Tư thế ngồi, nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Lựa chọn tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn là một trong những biện pháp hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương. Người bệnh có thể tham khảo một số tư thế trong bài viết bên dưới để có sự lựa chọn phù hợp.

tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn
Tìm hiểu tư thế ngồi và nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn để hỗ trợ quá trình phục hồi

Tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn

Gãy xương đòn là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này thường bao gồm té ngã, chấn thương thể thao và chấn thương do tai nạn giao thông. Trẻ sơ sinh có thể bị gãy xương đòn do áp lực trong quá trình sinh.

Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn đều có thể tự lành với các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như chườm lạnh, sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu và nẹp xương đòn. Tuy nhiên các trường hợp gãy xương phức tạp hoặc nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật để cố định xương và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Nếu bị gãy xương đòn, lựa chọn tư thế ngồi, nằm ngủ phù hợp là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các rủi ro liên quan. Cụ thể, các tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn bao gồm:

1. Ngủ trên lưng

Nằm ngửa là tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn. Tư thế này có thể hỗ trợ phân bố đều trọng lượng và duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, điều này giúp vai, cổ và ngực không bị nén. Để hỗ trợ thêm, người bệnh có thể đặt một chiếc gối nhỏ hoặc khăn cuộn dưới đầu gối để hỗ trợ duy trì tư thế trung tính của cột sống và ngăn ngừa đau lưng dưới.

tư thế nằm ngủ cho người gãy xương đòn
Nằm ngửa khi ngủ là tư thế tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến tình trạng gãy xương đòn

Ngoài ra, người bệnh có thể đặt một chiếc gối nhỏ hoặc khăn tay cuộn lại bên dưới bả vai. Điều này có thể giảm thiểu áp lực lên cơ vai, dây chằng, gân và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gãy xương đòn.

2. Ngủ nghiêng

Ngủ nghiêng có thể hỗ trợ điều chỉnh cột sống, hông và hạn chế áp lực lên đầu, vai, cổ. Người bị gãy xương đòn nên ngủ nghiêng về phía xương đòn lành lặn và hướng xương đòn bị gãy lên phía trên. Không nên nằm đè lên xương đòn bị tổn thương, điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây cản trở lưu thông máu và làm gián đoạn quá trình lành vết thương. Ngoài ra, người bệnh có thể ôm một chiếc gối ôm hoặc kê gối bên dưới cánh tay để mở rộng vai và giảm đau vai gáy.

tư thế ngủ khi bị gãy xương đòn
Nằm nghiêng với phần xương đòn bị gãy hướng lên có thể ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến xương đòn

Ngoài ra, ngủ nghiêng cũng là một tư thế phù hợp đối với phụ nữ mang thai trong việc cải thiện các cơn đau vai gáy và cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Cách lựa chọn gối cho người gãy xương đòn

Ngoài việc lựa chọn tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn, người bệnh có thể lựa chọn một chiếc gối phù hợp để giảm đau cổ, vai gáy và ngực. Sử dụng các loại gối giữ cho đầu thẳng hàng với cột sống và giúp cơ cổ, ngực không bị căng thẳng.

gối nằm cho người gãy xương đòn
Bên cạnh tư thế nằm, việc lựa chọn gối ngủ phù hợp cũng góp phần phục hồi sau khi gãy xương đòn

Một số loại gối đặc biệt dành cho người gãy xương đòn bao gồm:

  • Gối du lịch: Gối du lịch có hình chữ U được sử dụng để hỗ trợ cổ khi di chuyển đường dài mà không thể thực sự nằm xuống để nghỉ ngơi. Gối ngăn không cho đầu cong về phía ngực hoặc ngả về phía vai khi ngồi thẳng. Điều này có thể giảm căng thẳng lên vai gáy, ngăn ngừa đau vai gáy và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi gãy xương đòn.
  • Gối hỗ trợ cổ: Gối hỗ trợ cổ còn được gọi là gối nâng đỡ đầu và cổ, điều này có thể giảm áp lực lên vai, cổ, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gãy xương đòn. Một số gối hỗ trợ cổ có hình vòm quanh cổ và phẳng hơn để duy trì đường cong tự nhiên của cổ. Trong khi một số gối khác có đường viên xung quanh cổ được giữ để cố định và giữa cho cổ, vai, cột sống thẳng hàng.
  • Gối chêm: Gối chêm hỗ trợ phần trên của cơ thể và giúp người bệnh giữ tư thế nghiêng khi ngủ. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, cải thiện tình trạng đau vai gáy và phòng ngừa các rủi ro liên quan đến tình trạng gãy xương đòn.
  • Gối dài: Khi ngủ nghiêng, sử dụng gối dài để ôm có thể thúc đẩy sự liên kết khỏe mạnh của cơ thể và hỗ trợ cải thiện cơn đau do gãy xương đòn hoặc đau vai gáy. Gối ôm sát cơ thể có thể hỗ trợ dạ dày và giảm các triệu chứng khác, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau lưng dưới.

Tư thế ngồi tốt cho người gãy xương đòn

Bên cạnh các tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn, người bệnh nên có sự lựa chọn về tư thế ngồi phù hợp để tránh các tổn thương liên quan. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gãy xương đòn, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Sử dụng ghế cho phép duy trì đường cong bình thường ở cột sống, chẳng hạn như đường cong ở thắt lưng. Nâng hoặc hạ ghế để cột sống ở góc hơi ngả từ 100 đến 110 độ và hạn chế đặt cột sống ở góc 90 độ.
  • Khi ngồi cần nhắc sử dụng ghế đẩu nếu chân không chạm đất. Khi ngồi, đầu gối nên thấp hơn  mặt ghế khoảng 2 cm để tránh gây áp lực lên cột sống.
  • Nếu có thể, người bệnh nên lựa chọn ghế có tay vịn, điều này có thể hỗ trợ thư giãn vai, cổ và tránh tác động lực đến xương đòn.
tư thế ngồi cho người gãy xương đòn
Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp có thể hạn chế các áp lực không mong muốn và hỗ trợ quá trình chữa lành khi gãy xương đòn

Ngoài ra, để giảm bớt căng thẳng lên xương đòn, vai gáy và cổ, người làm việc với máy vi tính có thể tham khảo một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Nâng hoặc hạ màn hình máy tính để mắt ngang với phần trên của màn hình. Nếu sử dụng kính đa tròng, người bệnh nên hạ màn hình xuống thêm 2 – 4 cm.
  • Di chuyển màn hình đến gần hoặc xa hơn để có thể nhìn thấy màn hình rõ ràng nhất. Tăng kích thước phông chữ nếu cần thiết.
  • Hạ thấp chiều cao của bàn hoặc nâng cao ghế sao cho cẳng tay song song với sàn nhà hoặc hơi hướng xuống và cổ tay ở vị trí trung lập (không hướng lên hoặc hướng xuống).

Việc lựa chọn tư thế ngồi, nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau tổn thương. Người bệnh cũng nên thường xuyên đi bộ xung quanh văn phòng hoặc xung quanh nhà để ngăn ngừa các áp lực lên lưng, cổ hoặc vai gáy. Sau khi cơn đau do gãy xương đòn được cải thiện, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng và phục hồi chức năng.

Điều trị gãy xương đòn như thế nào?

Mục tiêu khi điều trị gãy xương đòn là phục hồi sức mạnh và khả năng vận động của vai. Tùy thuộc vào các các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khi bị gãy xương, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị như:

1. Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật cho gãy xương đòn, bao gồm lựa chọn tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn, thường nhằm mục đích giảm đau, hỗ trợ quá trình tự phục hồi của xương đòn và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng đai hoặc túi treo tay để tránh các cử động không mong muốn sau khi gãy xương. Điều này có thể ngăn ngừa xương đòn và cánh tay di chuyển để hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thường là thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như naproxen và ibuprofen, để giảm đau sau khi gãy xương.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ khi xương đòn bắt đầu lành lại. Người bệnh có thể bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhàng để giảm bớt tình trạng cứng khớp và phục hồi chức năng vai. Các bài tập cường độ cao có thể được bổ sung sau khi xương hồi phục.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp gãy xương nghiêm trọng, gây xô lệch xương hoặc gãy xương thành nhiều đoạn, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Trong các trường hợp này, người bệnh có thể cần sử dụng các tấm kim loại, vít hoặc ghim để cố định xương.

Sau phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể quá trình phục hồi. Các nguyên tắc chung sau phẫu thuật bao gồm:

Mang túi treo tay trong 3 – 4 tuần sau khi phẫu thuật;

  • Chườm lạnh vai nhiều lần trong ngày để giảm sưng, người bệnh nên quấn đá trong vải mỏng trước khi chườm lên da để tránh tình trạng bỏng lạnh;
  • Hạn chế nâng độ vật trên 2.2 kg trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật;
  • Tái khám và chụp X – quang theo hướng dẫn của bác sĩ để xác nhận quá trình chữa lành;
  • Tham gia vật lý trị liệu thích hợp để hỗ trợ quá trình chữa lành.

Nói chung, các hoạt động bình thường có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật 6 tuần, tuy nhiên để tham gia các hoạt động thể thao, người bệnh nên đợi từ 2 – 4 tháng. Ngoài ra, những người hút thuốc lá và bệnh tiểu đường có thể có thời gian phục hồi chậm hơn.

Gãy xương đòn là tình trạng phổ biến và cần thời gian để phục hồi sau chấn thương. Lựa chọn tư thế nằm ngủ tốt cho người gãy xương đòn là một trong những biện pháp hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng. Để duy trì thể lực tổng thể trong quá trình phục hồi, người bệnh có thể dành thời gian để đi bộ, leo cầu thang hoặc đạp xe đạp cố định. Trao đổi với bác sĩ hoặc  người có chuyên môn nếu cần được hướng dẫn hoặc tư vấn các vấn đề liên quan.

Tìm hiểu thêm: Bị gãy xương đòn bao lâu lành? Làm sao nhanh khỏi?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua