàng quang, phẫu thuật phụ khoa
  • Mang thai và sinh con. Nguyên nhân là do quá trình chuyển dạ kéo dài làm tăng áp lực và khiến cơ xương chậu căng thẳng. Cuối cùng dẫn đến viêm. Tuy nhiên tình trạng này thường giảm dần mà không cần điều trị
  • Chấn thương nhẹ lặp đi lặp lại
  • Chấn thương nặng
  • Rối loạn thấp khớp
  • Đau vùng chậu
  • Luyện tập quá mức hoặc mắc lỗi trong thời gian luyện tập: Mang giày tập không vừa vặn; tăng thời gian luyện tập thể dục hoặc tăng cường độ luyện tập quá nhanh; tập thể dục sau một thời gian dài nghỉ ngơi; tập thể dục trên bề mặt cứng hoặc trên mặt đất không bằng phẳng
  • Kém hiệu quả về cơ sinh học: Mất cân bằng và chiều dài chân; mất cân bằng cơ bắp; cơ săn chắc, cứng ở mông, bẹn và hông; cơ chế đi bộ hoặc chạy bộ kém; bị lỗi cơ ở bàn chân và cơ thể, bệnh nhân bị rối loạn dáng đi

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm xương mu

Để nhận biết bệnh viêm xương mu, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:

  • Đau nhức và sưng ở khu vực bị viêm
    • Sưng kèm theo cảm giác đau nhức và khó chịu ngay tại phía trước của vùng xương chậu
    • Đau nhức âm ỉ ở háng. Đau thường tăng lên theo thời gian. Cơn đau có thể lan rộng đến đùi trong, bụng dưới hoặc kéo dài đến bẹn
    • Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân đau nhói và khó khăn khi cử động. Đau nhiều hơn khi đá, chạy, nhảy, đổi hướng hoặc xoay một chân, leo cầu thang, đột ngột thay đổi hướng khi đang chạy, ra khỏi xe hơi, đứng lên hoặc thực hiện một số hoạt động sinh hoạt thường ngày khác
    • Đau nhiều hơn hoặc đau nhói như điện giật khi kéo căng (nhất là khi kéo căng đùi và chân) hoặc khi co đùi và chân
    • Cơn đau có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại và đứng thẳng của người bệnh.
  • Yếu khi đá hoặc uốn cong chân
  • Tính linh hoạt ở vùng bẹn mất đi hoặc giảm rõ rệt
  • Có cảm giác mềm khi dùng tay sờ tại vùng viêm
  • Xuất hiện bất thường trên phim chụp X-quang nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
Viêm xương mu gây đau nhức nghiêm trọng và sưng ở khu vực bị viêm
Viêm xương mu gây đau nhức nghiêm trọng và sưng ở khu vực bị viêm, mất tính linh hoạt ở vùng bẹn…

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm xương mu

Bệnh viêm xương mu gây đau nhức nghiêm trọng, giảm độ linh hoạt của vùng bẹn, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt. Nếu sớm điều trị, bệnh và các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Ngược lại, những trường hợp chủ quan và không điều trị kịp thời, bệnh viêm xương mu có thể gây ra nhiều vấn đề dưới đây:

  • Bệnh nhân mất khả năng vận động
  • Không thể tiếp tục luyện tập ở các vận động viên
  • Yếu cơ, teo cơ.

Đối với phụ nữ mang thai và sinh con, viêm xương mu thường tự thuyên giảm sau khi nội tiết tố trong cơ thể được ổn định, các dây chằng chắc khỏe trở lại. Vì thế phụ nữ sau sinh có thể không cần phải sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.

Bệnh viêm xương mu được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh viêm xương mu được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể qua chẩn đoán hình ảnh.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Tình trạng chấn thương và viêm xương mu có thể được nhận biết thông qua một số kiểm tra dưới đây:

  • Kiểm tra tiền sử mắc bệnh, thói quen sinh hoạt và những bộ môn thể thao đang chơi
  • Kiểm tra triệu chứng đau, xác định vị trí (sờ trực tiếp qua xương mu) và đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau
  • Dùng tay sờ kiểm tra triệu chứng sưng hoặc mềm tại vùng viêm
  • Kiểm tra tính linh hoạt ở vùng bẹn
  • Kiểm tra đánh đi và đánh giá khả năng vận động của bệnh nhân

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật sẽ được chỉ định với mục đích chẩn đoán xác định và phân biệt viêm xương mu với những bệnh lý khác. Cụ thể:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang là kỹ thuật đầu tiên được thực hiện để kiểm tra sự mở rộng và những bất thường ở vùng xương chậu và khớp xương mu giao cảm. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xác định tình trạng gãy xương, thoái hóa khớp. Đồng thời chẩn đoán phân biệt với những vấn đề liên quan đến tăng/ giảm mật độ xương và những bất thường ở khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ (MRI) cung cấp hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn về xương, khớp và các mô mềm. Từ đó xác định những vấn đề xảy ra ở xương dưới sụn, xương chậu, khớp xương mu giao cảm. Đồng thời đánh giá chính xác mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính (CT) có độ nhạy cao hơn so với chụp X-quang thông thường do kỹ thuật này có thể cung cấp hình ảnh đa mặt phẳng. Vì thế CT có thể giúp bác sĩ chuyên khoa dễ dàng hơn trong việc xác định những bất thường ở khớp, xương và mô mềm (bao gồm cả sụn, dây chằng, mạch máu) ở những góc khuất hoặc những vị trí khó phát hiện nhất. Điều này giúp chẩn đoán bệnh lý và đề ra hướng điều trị thích hợp.
  • Siêu âm: Mặc dù không được dùng phổ biến nhưng siêu âm có thể được chỉ định với mục đích kiểm tra sự dày lên của bao khớp, sự hình thành của u nang và sự thay đổi thứ phát của những cơ dẫn phụ lân cận ( nhất là abdominis trực tràng và dây dẫn dài). Ngoài ra phẫu thuật này cũng được chỉ định với mục đích loại trừ tình trạng thoát vị.
  • Quét xương: Đối với kỹ thuật này, một lượng nhỏ chất phóng xạ sẽ được tiêm vào tĩnh mạch tại khu vực tổn thương. Ngay sau đó kỹ thuật viên tiến hành quét vùng mu để kiểm tra những bất thường. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được yêu cầu quét xương trước và sau khi tiêm chất phóng xạ. Kết quả quét xương có tiêm chất phóng xạ có độ chính xác rất cao.
  • Chẩn đoán và điều trị tại chỗ bằng cortisone/ thuốc tê: Nếu những kỹ thuật nêu trên đưa ra kết quả chẩn đoán không rõ ràng, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng cortisone hoặc thuốc gây tê cục bộ tiêm trực tiếp vào khu vực có nghi ngờ bị ảnh hưởng. Kỹ thuật này được thực hiện với mục đích vừa xác định chẩn đoán vừa điều trị. Trong một số trường hợp, tiêm cortisone/ thuốc tê sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của phương pháp soi huỳnh quang. Sự thuyên giảm của các triệu chứng sau khi tiêm có thể góp phần xác định chính xác bệnh lý.
Chụp X-quang
Chụp X-quang với mục đích kiểm tra sự mở rộng và những bất thường ở vùng xương chậu và khớp xương mu giao cảm

3. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm xương mu được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

  • Phù tủy xương
  • Ung thư xương
  • Thoái hóa khớp háng
  • Trật khớp háng
  • Gãy xương (bao gồm gãy xương chậu, gãy cổ xương đùi do căng thẳng…)
  • Đau dây thần kinh hông
  • Đau cột sống thắt lưng
  • Viêm tủy xương
  • Thoát vị bẹn gián tiếp
  • Thoát vị bẹn trực tiếp
  • Đau xương mu do chơi thể thao

Phương pháp điều trị viêm xương mu

Bệnh viêm xương mu được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, điển hình như sử dụng thuốc, chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi và phẫu thuật khi cần thiết. Mục đích chính của quá trình điều trị gồm cải thiện triệu chứng, kiểm soát tình trạng tái phát của bệnh và tăng cường khả năng vận động cho bệnh nhân.

1. Sử dụng thuốc

Đa số bệnh nhân bị viêm xương mu đều được hướng dẫn dùng thuốc kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và vật lý trị liệu phù hợp để điều trị bệnh.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm xương mu gồm:

  • Thuốc giảm đau

Paracetamol hoặc một số loại thuốc giảm đau khác sẽ được sử dụng trong thời gian đầu điều trị viêm xương mu. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt và duy trì khả năng vận động cho bệnh nhân.

  • Thuốc giảm đau gây nghiện

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, đau không thuyên giảm sau 3 ngày dùng Paracetamol, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện để khắc phục cơn đau. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn và với liều dùng thích hợp.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) điển hình như Ibuprofen có tác dụng giảm đau và giảm viêm tại khớp xương mu giao cảm. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị viêm từ nhẹ đến trung bình. Đối với những trường hợp nặng hơn cần tiêm Corticosteroid.

Ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve) là những thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng. Thuốc này nên được sử dụng thận trọng cho người lớn tuổi và những bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.

  • Tiêm Corticosteroid

Tiêm Corticosteroid được chỉ định cho những trường hợp nặng và không có đáp ứng tốt với những loại thuốc nêu trên. Thuốc này có tác dụng giảm đau và giảm viêm hiệu quả, giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh viêm xương mu. Đồng thời hỗ trợ duy trì khả năng vận động cho người bệnh.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể được tiêm trực tiếp Corticosteroid vào khớp hoặc tiêm dưới hướng dẫn của phương pháp soi huỳnh quang.

Tiêm Corticosteriod
Tiêm Corticosteroid cho những trường hợp nặng, không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau và kháng viêm thông thường

2. Vật lý trị liệu

Song song với việc dùng thuốc, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu. Phương pháp này có tác dụng điều chỉnh sự mất cân bằng và những bất thường của cơ bắp xung quanh xương mu, kéo căng và tăng cường cơ vùng chậu, cải thiện sự linh hoạt của bẹn.

Bên cạnh đó vật lý trị liệu còn có tác dụng giảm đau và phòng ngừa đau tái phát, phục hồi chức năng, thư giãn cơ, tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho xương khớp. Điều này giúp người bệnh dễ dàng hơn khi đi lại hoặc tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

3. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc dưới đây có thể giúp bạn giảm đau một cách rõ rệt:

  • Nghỉ ngơi và giảm hoạt động

Nghỉ ngơi là một trong những biện pháp góp phần cải thiện viêm xương mu và các triệu chứng một cách hiệu quả. Bởi bệnh lý này thường phát triển do bệnh nhân vận động quá sức khiến khớp xương mu giao cảm chịu nhiều áp lực và căng thẳng kéo dài dẫn đến chấn thương.

Theo các chuyên gia, trong quá trình điều trị viêm xương mu, người bệnh không nên chơi những môn thể thao đòi hỏi chạy, nhảy lặp đi lặp lại, khuân vác vật nặng hoặc lao động gắng sức để tránh tạo áp lực cho vùng chậu.

Ngoài ra người bệnh nên nằm nghỉ ngơi khi cơn đau xuất hiện. Lúc này các cơ bắp xung quanh xương mu và vùng chậu sẽ được thư giãn, giảm áp lực lên các khớp và giảm đau. Tuy nhiên để phòng ngừa cứng khớp, bạn nên tránh nằm bất động trên giường suốt 48 tiếng đồng hồ.

  • Chườm đá

Nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm đá có thể giúp người bệnh gây tê, giảm sưng, giảm viêm và cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên áp dụng 15 phút/ lần, không nên chườm quá lâu hoặc sử dụng đá chườm trực tiếp lên vùng xương mu để tránh làm tổn thương.

Để chườm đá, người bệnh cần bọc vài viên đá trong túi chườm hoặc miếng vải sạch, sau đó áp lên khu vực bị tổn thương. Thực hiện mỗi 3 – 4 giờ một lần.

Chườm đá
Chườm đá có tác dụng gây tê, giảm sưng, giảm viêm và cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu
  • Chườm nóng

Biện pháp chườm nóng giúp kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn xương, khớp và mô mềm. Đồng thời giúp giảm đau viêm và đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương. Để thực hiện biện pháp này, bạn có thể sử dụng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc túi ấm áp lên vùng xương mu.

Biện pháp chườm nóng nên thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc khi có cơn đau xuất hiện. Mỗi lần chườm nóng trong 20 phút.

  • Xoa bóp

Hãy dùng một ít dầu nóng hoặc tinh dầu tràm trà xoa lên vùng xương mu. Sau đó dùng lực từ bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp, di chuyển đều tay tại khu vực bị tổn thương theo chiều kim đồng hồ. Biện pháp này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu về khớp xương tổn thương, rút thời gian phục hồi.

Ngoài ra xoa bóp với dầu nóng còn giúp người bệnh giảm đau hiệu quả, cải thiện tình trạng sưng, viêm, thư giãn khớp xương và cơ. Từ đó giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động và linh hoạt hơn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

4. Bài tập cho bệnh nhân bị viêm xương mu

Thông thường sau quá trình vật lý trị liệu, bệnh nhân bị viêm xương mu sẽ được hướng dẫn luyện tập tại nhà để kiểm soát triệu chứng, phục hồi, duy trì khả năng vận động và phòng ngừa tái phát.

Một số bài tập thường được áp dụng gồm:

Bài tập Adductor stretch

Bài tập Adductor stretch chủ yếu tác động vào các cơ phụ nằm bên trong đùi. Bài tập này giúp cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ. Đồng thời tăng cường sức khỏe và hỗ trợ xương mu.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng lưng, hai tay thả lỏng theo thân mình, hai chân dang rộng hơn chiều rộng vai
  • Cúi người sang trái, lưu ý giữ thẳng chân phải sao cho tạo cảm giác căng ở chân này
  • Giữ nguyên tư thế từ 10 đến 15 giây
  • Thả lỏng cơ thể, từ từ trở về vị trí ban đầu
  • Thực hiện tương tự với bên chân còn lại
  • Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần cho mỗi bên.
Bài tập Adductor stretch
Bài tập Adductor stretch tác động vào các cơ phụ nằm bên trong đùi, giúp cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ

Bài tập cải thiện cơ bụng ngang

Bài tập tác động trực tiếp vào cơ bụng ngang giúp ổn định khung xương chậu, tăng sức cơ và phòng ngừa viêm xương chậu tái phát.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn
  • Thực hiện co cơ bụng tương tự như đang kéo rốn hướng về phía cột sống. Lưu ý không nâng lồng ngực, ngoài cơ bụng nên giữ cho các cơ còn lại được thư giãn
  • Giữ nguyên tư thế từ 5 đến 10 giây
  • Thả lỏng cơ thể, trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 3 đến 5 lần.

Lưu ý an toàn

  • Không nên thực hiện những bài tập nêu trên khi còn đau.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật ít khi được chỉ định trong điều trị viêm xương mu. Tuy nhiên phương pháp này sẽ được xem xét nếu bệnh nhân có một trong những vấn đề dưới đây:

  • Thất bại trong điều trị bảo tồn, các triệu chứng vẫn xảy ra sau ít nhất 6 tháng điều trị
  • Bệnh nhân bị tổn thương xương mu ở mức độ nặng và cần được phẫu thuật để điều chỉnh
  • Bệnh nhân không thể hoặc không muốn từ bỏ các hoạt động gây căng thẳng. Trường hợp này phổ biến ở những vận động viên.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và mục đích điều trị, người bệnh sẽ được áp dụng những phương pháp sau:

  • Phẫu thuật làm sạch khớp, đồng thời loại bỏ mô có sẹo hoặc bị viêm
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp
  • Nội soi cắt đốt sống mu
Phẫu thuật
Phẫu thuật chữa viêm xương mu khi thất bại trong điều trị bảo tồn, các triệu chứng vẫn xảy ra sau ít nhất 6 tháng điều trị

Biện pháp phòng ngừa viêm xương mu

Nguy cơ viêm xương mu có thể giảm đáng kể khi người bệnh áp dụng một trong những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thận trọng trong lao động, tránh chấn thương ở vùng hông và xương chậu. Đồng thời hạn chế vấp, ngã, trượt hoặc căng thẳng lặp đi lặp lại
  • Hạn chế tham gia vào những bộ môn đòi hỏi chạy/ chảy/ đá nhiều hoặc lặp đi lặp lại.
  • Tránh vận động quá sức, mang vác vật nặng, đột ngột kéo dài thời gian luyện tập hoặc thay đổi cường độ tập luyện.
  • Điều trị dự phòng ở những bệnh nhân thực hiện thủ thuật xâm lấn vào xương chậu.
  • Điều trị dứt điểm các chấn thương hoặc những bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm xương mu.
  • Duy trì thói quen vận động và luyện tập với những bài tập đơn giản để duy trì chức năng và sức mạnh của xương chậu và hông. Đồng thời tăng tính linh hoạt và độ bền cho các cơ và xương khớp. Những bộ môn tốt cho hông và vùng xương chậu như đạp xe, yoga, đi bộ, bơi lội…
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, thực phẩm giàu canxi, axit béo omega-3, vitamin và các gia vị chứa hoạt chất chống viêm (nghệ, gừng, tỏi). Tránh tiêu thụ những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm như thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều gia vị, chất béo, thực hiện chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn và chứa chất bảo quản…
  • Không nên hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
  • Những vận động viên đá banh, chạy hàng rào, chạy cự ly, vận động viên cử tạ, vận động viên khúc côn cầu trên băng… cần xây dựng khối cơ và tăng cường sức mạnh của chúng trước khi cơ thể hoàn toàn trưởng thành. Ngoài ra bạn cần tránh luyện tập quá mức hoặc mắc lỗi trong thời gian luyện tập để phòng ngừa chấn thương.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không lao động gắng sức, đặc biệt là khi mang thai.
Duy trì thói quen vận động và luyện tập
Duy trì thói quen vận động và luyện tập để tăng tính linh hoạt, duy trì chức năng và sức mạnh của các cơ, xương chậu và hông

Nhìn chung, viêm xương mu gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Nếu nghỉ ngơi và áp dụng các phương pháp giảm đau phù hợp, người bệnh có thể sớm khôi phục khả năng vận động và lao động. Ngược lại những trường hợp chậm trễ có thể gây tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi. Do đó người bệnh được khuyên nên đến bệnh viện và điều trị ngay khi cơn đau xuất hiện.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua