Viêm ổ răng khô (viêm xương) là gì? Cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm ổ răng khô là vấn đề phát sinh sau khi nhổ răng, đặc biệt là răng số 8. Tình trạng này có thể gây đau đớn dữ dội và cần được can thiệp bởi nha sĩ để tránh các rủi ro liên quan.

Viêm ổ răng khô
Viêm ổ răng khô xảy ra khi cục máu đông bị bong ra sau khi nhổ răng

Viêm ổ răng khô là gì?

Viêm ổ răng khô hay viêm xương ổ răng là một tình trạng răng miệng phổ biến, xảy ra sau khi nhổ răng vĩnh viễn ở người trưởng thành, đặc biệt là ở răng khôn.

Thông thường sau khi nhổ răng, một cục máu đông sẽ được hình thành tại vị trí nhổ răng. Cục máu này đóng vai trò bảo vệ xương bên dưới răng và các dây thần kinh ở ổ răng. Cục máu đông cũng là nền tảng để phát triển xương mới và các mô mềm sau khi nhổ răng.

Viêm ổ răng khô là tình trạng xuất hiện khi cục máu đông tại vị trí nhổ răng không phát triển hoặc bong ra, tan ra trước khi vết thương lành. Điều này khiến các xương tiếp xúc với các dây thần kinh bên dưới ổ răng, dẫn đến đau đớn dữ dội. Cơn đau có thể lan tỏa đến một bên khuôn mặt và gây tê liệt khu vực bị ảnh hưởng.

Ổ răng khô có thể chứa đầy các mảnh vụn thức ăn, điều này khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm ổ răng khô, cơn đau thường bắt đầu xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi nhổ răng.

Viêm ổ răng khô là biến chứng sau khi nhổ răng phổ biến, khoảng 2 – 5% người nhổ răng gặp tình trạng này. Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện bằng thuốc giảm đau và các liệu pháp chăm sóc nha khoa khác.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm ổ răng khô

Các triệu chứng chính khi bị viêm ổ răng khô là tăng cảm giác đau đớn và có mùi hôi trong miệng. Thông thường tình trạng đau và sưng sau khi nhổ răng có thể thuyên giảm trong một tuần. Tuy nhiên, đối với người bị viêm ổ răng khô, cơn đau có thể bắt đầu trong 1 – 3 ngày sau khi nhổ răng và nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Cơn đau do viêm ổ răng khô có thể bao phủ toàn bộ bên trong khoang miệng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến tai, mắt, thái dương hoặc cổ của người bệnh. Người bệnh cũng cực kỳ nhạy cảm với các loại đồ uống lạnh do các mô mềm và dây thần kinh bị lộ ra ngoài.

Triệu chứng viêm ổ răng khô
Đau đớn dữ dội là dấu hiệu viêm xương ổ răng phổ biến nhất

Ngoài ra, nếu nhìn vào khuôn miệng đang mở trong gương, người bệnh có thể nhìn thấy hốc răng khô, thậm chí là xương bên dưới răng.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Mất một phần hoặc toàn bộ cục máu đông tại vị trí nhổ răng, người bệnh có thể cảm thấy được ổ răng khô hoặc nhìn thấy thông qua gương
  • Nhìn thấy xương bên dưới ổ răng
  • Có vị khó chịu trong miệng

Đến gặp nha sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng viêm ổ răng khô. Đau và khó chịu ở một mức độ nhất định là bình thường sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, đau đớn nghiêm trọng hoặc không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau thông thường, có thể là dấu hiệu của các vấn đề cần được điều trị y tế.

Nguyên nhân gây viêm ổ răng khô

Hiện tại nguyên nhân chính dẫn đến viêm ổ răng khô vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Ổ răng bị nhiễm vi khuẩn sau khi nhổ răng
  • Chấn thương tại vị trí phẫu thuật do cá nhổ răng khó hoặc răng khôn mọc lệch
Viêm huyệt ổ răng có mủ
Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ viêm xương ổ răng

Các yếu tố nguy có gây viêm ổ răng khô:

  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá: Các hóa chất trong thuốc lá hoặc các dạng dẫn chất nicotine khác có thể làm chậm hoặc ngăn cản quá trình làm lành vết thương và khiến vết thương nhiễm khuẩn. Ngoài ra hút thuốc lá cũng có thể làm cục máu đông tan ra nhanh hơn.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có nồng độ estrogen cao, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và dẫn đến viêm ổ răng khô.
  • Thực hiện các bước chăm sóc sau khi nhổ răng không đúng cách: Không thực hiện các biện pháp chăm sóc sau khi nhổ răng theo hướng dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ viêm xương ổ răng.
  • Đã từng viêm ổ răng khô trong quá khứ: Nếu trước đây người bệnh đã từng viêm ổ răng khô, nguy cơ viêm xương ở răng sẽ phát triển trong lần nhổ răng tiếp theo.
  • Nhiễm trùng răng hoặc nướu: Nhiễm trùng hiện tại hoặc nhiễm trùng trước khi nhổ răng có thể làm tăng nguy cơ viêm xương ổ răng.

Viêm ổ răng khô có nguy hiểm không?

Theo hiệp hội nha khoa Việt Nam VDA, Trong hầu hết các trường hợp, viêm ổ răng khô có thường kéo dài trong 7 ngày. Cơn đau dữ dội có thể được cảm nhận sau 3 ngày kể từ ngày nhổ răng.

Biến chứng phổ biến nhất của viêm xương ổ răng là khiến vết thương chậm lành. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể bị nhiễm trùng hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Sưng tấy ở nướu răng hoặc bên ngoài má bị ảnh hưởng
  • Nướu đỏ
  • Chảy mủ hoặc máu từ vị trí nhổ răng

Đôi khi nhiễm trùng có thể lan đến xương ổ răng và máu. Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, do đó nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được chăm sóc y tế phù hợp.

Chẩn đoán viêm ổ răng khô

Viêm ổ răng khô có thể được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu điển hình, chẳng hạn như đau đớn dữ dội hoặc sưng ổ răng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các triệu chứng liên quan và quan sát ổ răng để xác định xương có bị lộ hay không.

Đôi khi người bệnh có thể được yêu cầu chụp X – quang khoang miệng để loại trừ các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau, chẳng hạn như nhiễm trùng xương, viêm tủy xương hoặc tình trạng các mảnh nhỏ ở chân răng hoặc xương còn lại sau khi nhổ răng.

Cách điều trị viêm ổ răng khô

Các biện pháp điều trị viêm ổ răng khô thường tập trung vào việc cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Để kiểm soát các triệu chứng viêm xương ổ răng, nha sĩ thường đề nghị một số phương pháp như:

cách điều trị viêm ổ răng khô
Viêm ổ răng khô cần được chăm sóc y tế bởi nha sĩ có chuyên môn
  • Dẫn lưu chất lỏng nhiễm trùng: Việc dẫn lưu chất lỏng ra khỏi ổ răng có thể loại bỏ các mảnh thức ăn thừa, hỗ trợ giảm đau và nhiễm trùng.
  • Băng thuốc: Nha sĩ có thể đặt một băng thuốc hoặc gel vào ổ răng để hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng liên quan khác. Liều lượng và cường độ sử dụng thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên môn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID – aspirin hoặc ibuprofen) có thể cải thiện các cơn đau liên quan đến viêm ổ răng khô. Nếu các loại thuốc giảm đau không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau theo toa.

Sau khi tiến hành các biện pháp điều trị, cơn đau có thể được cải thiện nhanh chóng và biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên người bệnh nên đến tái khám theo hướng dẫn của nha sĩ để được thay băng thuốc và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác.

Các biện pháp xử lý viêm ổ răng khô tại nhà

Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị tại nhà, chẳng hạn như:

1. Súc miệng bằng nước muối

Nha sĩ có thể đề nghị người bệnh súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày. Điều này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn hoặc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng thêm.

Người bệnh có thể hòa tan 1/2 thìa muối vào 230 ml nước ấm, dùng ngậm dung dịch trong 1 phút để làm sạch khoang miệng. Súc miệng bằng nước muối ít nhất 3 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

2. Chườm lạnh và chườm nóng

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, người bệnh nên chườm lạnh để giảm viêm và đau. Ngoài ra, chườm nóng cũng có thể làm dịu cơn đau liên quan đến viêm ổ răng khô.

3. Sử dụng mật ong giảm viêm

Mật ong có thể cải thiện tình trạng viêm, phù nề, đau đớn và khó chịu liên quan đến viêm ổ răng khô. Ngoài ra, mật ong cũng được chứng minh là có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.

điều trị viêm ổ răng khô
Mật ong có thể giảm viêm và cải thiện các triệu chứng viêm ổ răng khô

Để sử dụng hỗ trợ điều trị viêm ổ răng khô, người bệnh có thể cho mật ong nguyên chất vào gạc y tế và đặt trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng. Thay gạc vài giờ mỗi lần nếu cần thiết.

4. Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có thể làm dịu cơn đau ở ổ răng khô và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, tinh dầu này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi sử dụng liệu pháp.

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Phát ban da hoặc kích ứng da
  • Đau nhức
  • Sưng nướu

5. Trà đen

Người bệnh có thể ngâm một túi trà đen trong nước nóng khoảng 5 phút, sau đó vắt hết nước, để nguội và làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh.

Đặt túi trà đen đã được làm lạnh trong khoảng 15 phút lên khu vực bị đau. Dùng nước trà nguội để súc miệng trong vòng 15 phút.

6. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh có thể cho một vài giọt tinh dầu tràm trà lên gạc y tế sau đó đặt lên ổ răng khô. Tuy nhiên, tinh dầu tràm trà có tính sát khuẩn mạnh, do đó, người bệnh có thể pha loãng 1 – 2 tinh dầu với mật ong hoặc trà đen để giảm nguy cơ kích ứng.

7. Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích

Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ viêm xương ổ răng và khiến các triệu chứng trở nên khó điều trị hơn. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng các sản phẩm thuốc lá khi đang điều trị và phục hồi khi bị viêm ổ răng khô.

Các loại thức ăn và đồ uống có thể gây kích ứng, chẳng hạn như thức ăn cay và đồ uống có cồn nên tránh sử dụng để hạn chế cảm giác khó chịu. Người bệnh nên sử dụng thức ăn mềm để hạn chế các mảnh vụn thức ăn rơi vào ổ răng.

Phòng ngừa viêm ổ răng khô

Để phòng ngừa tình trạng viêm ổ răng khô, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

1. Trước khi nhổ răng

Trước khi nhổ răng, người bệnh có thể phòng ngừa nguy cơ viêm ổ răng khô bằng một số lưu ý như:

  • Đến cơ sở nha khoa uy tín có kinh nghiệm khi nhổ răng.
  • Ngừng hút thuốc trước khi nhổ răng, bởi vì thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ viêm xương ổ răng. Cân nhắc trao đổi với bác sĩ về kế hoạch bỏ thuốc lá vĩnh viễn để đảm bảo các vấn đề sức khỏe.
  • Trao đổi với bác sĩ phẫu thuật răng miệng về các loại thuốc kê đơn, không kê đơn hoặc các chất bổ sung đang dùng để giảm thiểu các nguy cơ.

2. Sau khi nhổ răng

Viêm ổ răng khô thường xuất hiện sau khi cục máu đông tại vị trí nhổ răng bị bong ra. Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

phòng ngừa viêm ổ răng khô
Hạn chế sử dụng ống hút sau khi nhổ răng để phòng ngừa viêm xương ổ răng
  • Tránh sử dụng ống hút: Chuyển động lực hút của không khí và cơ má có thể làm tan cục máu đông. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng ống hút trong 1 tuần sau khi nhổ răng.
  • Tránh hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ viêm xương ổ răng cao hơn 12% so với những người khác. Thuốc lá có thể làm tan cục máu đông nhanh chóng. Ngoài ra, các hóa chất có trong thuốc lá cũng có thể gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình chữa lành.
  • Sử dụng thức ăn mềm: Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, người bệnh nên sử dụng thức ăn mềm hoàn toàn, chẳng hạn như cháo hoặc khoai tây nghiền. Tránh ăn súp hoặc thức ăn nóng, vì vì điều này có thể làm bong cục máu đông. Ngoài ra, các loại hạt, thức ăn giòn hoặc các loại thức ăn dính cũng cần tránh sử dụng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng: Giữ vệ sinh răng miệng là một trong những điều quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn có thể gây viêm xương ổ răng. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc răng miệng phù hợp.

Viêm xương ổ răng là tình trạng gây đau đớn nghiêm trọng sau khi nhổ răng. Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ viêm ổ răng khô. Tình trạng này có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như làm sạch ổ răng, sử dụng thuốc bôi hoặc các thủ thuật khác.

Sau khi được điều trị, các triệu chứng viêm xương ổ răng có thể được cải thiện sau vài ngày. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, viêm xương ổ răng có thể được cải thiện sau một tuần.

Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được chăm sóc y tế phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua