Phương Pháp Vật Lý Trị Liệu Cổ Vai Gáy Giúp Phục Hồi Nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là một phương pháp điều trị bảo tồn được chỉ định cho hầu hết các trường hợp đau vai gáy mãn tính. Một chương trình vật lý trị liệu thường bao gồm trị liệu thụ động và thực hiện các bài tập tích cực để mang lại hiệu quả giảm đau lâu dài.

Vật lý trị liệu cổ vai gáy
Vật lý trị liệu cổ vai gáy được thực hiện như một phương pháp điều trị bảo tồn có tác dụng lâu dài

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là gì?

Vật lý trị liệu là một chuyên khoa chăm sóc sức khỏe, bao gồm việc đánh giá khả năng vận động và hỗ trợ phục hồi chức năng. Lựa chọn vật lý trị liệu được chứng minh là có thể giúp phục hồi nhanh chóng, an toàn, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị các cơn đau vai gáy.

Một chương trình vật lý trị liệu cho cổ vai gáy được xây dựng bởi một nhà vật lý trị liệu nhằm cải thiện các cơn đau, ngăn ngừa tình trạng hạn chế vận động, phục hồi chức năng vai gái và phòng ngừa vấn đề tái phát. Các phương pháp cụ thể và bài tập thường nhằm một số mục tiêu như:

  • Giảm đau cổ vai gáy và cứng khớp;
  • Cải thiện phạm vi chuyển động của đầu, cổ và cánh tay;
  • Tăng cường sức mạnh ở cổ và hỗ trợ hoạt động của cổ;
  • Hỗ trợ ngăn ngừa cơn đau vai gáy tái phát.

Ngay cả khi không thể giảm đau hoàn toàn, vật lý trị liệu cổ vai gáy cũng có thể cải thiện tư thế đầu, cổ, vai gáy và hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày.

Có hai hình thức vật lý trị liệu phổ biến, là trị liệu thụ động và trị liệu tích cực.

  • Vật lý trị liệu thụ động, áp dụng các phương pháp điều trị mà người bệnh không cần nỗ lực để đạt được hiệu quả giảm đau. Các phương pháp phổ biến bao gồm, chườm đá, chườm nóng, xoa bóp, siêu âm, điện trị liệu và nhiều phương pháp chuyên môn khác. Mục tiêu của các biện pháp vật lý trị liệu thụ động là giảm đau, viêm và sưng.
  • Vật lý trị liệu tích cực, bao gồm việc khuyến khích người bệnh hoạt động thông qua các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh. Các bài tập nhằm mục đích tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt ở cổ. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau, duy trì tư thế tốt, giảm căng thẳng cho cột sống cổ và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

Trong giai đoạn đầu của chương trình vật lý trị liệu, nhà vật lý trị liệu thường đề nghị các biện pháp thụ động. Trong giai đoạn sau, khi các triệu chứng đã được cải thiện, các biện pháp tích cực và các bài tập có thể đề nghị thực hiện kết hợp để giảm đau lâu dài.

Chỉ định và chống chỉ định vật lý trị liệu cổ vai gáy

Vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến, an toàn nhưng có thể không phù hợp với một số đối tượng bệnh. Cụ thể, chỉ định và chống chỉ định vật lý trị liệu như sau:

1. Khi nào cần vật lý trị liệu cổ vai gáy?

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là phương pháp điều trị bảo tồn được đề nghị trong nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn như:

Vật lý trị liệu đau vai gáy
Vật lý trị liệu được chỉ định cho các cơn đau mãn tính, kéo dài
  • Đau mãn tính: Các cơn đau vai gáy mãn tính, kéo dài hoặc tái phát có thể không xác định được nguồn gốc hoặc cơ chế của cơn đau. Do đó, ngay cả khi không có sự chẩn đoán cụ thể, vật lý trị liệu cũng có thể tăng cường sức mạnh cổ, vai gáy, hỗ trợ nâng đỡ cột sống cổ và chống lại các cơn đau.
  • Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương: Một số chấn thương có thể gây ảnh hưởng đến các mô mềm và khớp ở cổ. Điều này dẫn đến đau vai gáy, cứng khớp kéo dài trong nhiều tuần hoặc lâu hơn. Một chương trình vật lý trị liệu có thể hỗ trợ giảm đau và phục hồi các hoạt động cơ bản ở cổ.
  • Hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật cổ: Đôi khi một số nguyên nhân gây đau cổ vai gáy có thể cần phẫu thuật để phòng ngừa các rủi ro. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, tăng cường chức năng cổ và giảm hoặc ngăn ngừa sự co thắt cơ đang hồi phục.

Vật lý trị liệu cổ vai gáy cũng được khuyến khích trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như hỗ trợ điều trị trong các bệnh lý khác, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ.

2. Khi nào nên tránh vật lý trị liệu cổ vai gáy?

Trong một số trường hợp, vật lý trị liệu có thể không phù hợp, không mang lại hiệu quả giảm đau và thậm chí là khiến cơn đau cổ vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, vật lý trị liệu thường không được đề nghị cho một số trường hợp sau:

khi nào cần tránh vật lý trị liệu cổ vai gáy
Những người có cột sống không ổn định có thể cần tránh thực hiện vật lý trị liệu
  • Mất ổn định cột sống nghiêm trọng: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị mất ổn định cột sống nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy nén đốt sống, thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép các dây thần kinh hoặc tủy sống. Trong các trường hợp này, cột sống cần được ổn định để ngăn ngừa các chấn thương thêm, do đó người bệnh có thể cần tránh thực hiện vật lý trị liệu.
  • Có các vấn đề y tế nghiêm trọng: Nhiễm trùng cổ, khối u và các vấn đề y tế khác ở cổ cần được giải quyết trước khi thực hiện vật lý trị liệu. Một khối u ở cổ có thể dẫn đến đau cổ và việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu có thể kích thích khối u, dẫn đến đau đớn dữ dội hơn.

Ngoài ra, có một số vấn đề y tế và tình trạng sức khỏe khác cần hạn chế vật lý trị liệu. Do đó, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

Vật lý trị liệu cổ vai gáy có hiệu quả không?

Nhiều nghiên cứu cho biết, vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện cơn đau liên quan đến cột sống cổ, vai gáy và lưng trên. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng được sử dụng kết hợp với các biện pháp điều trị đau vai gáy khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

Điều quan trọng là xác định mức độ của cơn đau, các nguyên nhân liên quan và xây dựng chương trình vật lý trị liệu hiệu quả. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và nhà vật lý trị liệu được tư vấn phù hợp.

Phương pháp vật lý trị liệu cổ vai gáy

Có hai loại vật lý trị liệu có thể được sử dụng để giảm đau và phục hồi chức năng cổ vai gáy, bao gồm:

1. Vật lý trị liệu thụ động phổ biến

Các phương pháp vật lý trị liệu thụ động ở cổ vai gáy có thể giảm đau và hạn chế tình trạng cứng khớp. Về cơ bản sau khi cơn đau được cải thiện, người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tích cực hiệu quả hơn.

vật lý trị liệu thụ động
Nhà vật lý trị liệu có thể xoa bóp cổ, vai, gáy để điều trị các triệu chứng

Có một số phương pháp vật lý trị liệu thụ động được áp dụng để cải thiện các vấn đề ở cổ vai gáy. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Người bệnh có thể chườm lạnh nóng để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau. Trong khi đó, chườm nóng có thể tăng cường lưu lượng máu và thả lỏng các cơ. Trong một số trường hợp người bệnh có thể kết hợp chườm nóng và chườm lạnh để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Liệu pháp xoa bóp: Xoa bóp, massage có thể được thực hiện để hỗ trợ thư giãn và hạn chế tình trạng căng cơ. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau và cứng. Khi chữa đau cổ, vai gáy, thông thường nhà vật lý trị liệu sẽ xoa bóp vùng gáy và các khu vực xung quanh, kể cả lưng và vai.
  • Điện trị liệu: Điện trị liệu sử dụng các thiết bị đặc biệt để đưa dòng điện đến khu vực đau đớn. Phương pháp này có thể kích thích co thắt cơ, thay đổi tín hiệu đau và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau vai gáy. Kích thích thần kinh điện qua da là phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Cụ thể, phương pháp này kích thích các dây thần kinh cảm giác và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Siêu âm: Bác sĩ sẽ thoa một loại gel lạnh lên khu vực cổ vai gáy, sau đó sử dụng một thiết bị siêu âm cầm tay, chà xát lên da, đồng thời truyền sóng âm năng lượng cao đến bên dưới da và các mô. Phương pháp này có thể mang lại cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng và giúp người bệnh cảm thấy thư giãn.

Các phương pháp vật lý trị liệu thụ động có thể giảm đau cổ vai gáy, đặc biệt là ở các cơn đau cấp tính. Tùy thuộc vào tình trạng cơ bản của người bệnh, nhà vật lý trị liệu sẽ đề nghị phương pháp phù hợp.

2. Vật lý trị liệu tích cực

Các phương pháp vật lý trị liệu tích cực được sử dụng để cải thiện sức mạnh và tăng cường tính linh hoạt ở cổ vai gáy. Loại và số lượng bài tập phụ thuộc và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên môn. Các bài tập vật lý trị liệu cổ vai gáy tích cực bao gồm:

– Thực hiện các bài tập kéo căng cổ:

Có nhiều bài tập có tác dụng kéo giãn cơ tác động trực tiếp đến cột sống cổ. Điều này có thể điều trị cơn đau cổ và giúp cổ trở nên linh hoạt hơn. Các bài tập vật lý trị liệu phổ biến dành cho cổ bao gồm:

Động tác rắn hổ mang (Prone Cobra):

Bài tập chữa đau cổ gáy
Động tác rắn hổ mang có thể kéo giãn cổ và giảm đau
  • Người tập nằm úp mặt xuống, đặt trán trên một chiếc khăn tay cuộn trên sàn để tạo sự thoải mái;
  • Đặt lưỡi ở vòm miệng (điều này có thể hỗ trợ ổn định phía trước cổ để tăng cường sức mạnh);
  • Đặt cánh tay ở hai bên cơ thể, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Chụm hai bả vai lại với nhau và nâng hai tay lên khỏi sàn nhà;
  • Hướng khuỷu tay vào trong cơ thể, lòng bàn tay hướng ra ngoài và giơ ngón cái lên;
  • Nhẹ nhàng nâng trán lên khỏi mặt đất khoảng 5 – 8 cm, giữ mắt nhìn xuống sàn nhà (không ngẩng đầu ra sau hoặc nhìn về phía trước);
  • Giữ yên tư thế trong 10 giây;
  • Thực hiện động tác trong 10 lần.

Bắt đầu động tác trong 10 giây và lặp lại 10 lần. Khi đã quen với động tác người bệnh có thể tăng thời gian luyện tập để tăng cường sức mạnh cổ.

Bài tập căng cổ:

Bài tập giãn cơ cổ
Thực hiện động tác căng cơ cổ có thể tăng tính linh hoạt ở cổ
  • Người tập ngồi thẳng với hai tay ở hai bên cơ thể;
  • Nâng cánh tay phải vươn ra phía sau, bàn tay nắm lấy bả vai phải và dùng lực ép xuống;
  • Trong khi giữ yên tay phải, người bệnh xoay đầu sang trái một góc 45 độ (tức là một nửa về phía vai trái);
  • Nghiêng cằm xuống đến khi cảm thấy căng ở bên phải cổ;
  • Có thể sử dụng tay trái đặt phía sau đầu và kéo nhẹ xuống thêm một chút nữa;
  • Để yên trong 30 – 60 giây và lặp lại với phần vai trái.

Bài tập này có thể được thực hiện vài lần mỗi ngày, chẳng hạn như vào buổi sáng hoặc buổi chiều để cải thiện các vấn đề ở cổ vai gáy.

– Bài tập tăng cường lưu lượng máu:

Có nhiều bài tập tăng cường lưu lượng máu có thể tác động đến cột sống cổ và cải thiện các triệu chứng liên quan. Cụ thể các bài tập bao gồm:

bài tập tăng cường lưu thông máu
Thường xuyên tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, có thể tăng cường lưu lượng máu và giảm đau cổ
  • Đi bộ: Đi bộ với tốc độ nhanh và nhịp nhàng có thể hỗ trợ tăng cường lưu lượng máu và giảm đau vai gáy cũng như đau vai.
  • Sử dụng máy chạy bộ: Các thiết bị này mô tả quá trình đi, chạy và leo cầu thang của người bệnh. Thường xuyên tập luyện có thể tăng cường sức đề kháng, sức mạnh cơ bắp và phòng ngừa cơn đau vai gáy tái phát.
  • Đi xe đạp cố định: Một chiếc xe đạp cố định có thể mô phỏng động tác đi xe đạp khi người dùng tác động lực lên bàn đạp. Đi xe đạp cố định có thể giữ cột sống thẳng và tránh được một số bệnh cơ xương khớp liên quan.
  • Bơi lội: Bơi lội và tập thể dục dưới nước có thể tăng cường bổ sung và sự nâng đỡ dưới nước để ngăn ngừa các cơn đau vai vai cấp tính.

Các bài tập tăng cường lưu thông máu được chỉ định dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị các bài tập phù hợp với từng đối tượng bệnh.

Rủi ro khi thực hiện vật lý trị liệu cổ vai gáy

Một chương trình vật lý trị liệu được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên môn hoặc nhà vật lý trị liệu chuyên nghiệp. Phương pháp này tương đối an toàn nhưng cũng có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như:

phương pháp vật lý trị liệu an toàn
Thực hiện phương pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn để tránh các rủi ro liên quan
  • Tổn thương da: Nếu chườm nóng và chườm lạnh quá lâu hoặc không đúng kỹ thuật, có thể dẫn đến tổn thương các mô. Do đó, người bệnh nên cho đá vào túi mỏng và kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm nóng. Ngoài ra, không chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng da bị tổn thương thần kinh do các bệnh lý khác, chẳng hạn như tiểu đường.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng hơn: Đôi khi các biện pháp vật lý trị liệu vai gáy không mang lại hiệu quả giảm đau, thậm chí là khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Chấn thương do kỹ thuật không đúng: Thực hiện các bài tập sai cách có thể dẫn đến các chấn thương khớp hoặc tổn thương các mô mềm. Do đó, thực hiện động tác theo hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu là điều quan trọng.

Thực hiện vật lý trị liệu cổ vai gáy có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và phòng ngừa các vấn đề tái phát trong tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện trị liệu theo hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu có chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua