Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Viêm bao hoạt dịch cổ tay là tình trạng tích tụ chất lỏng ở bao hoạt dịch khớp cổ tay dẫn đến viêm hoặc kích ứng. Tình trạng này gây sưng và đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra bao hoạt dịch khớp cổ tay bị tổn thương còn khiến người bệnh khó chịu, thường xuyên cứng khớp, hạn chế phạm vi và khả năng vận động. Trường hợp nặng có thể gây yếu chi.

Viêm bao hoạt dịch cổ tay
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch cổ tay, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì?

Có hai bao hoạt dịch ở cổ tay. Một bao hoạt dịch ở hạch xuyên tâm và một ở hạch cổ tay. Khi chúng bình thường, cổ tay của bạn sẽ chuyển động trơn tru, linh hoạt và không đau. Khi chất lỏng dư thừa và tích tụ, cổ tay có thể sưng viêm và đau nhức. Tình trạng này được gọi là viêm bao hoạt dịch cổ tay.

Viêm bao hoạt dịch cổ tay xảy ra khi bệnh nhân thường xuyên lặp đi lặp lại những cử động ở cổ tay khiến ổ khớp (bao gồm cả bao hoạt dịch) chịu nhiều áp lực, căng thẳng và dẫn đến tổn thương. Ngoài ra bệnh còn dễ xảy ra sau một chấn thương và do quá trình lão hóa theo thời gian khiến chức năng của bao hoạt dịch suy yếu.

Tổn thương bao hoạt dịch khớp cổ tay được điều trị bằng nhiều phương pháp. Hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh sau vài tuần. Tuy nhiên một số trường hợp có thể tái phát hoặc gây biến chứng nếu không sớm điều trị.

Triệu chứng viêm bao hoạt dịch cổ tay

Sưng khớp cổ tay và đau nhức là triệu chứng điển hình của bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau nhói hoặc đau âm ỉ. Đau nhiều hơn khi nhấn vào khu vực tổn thương, mang vật nặng hoặc vận động khớp cổ tay. Đau giảm khi cổ tay được thư giãn và nghỉ ngơi.

Ngoài ra tổn thương bao hoạt dịch cổ tay còn làm phát sinh thêm một số triệu chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Đau các gân
  • Bầm tím hoặc đỏ khu vực tổn thương
  • Cổ tay xuất hiện cục u nhỏ
  • Đau nhức bao trùm lên cổ tay kèm theo cảm giác khó chịu như có vật nặng đè lên
  • Cứng khớp, khó cử động khớp cổ tay
  • Không thể xoay khớp cổ tay
  • Yếu chi

Nếu tổn thương bao hoạt dịch khớp cổ tay do nhiễm trùng, một số triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện:

  •  Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Suy nhược
  • Đau đầu
Triệu chứng viêm bao hoạt dịch cổ tay
Bao hoạt dịch cổ tay bị viêm dẫn đến sưng khớp cổ tay, đau nhức, bầm tím hoặc đỏ khu vực tổn thương

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch cổ tay

Thường xuyên vận động mạnh hoặc lặp đi lặp lại một số chuyển động ở khớp cổ tay (lạm dụng khớp) là nguyên nhân chính gây viêm bao hoạt dịch cổ tay. Cụ thể khi chuyển động lặp đi lặp lại, khớp và bao hoạt dịch sẽ chịu nhiều áp lực. Lâu ngày gây ra tình trạng tăng tiết dịch khớp dẫn đến dư thừa, viêm, sưng khớp và đau nhức.

Ngoài ra tổn thương bao hoạt dịch cổ tay còn xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Chấn thương: Chấn thương trong lao động, chơi thể thao khiến xương khớp và bao hoạt dịch khớp cổ tay bị tổn thương. Điều này kích hoạt phản ứng viêm dẫn đến đau nhức và sưng khớp. Ngoài ra tổn thương bao hoạt dịch cổ tay do chấn thương thường kèm theo vết bầm lan rộng.
  • Nhiễm trùng: Viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc nhiễm virus và nấm. Nguyên nhân là do những tác nhân này có thể tấn công vào màng bao hoạt dịch và kích thích phản ứng viêm sưng.
  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Quá trình lão hóa theo thời gian khiến bao hoạt dịch mất độ đàn hồi và suy giảm chức năng. Điều này làm tăng độ nhạy cảm của bao hoạt dịch và dễ dẫn đến tổn thương. Ngoài ra quá trình lão hóa khiến sụn đệm cổ tay bị hao mòn và thu hẹp không gian bên trong khớp. Từ đó tạo áp lực lên bao hoạt dịch và khiến chúng bị tổn thương.
  • Bệnh lý miễn dịch và bệnh mãn tính: Bệnh lý miễn dịch và bệnh mãn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay. Trong đó thường gặp gồm:
    • Viêm khớp dạng thấp
    • Bệnh gout (gút)
    • Bệnh lupus ban đỏ
    • Bệnh tiểu đường

Đối tượng nguy cơ của viêm bao hoạt dịch cổ tay

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm bao hoạt dịch cổ tay. Tuy nhiên những nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:

  • Vận động viên hoặc người có thói quen chơi những môn thể thao tiếp xúc
  • Người cao tuổi
  • Người ít vận động, làm việc nhiều với bàn phím và con chuột
  • Những người khuân vác vật nặng và làm việc gắng sức
  • Người có thói quen hút thuốc lá
Đối tượng nguy cơ của viêm bao hoạt dịch cổ tay
Nguy cơ của viêm bao hoạt dịch cổ tay thường tăng cao ở người ít vận động, làm việc nhiều với bàn phím và con chuột

Viêm bao hoạt dịch cổ tay có nguy hiểm không?

Bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay thường không nguy hiểm, dễ chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng viêm có thể tái phát hoặc gây ra một số vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cụ thể như:

  • Mất khả năng vận động
  • Yếu chi
  • Teo cơ
  • Liệt.

Kỹ thuật chẩn đoán viêm bao hoạt dịch cổ tay

Bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng, bệnh sử và kết quả chẩn đoán cận lâm sàng.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được kiểm tra phạm vi cử cộng của cổ tay. Đồng thời xác định các yếu tố làm tăng/ giảm mức độ đau nhức. Ngoài ra bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi liên quan đến những vấn đề sau:

  • Bệnh sử
  • Chấn thương liên quan đến khớp cổ tay (nếu có)
  • Sở thích hoặc tính chất công việc làm ảnh hưởng đến khớp cổ tay
  • Triệu chứng tại chỗ (sưng, đau, bầm tím, cứng khớp, yếu…), tần suất và mức độ nghiêm trọng
  • Triệu chứng toàn thân

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật dưới đây sẽ được thực hiện để xác định tình trạng và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh lý:

  • Chụp X-quang cổ tay: Chụp X-quang cổ tay được chỉ định với mục đích kiểm tra tổn thương xương. Từ đó loại trừ các nguyên nhân có thể gây đau và sưng khớp cổ tay.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ kiểm tra ổ khớp và mô mềm xung quanh khớp. Trong trường hợp bị viêm, MRI có thể cho thấy sự dày lên của bao hoạt dịch.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính tạo ra hình ảnh cắt lớp giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và quan sát những tổn thương. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho trường hợp nghiêm trọng hoặc có nguyên nhân tiềm ẩn.
  • Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ tổn thương bao hoạt dịch cổ tay do viêm nhiễm, tiểu đường hoặc do các bệnh tự miễn, xét nghiệm máu sẽ được chỉ định.
  • Sinh thiết: Sinh thiết được chỉ định để chẩn đoán phân biệt viêm bao hoạt dịch cổ tay với những bệnh lý nghiêm trọng khác. Điển hình như ung thư sụn.

3. Chẩn đoán phân biệt

Thông thường viêm bao hoạt dịch cổ tay sẽ được chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng sức khỏe dưới đây:

Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch cổ tay
Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch cổ tay dựa trên biểu hiện lâm sàng, bệnh sử và kết quả chẩn đoán cận lâm sàng

Viêm bao hoạt dịch cổ tay được điều trị như thế nào?

Hậu hết trường hợp viêm bao hoạt dịch cổ tay được điều trị bằng thuốc kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, phẫu thuật có thể được chỉ định.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch cổ tay. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, một số loại thuốc dưới đây có thể được sử dụng:

  • Paracetamol: Paracetamol được dùng cho trường hợp đau nhẹ hoặc viêm bao hoạt dịch kèm theo sốt. Thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt và giảm viêm nhẹ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Trong điều trị viêm bao hoạt dịch, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen là những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được sử dụng. Thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau và hạ sốt không đặc hiệu. NSAID phù hợp với người bị viêm và đau ở mức trung bình hoặc không có đáp ứng với Paracetamol.
  • Thuốc Steroid: Nếu viêm nặng, Steroid sẽ được sử dụng. Thuốc này có khả năng giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Steroid có thể được dùng ở dạng thuốc tiêm hoặc thuốc uống tùy thuộc vào tình trạng.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng cho những trường hợp tổn thương bao hoạt dịch cổ tay do nhiễm trùng.

2. Chọc hút dịch khớp

Nếu tích tụ quá nhiều chất lỏng ở bao hoạt dịch khớp cổ tay, chọc hút dịch khớp sẽ được chỉ định. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dẫn lưu kim để loại bỏ chất lỏng. Từ đó hỗ trợ giảm sưng, viêm và đau nhức cho người bệnh. Thông thường chọc hút dịch khớp sẽ được sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

3. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát.

Một số biện pháp thường được áp dụng gồm:

  • Nghỉ ngơi

Người bệnh được khuyên nghỉ ngơi và dừng những hoạt động liên quan đến khớp cổ tay khi bị đau. Biện pháp này có tác dụng làm giảm áp lực lên ổ khớp, giảm căng thẳng và xoa dịu cơn đau.

  • Sử dụng băng hoặc nẹp

Người bệnh nên sử dụng băng hoặc nẹp để cố định cổ tay. Biện pháp này có tác dụng bảo vệ cổ tay khỏi những tác động xấu. Từ đó hạn chế tổn thương, giảm sưng và giảm đau nhức. Nẹp cổ tay thường được sử dụng trong lúc ngủ, khi vận động khớp cổ tay hoặc khi lặp đi lặp lại một chuyển động.

Sử dụng băng hoặc nẹp
Sử dụng băng hoặc nẹp cổ tay giúp bảo vệ khớp và mô mềm, hạn chế tổn thương, giảm sưng, giảm đau nhức
  • Chườm ấm

Người bệnh nên chườm ấm khớp cổ tay 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút để cải thiện triệu chứng. Biện pháp này có tác dụng thư giãn cơ, khớp xương và mô mềm, kích thích lưu thông máu, giảm mỏi và đau nhức.

Ngoài ra, chườm ấm còn có tác dụng giảm căng cơ, cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động khớp và khả năng vận động cho bệnh nhân. Biện pháp này phù hợp với những người bị viêm bao hoạt dịch do bệnh lý, lười vận động hoặc do lạm dụng khớp quá mức.

Chườm ấm cổ tay được thực hiện bằng cách sử dụng túi chườm hoặc khăn ấm ôm trọn cổ tay. Giữ nguyên trong 15 phút.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng co mạch, giảm sưng, viêm và đau nhức, phù hợp với những người bị viêm bao hoạt dịch cổ tay do chấn thương. Để chườm lạnh, người bệnh dùng khăn bông bọc vài viên đá lạnh và áp lên cổ tay.

Chườm lạnh nên được thực hiện trong 72 giờ đầu sau viêm bao hoạt dịch do chấn thương (3 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15 phút). Điều này giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả.

  • Duy trì chuyển động

Nếu đau giảm sau khi dừng hoạt động và nghỉ ngơi, người bệnh nên thực hiện những chuyển động nhẹ ở khớp cổ tay như xoay, duỗi thẳng, gập… để phòng ngừa tình trạng cứng khớp, khó vận động. Đồng thời tăng độ dẻo dai cho các cơ quanh khớp.

Ngoài ra người bệnh nên tập yoga hoặc thực hiện những bài tập liên quan đến khớp cổ tay để tăng khả năng vận động, kích thích lưu thông máu, giảm sưng và duy trì sức khỏe của khớp.

  • Xoa bóp cổ tay

Để giảm đau, người bệnh có thể thoa một ít dầu nóng lên cổ tay và tiến hành xoa bóp nhẹ. Biện pháp này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và giảm đau. Ngoài ra xoa bóp cổ tay còn giúp người bệnh thư giãn khớp và mô mềm bao quanh. Từ đó giúp làm dịu tổn thương, giảm bầm tím, hỗ trợ kiểm soát tăng tiết dịch khớp và giảm sưng.

Tuy nhiên người bệnh lưu ý không xoa bóp cổ tay khi có dấu hiệu đau và sưng nhiều. Bởi những tác động lên cổ tay có thể kích thích cơn đau và làm nặng thêm các triệu chứng.

Xoa bóp cổ tay
Xoa bóp cổ tay giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau nhức, cứng khớp, thư giãn khớp và mô mềm bao quanh
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trong thời gian điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay, người bệnh được khuyên ăn uống đủ bữa và đủ chất. Nên ăn nhiều rau xanh, ớt chuông, cà chua, bông cải, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, hạt… để tăng cường bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa, canxi và oxy béo omega-3. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có khả năng duy trì sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm viêm, sưng, đau nhức và tăng độ linh hoạt cho các khớp xương.

Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý kiêng dùng những loại thực phẩm và thức uống có khả năng làm tăng phản ứng viêm. Cụ thể như rượu, thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc chứa chất bảo quản, thức ăn nhiều muối… Rượu và những loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa, gây đau nhiều và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm bao hoạt dịch.

4. Phẫu thuật

Hiếm khi phẫu thuật được chỉ định trong điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay do hầu hết bệnh nhân đều có đáp ứng tốt với phương pháp nội khoa. Phương pháp điều trị này chỉ được thực hiện khi:

  • Viêm và sưng khớp kéo dài trên 3 tháng
  • Thất bại trong điều trị nội khoa
  • Tổn thương bao hoạt dịch kèm theo tổn thương khớp không thể phục hồi
  • Có nguy cơ mất khả năng vận động ở cổ tay

Dựa vào tình trạng, người bệnh có thể được phẫu thuật với các phương pháp dưới đây:

  • Phẫu thuật nội soi ổ khớp: Nội soi ổ khớp phù hợp với những tổn thương nhẹ. Phương pháp này giúp loại bỏ phần viêm của bao hoạt dịch. Đồng thời cải thiện khả năng vận động, giảm đau và giảm sưng viêm.
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ ổ khớp: Phẫu thuật thay thế toàn bộ ổ khớp được chỉ định cho trường hợp nặng, ổ khớp hư hỏng và không thể phục hồi. Để thực hiện, bác sĩ sử dụng thiết bị nhân tạo thay thế khớp hư hỏng. Từ đó giúp phục hồi khả năng vận động của người bệnh và loại bỏ triệu chứng.

Phẫu thuật thường gây ra những rủi ro tiềm ẩn (nhiễm trùng, xuất huyết, trật khớp…). Vì thế người bệnh cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích điều trị trước khi áp dụng.

Điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay AN TOÀN và HIỆU QUẢ bằng bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc trứ danh Quốc dược Phục cốt khang được phát triển từ phương thuốc bí truyền chữa xương khớp của người dân tộc Tày – Bắc Kạn, Y pháp bậc thầy của Hải Thượng Lãn Ông. Dưới sự hỗ trợ đắc lực của khoa học hiện đại, các cuộc phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng được diễn ra bài bản trước khi được ứng dụng vào điều trị. Thành phần có trong bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được gia giảm linh hoạt, định lượng phù hợp thể trạng, thể bệnh người Việt hiện đại.

Nhờ những đặc điểm nổi bật về thành phần, công thức, tính an toàn, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang trở thành giải pháp xương khớp HOÀN CHỈNH cho bệnh nhân viêm khớp tay, viêm khớp cổ tay, viêm khớp ngón tay.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức ĐỘC ĐÁO “3 trong 1” ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT kết hợp sức mạnh KIỀNG 3 CHÂN từ 3 nhóm thuốc Quốc dược Bổ thận hoàn – Quốc dược Giải độc hoàn – Quốc dược Phục cốt hoàn xử lý bệnh chuyên sâu. Sự phối hợp này tạo 3 mũi nhọn tấn công: Loại bỏ nguyên nhân – Giảm đau kháng viêm, tiêu sưng, kiểm soát tốt triệu chứng – Tái tạo, phục hồi xương khớp và làm lành hỗ trợ ngăn bệnh tái phát.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc Y học cổ truyền DUY NHẤT đề cao tính cá nhân hóa trong hỗ trợ điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay. Mỗi người bệnh sẽ được lên phác đồ, tư vấn liệu trình dùng thuốc phù hợp dựa theo thể trạng, thể bệnh, vị trí khớp tay bị viêm. Tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc điều trị “bệnh nào thuốc nấy”, Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả cao cho mọi thể viêm khớp tay, viêm khớp cổ tay, viêm khớp ngón tay ở mức độ từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.

Quốc dược Phục cốt khang là sự phối hợp của hơn 50 thượng dược tốt bậc nhất trong tái tạo và phục hồi xương khớp. Trong đó, có nhiều vị quân, chủ dược được xem là là bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam. Các vị thuốc được phối hợp theo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ”, nhóm thuốc này nâng đỡ, mở đường cho nhóm thuốc kia phát huy tối đa tác dụng.

80% dược liệu trong bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được lấy trực tiếp từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc quy hoạch, phát triển. Phần còn lại được lấy trực tiếp từ rừng núi tự nhiên trong dự án hợp tác với người bản địa, có dược tính dồi dào.

Để thuận tiện sử dụng, tiết kiệm thời gian đun sắc so với các bài thuốc thang truyền thống, Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc thuốc dưới dạng viên hoàn đóng lọ hoặc cao tinh chất.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian lành bệnh, ngoài sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp tay.

Phác đồ điều trị đau nhức xương khớp hoàn chỉnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc
  • Cồn xoa bóp thảo mộc giúp giảm, kháng viêm, tiêu sưng tốt.
  • Trị liệu châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, thư giãn gân cốt, hỗ trợ ngăn chặn biến dạng khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng được bác sĩ xây dựng riêng cho mỗi bệnh nhân. Các chuyên gia YHCT nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn bài tập vận động tại nhà phù hợp thể trạng, thể bệnh của mỗi người.

Trên 95% bệnh nhân viêm khớp tay phục hồi vận động linh hoạt nhờ bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Dưới đây là một số phản hồi tích cực mà ban biên tập ghi nhận được:

Tưởng bị liệt bàn tay, Giảng viên đại học Sư Phạm chiến thắng bệnh viêm khớp ngón tay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. Lắng nghe chia sẻ chi tiết của chị Bùi Ngọc Bích qua Video sau đây:

Nguyên Chủ tịch cao cấp Canon Châu Á lành bệnh đau khớp gối sau 3 tháng nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. Xem chi tiết chia sẻ của Tiến sĩ Alok tại đây:

Xem ngay: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Lưu ý: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn DUY NHẤT bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Bạn đọc liên hệ trực tiếp với Trung tâm để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT: 0961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch cổ tay

Nguy cơ viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể giảm khi thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên xoa bóp và thực hiện những chuyển động ở khớp cổ tay. Tránh để khớp bất động trong thời gian dài.
  • Nên xoay, co duỗi khớp sau 2 giờ đồng hồ làm việc với bàn phím.
  • Tránh thực hiện những động tác tạo áp lực lên ổ khớp hoặc lặp đi lặp lại một chuyển động.
  • Nên dừng các hoạt động và nghỉ ngơi nếu có cảm giác mỏi và đau nhiều ở cổ tay.
  • Hạn chế kéo, đẩy hoặc nâng vật nặng.
  • Nên nhẹ nhàng khởi động cổ tay trước khi chơi các môn thể thao tiếp xúc.
  • Thận trọng khi chơi thể thao, lao động hoặc thực hiện những động tác có khả năng gây chấn thương cổ tay.
  • Luyện tập cổ tay mỗi ngày với các bài tập thích hợp để tăng độ dẻo dai, sức bền cho cổ tay cùng các mô mềm bao quanh, phòng ngừa viêm bao hoạt dịch cổ tay hiệu quả.
  • Duy trì ăn uống lành mạnh và đủ chất để nâng cao thể trạng, kháng viêm, ổn định sức khỏe và chức năng xương khớp. Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu, thịt, cá, sữa để chống thoái hóa khớp sớm và hạn chế những tổn thương ở bao hoạt dịch.
Luyện tập cổ tay mỗi ngày với các bài tập thích hợp
Luyện tập mỗi ngày với các bài tập thích hợp để tăng độ bền, độ dẻo dai, phòng ngừa viêm bao hoạt dịch cổ tay

Viêm bao hoạt dịch cổ tay dễ tiến triển sau một chấn thương, bệnh lý và do lạm dụng khớp. Bệnh thường được chữa khỏi nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Trong trường hợp chủ quan khiến bệnh dai dẳng kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ liệt và tổn thương mãn tính. Vì thế bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện ngay sau khi xuất hiện những biểu hiện bất thường.

Bài viết liên quan: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua