Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay – Điều cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay xảy ra ở quanh gốc ngón tay cái khi bị kích thích hoặc co lại. Tình trạng này gây đau đớn khi nắm chặt hoặc xoay cổ tay và có thể gây ảnh hưởng đến các cử động của tay.

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay xảy ra ở quanh gốc ngón tay cái khi bị kích thích hoặc co lại

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là gì?

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay (De Quervain’s tenosynovitis) xảy ra khi các gân bị cọ xát vào ống cổ tay gây đau đớn ở gốc ngón tay cái và ở cánh tay dưới. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 0.5% nam giới, 1.3% nữ giới và thường phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm gân này chưa được xác định. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ gây cơ bao gồm một số chuyển động lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như làm vườn, chơi golf hoặc chơi các môn thể thao tác động tay, như quần vợt. Ngoài ra, chấn thương và các bệnh viêm khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Việc chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe tổng quát. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến cổ tay, sử dụng thuốc giảm đau và nẹp ngón tay cái. Nếu các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần tiêm steroid hoặc phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Dấu hiệu nhận biết viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm gân này có thể bao gồm:

  • Đau dọc ở mặt sau của ngón tay cái. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần và trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng ngón tay.
  • Sưng và đau ở gốc ngón tay cái. Tình trạng sưng tấy có thể đi kèm theo u nang chứa đầy chất lỏng ở khu vực này.
  • Sưng và đau ở một bên cổ tay, dẫn đến khó cử động hoặc di chuyển cổ tay.
  • Khó cử động ngón tay cái và cổ tay khi đang làm việc liên quan đến động tác nắm hoặc kéo.
  • Có cảm giác không sử dụng hoặc di chuyển ngón tay cái hoàn toàn.

Nếu các triệu chứng không được điều trị hoặc chăm sóc phù hợp, cơn đau có thể lan rộng đến ngón tay cái và cẳng tay. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho người bệnh khi nắm, véo hoặc thực hiện các cử động ở ngón tay, cổ tay. Ngoài ra, đôi khi viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp khác.

Nguyên nhân gây viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Gân là cấu trúc giống như sợi dây để gắn cơ vào xương. Khi cầm, nắm hoặc sử dụng lực ở tay, hai gân ở cổ tay và ngón tay cái sẽ di chuyển nhẹ nhàng ở ống cổ tay. Lặp lại các chuyển động này thường xuyên và kéo dài có thể gây kích ứng vỏ bọc gân, làm gân dày lên, gây hạn chế vỏ bọc của gân.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Chấn thương ở cổ tay hoặc gân
  • Viêm khớp cổ tay, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp
  • Chơi game thường xuyên
  • Tính chất công việc hoặc có sở thích làm vườn và chơi các môn thể thao tác động tay
  • Tính chất công việc thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần
  • Lạm dụng cổ tay
Cách điều trị viêm gân cổ tay
Tính chất công việc thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên có thể tăng nguy cơ gây bệnh

Các yếu tố rủi ro gây viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay bao gồm:

  • Độ tuổi: Những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới từ 8 đến 10 lần.
  • Mang thai: Tình trạng này thường xảy ra ngay sau khi mang thai.
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh: Nâng con lên nhiều lần có liên quan đến việc sử dụng ngón tay cái có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm gân này.
  • Hoạt động lặp lại nhiều lần: Di chuyển tay nhiều lần có thể góp phần dẫn đến tình trạng này.

Ảnh hưởng của viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là tình trạng viêm đơn giản có thể được điều trị bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây khó khăn khi sử dụng bàn tay, cổ tay hoặc hạn chế phạm vi chuyển động tay.

Ngoài ra, đôi khi tình trạng viêm gân này có thể dẫn đến Hội chứng ống cổ tay.

Chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Bác sĩ có thể kiểm tra bàn tay để xác định các cơn đau và áp lực tác động lên mặt ngón tay cái hoặc cổ tay.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh thực hiện xét nghiệm Finkelstein. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách uốn cong ngón tay cái ngang lòng bàn tay. Sau đó uốn cong các ngón tay vào lòng bàn tay để tạo thành một nắm đấm. Động tác này có thể kéo dài gân ở ngón tay và cổ tay. Do đó, người bệnh viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu khi thực hiện động tác này.

Cách xác định mỏm trâm quay
Thử nghiệm Finkelstein được sử dụng để xác định tình trạng viêm mỏm trâm quay

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang để xác định các bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Viêm xương khớp ở khớp xương cổ tay đầu tiên, dẫn đến đau đớn và ảnh hưởng đến hoạt động của tay.
  • Chứng đau tay di cảm (hội chứng Wartenberg), là tình trạng viêm nhánh nông của các dây thần kinh quay, dẫn đến đau đớn khi ấn vào.
  • Hội chứng giao nhau (Intersection syndrome) là tình trạng viêm ở gân cổ tay, gây đau đớn và sưng ở ngón tay.

Điều trị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Mục tiêu của việc điều trị thường bao gồm giảm đau, giảm viêm và tăng cường các cử động của ngón tay cái và ngăn ngừa tình trạng viêm tái phát.

Nếu tiến hành điều trị sớm, các triệu chứng có thể được cải thiện trong 4 đến 6 tuần. Nếu tình trạng này xảy ra khi mang thai, các triệu chứng có thể được cải thiện vào cuối thai kỳ hoặc khi cho con bú.

Tình trạng viêm gân này có thể được được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật để kiểm soát các cơn đau hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

1. Phương pháp không phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp, bệnh được điều trị với các phương pháp không phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm:

điều trị viêm mỏm trâm quay
Nẹp ngón tay có thể hạn chế các hoạt động không cần thiết và cải thiện cơn đau hiệu quả
  • Nẹp cố định ngón tay và cổ tay: Nẹp có thể giữ thẳng ngón tay giúp gân nghỉ ngơi và hạn chế các cử động không cần thiết. Thông thường người bệnh có thể cần đeo nẹp trong vòng 24 giờ một ngày, liên tục 4 – 6 ngày mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Chườm đá: Chườm đá vào khu vực đau có thể giảm viêm, sưng và cải thiện các cơn đau hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen có thể hỗ trợ giảm sưng và đau hiệu quả.
  • Tiêm steroid: Nếu các loại thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid vào lớp vỏ gân để cải thiện các cơn đau. Tiêm steroid có thể mang lại hiệu quả trong 6 tháng và người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn mà không cần điều trị thêm.

Ngoài ra, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tránh sử dụng ngón tay cái lặp lại càng nhiều càng tốt
  • Hạn chế nắm, véo hoặc dùng lực ở ngón tay cái khi di chuyển cổ tay

Người bệnh cũng có thể gặp các nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn các biện pháp điều chỉnh căng thẳng ở cổ tay và ngăn ngừa tái phát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập ở cổ tay, bàn tay và cánh tay để tăng cường cơ bắp, giảm đau và hạn chế các kích ứng đến gân.

2. Điều trị phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giảm đau và sưng.

Phẫu thuật viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là một thủ thuật ngoại trú, thường được thực hiện khi gây tê cục bộ hoặc khi người bệnh sử dụng thuốc an thần nhẹ. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thực hiện một vết cắt nhỏ ở vỏ bọc mà các gân đi qua. Điều này sẽ tạo ra một khoảng trống ở các sợi gân trượt qua lớp vỏ bọc dễ dàng hơn, hạn chế kích ứng, viêm và đau đớn. Mục tiêu của phẫu thuật này là loại bỏ tình trạng viêm và khôi phục phạm vi chuyển động bình thường của cổ tay.

Phẫu thuật viêm mỏm trâm quay cổ tay
Phẫu thuật viêm điều trị viêm mỏm trâm quay được thực hiện khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị một chương trình luyện tập để tăng cường sức mạnh ở ngón tay cái và cổ tay. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung và thời gian mắc bệnh. Trong các trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhiều thời gian để phục hồi.

Phòng ngừa viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Sau khi điều trị, bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi hoạt động gây áp lực đến cổ tay. Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh các hoạt động gây đau có thể giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng sau khi điều trị. Điều quan trọng là người bệnh cần thực hiện lời khuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ tái phát hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hầu hết các trường hợp, viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay có tiên lượng tốt. Nhiều người bệnh không cần phẫu thuật và có thể điều trị bằng cách nẹp ngón tay, sử dụng thuốc chống viêm và nghỉ ngơi hợp lý. Các trường hợp cần phẫu thuật, tỷ lệ phẫu thuật thành công cao.

Mặc dù có tiên lượng tốt, tuy nhiên tình trạng viêm gân này cần được điều trị đúng phương pháp. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý liên quan.

Thông tin thêm: Ngón tay lò xo (viêm gân gấp ngón tay): Thông tin cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua