U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch và cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (Tenosynovial) là một nhóm các khối u hiếm gặp của khớp. Khối u này thường phát triển từ lớp niêm mạc gây ra tình trạng sưng, cứng, đau nhức và giảm khả năng vận động ở khớp bị ảnh hưởng. Thông thường người bệnh được yêu cầu phẫu thuật kết hợp dùng thuốc và vật lý trị liệu để điều trị.

U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (Tenosynovial)
Tìm hiểu U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (Tenosynovial) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (Tenosynovial) là gì?

U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (Tenosynovial – TGCT) là một nhóm các khối u hiếm gặp, hình thành và phát triển ở khớp. Tenosynovial thường không phải là ung thư. Tuy nhiên những khối u có thể lớn dần theo thời gian, chèn ép và làm hỏng các cấu trúc xung quanh.

Tenosynovial thường phát triển ở ba khu vực của khớp, bao gồm: Bao khớp, bao gân và lớp niêm mạc của khớp (mô hoạt dịch). Trong đó lớp niêm mạc của khớp là nơi khối u dễ phát triển và bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tương tự như một số bệnh lý khác của khớp (viêm bao hoạt dịch, viêm khớp…), u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch gây ra triệu chứng sưng, cứng và nhức. Bên cạnh đó bệnh còn giảm khả năng vận động ở khớp tổn thương hoặc cả chi bị ảnh hưởng. Thông thường phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với Tenosynovial.

Tên gọi khác

Tùy thuộc vào mức độ lan rộng, u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch được gọi với một số tên khác, cụ thể:

TGCT khu trú ở vị trí hình thành

  • U tế bào khổng lồ của bao gân (GCT-TS)
  • Viêm bao hoạt dịch lông nhưng sắc tố khu trú (L-PVNS)
  • Viêm bao gân nốt cục bộ
  • Viêm bao gân dạng nốt

TGCT lan tỏa ra nhiều vị trí khác 

  • Viêm màng hoạt dịch nhung mao sắc tố (PVNS)
  • PVNS thông thường
  • D-TGCT
U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch là một nhóm các khối u hiếm gặp ở khớp
U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch là một nhóm các khối u hiếm gặp ở khớp có thể làm hỏng cấu trúc xung quanh

Phân loại Tenosynovial

Tùy thuộc vào các yếu tố tác động như vị trí hình thành, tốc độ phát triển, mô hình phát triển và tiên lượng, u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch được chia thành các tập hợp con khác nhau, bao gồm:

1. U tế bào khổng lồ cục bộ (TGCT khu trú ở vị trí hình thành)

Đặc điểm:

  • U tế bào khổng lồ cục bộ xảy ra phổ biến hơn, lành tính và thường phát triển chậm trong nhiều năm
  • Khối u thường có kích thước từ 0,5 – 4cm
  • Khối u thường bắt đầu trong những khớp nhỏ (như khớp bàn tay, ngón tay…), không phá hủy mô xung quanh
  • Có khả năng tái phát trong khu vực bị ảnh hưởng
  • Sưng tấy không đau là triệu chứng phổ biến nhất

2. U tế bào khổng lồ khuếch tán (TGCT lan tỏa ra nhiều vị trí khác)

Đặc điểm:

  • Xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng thường xảy ra ở người dưới 40 tuổi
  • Có tính chất tích cực cục bộ và ít khi xảy ra hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp u tế bào khổng lồ cục bộ có thể thâm nhiễm vào mô mềm xung quanh
  • Khối u có thể xảy ra bên trong khớp hoặc bên ngoài khớp, làm ảnh hưởng đến các khớp lớn (như khớp gối, khớp vai, khớp háng, mắt cá chân, hông, khuỷu tay…)
  • Khối u phát triển nhanh và có tiên lượng thấp hơn u tế bào khổng lồ cục bộ
  • Tỉ lệ tái phát: 18 – 46% đối với trường hợp có khối u trong khớp, 33 – 50% đối với trường hợp có khối u ngoài khớp
  • Tên gọi khác: Viêm nốt sắc tố dạng nhú

Nguyên nhân gây u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch

Sự thay đổi một nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch. Trong trường hợp này, các nhiễm sắc thể có xu hướng đứt ra và thay đổi vị trí (còn được gọi là chuyển đoạn). Tuy nhiên nguyên nhân gây ra sự chuyển đoạn không được xác định rõ.

Sự thay đổi một nhiễm sắc thể
U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch hình thành từ sự thay đổi một nhiễm sắc thể trong cơ thể

Cơ chế hình thành

Yếu tố kích thích thuộc địa 1 (macrophage colony yếu tố kích thích) gây ra những biểu hiện quá mức di truyền khiến các tế bào thụ thể yếu tố kích thích thuộc địa 1 (CSF1R) rối loạn và tích tụ trong mô khớp. Từ đó hình thành khối u.

Dấu hiệu nhận biết u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch

Tùy theo phân loại, u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch gây ra các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên những triệu chứng phổ biến gồm:

  • Sưng nhiều tại khớp ảnh hưởng
  • Vùng da quanh khớp có cảm giác ấm nóng khi sờ
  • Đau nhức
  • Cứng khớp
  • Có tiếng kêu khi di chuyển khớp ảnh hưởng
  • Giảm khả năng vận động ở khớp có khối u hoặc cả chi bị ảnh hưởng

U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch có nguy hiểm không?

Tenosynovial là nhóm các khối u lành tính, không phải là u thư. Tuy nhiên chúng có xu hướng tái phát và gia tăng kích thước theo thời gian khiến cấu trúc xung quanh bị hư hỏng.

Ngoài ra u tế bào khổng lồ khuếch tán còn có tính xâm nhập cục bộ, phát triển và lan rộng sang các mô xung quanh. Điều này gây tổn thương mô và xói mòn xương. Hơn thế nếu không được điều trị u tế bào khổng lồ khuếch tán có thể lan rộng sang các vùng bên ngoài khớp. Điều này gây đau nhức dữ dội và có khả năng gây mất tầm xa vĩnh viễn.

Chẩn đoán u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch

Kết quả chẩn đoán u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch chủ yếu dựa vào kết quả khám thực thể, triệu chứng lâm sàng và tổn thương thông qua các kỹ thuật hình ảnh.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán Tenosynovial, đầu tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát kết hợp khám khớp ảnh hưởng, đồng thời yêu cầu bệnh nhân mô tả triệu chứng.

  • Kiểm tra triệu chứng sưng, đau và đánh giá mức độ nghiêm trọng
  • Khi sờ có thể thấy khối u trong khớp và cảm giác nóng trên bề mặt da
  • Xác định những động tác có thể làm tăng hoặc giảm mức độ đau
  • Kiểm tra dáng đi và đánh giá khả năng vận động của người bệnh
  • Kiểm tra triệu chứng toàn thân (nếu có)

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi kiểm tra và đánh giá các triệu chứng, người bệnh được yêu cầu thực hiện thêm một số kỹ thuật nhằm chẩn đoán xác định và phân biệt Tenosynovial với những bệnh lý khác.

Một số kỹ thuật thường được áp dụng:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra sự ăn mòn của xương ở những trường hợp có khối u phát triển từ gân. Ngoài ra kỹ thuật này còn giúp tìm kiếm những tổn thương của xương và mô xung quanh.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp xác định vị trí và đặc điểm của khối u, đồng thời đánh giá tổn thương ở những cấu trúc xung quanh. Ngoài ra kỹ thuật này còn cho phép bác sĩ xác định sự di chuyển tự do của gân và những mạch máu tồn tại xung quanh vị trí tổn thương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong và bên ngoài khớp tổn thương. Từ đó xác định vị trí khối u, kích thước, mức độ ảnh hưởng và những mô, đang bị phá hủy.
  • CT-scan: CT-scan cho phép bác sĩ kiểm tra tổn thương (bao gồm cả những vết rách nhỏ nhất), đánh giá mức độ nghiêm trọng và xác định những vị trí đang bị ảnh hưởng.
  • Sinh thiết: Một mẫu bệnh phẩm được lấy ra thông qua quá trình sinh thiết. Mẫu bệnh phẩm này được đưa vào phòng thí nghiệm và soi dưới kính hiển vi để xác định những tế bào bất thường. Từ đó phân biệt u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch với u tế bào khổng lồ (u xương) và những tổn thương thông thường.
  • Xạ hình xương bằng hạt nhân phóng xạ: Xạ hình xương bằng hạt nhân phóng xạ giúp kiểm tra những bất thường trong khớp, đồng thời tìm kiếm khối u, sự thoái hóa và những vấn đề về xương. Bên cạnh đó kỹ thuật này còn giúp loại trừ đau khớp do nhiễm trùng, viêm khớp hay viêm xương.
  • Chọc hút dịch khớp: Nếu có chất lỏng tích tụ xung quanh khớp, người bệnh sẽ được chọc hút dịch khớp để lấy mẫu chất lỏng hoạt dịch. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để xác định viêm và những yếu tố gây đau khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI
Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong và bên ngoài khớp tổn thương giúp chẩn đoán TGCT

3. Chẩn đoán phân biệt

Thông thường u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch sẽ được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý và vấn đề sau:

  • Khối u ác tính
  • U tế bào khổng lồ (u xương)
  • U xương ác tính
  • U nguyên bào sụn (Chondroblastoma)
  • U nguyên bào xương (Osteoblastoma)
  • Khối u nâu của cường cận giáp
  • U khổng lồ cell granuloma reparative
  • Sarcoma sụn
  • U nang phình mạch xương

Phương pháp điều trị u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính và phổ biến nhất đối với u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (bao gồm cả khối u khu trú và lan tỏa). Trước và sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu dùng thuốc và vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Đối với những trường hợp kháng thuốc hoặc tái phát, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nhiều lần, có thể cắt cục chi hoặc thay toàn bộ khớp ở trường hợp nặng. Thông thường tỉ lệ tái phát u tế bào khổng lồ khuếch tán cao hơn khối u cục bộ.

1. Dùng thuốc điều trị triệu chứng

Trước và sau khi phẫu thuật, người bệnh được yêu cầu sử dụng một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng. Bao gồm:

Thuốc giảm đau

Tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ, người bệnh được yêu cầu sử dụng Paracetamol hoặc Codein để cải thiện cảm giác đau nhức. Trong đó:

  • Paracetamol: Có tác dụng làm dịu cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Codein: phù hợp với những bệnh nhân bị đau nặng và không có đáp ứng với Paracetamol.

Đôi khi Codein có thể được sử dụng kết hợp với Paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau và hạn chế tác dụng phụ.

Paracetamol
Thuốc Paracetamol được sử dụng cho những trường hợp có khối u kèm theo đau nhức từ nhẹ đến trung bình

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm (sưng tấy, nóng đỏ…) và đau nhức. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị đau ở mức độ trung bình kèm theo viêm hoặc có nguy cơ.

Một số thuốc giảm đau chống viêm không steroid thường được sử dụng gồm:

  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Aspirin

Thuốc nhóm bisphosphonate

Thuốc nhóm bisphosphonate được dùng cho những trường hợp có u tế bào khổng lồ khuếch tán lan rộng và gây xói mòn xương. Thuốc này có tác dụng ngăn cản hiện tượng tiêu xương, giảm đau, hạn chế cứng khớp và hỗ trợ điều trị nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Những loại thuốc thuộc nhóm bisphosphonate thường được sử dụng gồm:

  • Pamidronate
  • Zoledronic acid

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính ở những bệnh nhân có u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái phát, người bệnh có thể được phẫu thuật nạo bỏ khối u, phẫu thuật thay toàn bộ khớp hoặc phẫu thuật cắt cục chi.

Phẫu thuật nạo bỏ khối u

Đối với những u tế bào khổng lồ cục bộ hoặc u tế bào khổng khuếch tán, người bệnh sẽ được phẫu thuật nạo bỏ khối u để cải thiện tình trạng. Tùy thuộc vào kích thước khối u, người bệnh sẽ được nạo vét đơn thuần hoặc nạo vét rộng kết hợp với phenol hoặc nitơ lỏng bơm tại chỗ.

Trong trường hợp có u tế bào khổng khuếch tán gây xói mòn xương, người bệnh sẽ được phẫu thuật nạo vét rộng sang vị trí xương tổn thương. Sau đó lấp đầy khoảng trống bằng xi măng polymethyl methacrylat hoặc thực hiện phẫu thuật ghép xương.

Phẫu thuật thay toàn bộ khớp

Phẫu thuật thay toàn bộ khớp được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Khối u khiến khớp gối hư hỏng nặng
  • Khối u tái phát nhiều lần
  • Khối u có kích thước lớn làm hỏng các cấu trúc xung quanh nhưng không thể phục hồi

Phẫu thuật thay toàn bộ khớp giúp loại bỏ hoàn toàn khối u và những tổn thương đang tiến triển. Từ đó phòng ngừa tổn thương sót lại và lan rộng, hạn chế nguy cơ tái phát. Đồng thời bảo tồn khả năng vận động cho bệnh nhân.

Để thực hiện, người bệnh sẽ được cắt bỏ toàn bộ khối u và tháo khớp bị ảnh hưởng. Sau đó dùng khớp nhân tạo để thay thế khớp tổn thương. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng và thích nghi với khớp mới.

Phẫu thuật cắt cục chi

Phẫu thuật cắt cục chi hiếm khi được áp dụng. Thông thường phương pháp điều trị này chỉ được xem xét cho những trường hợp sau:

  • Khối u tái phát nhiều lần và kèm theo các biến chứng
  • Có dấu hiệu viêm nhiễm lan rộng làm tăng nguy cơ hoại tử
  • U tế bào khổng lồ khuếch tán lan tỏa sang nhiều vị trí khác kèm theo những tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi
Phẫu thuật
Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh có thể được phẫu thuật nạo bỏ khối u, thay toàn bộ khớp hoặc cắt cục chi

3. Xạ trị

Phương pháp xạ trị khối u thường được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có khối u tái phát sau phẫu thuật
  • Khối u có kích thước quá lớn
  • Khối u ở vị trí khó loại bỏ
  • Bệnh nhân không thể phẫu thuật do một số bệnh lý nền

Xạ trị có tác dụng kiểm soát các triệu chứng và giảm kích thước khối u. Thông thường sau xạ trị, bệnh nhân sẽ được xem xét và yêu cầu áp dụng phương pháp phẫu thuật thích hợp. Tuy nhiên những trường hợp có bệnh lý nền, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị thay thế khác để giảm bớt rủi ro.

Trước khi quyết định xạ trị, người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích và những rủi ro có thể gặp. Tốt nhất bệnh nhân chỉ nên xạ trị khi được bác sĩ yêu cầu, đồng thời xạ trị mang đến lợi ích cho các phương pháp điều trị kế tiếp.

Nguyên nhân là do các khối u lành tính (tái phát) có thể tiến triển nhanh, chuyển sang mức độ nặng và biến đổi thành khối u ác tính sau xạ trị nhiều tháng.

4. Vật lý trị liệu

Hầu hết các trường hợp sau phẫu thuật u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch đều được yêu cầu vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, tăng phạm vi chuyển động của khớp tổn thương và khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng kích tuần hoàn máu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, hạn chế cứng khớp và teo cơ do không sử dụng chi trong thời gian dài. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh sẽ được thiết kế một chương trình vật lý trị liệu riêng biệt.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được áp dụng sau phẫu thuật để phục hồi chức năng vận động và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng

5. Dùng thuốc ức chế CSF1R

Ngoài phẫu thuật, dùng thuốc ức chế CSF1R cũng là một lựa chọn phổ biến trong điều trị u tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch. Loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động và giảm tích tụ các tế bào thụ thể yếu tố kích thích thuộc địa 1 (CSF1R) trong mô khớp. Từ đó điều trị và phòng ngừa tái phát.

Ngoài ra thuốc ức chế CSF1R còn có tác dụng cải thiện chức năng cho những trường hợp có khối u không dễ quản lý bằng phẫu thuật hoặc khối u tái phát. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả, thuốc ức chế CSF1R cần được sử dụng đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Theo dõi và kiểm soát

Vì TGCT có nguy cơ tái phát cao nên bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ sau phẫu thuật. Điều này giúp đánh giá hiệu quả điều trị của các phương pháp, theo dõi diễn tiến và tình trạng bệnh, xác định khả năng tái phát sau phẫu thuật. Từ đó sớm phát hiện những bất thường và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Cụ thể bệnh nhân cần tái khám mỗi 3 tháng 1 lần trong 2 năm đầu tiên. Sau đó khám và theo dõi định kỳ 6 tháng 1 lần trong 5 năm tiếp theo. Nếu khối u tái phát, người bệnh cần chẩn đoán cận lâm sàng và áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài tái khám theo dõi sức khỏe, người bệnh cũng cần duy trì thói quen vận động, thường xuyên vật lý trị liệu và ăn uống đủ chất để tăng khả năng phục hồi, giảm tái phát, phòng ngừa teo cơ và cứng khớp do không vận động.

Theo dõi và kiểm soát
Tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị của các phương pháp, theo dõi diễn tiến bệnh và sớm phát hiện tái phát

U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch (Tenosynovial) là một nhóm các khối u hiếm gặp, không phải ung thư. Tuy nhiên khối u này có khả năng gia tăng kích thước và làm hỏng các cấu trúc xung quanh. Chính vì thế người bệnh cần thăm khám ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua