Viêm Khớp Cổ Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm khớp cổ tay xảy ra khi các sụn khớp bị hao mòn và là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau cổ tay. Tình trạng này cũng có thể gây sưng, cứng khớp và ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau

Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay có thể gây sưng, viêm và đau đớn ở cổ tay

Viêm khớp cổ tay là gì?

Viêm khớp cổ tay xảy ra khi các sụn khớp bị phá hủy, khiến các xương ma sát với nhau. Điều này dẫn đến đau, cứng khớp và hạn chế hoạt động của cổ tay. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Mất sức mạnh ở tay
  • Sưng cổ tay
  • Có âm thanh lách cách hoặc tiếng nứt khi chuyển động cổ tay

Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau cổ tay và thường phổ biến ở người lớn tuổi. Viêm khớp có thể xảy ra do viêm cấp tính (ngắn hạn) hoặc mãn tính (dài hạn) gây kích ứng các khớp và các mô mềm xung quanh khớp. Ngoài ra, viêm khớp cũng có thể xảy ra sau chấn thương (chẳng hạn như gãy cổ tay) hoặc do di truyền.

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có nhiều nguy cơ bị viêm khớp cổ tay hơn. Theo thời gian, bệnh viêm khớp có thể khiến người bệnh khó bẻ cổ tay hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nếu không được điều trị phù hợp, viêm khớp có thể dẫn đến biến dạng khớp và mất chức năng.

Các loại viêm khớp cổ tay

Có nhiều loại viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến cổ tay. Tuy nhiên trong đó có bốn loại phổ biến bao gồm:

1. Thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm khớp thoái hóa là loại viêm khớp phổ biến nhất. Loại viêm khớp này có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp cổ tay.

Thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của cổ tay

Khi bị thoái hóa khớp, các sụn khớp bị mòn đi và khiến các xương cọ xát với nhau. Điều này dẫn đến cứng khớp và đau đớn. Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp có thể gây biến dạng khớp và hạn chế phạm vi chuyển động của khớp.

Các triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay phụ thuộc vào khớp cụ thể bị ảnh hưởng hoặc các hoạt động thông thường của người bệnh. Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như:

  • Đau cổ tay khi sử dụng tay
  • Cứng khớp, thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng
  • Khó cử động tay
  • Mất sức mạnh ở tay
  • Sưng và đau các khớp ở ngón tay hoặc xung quanh cổ tay

Các yếu tố nguy cơ gây viêm khớp thoái hóa ở cổ tay bao gồm tuổi tác, chấn thương (chẳng hạn như gãy cổ tay), nhiễm trùng và các hoạt động quá mức. Ngoài ra, di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay.

Hiện tại không có cách điều trị tình trạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, thay đổi lối sống và các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để cải thiện các triệu chứng. Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp có thể gây mất khả năng hoạt động ở cổ tay và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng phổ biến, thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, chẳng hạn như các ngón tay, ngón chân và các khớp trung bình, bao gồm cả cổ tay. Khi tiến triển, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của các khớp cổ tay.

Viêm khớp dạng thấp có thể làm hỏng sụn. Khi sụn bị phá vỡ, các xương có thể cọ xát với nhau dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm mất khả năng co duỗi hoặc sử dụng các ngón tay.

Viêm khớp dạng thấp ở cổ tay có thể dẫn đến đau và sưng cổ tay. Ngoài ra, theo thời gian người bệnh có thể hình thành các nốt sần ở gần cổ tay, gây khó chịu và áp lực lên cổ tay, đặc biệt là khi xoay tay.

Ngoài các triệu chứng liên quan đến khớp, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi
  • Giảm cân
  • Sốt nhẹ
  • Yếu cơ

Hiện tại không có cách điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát các triệu chứng, giảm đau, ngăn ngừa các tổn thương và tăng cường khả năng vận động của khớp. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng và các tổn thương vĩnh viễn ở cổ tay.

3. Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến là dạng viêm khớp xảy ra ở những người bệnh vẩy nến trên da. Các triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là khi ảnh hưởng đến cổ tay.

viêm khớp cổ tay phải
Viêm khớp vẩy nến có thể gây đau đớn dọc theo cổ tay và các ngón tay

Các triệu chứng bệnh có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Cứng khớp, đau dọc theo các ngón tay, bàn tay, cổ tay
  • Sưng dọc theo chiều dài của ngón tay
  • Sưng ảnh hưởng đến các khớp giữa của ngón tay
  • Đau ở vị trí gân hoặc dây chằng kết nối với khớp
  • Xuất hiện các vùng da có vảy, có thể gây ngứa ngáy
  • Móng tay rỗ
  • Nhiễm nấm móng tay
  • Hạn chế cử động ở cổ tay

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp vảy nến, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sinh học và các phương pháp khác để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, một số người có thể cần được phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan khác. Trao đổi với các bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Viêm khớp cổ tay sau chấn thương

Viêm khớp cổ tay sau chấn thương là tình trạng phổ biến, xảy ra sau các chấn thương thực thể ảnh hưởng đến khớp. Tình trạng này thường xảy ra do các khớp bị hao mòn khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, té ngã hoặc các tác động khác ảnh hưởng đến cổ tay.

Các chấn thương làm hỏng sụn khớp hoặc xương và thay đổi cơ chế hoạt động của khớp. Điều này đẩy nhanh quá trình hao mòn và dẫn đến viêm khớp.

Các triệu chứng viêm khớp cổ tay sau chấn thương có thể bao gồm:

  • Đau khớp
  • Sưng tấy cổ tay
  • Tích tụ chất lỏng ở khớp
  • Giảm khả năng chịu đựng khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động gây áp lực cho khớp khác

Viêm khớp cổ tay sau chấn thương có thể được cải thiện bằng cách giảm cân, tập thể dục và tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh khớp. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật cho các trường hợp cần thiết.

Các loại viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi. Ngoài ra tình trạng này cũng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay

Các nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm khớp cổ tay bao gồm:

  • Chấn thương cổ tay trong quá khứ: Viêm khớp sau chấn thương xảy khi bề mặt khớp bị mài mòn quá mức hoặc khi sụn khớp bị phá hủy. Điều này thường xảy ra sau khi gãy xương cổ tay. Nếu vết gãy kéo dài đến bề mặt khớp, bề mặt sụn có thể trở nên gồ ghề và dẫn đến viêm khớp.
  • Cổ tay không ổn định: Sau các chấn thương, cổ tay có thể trở nên không ổn định. Điều này gây ảnh hưởng đến chuyển động bình thường của cổ tay, dẫn đến hao mòn sụn khớp và viêm khớp
  • Các bệnh lý liên quan: Một số bệnh lý có thể gây phá hủy sụn khớp hoặc xương và dẫn đến viêm khớp.

Dấu hiệu viêm khớp cổ tay

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp cổ tay phụ thuộc vào loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Viêm khớp dạng thấp thường gây cứng khớp, sưng và đỏ các khớp. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và khó chịu chung. Cụ thể, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:

1. Nhẹ

Với các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc xác định các cơn đau cũng như bất thường ở cổ tay. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát cổ tay khi:

  • Xoay tay nắm cửa
  • Cầm vợt tennis hoặc gậy đánh golf
  • Vặn nắp chai

Những người bị viêm khớp nhẹ cũng có thể cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng. Các triệu chứng có thẻ được cải thiện khi nghỉ ngơi nhưng thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

2. Trung bình

Khi bị viêm khớp cổ tay ở mức độ trung bình, người bệnh thường luôn cảm thấy đau nhói nhẹ ở cổ tay. Các chuyển động tay cũng có thể bị hạn chế và các hoạt động hàng ngày cũng có thể bị ảnh hưởng. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau đớn ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không
Viêm khớp có thể dẫn đến đau đớn và cứng khớp

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp cũng có thể trở nên rõ ràng hơn. Cổ tay có thể bị sưng và mềm khi chạm vào. Ngoài ra, khi chụp X – quang có thể nhận sụn khớp bị tổn thương.

3. Nghiêm trọng

Viêm khớp cổ tay nghiêm trọng có thể gây đau đớn khi người bệnh sử dụng cổ tay. Đối với các trường hợp mãn tính, cơn đau có thể bùng phát và xuất hiện liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi. Phạm vi chuyển động của cổ tay cũng có thể bị ảnh hưởng .

Người bệnh viêm khớp nghiêm trọng có thể cần sử dụng thuốc giảm đau theo toa để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Cơn đau cũng có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và khiến người bệnh có tập trung vào các hoạt động hàng ngày.

Ngoài ra, viêm khớp có thể trở nên nghiêm trọng nếu hình thành các gai xương gây kích thích dây thần kinh bao quanh khớp. Điều này có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay và khiến các ngón tay bị ngứa ran hoặc tê.

Ngoài ra, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bị viêm các ngón tay hoặc các khớp khác ngoài viêm khớp cổ tay. Viêm khớp dạng thấp có xu hướng gây ảnh hưởng đối xứng ở hai bên cơ thể.

Chẩn đoán viêm khớp cổ tay

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm khớp cổ tay bằng cách kiểm tra các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của người bệnh. Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể kiểm tra cơn đau, tình trạng sưng và các dấu hiệu liên quan khác.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra phạm vi chuyển động ở tay để xác định mức độ viêm khớp và các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu xoay cổ tay theo nhiều hướng và cử động các ngón tay để xác định các vấn đề liên quan.

Nếu nghi ngờ viêm khớp, bác sĩ có thể chụp X – quang và xét nghiệm máu để xác định loại viêm khớp có thể mắc phải. Xét nghiệm máu có thể xác định một số loại protein kháng thể và dấu hiệu viêm để loại trừ một số bệnh viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định các tổn thương khớp.

Biện pháp điều trị viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay có thể được điều trị bằng các phương pháp tại nhà hoặc điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị có thể bao gồm:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong các trường hợp viêm khớp cổ tay nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như:

viêm khớp cổ tay phải làm sao
Chườm nóng có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau do viêm khớp
  • Thay đổi lối sống: Các triệu chứng viêm khớp cổ tay có thể được cải thiện bằng cách thay đổi phong cách sống, chẳng hạn như sử dụng đúng kỹ thuật khi nâng và mang vác vật nặng. Ngoài ra, tránh các hoạt động gây tác động lực lên cổ tay có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
  • Nẹp cổ tay: Nẹp cổ tay có thể hỗ trợ các cử động ở cổ tay, giúp người bệnh thực hiện các hoạt động đơn giản và ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng.
  • Chườm nóng: Chườm nóng là một phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả và đơn giản. Người bệnh có thể chườm túi nước ấm lên cổ tay bị tổn thương trong 20 phút mỗi lần để cải thiện các triệu chứng.
  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các tư thế đúng trong công việc hàng ngày để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các chấn thương.

2. Thuốc điều trị

Các loại thuốc điều trị viêm khớp cổ tay thường được chỉ định để cải thiện tình trạng viêm và hỗ trợ giảm đau. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như Aspirin và ibuprofen là thuốc không kê đơn phổ biến có thể được chỉ định để điều trị viêm khớp.
  • Tiêm cortisone: Cortisone là thuốc chống viêm có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp, tuy nhiên tác dụng của thuốc là tạm thời.

3. Phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, viêm khớp cổ tay không cần phẫu thuật. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

viêm khớp cổ tay uống thuốc gì
Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp nghiêm trọng

Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Hợp nhất cổ tay: Phẫu thuật hợp nhất cổ tay được sử dụng để cố định xương cẳng tay và xương ở cổ tay. Sự kết hợp này có thể giảm đau do viêm khớp nhưng sẽ làm mất khả năng vận động linh hoạt ở cổ tay.
  • Cắt bỏ xương: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cắt bỏ một xương ở cổ tay để giảm bớt cơn đau. Phẫu thuật này không gây ảnh hưởng đến chuyển động của cổ tay.
  • Thay thế cổ tay: Phẫu thuật thay thế cổ tay được chỉ định khi tổn thương ở cổ tay nghiêm trọng và không thể phục hồi.

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây và bảo tồn nguyên vẹn cấu trúc xương, không xâm lấn, đa số người bệnh lựa chọn điều trị viêm khớp cổ tay bằng các bài thuốc Y học cổ truyền. Thuốc Y học cổ truyền mang lại hiệu quả điều trị cao, chống tái phát và an toàn.

3. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ viêm khớp cổ tay TÁI TẠO và PHỤC HỒI sụn khớp

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc thảo dược đặc trị viêm khớp cổ tay, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ xương khớp đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa thành tựu đạt được trong công tác sưu tầm và ứng dụng tinh hoa y học dân tộc, trong đó nổi bật là cốt thuốc bí truyền của người Tày cùng hàng chục bài thuốc cổ phương khác.

Được nghiên cứu bài bản, chuyên sâu dưới ánh sáng khoa học cùng kinh nghiệm trị bệnh quý báu từ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, Quốc dược Phục cốt khang hòa quyện tinh hoa y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại đem đến hiệu quả toàn diện. Bài thuốc được kiểm định nghiêm ngặt bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc và được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật trong điều trị viêm đau khớp cổ tay.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu bài bản

Quốc dược Phục cốt khang điều trị tận gốc viêm khớp cổ tay, loại bỏ triệu chứng đau, cứng khớp, ngăn tái phát với cơ chế “3 trong 1”

Quy tụ hơn 50 thảo dược quý được phối chế, gia giảm thành 3 nhóm thuốc riêng biệt, mỗi nhóm thuốc là một mũi tấn công, kết hợp tạo nên chiếc “kiềng 3 chân”:

  • Quốc dược đặc trị viêm khớp: Các vị thuốc ở nhóm này tập trung giải quyết nguyên nhân gây bệnh, đi sâu vào loại bỏ mầm bệnh và cung cấp các dưỡng chất tăng cường phục hồi tổn thương sụn khớp.
  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Tác dụng bổ thận, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, hóa thấp, mạnh gân cốt, giảm đau lưng, mỏi gối.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Các dược chất ở nhóm này làm nhiệm vụ kháng viêm, tiêu độc, khu phong, trừ thấp mạnh mẽ, thanh lọc, giải độc, đào thải độc tố ra ngoài qua tuyến mồ hôi và đường nước tiểu, giúp giảm đau, sưng, nóng, đỏ, cứng khớp hiệu quả.

Sự kết hợp 3 nhóm thuốc cùng một lúc tạo sức mạnh tổng hợp với 3 mũi nhọn TẤN CÔNG trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh – Loại bỏ hoàn toàn triệu chứng đau nhức – Bổ sung chất nhầy và Tái tạo sụn khớp, phục hồi vận động. Tình trạng viêm đau khớp cổ tay sẽ thuyên giảm theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn điều trị căn nguyên gây bệnh: Bài thuốc tăng cường giải độc, tiêu viêm, khu phong, trừ tà. Người bệnh cảm nhận các triệu chứng giảm 20-30% tình trạng bệnh sau 20-30 ngày dùng thuốc.
  • Giai đoạn điều trị triệu chứng: Khi căn nguyên gây bệnh được đẩy lùi, bài thuốc tăng cường kháng viêm, giảm đau, tăng sinh dịch nhầy sụn khớp, kiểm soát 70-80% triệu chứng sưng – nóng – đỏ – đau.
  • Giai đoạn tái tạo sụn khớp, chống tái phát: Ưu điểm nổi bật nhất của bài thuốc là khả năng tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, dứt điểm hoàn toàn triệu chứng. Bài thuốc giúp phục hồi, tái tạo sụn khớp, cải thiện vận động hiệu quả, chống tái phát sau 2-3 tháng dùng thuốc.
Quốc dược Phục cốt khang phục hồi xương khớp theo từng giai đoạn
Quốc dược Phục cốt khang phục hồi xương khớp theo từng giai đoạn

Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 thượng dược xương khớp tốt bậc nhất

Quốc dược Phục cốt khang sở hữu bảng thành phần vàng, 10 vị bổ 10, kết hợp hơn 50 loại thảo dược quý. Trong đó, nhiều vị thuốc được xem là bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam. Một số chủ dược tiêu biểu như: Cây Lịn tưa, Na rừng, Huyết giác, Phòng phong, Cẩu tích, Kha khếp, Mạy vang, Độc hoạt, Thiên niên kiện, Ngưu tất, Hoàng cầm, Hy thiêm, Quế chi, Vương cốt đằng… 

Toàn bộ thảo dược được sử dụng trong bài thuốc đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc gieo trồng và phát triển. Các thảo dược đều đảm bảo sạch 100%, được kiểm nghiệm dược tính nghiêm ngặt. Nhờ vậy, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang CAM KẾT không gây tác dụng phụ, tuyệt đối an toàn, phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng, độ tuổi khác nhau.

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị viêm đau khớp DẬP TẮT sưng – nóng – đỏ – đau

Bảng thành phần sở hữu nhiều bí dược quý hiếm lần đầu tiên được ứng dụng

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thuốc dân tộc, trên 95% bệnh nhân đã điều trị dứt điểm căn bệnh viêm khớp cổ tay chỉ sau 2 – 3 tháng tuân thủ trị liệu theo phác đồ. Kể từ khi bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được ứng dụng vào điều trị viêm khớp cổ tay đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của các bệnh nhân viêm khớp về hiệu quả của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Đông đảo bệnh nhân khắp cả nước thoát khỏi đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Chị Ngọc Bích (Giảng viên ĐH Sư phạm TP HCM) khỏi hẳn viêm khớp nhờ bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

Để được tư vấn chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và lộ trình điều trị viêm khớp cổ tay phù hợp nhất, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc bằng những cách sau đây:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 –  0961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Phòng ngừa viêm khớp cổ tay

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh với một số lưu ý như:

  • Không hút thuốc để hạn chế nguy cơ viêm khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để chống lại tình trạng viêm và cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
  • Hạn chế các chấn thương bằng cách sử dụng dụng cụ bảo hộ khi chơi thể thao và thực hiện các kỹ thuật đúng để tránh tổn thương khớp.
  • Kiểm soát căng thẳng để kiểm soát tình trạng viêm khớp. Người bệnh có thể dành thời gian để thiền định, hít thở sâu hoặc luyện tập thái cực quyền để cải thiện các triệu chứng.

Có nhiều loại viêm khớp có thể ảnh hưởng đến cổ tay. Các dạng viêm khớp thường mãn tính và không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP CỦA BẠN ĐỂ GẶP BÁC SĨ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Tham khảo thêm:

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng

Bình luận

  1. Tạ Trâm says: Trả lời


    Viêm khớp cổ tay do bệnh viêm khớp dạng thấp thì chữa sao.
    Tôi bị cả 2 bên cổ tay nhưng bên phải nặng hơn giờ khó gấp duỗi nên sinh hoạt khó khăn lắm và khổ nhất là đau, bình thường thì đỡ nhưng đợt nào cấp là đau đến mức không dám cử động, dùng qua rất nhiều thuốc rồi không có ăn thua

    1. Trần Cường says: Trả lời


      Mình bị viêm khớp dạng thấp không chỉ mình khớp cổ tay đâu mà cả ở bàn ngón tay và chân, bị bệnh này khổ lắm, đau lâu ngày làm khớp xương khô cứng cong queo hết lại, nói chung đã bị phải viêm khớp dạng thấp thì xác định sống chung cả đời chưa có thuốc chữa đặc trị

    2. Thảo Thanh says: Trả lời


      Bạn đã đến khám ở bệnh viện 108 bao giờ chưa,mẹ tôi bị viêm khớp dạng thấp chữa ở đó đỡ rõ tốt, mấy tháng nay không đau đớn gì nữa, bây giờ chỉ cần điều trị vật lý trị liệu để phục hồi chức năng khớp xương nữa thôi

    3. Tú Anh says: Trả lời


      Bệnh viêm khớp dạng thấp nguyên nhân từ đâu mà ra nhỉ? mình bị đau khớp cổ tay lâu rồi cứ nghĩ do gõ bàn phím nhiều, gần đây đau nặng quá mới đi khám được bác sĩ chuẩn đoán như vậy, giờ đang uống thuốc của bác sĩ kê cũng thấy ổn ổn mà lên đây đọc chia sẻ của mọi người lại thấy lo quá, năm nay mình mới 30 thôi

    4. Lê Hùng Dũng says: Trả lời


      Bệnh này do di truyền đó, nhà tôi mẹ bị rồi đến tôi bị, rất lo con cái sau này cũng bị thì khổ lắm

  2. Nguyễn Tứ Anh says: Trả lời


    Thoái hóa khớp cổ tay liệu có cơ may nào chữa khỏi được không? Tôi bị thoái hóa ở lưng lâu rồi nhưng không ảnh hưởng đến công việc quá nhiều, giờ bị ở cổ tay mỗi lần cử động là đau rồi nghe tiếng lục cục bên trong, công việc của tôi phải viết lách nhiều giờ không biết tính sao

    1. Hoàng Thị Phương says: Trả lời


      Bác thử đến khám ở trung tâm thuốc dân tộc Hà Nội xem thế nào. Tôi điều trị viêm khớp cổ tay thoái hóa ở đây từ năm 2019 và cho đến hiện tại vẫn ổn định. Những bệnh mạn tính như thoái hóa khớp dùng đông y là phương pháp chọn lựa tốt nhất

    2. Thúy Hoàn says: Trả lời


      Tôi đi khám ở rất nhiều nơi, đến đâu bác sĩ cũng nói bệnh thoái hóa không thể chữa khỏi. Bản thân cũng dùng qua rất nhiều thuốc đông y và các loại thực phẩm chức năng từ đông y nhưng cũng chẳng khá hơn là mấy. Nói thật là giờ mất hết hi vọng rồi

    3. Hoàng Quyên says: Trả lời


      Thì đúng là bệnh thoái hóa không thể chữa khỏi vì xương khớp nó đã thoái hóa tổn thương thì không có thuốc nào làm lành được. Mục tiêu chỉ là cố gắng đỡ đau càng lâu càng tốt và tránh không để bệnh biến chứng nặng hơn. Tôi từng điều trị bên trung tâm thuốc dân tộc cách đây 1 năm, hồi đó tôi được bác sĩ cho dùng liệu trình thuốc quốc dược phục cốt khang và kết hợp bấm huyệt châm cứu mỗi ngày. Liên tục như vậy trong 3 tháng triệu chứng đau nhức hết hoàn toàn, khớp cổ tay vận động linh hoạt bình thường, khi cử động cũng không còn tiếng kêu lạch cạch bên trong ổ khớp. Và ổn cái cho đến bây giờ may mắn vẫn chưa tái phát lại, nhưng ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, với bệnh xương khớp thì mọi người cố gắng vận động thể thao hoặc tập các bài tập tại nhà để xương khớp chắc khỏe, hạn chế bệnh tái phát lại. Còn nói thật không phải cứ đông y là tốt, phải biết tìm đúng thầy đúng thuốc nữa.

    4. Nguyễn Thị Dịu says: Trả lời


      Có địa chỉ cụ thể của trung tâm này không? Tôi ở Hà Nội mà trước nay chưa nghe đến trung tâm này bao giờ nhỉ

    5. Như Đoàn says: Trả lời


      Chắc bác ít điều trị đông y chứ trung tâm này khá có tiếng trong mảng đông y đó. Bệnh nhân đến khám ở đây đông lắm, mấy lần đi khám toàn gặp các bác bệnh nhân từ tỉnh lẻ lên đây khám. Tôi theo trung tâm điều trị phải đến 5, 6 năm nay từ năm 2016 bị dạ dày được người quen giới thiệu đến chữa khỏi từ đó bám càng ở đây luôn. Thoái hóa khớp cũng là chữa ở đây. Trung tâm được báo chí đưa tin khá nhiều, bác có thể lên mạng tìm hiểu https://www.tapchidongy.org/trung-tam-thuoc-dan-toc-chua-benh-xuong-khop-co-tot-khong.html . Địa chỉ biệt thự b31, ngõ 70 nguyễn thị định, thanh xuân nhé

    6. Châu Thiện says: Trả lời


      Viêm khớp chấn thương có điều trị ở đây được không ?

  3. Lê Nguyên Hoàng says: Trả lời


    Ai biết bài thuốc nam nào giúp điều trị viêm khớp cổ tay hiệu quả tại nhà không ?

    1. Phạm Chi says: Trả lời


      Dùng thuốc nam thì cũng phải biết nguyên nhân viêm khớp là do đâu, nếu do thoái hóa thì bác dùng ngải cứu hoặc lá lốt sao nóng với muối hạt rồi đắp lên hàng ngày, còn viêm do chấn thương thì dùng lá tướng quân là tốt nhất, nhưng chú ý là không nên đắp vào vết thương hở

    2. Trần Đông Phương says: Trả lời


      Bác dùng nha đam lột vỏ bào thịt nha đam rồi đắp ra bên ngoài khớp, nên đắp vào buổi đêm trước khi đi ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau, tôi từng bị viêm khớp áp dụng cách này rất hiệu quả, 2 tuần là khỏi

    3. Ngọc Linh says: Trả lời


      Bị mức độ nhẹ thì còn có thể dùng các bài thuốc nam tại nhà còn nặng rồi thì các phương pháp này không gánh nổi. Mà những cách này cũng rất khó có thể dứt điểm được bệnh vậy nên khuyên mọi người nên đến bác sĩ điều trị bài bản ngay khi phát hiện bệnh. Như tình trạng của tôi nếu như trên bài nói sẽ được xếp vào mức độ nghiêm trọng, cơn đau rất khủng khiếp và bắt buộc dùng thuốc giảm đau mới cắt được, những phương pháp khác không ăn thua. cũng do tôi ngày xưa điều tự điều trị linh tinh nên bây giờ mới nặng đến vậy

    4. Tuấn Phong says: Trả lời


      Bạn còn đáp ứng với thuốc giảm đau, tôi là dùng thuốc giảm đau liều cao không còn xi nhê gì nữa, có lẽ do dùng nhiều quá sinh nhờn, giờ bác sĩ đang tư vấn sang phương pháp tiêm cortisone, đã ai từng tiêm loại này chưa có gây nguy hiểm gì không

  4. Nguyễn Mai Hân says: Trả lời


    Trẻ em có thể bị viêm khớp cổ tay không? Con nhà em mới 10 tuổi, dạo này cháu rất hay kêu bị đau khớp, mỗi lần cháu học bài phải viết nhiều đều kêu đau, nhìn ngoài khớp thì không có sưng đỏ gì cả

    1. Trần Hoa says: Trả lời


      Tốt nhất cho con đi khám chụp chiếu xem sao. Lên đây hỏi biết đường nào lần

  5. Như Ngọc says: Trả lời


    Nếu khớp đột nhiên sưng đỏ đau và trước đó không hề có va chạm chấn thương thì nguyên nhân do đâu và cách điều trị ntn ?

  6. Nguyễn Tường says: Trả lời


    Tôi bị viêm khớp cổ tay mạn tính, tôi cũng ý thức được bệnh của mình không thể chữa dứt điểm được hoàn toàn nên muốn tìm sang các loại thuốc hỗ trợ dạng như thực phẩm chức năng để uống duy trì hàng ngày, loại nào tốt nhờ mn giới thiệu giúp

    1. Dương Tuấn says: Trả lời


      Thấy phổ biến nhất hiện nay với bệnh xương khớp thì có glucosamin, tôi dùng loại này thấy hiệu quả tốt, không thể dứt hẳn cơn đau nhưng cũng kìm chế phần nào

    2. Thùy Linh says: Trả lời


      Có thể tham khảo những loại này https://ihr.org.vn/thuoc-bo-xuong-khop-10279.html . Tôi thì đang dùng thuốc hoạt huyết phục cốt hoàn, thành phần từ đông y nên uống khá lành. Trước nay tôi lại không hợp với mấy loại thuốc ngoại có lẽ do cơ địa, nhiều người khen tốt nhưn tôi dùng lại chẳng thấy hiệu quả mấy trong khi giá rất đắt

    3. Nguyễn Thu Hoài says: Trả lời


      Tôi đang tìm hiểu thằng ZS của nhật. Ai dùng rồi cho đánh giá cái

  7. Thủy Trần says: Trả lời


    Mẹ mình bị viêm khớp cổ tay khoảng vài năm nay, tái đi tái lại nhiều lần, mình có đưa mẹ đi một số viện lớn như y dược và bạch mai nhưng chỉ đỡ được thời gian ngắn lại bị lại. Mấy nay mẹ mình có xem trên tivi thấy họ giới thiệu thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc và bảo mình đặt mua, cho mình hỏi có cô chú anh chị em nào dùng thuốc này rồi có hiệu quả không ah ?

    1. Lê Thoan says: Trả lời


      Tôi xem trên mạng thấy nhiều người khen tốt đặt mua về uống mà mới được 5 ngày cảm giác còn đau nặng hơn cả khi chưa dùng thuốc, lỡ lấy cả tháng thuốc về một lúc rồi không biết nên uống tiếp hay dừng

    2. An Béo says: Trả lời


      Bạn xem lại chế độ ăn uống sinh hoạt có vấn đề gì không. Tôi dùng thuốc này tuy thời gian tác dụng thuốc chậm mất đến 10 ngày cơn đau mới thuyên giảm nhưng sau đó lại đỡ rất nhanh chứ không có chuyện đau nặng hơn

    3. Bảo Trâm says: Trả lời


      #lêthoan Công thuốc đó, thời gian đầu tôi uống thuốc này cũng bị đau tăng, nhưng chỉ trong 1 tuần là đỡ dần, ban đầu đi khám bác sĩ cũng có nhắc đến tình trạng này rồi nhưng lúc bị vẫn hoảng vội gọi cho bác sĩ điều trị, bác sĩ trấn an không sao, đó là hiện tượng bình thường do thuốc đang tác động vào ổ viêm, không phải ai dùng thuốc cũng bị chỉ khoảng 30-40%, rồi khuyên tôi tiếp tục dùng thuốc , đúng như bác sĩ nói là mấy ngày sau đỡ dần và khỏi hoàn toàn

    4. Lê Công Quang says: Trả lời


      Một liệu trình thuốc dùng có lâu không? Tôi cũng xắng dùng đông y một đợt xem có khá hơn chút nào không mà nghĩ phải sắc thuốc ngại quá, việc bận không có thời gian

    5. Nguyễn Sơn says: Trả lời


      Không có thời gian cố định cho một liệu trình, tùy tình trạng từng người thời gian điều trị sẽ khác nhau. Tôi có lẽ cơ địa đáp ứng thuốc tốt nên có 2 tháng là giải quyết xong xuôi nhưng cũng có người mất đến tận 3, 4 tháng. Thuốc ở đây có cả dạng bào chế sẵn không cần sắc, tôi cũng đang dùng loại này tiện lắm không phải lo

  8. Trần Thị Hương says: Trả lời


    Bá tôi bị thoái hóa khớp cổ tay nặng dùng thuốc không còn tác dụng nữa, bác sĩ có khuyên gia đình nên phẫu thuật cho bá. Nhà đang rối quá không biết nên phẫu thuật không vì tỷ lệ thành công không cao, và nếu có thì nên phẫu thuật ở viện nào tốt nhất ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua