Viêm Khớp Răng Là Gì? Biểu Hiện và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp răng có thể dẫn đến viêm xung quanh chân răng gây đau đớn, khó mở miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến viêm chân răng và mất răng. 

viêm khớp răng
Viêm khớp răng có thể dẫn đến đau đớn, khó mở miệng và mất răng

Viêm khớp răng là gì?

Viêm khớp răng còn được gọi là viêm quanh chân răng hoặc viêm chân răng, là tình trạng đặc trưng bởi những ổ viêm tại chỗ hoặc phân bố trong khoang miệng, dẫn đến khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến các hoạt động ăn uống, nói chuyện của người bệnh.

Viêm quanh chân răng khiến nướu bị tổn thương nghiêm trọng, có thể chuyển sang màu đỏ, sưng và chảy máu. Tình trạng viêm có thể nghiêm trọng đến mức hình thành các túi nha chu hoặc giữa nướu và răng. Vi khuẩn sẽ xâm nhập và sinh sôi trong các túi nha chu này, dẫn đến nhiễm trùng bên dưới viền nướu. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại nhiễm trùng. Điều này có thể phá vỡ các mô xương và dẫn đến mất răng.

Viêm khớp răng là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 40% người trên 30 tuổi và khoảng 70% người trên 65 tuổi. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai không đánh răng và không làm sạch răng đúng cách. Tuy nhiên, viêm khớp răng thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi.

Nam giới cũng dễ bị viêm khớp răng hơn, do thường ít chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp hơn khi so với nữ giới.

Viêm khớp răng là tình trạng nghiêm trọng, có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy đau chân răng hoặc viêm nướu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Biểu hiện nhận biết viêm khớp răng

Viêm khớp răng có thể dẫn đến một loạt các biểu hiện ở nướu và răng và các dấu hiệu liên quan khác.

Biểu hiện ở nướu:

  • Chảy máu nướu
  • Nướu trở nên sưng, đỏ và mềm
  • Tụt nướu, là tình trạng nút rụt xuống, làm lộ chân răng và khiến răng có vẻ dài hơn
Bị đau quai hàm gần tai
Sưng và chảy máu nướu là những dấu hiệu phổ biến khi bị viêm khớp chân răng

Biểu hiện ở răng:

  • Răng lung lay, không chắc chắn
  • Răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt và đau
  • Có mủ hình thành xung quanh chân răng
  • Răng trông có vẻ như dài hơn (do nướu bị tụt)
  • Chảy máu chân răng do mạch máu bên dưới răng đang bị sung huyết

Các biểu hiện khác:

  • Hôi miệng
  • Thay đổi khớp cắn (vị trí răng trên và răng dưới không khớp với nhau hoặc thay đổi so với trước kia)
  • Đau đớn hoặc có âm thanh phát ra từ răng khi nhai.

Nguyên nhân gây viêm khớp răng

Sự tích tụ của vi khuẩn bên trong miệng là nguyên nhân chính dẫn đến viêm chân răng.

Bình thường trong miệng sẽ chứa một lượng vi khuẩn vừa đủ và lành mạnh. Tuy nhiên một số loại vi khuẩn có thể trộn lẫn với chất nhầy (do cơ thể sản xuất) và các chất khác. Các chất này sẽ tạo thành mảng bám trên răng. Mảng bám sẽ được loại bỏ thông qua việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hoặc làm sạch răng chuyên sâu định kỳ. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh không đánh răng, mảng bám sẽ cứng lại và hình thành cao răng. Cao răng chỉ có thể được làm sạch chuyên nghiệp thông qua nha sĩ.

Sự tích tự mảng bám và cao răng sẽ dẫn đến viêm nướu. Nếu không được điều trị phù hợp, viêm nướu sẽ trở nên nghiêm trọng và dẫn đến viêm khớp răng.

viêm quanh răng
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm quanh chân răng

Ngoài ra, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp răng, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì thuốc lá có thể gây suy yếu khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Sử dụng thuốc làm giảm khả năng sản xuất nước bọt, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị tăng huyết áp;
  • Di truyền;
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, chẳng hạn như mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai;
  • Mắc các bệnh hạn chế phản ứng của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như ung thư hoặc AIDS. Các tình trạng này có thể dẫn đến viêm khớp răng ở mức độ nghiêm trọng nhất, dẫn đến hoại tử và mất răng.

Bên cạnh đó, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin C và canxi có thể khiến các khớp răng bị suy yếu, dẫn đến viêm khớp. Một số bệnh lý và điều kiện sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm khớp thái dương hàm hoặc bệnh Crohn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng và gây viêm khớp.

Viêm khớp răng có nguy hiểm không?

Viêm khớp răng là tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng. Tuy nhiên vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể và dẫn đến một số bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành, các vấn đề kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường và các bệnh hô hấp.

viêm quanh chân răng
Nếu không được điều trị viêm quanh răng có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn

Ngoài ra, viêm khớp răng cũng có thể dẫn đến một số biến chứng khác, chẳng hạn như:

  • Hoại tử mô mềm xung quanh răng: Tình trạng viêm có thể chuyển thành áp xe ở giai đoạn nặng nếu không người bệnh không có kế hoạch điều trị phù hợp, điều này có thể dẫn đến hoạt tử các tổ chức mô mềm.
  • Hạn chế khả năng mở miệng và nhai: Trong trường hợp viêm khớp răng nghiêm trọng, xương hàm có thể bị ảnh hưởng, gây khó khăn khi nhai hoặc nói chuyện.
  • Biến dạng mặt: Viêm khớp răng có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở khớp thái dương hàm dẫn đến viêm khớp thái dương hàm và biến dạng mặt. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng biến dạng này có thể không phục hồi được.
  • Suy dinh dưỡng: Nếu viêm khớp hàm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến khả năng nhai và ăn uống, có thể khiến người bệnh không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Chẩn đoán viêm khớp răng như thế nào?

Để xác định tình trạng viêm chân răng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra như:

  • Kiểm tra bệnh sử để xác định các yếu tố có thể góp phần dẫn đến viêm khớp răng, chẳng hạn như hút thuốc lá hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể gây khô miệng.
  • Khám khoang miệng để xác định cao răng và mảng bám, đồng thời kiểm tra xem nướu răng có dễ chảy máu không.
  • Đo độ sâu của túi nha chu bằng cách đặt một đầu dò nha khoa vào bên cạnh răng. Nếu độ sâu của túi nha chu sâu hơn 4 mm, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp răng.
  • Chụp X-quang nha khoa để xác định những khu vực mà nha sĩ không thể quan sát bằng mắt thường.

Phương pháp điều trị viêm khớp răng

Kế hoạch điều trị viêm khớp răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bao gồm chăm sóc tại nhà, làm sạch răng và phẫu thuật. Tuy nhiên bất kể áp dụng phương pháp điều trị nào, điều quan trọng là giữ vệ sinh răng miệng sau khi điều trị để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, viêm khớp răng có thể được điều trị bằng các biện pháp như:

1. Chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng với một số biện pháp như:

  • Đánh răng hai lần mỗi ngày, tốt nhất là súc miệng sau bữa ăn chính hoặc các bữa ăn nhẹ;
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và thay bàn chải ít nhất 3 tháng một lần;
  • Cân nhắc sử dụng bàn chải đánh răng điện để loại bỏ mảng bám và cao răng;
  • Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày;
  • Sử dụng nước súc miệng để giảm các mảng bám răng;
  • Sử dụng các dụng cụ làm sạch kẽ răng, chẳng hạn như bàn chải kẽ răng, que nha khoa hoặc các dụng cụ làm sạch kẽ răng chuyên dụng khác;
  • Làm sạch răng chuyên nghiệp thường xuyên hoặc theo lịch trình mà bác sĩ đề nghị;
  • Không hút thuốc lá.

2. Biện pháp tự nhiên

Có một số biện pháp tự nhiên và mẹo dân gian có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp răng. Các biện pháp này thường mang lại hiệu quả cao khi các triệu chứng nhẹ hoặc vừa mới khởi phát.

điều trị viêm khớp răng
Đánh răng với bột nghệ có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và điều trị viêm quanh răng
  • Chườm nóng: Chườm nóng có thể làm giãn các mạch máu, tăng cường khả năng lưu thông và giảm đau nhanh chóng. Người bệnh có thể cho nước ấm vào túi giữa nhiệt sau đó chườm lên vị trí đau. Tuy nhiên những người bệnh bị chảy máu trong khớp không nên áp dụng biện pháp này.
  • Súc miệng với dầu dừa: Dầu dừa có thể hỗ trợ vệ sinh khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh, do đó có thể hỗ trợ điều trị viêm nướu và viêm chân răng. Ngoài ra, súc miệng với dầu dừa cũng có thể làm trắng răng. Sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ để súc miệng trong 15 – 20 phút, sau đó súc miệng lại với nước ấm. Lặp lại biện pháp mỗi ngày.
  • Súc miệng với nước muối: Súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp điều trị viêm nướu và viêm chân răng đơn giản nhưng hiệu quả cao. Nước muối có thể ngăn ngừa vi khuẩn, giảm sưng tấy và hỗ trợ giảm đau. Pha 2 muỗng cà phê muối vào  một cốc nước ấm, dùng súc miệng trong 1 phút. Lặp lại biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Nghệ chữa viêm khớp răng: Nghệ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng hiệu quả cao. Đánh răng với bột nghệ hàng ngày có thể hỗ trợ chống viêm và làm trắng răng. Ngoài ra, pha bột nghệ và vitamin E thành một hỗn hợp sền sệt, dùng để thoa lên răng trước khi đi ngủ cũng có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp răng.
  • Súc miệng với trà xanh: Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, có thể chống lại nhiễm trùng. Trà xanh cũng có chứa axit tannic, có thể giúp giảm đau và viêm. Pha một tách trà đặc trong 10 phút, sau đó dùng để súc miệng trong 5 phút. Lặp lại biện pháp nhiều lần trong ngày.

3. Điều trị y tế

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật để điều trị viêm khớp răng. Các biện pháp bao gồm:

điều trị viêm khớp thái dương hàm
Các trường hợp viêm quanh răng nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro nghiêm trọng
  • Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định để cải thiện các cơn đau tạm thời. Tuy nhiên người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày nên hạn chế hoặc thận trọng khi sử dụng thuốc này để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Thuốc kháng sinh chẳng hạn như rodogyl, naphacogyl, spiramycin fort, là nhóm thuốc kháng sinh chuyên biệt được sử dụng cho răng. Tùy thuộc vào dạng bào chế và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nha sĩ có thể chỉ định liều lượng phù hợp.
  • Thuốc hạ sốt được chỉ định cho trường hợp người bệnh bị sốt.
  • Thuốc giảm đau thần kinh được chỉ định trong trường hợp người bệnh có dị cảm thần kinh mạnh, các loại thuốc thông thường không mang lại hiệu quả điều trị. Liều lượng sử dụng tối đa khoảng 3 viên và bệnh nhân đau thắt ngực không nên sử dụng thuốc này.
  • Làm sạch vôi răng có thể loại bỏ vi khuẩn, cao răng khỏi bề mặt răng để cải thiện cơn đau.
  • Bào láng gốc răng để loại bỏ các vết sần sùi trên bề mặt răng, loại bỏ vi khuẩn gây viêm khớp răng.
  • Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp bệnh nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp thông thường. Tuy nhiên phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng, do đó chỉ được thực hiện ở các trường hợp nghiêm trọng.

Có thể phòng ngừa viêm khớp răng không?

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm khớp răng là thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp và đúng cách, chẳng hạn như:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng hai lần mỗi ngày, hai phút mỗi lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa sau khi vệ sinh răng miệng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm khớp răng.
  • Kiểm tra nha khoa định kỳ: Đến gặp bác sĩ để làm sạch răng sau mỗi 6 hoặc 12 tháng một lần. Nếu có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như bị khô miệng, thường xuyên hút thuốc, người bệnh có thể cần vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.

Viêm khớp răng là tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ mất răng. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua