U xơ không cốt hóa – Khuyết vỏ xương xơ hóa, u vàng xơ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

U xơ không cốt hóa là tổn thương xương lành tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Phần lớn các trường hợp đều không có triệu chứng, không làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và có thể tự lành do khả năng lấp đầy của xương. Tuy nhiên những tổn thương lớn có thể gây đau và tăng nguy cơ gãy xương bệnh lý.

U xơ không cốt hóa
Thông tin cơ bản về u xơ không cốt hóa, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và điều trị

U xơ không cốt hóa là gì?

U xơ không cốt hóa còn được gọi là u xơ không vôi hóa (Non-ossifying fibroma). Đây là một dạng tổn thương xương lành tính được tạo thành từ mô sợi. Tổn thương có màu vàng hoặc màu nâu, phát triển ở bất kỳ đoạn xương nào nhưng thường gặp nhất gồm xương quanh đầu gối và mắt cá chân

U xơ không vôi hóa thường gặp ở thanh thiếu niên và trẻ em, đặc biệt là những trẻ có độ tuổi từ 10 đến 15. Ngoài ra bé trai có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi so với bé gái. Phần lớn các trường hợp không có triệu chứng. Tuy nhiên bệnh nhân có thể bị đau nhiều khi tổn thương lớn. Đồng thời kèm theo nguy cơ yếu xương và gãy xương bệnh lý.

Thông thường tổn thương có thể tự lành nhờ sự lấp đầy của xương. Tuy nhiên một số trường hợp cần tiến hành phẫu thuật nạo bỏ tổn thương và ghép xương để phòng ngừa rủi ro.

Nguyên nhân gây u xơ không cốt hóa

Hiện nay chưa thể xác định được nguyên nhân gây u xơ không cốt hóa xơ không cốt hóa. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu học cho rằng tổn thương có thể bắt đầu từ những rối loạn phát triển của các xương đang phát triển và yếu tố di truyền.

Triệu chứng của u xơ không cốt hóa

U xơ không cốt hóa thường không kèm theo triệu chứng. Phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh khi đã có gãy xương bệnh lý. Tuy nhiên trong một số trường hợp có tổn thương lớn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau từ nhẹ đến nặng do tổn thương lớn gây yếu xương và gãy xương
  • Đau nhiều hơn khi vận động hoặc đi lại nhiều
  • Khu vực tổn thương xuất hiện một khối u bất thường có thể sờ hoặc nhìn thấy
Đau từ nhẹ đến nặng do tổn thương lớn gây yếu xương và gãy xương
Trẻ bị đau từ nhẹ đến nặng do u xơ không cốt hóa gây tổn thương xương lớn dẫn đến yếu và gãy xương

U xơ không cốt hóa có nguy hiểm không?

U xơ không cốt hóa thường không nguy hiểm. Tổn thương có ngừng phát triển khi trẻ trưởng thành. Đồng thời có xu hướng tự lành sau khi các tế bào xương phát triển và lấp đầy tổn thương. Điều này lý giải cho câu hỏi vì sao u xơ không cốt hóa thường chỉ xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, hiếm khi gặp ở người trên 30 tuổi.

Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, nếu tổn thương xương có kích thước lớn, hệ xương sẽ yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương khó phục hồi. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ khi đến tuổi trưởng thành.

U xơ không cốt hóa được chẩn đoán như thế nào?

U xơ không cốt hóa được chẩn đoán bằng cách kiểm tra lâm sàng (bệnh sử, chấn thương, triệu chứng nếu có) kết hợp kiểm tra cận lâm sàng trên hình ảnh X-quang, CT, ,MRI, y học hạt nhân.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Đầu tiên để chẩn đoán u xơ không cốt hóa, người bệnh sẽ được kiểm tra các triệu chứng trước và trong khi có tổn thương xương. Trong thời gian này bệnh nhân được yêu cầu mô tả triệu chứng, thực hiện các tư thế sinh hoạt kết hợp thăm khám khu vực tổn thương (sờ, ấn…) để đánh giá mức độ nặng nhẹ. Ngoài ra người bệnh còn được kiểm tra chấn thương và tình trạng sức khỏe.

Kết quả:

Những người bị u xơ không cốt hóa sẽ có biểu hiện của gãy xương, đau tại vị trí tổn thương (đau hơn khi vận động), sờ hoặc nhìn thấy u.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Hầu hết các trường hợp không có triệu chứng cho đến khi gãy xương xuất hiện. Vì thế một số kỹ thuật dưới đây sẽ được thực hiện nếu khám lâm sàng không hiệu quả:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang có thể giúp bác sĩ kiểm tra vị trí và kích thước của tổn thương. Đồng thời xác định gãy xương (nếu có). Trong X-quang, u xơ không cốt hóa được mô tả như sau:
    • Tổn thương xương được biểu hiện tương tự như một tổn thương có chất phóng xạ với hình dạng nhiều khối rõ rệt. Những khối này bao gồm nguyên bào sợi, mô liên kết giàu collagen, mô bào và tế bào hủy xương.
    • Tổn thương bắt đầu từ những tấm tăng trưởng (các tấm đầu xương), nằm ở các khu vực tiếp giáp của phần kết nối với tấm tăng trưởng và metaphysis xương dài, phổ biến nhất ở chân.
    • Không có phản ứng màng xương, không xuất hiện khối mô mềm liên quan hoặc thủng vỏ.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: Kỹ thuật này được thực hiện khi hình ảnh X-quang không thể hiện rõ ràng về những tổn thương xương. Đồng thời tìm kiếm những tổn thương nhỏ nhất để xác định chính xác bệnh lý.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI được chỉ định với mục đích kiểm tra tổn thương xương và mô mềm. Từ đó loại trừ những vấn đề liên quan và lập phác đồ điều trị thích hợp. Trong MRI, u xơ không cốt hóa được mô tả như sau:
    • Trong thời gian đầu, tổn thương có vành tín hiệu thấp ngoại vi (tín hiệu tương ứng với viền xơ cứng), có tín hiệu T2 trung gian hoặc cao.
    • Khi tổn thương xương trưởng thành và lan rộng, tín hiệu của tất cả các chuỗi trở nên thấp.
    • Mức độ tăng trưởng độ tương phản có thể thay đổi.
  • Y học hạt nhân: Tùy thuộc vào giai đoạn của tổn thương, kết quả trên hình ảnh chụp cắt lớp xương được thể hiện như sau:
    • Các tổn thương xương thường không liên quan đến tăng hoạt động.
    • Trong quá trình chữa lành, hoạt động tăng từ nhẹ đến trung bình kèm theo hoạt động của nguyên bào xương và huyết áp nhẹ.
    • Tăng urê huyết thanh nhanh chóng hoặc tăng hấp thu nhiều nên xem xét gãy xương chồng chất hoặc thực hiện các xem xét chẩn đoán thay thế.
Chẩn đoán u xơ không cốt hóa
Hình ảnh X-quang cho thấy tổn thương bắt đầu từ những tấm tăng trưởng, không có khối mô mềm liên quan hoặc thủng vỏ

3. Chẩn đoán phân biệt

Khối u xơ không cốt hóa được chẩn đoán phân biệt với những tình trạng sau:

  • Khiếm khuyết vỏ não dạng sợi
  • Loạn sản dạng sợi
  • U xơ chondromyxoid
  • U xơ hóa mô
  • Tế bào Langerhans mất tế bào gốc
  • Nang xương phình động mạch (ABC)
  • U sợi huyết
  • Gãy xương do một số bệnh lý khác.

Điều trị u xơ không cốt hóa

Nếu u xơ không cốt hóa không có triệu chứng, người bệnh không cần điều trị. Bởi tổn thương xương sẽ ngừng phát triển khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên nếu tổn thương xương lớn khiến xương yếu/ gãy xương hoặc gây đau, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tiến hành điều trị.

Thông thường để điều trị u xơ không cốt hóa, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật nạo bỏ tổn thương ra khỏi xương. Sau đó lấp đầy lỗ trống bằng phương pháp ghép xương hoặc sử dụng xi măng.

  • Phẫu thuật nạo tổn thương xương

Để nạo tổn thương ra khỏi xương, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một vài thiết bị đặc biệt để loại bỏ hoàn toàn tổn thương xương. Nếu tổn thương quá lớn, bác sĩ có thể xâm lấn sâu để phòng ngừa tái phát.

  • Ghép xương

Để lấp đầy lỗ hỏng sau nạo xương, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương. Xương ghép có thể được lấy từ chính cơ thể của người bệnh hoặc xương hiến tặng từ người thân. Phương pháp này giúp lấp đầy lỗ hỏng do tổn thương. Đồng thời kết nối các xương và kích thích sự tái tạo của các tế bào. Từ đó giúp duy trì tốc độ phát triển và khả năng vận động cho trẻ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng xi măng để lấp đầy lỗ hỏng thay cho ghép xương. Ngoài ra bác sĩ sẽ sử dụng thêm một số hoạt chất giúp ngừa u xơ không cốt hóa tái phát.

  • Phẫu thuật điều chỉnh gãy xương

Nếu u xơ không cốt hóa có tổn thương lớn và gây gãy xương, bác sĩ sẽ đặt một tấm kim loại cùng một số ốc, vít để cố định đoạn xương gãy. Sau đó bệnh nhân được bó bột kết hợp sử dụng thuốc để kích thích sự chữa lành của xương.

Thông thường sau khi phẫu thuật nạo bỏ tổn thương và ghép xương, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu để giảm đau và duy trì khả năng vận động. Tùy thuộc vào từng tình trạng, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập phù hợp.

Phẫu thuật nạo tổn thương xương và ghép xương
Phẫu thuật nạo tổn thương xương, ghép xương và điều chỉnh xương gãy là phương pháp điều trị u xơ không cốt hóa

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Để tăng tốc độ phục hồi tổn thương và phòng ngừa tái phát u xơ không cố hóa, trẻ cần được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc tại nhà, bao gồm:

1. Bổ sung đủ dinh dưỡng

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống là biện pháp tốt nhất để tăng khả năng phục hồi và phòng ngừa tái phát tổn thương xương. Cụ thể trước, trong và sau thời gian điều trị, trẻ cần ăn đủ 3 bữa với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Điều này giúp bổ sung đủ chất, cung cấp năng lượng và đảm bảo sự phát triển của trẻ.

Đặc biệt phụ huynh cần lưu ý cho trẻ tăng cường bổ sung canxi và vitamin D3 thông qua thực phẩm lành mạnh. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho xương khớp, có khả năng kích thích tái tạo tế bào xương, củng cố hệ xương chắc khỏe và tăng tốc độ chữa lành tổn thương sau phẫu thuật.

Những loại thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung canxi và vitamin D cần thiết:

  • Sữa
  • Sữa chua
  • Phô mai
  • Trứng
  • Ức gà
  • Đậu phụ
  • Nước cam
  • Hạnh nhân
  • Các loại rau xanh
  • Các loại hạt (hạt chia, hạt vừng…)
  •  Cá hồi và cá mòi đóng hộp
  • Các loại đậu
  • Rau dền
  • Quả sung
  • Tôm, cua
  • Hàu
Bổ sung đủ dinh dưỡng
Bổ sung đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống để tăng khả năng phục hồi và phòng ngừa tái phát tổn thương xương

2. Duy trì vận động

Phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động và tham gia vào các hoạt động thể chất ngoài trời. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng mà còn giúp hệ xương khỏe mạnh, tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Đồng thời giúp trẻ vận động linh hoạt, ổn định quá trình phát triển bình thường của xương.

Một số bộ môn thể thao phù hợp cho trẻ gồm:

  • Đá bóng
  • Bơi lội
  • Đạp xe
  • Đi bộ
  • Chạy bộ
  • Tập yoga…

3. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Để tăng tốc độ chữa lành tổn thương và hỗ trợ phòng ngừa tái phát u xơ không cố hóa, bạn cần hướng dẫn trẻ ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Bởi trong khi ngủ sâu, cơ thể sẽ sản sinh các hormone tăng trưởng giúp ổn định sự phát triển của trẻ về hệ xương và trí não. Đồng thời kích thích tế bào xương phát triển nhanh và tăng tốc độ chữa lành tổn thương.

Ngoài ra ngủ sớm và ngủ đủ giấc còn đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, cung cấp năng lượng giúp trẻ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động. Chính vì thế, phụ huynh nên cho trẻ ngủ trước 22 giờ, ngủ đủ 9 – 10 tiếng mỗi đêm tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Nâng cao chất lượng giấc ngủ để kích thích tế bào xương phát triển nhanh, tăng tốc độ chữa lành tổn thương xương

Tiên lượng

Phần lớn các trường hợp điều trị u xơ không cốt hóa đều có tiên lượng cao. Bệnh nhân có thể phục hồi nhanh sau khi phẫu thuật, hơn thế khả năng tái phát tổn thương xương cũng rất thấp.

Đối với những trường hợp không có triệu chứng, những tổn thương xương có thể tự khỏi mà không cần phẫu thuật nạo bỏ và ghép xương khi trẻ đã lớn. Mặt khác, các u xơ không cố hóa không tiến triển thành ung thư.

Nhìn chung u xơ không cốt hóa lành tính và có thể tự khỏi khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên những tổn thương lớn có thể khiến trẻ bị đau, tăng nguy cơ yếu xương và gãy xương bệnh lý. Vì thế nếu trẻ bị đau hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và phẫu thuật khi cần thiết. Điều này giúp hạn chế những vấn đề nghiêm trọng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua