Người Bị Viêm Cân Gan Chân Chạy Bộ Được Không? Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không là vấn đề chung của nhiều bệnh nhân. Chạy bộ là một môn thể thao tốt cho sức khỏe, giải phóng căng thẳng và cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên bộ môn này là một thử thách đối với những bệnh nhân bị viêm cân gan chân.

Người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không
Tìm hiểu người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không, lưu ý và các cách chạy bộ an toàn

Lợi ích của chạy bộ

Chạy bộ là một hình thức vận động tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. Cụ thể hình thức vận động này có thể mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Duy trì sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim bằng cách thúc đẩy quá trình bơm máu của tim đến các cơ quan khác trong cơ thể
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể
  • Đốt cháy calo, kiểm soát cân nặng, giảm cân ở những người thừa cân béo phì, tránh tạo áp lực lên các khớp xương
  • Giải phóng căng thẳng, thư giãn đầu óc
  • Ngăn ngừa sự phát triển của một số tác nhân gây bệnh và tế bào gốc tự do
  • Kéo dài tuổi thọ ở người chạy bộ mỗi ngày
  • Rèn luyện sức dẻo dai, tăng cường sức khỏe xương khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ và chức năng nhận thức
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh huyết áp, giảm huyết áp

Chính vì những lợi ích nêu trên, các chuyên gia khuyên bạn nên chạy bộ 30 – 45 phút mỗi ngày. Lưu ý không lạm dụng để tránh gây ra những tổn thương cho cơ xương khớp.

Viêm cân gan chân chạy bộ được không?

Chạy bộ là một trong những hình thức vận động mang đến nhiều lợi ích nhất. Vậy người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không? Theo chuyên gia, viêm cân gan chân chạy bộ được không còn phụ thuộc vào tình trạng. 

Cụ thể quá trình vận động cần dựa vào mức độ đau và tổn thương cân gan chân. Nếu viêm nhẹ và đau không quá nghiêm trọng, bệnh nhân bị viêm cân gan bàn chân có thể tiếp tục chạy bộ.

Tránh tăng áp lực lên chân nếu đau nhiều. Tốt nhất nên áp dụng các phương pháp điều trị viêm và kiểm soát triệu chứng để ngăn biến chứng. Người bệnh cần hiểu rằng nếu chưa giải quyết nguồn gốc của những triệu chứng, việc tiếp tục chạy sẽ tạo điều kiện cho những biến chứng trong tương lai.

Người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không còn phụ thuộc vào tình trạng
Người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không còn phụ thuộc vào mức độ đau và tổn thương cơ

Trường hợp có thể chạy

Trên thực tế, chạy bộ là một thử thách đối với bệnh nhân bị viêm cân gan bàn chân. Bởi bệnh lý này là một dạng viêm và rối loạn cơ gan bàn chân, thường do vận động mạnh hay lặp lại liên tục những hoạt động ảnh hưởng đến bàn chân. Tình trạng viêm khiến bệnh nhân đau đớn và khó khăn trong các hoạt động, bao gồm cả việc di chuyển.

Các chuyên gia vật lý trị liệu cho biết, người bệnh có thể tiếp tục chạy nếu cơ gan bàn chân bị viêm ở mức độ nhẹ, đau không nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh nhân cần bắt đầu từ từ và nên có kế hoạch phục hồi chức năng cho chi dưới. Điều này giúp ngăn đau và tổn thương thêm.

Khi bị viêm cân gan chân nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy đau gót chân và vòm bàn chân khi bắt đầu các bài tập. Tuy nhiên cảm giác này có thể nhanh chóng biến mất khi bạn tiếp tục chạy.

Nguyên nhân là do cảm giác khó chịu hình thành bởi tình trạng căng cơ. Người bệnh có thể tiếp tục chạy nếu kết hợp với những bài tập rèn luyện sức căng của bắp chân, sức mạnh của hông và khả năng vận động của cổ chân. Tuy nhiên tuyệt đối không tăng cường độ chạy và tăng khối lượng của bạn.

Trường hợp không nên chạy ngay

Nếu bị viêm cân gan chân nặng, người bệnh cần tránh những hoạt động có tác động mạnh, bao gồm chạy bộ. Bởi điều này có thể khiến những triệu chứng trở nên tồi tệ và kéo dài hơn

Người bệnh cần nghỉ ngơi kết hợp chườm đá, dùng thiết bị chỉnh hình hoặc dùng nẹp vào ban đêm để giảm nhẹ viêm và đau. Ngoài ra người bệnh có thể thực hiện các bài tập kéo giãn thích hợp.

Nếu đau không giảm sau vài ngày chăm sóc, thuốc đặc trị viêm cân gan chânvật lý trị liệu cần được áp dụng. Những phương pháp này giúp trị viêm và giảm đau. Đồng thời phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Khi các triệu chứng được kiểm soát, hãy bắt đầu chạy bộ từ từ.

Tránh chạy bộ và những hoạt động có tác động mạnh khác khi bị viêm cân gan chân nặng
Tránh chạy bộ và những hoạt động có tác động mạnh khác khi bị viêm cân gan chân nặng

Trường hợp cần dừng chạy

Người bệnh cần dừng chạy nếu cơn đau dai dẳng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc buổi tập. Trong trường hợp này, việc chạy bộ có thể gây chấn thương hoặc khiến chúng chuyển động bất thường. Từ đó làm tăng mức độ tổn thương và gia tăng tình trạng viêm nhiễm.

Biện pháp tốt nhất để chạy khi bị viêm cân gan chân

Nếu có kế hoạch luyện tập và bị viêm cân gân bàn chân ở mức độ nhẹ đến vừa, người bệnh cần áp dụng những mẹo thực hành dưới đây để chạy an toàn khi bị viêm cơ gan chân.

1. Điều trị viêm cân gan bàn chân

Để chạy bộ an toàn khi bị viêm cân gan chân, người bệnh cần điều trị tích cực. Cơn đau có thể giảm đáng kể sau vài tháng chăm sóc tại nhà. Những trường hợp đau nhiều gây khó chịu có thể dùng thuốc kháng viêm hoặc tiêm steroid theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên nghỉ ngơi và giảm áp lực lên chân bị thương trong vài tuần. Điều này giúp hạn chế những chuyển động không cần thiết, tránh áp lực làm tăng mức độ đau và tổn thương cơ. Ngoài ra nghỉ ngơi hợp lý giúp mô tổn thương lành lại đúng cách.
  • Chườm lạnh: Bệnh nhân có thể chườm lạnh từ 15 – 20 phút/ lần, vài lần mỗi ngày để giảm viêm va đau. Khi thực hiện, dùng bọc vải chứa túi rau đông lạnh hoặc túi đá áp lên vùng bị đau.
  • Chỉnh hình: Dùng giá đỡ vòm hoặc nẹp chỉnh hình để giảm áp lực lên chân bị thương, áp lực từ trọng lượng được phân phối đều.
  • Nẹp ban đêm: Giữ gân cơ và gân gót chân ở vị trí kéo dài qua đêm bằng cách nẹp chân vào ban đêm. Điều này giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và co duỗi đúng cách.
  • Dùng thuốc kháng viêm: Viêm cân gan bàn chân thường được đề nghị sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Naproxen hoặc Ibuprofen. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa và trị viêm.
  • Tiêm steroid: Tiêm steroid (chẳng hạn như Corticosteroid) được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm cân gan chân nghiêm trọng, đau nhiều và không đáp ứng với thuốc khác. Corticosteroid được tiêm trực tiếp vào vị trí đau nhất để giảm đau và trị viêm. Thuốc giúp khắc phục nhanh triệu chứng. Hiệu quả có thể kéo dài trong vài tháng.

2. Lựa chọn giày thích hợp

Bạn cần lựa chọn một đôi giày vừa vặn, có miếng lót dày, có khả năng hỗ trợ vòm. Điều này giúp nâng đỡ bàn chân của bạn, tránh đau đớn và ngăn tổn thương thêm trong quá trình vận động.

Lựa chọn giày chạy vừa vặn, có khả năng hỗ trợ vòm và nâng đỡ bàn chân trong khi chạy
Lựa chọn giày chạy vừa vặn, có khả năng hỗ trợ vòm và nâng đỡ bàn chân trong khi chạy

Để lựa chọn giày phù hợp, người bệnh cần tham khảo một số vấn đề dưới đây:

  • Xác định mức độ tổn thương cơ gan chân, tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn lựa chọn một đôi giày phù hợp.
  • Giày chạy bộ phải có miếng lót êm ái, dày dặn giúp hỗ trợ vòm chân.
  • Thay giày khi chất lượng và hình dạng giày đang dùng thay đổi. Ngoài ra nên thay giày sau mỗi 400 km.
  • Lựa chọn loại tất phù hợp để tăng khả năng hỗ trợ.

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng dụng cụ chỉnh hình hoặc băng để giảm căng thẳng cho cơ bắp chân và hỗ trợ vòm bàn chân.

3. Kéo giãn hàng ngày

Bệnh nhân bị viêm cân gan bàn chân nên kéo giãn gân gót, cơ bắp chân và mắt cá chân nhiều lần mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn tiếp tục chạy. Các nghiên cứu cho thấy, kéo giãn giúp tăng sức mạnh và độ căng cơ của cơ bắp chân, cải thiện sự dẻo dai, giảm đau và khó chịu. Từ đó giúp giảm mức độ nghiêm trọng của viêm cân gan bàn chân.

Tuân thủ chế độ giãn cơ hàng ngày giúp kiểm soát nhanh tình trạng, bệnh nhân có thể bắt đầu chạy trong thời gian sớm nhất. Ngoài các bài tập kéo căng, hãy duy trì hoạt động của mắt cá chân.

4. Làm ấm

Người bệnh cần khởi động từ 5 – 10 phút để làm ấm cơ thể và chi trước khi bắt đầu chạy. Điều này giúp thư giãn cơ bắp và cơ gan chân, tăng cường độ dẻo dai và sức bền. Ngoài ra khởi động còn giúp tăng lưu thông máu, giảm đau và giảm nguy cơ chấn thương.

Trong khi khởi động, hãy tập trung vào những bài tập kéo giãn và những bài tập kích hoạt các cơ, chẳng hạn như gập hông, kéo giãn gân kheo, squat, kéo giãn bắp chân, xoay cổ chân…

Sau khi làm ấm cơ thể, hãy duỗi chân trong vài phút, tập trung vào vòm chân và vùng gót chân. Điều này có thể tăng tính an toàn khi chạy bộ.

Khởi động từ 5 - 10 phút để làm ấm cơ thể và chi
Khởi động từ 5 – 10 phút để làm ấm cơ thể và chi, tăng dẻo dai và giảm nguy cơ chấn thương khi chạy bộ

5. Chạy bộ đúng kỹ thuật

Để chạy bộ an toàn khi bị viêm cân gan chân, cần đảm bảo chạy bộ đúng kỹ thuật. Bởi điều này có thể tác động tích cực lên vòm chân, gót chân và những dải mô xung quanh. Từ đó ngăn đau và tổn thương trong quá trình chạy.

Hướng dẫn chạy bộ đúng cách:

  • Đánh tay đều theo nhịp của chân, không vượt qua khỏi cơ thể
  • Giữ cho vai thư giãn và hướng vào trong, ngực hướng ra ngoài
  • Chân và bàn chân chuyển động nhẹ nhàng và thoải mái. Không chạy nhanh để tránh tăng áp lực quá mức.

Trong thời gian đầu, nên chạy bộ chậm, bắt đầu nhẹ nhàng. Tăng dần tốc độ chạy và bước tiến ngắn hơn khi gót chân không còn đau nhói. Lưu ý không luyện tập quá mức để tránh tăng tổn thương và tạo cảm giác đau nhói.

6. Thời gian chạy bộ hợp lý

Nên chạy bộ kết hợp đi bộ từ 20 – 30 phút/ buổi, 3 – 4 buổi mỗi tuần. Cần nghỉ ngơi nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau nhói. Ngoài ra nên thường xuyên xen kẽ những bài tập để tránh gây áp lực lên bàn chân.

Người bệnh lưu ý không tăng đồng thời tốc độ và quãng đường chạy. Bên cạnh đó, nên nghỉ ngơi tối thiểu 1 ngày sau khi chạy.

7. Hạ nhiệt cơ thể

Sau khi chạy xong, hãy áp dụng các biện pháp hạ nhiệt cơ thể, chẳng hạn như thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng. Điều này giúp cơ thể hồi phục lại, thư giãn đôi chân, điều hòa nhịp thở và tim của bạn. Đồng thời tránh tạo cảm giác đau khi chạy.

Dưới đây là cách hạ nhiệt cơ thể sau khi chạy:

  • Giảm dần tốc độ khi kết thúc buổi chạy. Sau đó đi bộ trong 5 phút
  • Đạp xe đạp
  • Tập yoga, ưu tiên những bài tập kéo giãn. Chẳng hạn như bài tập căng bắp chân, căng cơ gan chân, kéo căng chân và lưng dưới.

8. Chườm lạnh sau khi chạy

Chườm lạnh 10 – 15 phút sau khi chạy bộ có thể giúp ngăn viêm và đau. Khi thực hiện, dùng túi đá áp lên cơ gan chân của bạn. Người bệnh có thể thử massage bằng chai nước đá để tăng hiệu quả.

Chườm lạnh sau khi chạy
Chườm lạnh vòm chân và gót chân sau khi chạy để ngăn viêm và đau

9. Thêm những buổi đào tạo chéo

Người bệnh có thể áp dụng một số liệu pháp thay thế như chạy bộ dưới nước. Điều này phù hợp với những bệnh nhân bị đau dữ dội và chưa thể chạy bộ. Ngoài ra có thể thêm những buổi đào tạo chéo khi bạn đang trở lại hoạt động chạy. Điều này giúp tránh tạo áp lực lên chân bị thương. Đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi.

Viêm cân gan chân cần ngừng chạy trong bao lâu?

Để cải thiện các triệu chứng của viêm cân gan chân, hãy dành một chút thời gian để chạy hoặc đi bộ kết hợp với những bài tập kéo giãn. Ngoài ra nên sử dụng giày dép thích hợp, dùng thuốc và vật lý trị liệu khi cần thiết.

Nếu chạy bộ gây đau (ngay cả khi cơn đau bắt đầu giảm bớt), hãy nghỉ ngơi, dùng băng hoặc giá đỡ vòm để hỗ trợ. Sau đó ngừng chạy và áp dụng cách phương pháp điều trị cho đến khi viêm và đau được kiểm soát (khoảng 3 – 6 tháng).

Trong thời gian này, người bệnh có thể thực hiện những hoạt động có tác động thấp, chẳng hạn như đi xe đạp, tập yoga hoặc bơi lội. Theo chuyên gia, người bệnh dần dần trở lại hoạt động chạy và cảm thấy dễ dàng hơn khi cơn đau được cải thiện đến mức không cảm thấy khó chịu khi đi bộ.

Người bị viêm cân gan chân cần lưu ý gì khi chạy?

Không có giải pháp chung cho tất cả trường hợp vị viêm cân gan chân. Chính vì thế người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi chạy.

Nên nghỉ ngơi một vài tuần để giải quyết viêm cân gan chân và những vấn đề về thể lực. Điều này tốt hơn so với việc cố gắng chạy vì nó có thể gây chấn thương, người bệnh không thể tiếp tục vận động trong nhiều tháng hoặc lâu hơn.

Cần tuân thủ những biện pháp an toàn để chạy khi bị viêm cân gan chân. Nghỉ ngơi hợp lý, mang giày thích hợp, luôn khởi động, không cố gắng chạy nhanh và không gắng sức. Nếu có bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.

Đánh giá tình trạng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chạy
Người bị viêm cân gan chân cần đánh giá tình trạng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chạy bộ

Thông tin nêu trên giúp giải đáp “người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không”, lưu ý và các cách chạy bộ an toàn. Nhìn chung, người bị viêm cân gan chân chạy bộ được không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cơn đau. Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp điều trị và giảm nhẹ cơn đau trước khi bắt đầu chạy.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua