Trượt Đốt Sống Thắt Lưng Là Tình Trạng Gì? Cách Chữa Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Trượt đốt sống thắt lưng có thể dẫn đến đau thắt lưng hoặc khó chịu khi ngồi, đứng hoặc đi bộ. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, do đó cần điều trị sớm.

Trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống thắt lưng là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau thắt lưng

Trượt đốt sống thắt lưng là gì?

Trượt đốt sống thắt lưng xảy ra khi một thân đốt sống trượt về phía trước trên thân đốt sống bên dưới. Nguyên nhân chính thường là do gãy một mảnh xương nối hai khớp ở phía sau cột sống.

Tình trạng gãy mảnh xương nhỏ này là khuyết cung eo sau (Pars interarticularis) của đốt sống. Khuyết cung eo sau thường xảy ra khi cột sống bị căng thẳng hoặc áp lực quá mức.

Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em (thường là ở trẻ 5 – 7 tuổi), tuy nhiên các triệu chứng thường không phát triển cho đến tuổi trưởng thành. Khuyết cung eo sau có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc gây đau thắt lưng ở tuổi thanh thiếu niên.

Theo ước tính có khoảng 5 – 7% dân số bị trượt đốt sống thắt lưng, trong đó có khoảng 80% các trường hợp không có triệu chứng nhận biết. Ngoài ra, nếu có triệu chứng, các triệu chứng thường không nghiêm trọng, tuy nhiên có khoảng 15 – 20% người bệnh cần phẫu thuật để điều chỉnh cột sống.

Trượt đối sống thắt lưng thường được phân thành 6 loại, bao gồm:

  • Trượt đốt sống bẩm sinh: Đây là tình trạng trượt đốt sống liên quan đến thiểu sản của phần trên xương cùng. Loại trượt đốt sống này xuất hiện ở thanh thiếu niên và là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau lưng ở trẻ em và thanh thiếu niên;
  • Trượt đốt sống do khuyết cung eo sau: Tình trạng này liên quan đến  các tổn thương ở vùng eo, chẳng hạn như gãy cung eo sau;
  • Trượt đốt sống do thoái hóa: Thoái hóa đốt sống hoặc thoái hóa đĩa đệm có thể làm mất tính ổn định của cột sống và dẫn đến trượt đốt sống;
  • Trượt đốt sống liên quan đến  bệnh lý: Các bệnh lý, chẳng hạn như ung thư, nhiễm khuẩn, có thể gây phá hủy cấu trúc cột sống và dẫn đến trượt đốt sống.
  • Trượt đốt sống do chấn thương: Loại trượt đốt sống này thường xảy ra khi chấn thương làm gãy cuống sống, mấu khớp, khiến cột sống không ổn định hoặc trượt đốt sống;
  • Trượt đốt sống sau phẫu thuật: Phẫu thuật cắt cung eo sau có thể dẫn đến trượt đốt sống thắt lưng, đặc biệt là ở bệnh nhân đã mất ổn định cuộc sống trước đó.

Phân loại trượt đốt sống thắt lưng theo độ tuổi

Đôi khi, các triệu chứng tình trạng trượt đốt sống thắt lưng phụ thuộc vào độ tuổi, chẳng hạn như:

1. Trượt đốt sống thắt lưng ở thanh thiếu niên

Trượt đốt sống lưng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau thắt lưng ở thanh thiếu niên. Tình trạng này thường phổ biến ở các vận động viên thiếu niên, đặc biệt là người chơi các môn thể thao thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên ở lưng dưới (uốn cong lưng về phía sau), chẳng hạn như thể dục dụng cụ.

nguyên nhân gây trượt đốt sống
Trượt đốt sống lưng ở thanh thiếu niên thường phát triển ở những vận động viên chơi các môn tác động đến thắt lưng

Triệu chứng phổ biến nhất là đau thắt lưng hoặc hạn chế các hoạt động bình thường. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị cong cột sống về phía trước hoặc không ổn định ở lưng dưới. Ngoài ra, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh nghiêm trọng.

2. Trượt đốt sống thắt lưng ở người lớn

Trượt đốt sống thắt lưng cũng có thể gây ra các triệu chứng ở người lớn, đặc biệt là người trong độ tuổi 30 – 40. Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến trượt đốt sống ở người lớn do đĩa đệm bị hao mòn và thoái hóa theo thời gian. Điều này khiến các đốt sống ma sát với nhau và tăng nguy cơ trượt đốt sống.

Trượt đốt sống lưng ở người lớn có thể khiến dây thần kinh bị chèn ép và dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như đau chân. Thông thường, cơn đau chân thường xảy ra khi đi, đứng hoặc thực hiện các hoạt động gây tác động đến chân.

Nguyên nhân gây trượt đốt sống thắt lưng

Ở các đốt sống có một bộ phận được gọi là eo đốt sống sống (pars interarticularis) có nhiệm vụ kết nối đốt sống trên và đốt sống dưới. Đây là một mảnh xương mảnh có nguồn cung cấp máu kém nên dễ bị gãy do nén hoặc lực tác động thấp. Tình trạng gãy xương này còn được gọi là gãy nén đốt sống và có thể có dẫn trượt đốt sống nhưng không có dấu hiệu nhận biết. Theo thời gian, trượt đốt sống có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống.

nguyên nhân trượt đốt sống
Gãy nén eo đốt sống là nguyên nhân phổ biến dẫn đến trượt đốt sống

Khi eo đốt sống bị gãy, người bệnh thường không cảm thấy đau hoặc không có các triệu chứng nhận biết khác. Gãy xương thường xảy ra do áp lực kéo dài tác động lên xương, cuối cùng dẫn đến lực nén, gây gãy xương và trượt đốt sống.

Trượt đốt sống lưng phổ biến nhất ở đốt sống L5 – S1, là đoạn thấp nhất của cột sống thắt lưng. Tình trạng này hiếm khi gây ảnh hưởng đến đoạn trên của cột sống. Tuy nhiên, khi trượt đốt sống xảy ra ở đoạn trên, chẳng hạn như L3 – L4, nguyên nhân thường là do chấn thương trực tiếp.

Trượt đốt sống thắt lưng không phổ biến ở trẻ sơ sinh, do đó tình trạng này không phải là vấn đề bẩm sinh. Tuy nhiên, trượt đốt sống do gãy xương có thể phát triển ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên, mặc dù tình trạng này thường không phổ biến.

Đối tượng nguy cơ trượt đốt sống thắt lưng

Trượt đốt sống thắt lưng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, tuy nhiên tình trạng này thường có nguy cơ cao hơn ở một số đối tượng, chẳng hạn như:

  • Vận động viên: Các vận động viên trẻ tuổi (trẻ em và thiếu niên) tham gia vào các môn thể thao kéo giãn cột sống thắt lưng, chẳng hạn như bóng đá, thường có nguy cơ trượt đốt sống cao hơn. Trượt đốt sống có xu hướng phát triển trong quá trình tăng trưởng của trẻ em và là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau lưng ở thanh thiếu niên.
  • Độ tuổi: Ở người lớn tuổi, tình trạng trượt đốt sống có thể phát triển, đây là quá trình hao mòn tự nhiên của cột sống khiến các đốt sống yếu đi. Người lớn tuổi bị trượt đốt sống lưng thường có nguy cơ thoái hóa cao. Tình trạng này thường phổ biến ở người trên 50 tuổi.
  • Di truyền: Một số người mắc chứng trượt đốt sống thắt lưng thường được sinh ra với phần eo đốt sống mỏng và dễ bị tổn thương. Đây là một tình trạng có liên quan đến yếu tố di truyền.

Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tình trạng trượt đốt sống thắt lưng thường phụ thuộc vào mức độ trượt đốt sống. Cụ thể như sau:

1. Trượt đốt sống thắt lưng độ I

Hầu hết các trường hợp, trượt đốt sống lưng không có triệu chứng nhận biết. Nếu các triệu chứng xảy ra, có thể bao gồm:

dấu hiệu trượt đốt sống thắt lưng
Đau thắt lưng hoặc hạn chế hoạt động là dấu hiệu trượt đốt sống phổ biến
  • Đau thắt lưng, thường là một cơn đau sâu ở lưng dưới;
  • Cơn đau có thể lan xuống mông và mặt sau của đùi;
  • Đau dữ dội hơn khi đứng, đi bộ hoặc thực hiện các động tác nghiêng người về phía sau;
  • Cơn đau thường được cải thiện khi ngồi, đặc biệt là ngồi ở tư thế ngả lưng;
  • Có cảm giác mệt mỏi ở chân hoặc ngứa ran, tê, đặc biệt là sau khi đi bộ;
  • Đau lan xuống dưới đầu gối hoặc bàn chân.

Ngoài đau đớn, hầu hết bệnh nhân bị trượt đốt sống lưng đều căng cơ gân kheo (cơ lớn chạy dọc xuống mặt sau của đùi), dẫn đến đau đớn khi chạm vào ngón chân.

2. Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng độ II, III và IV

Trong trường hợp trượt đốt sống thắt lưng từ độ II trở lên, cột sống thắt lưng thường bị biến dạng có thể nhận thấy bằng mắt thường. Cụ thể, một số dấu hiệu bao gồm:

dấu hiệu của trượt đốt sống lưng
Trượt đốt sống thắt lưng độ II trở lên có thể gây biến dạng cột sống và đau đớn nghiêm trọng
  • Người bệnh có phần thân ngắn, bụng to;
  • Dị dạng cột sống, chẳng hạn như vẹo cổ và khung xương chậu thẳng đứng;
  • Gân kheo thường rất căng, điều này khiến người bệnh có dáng đi lạch bạch, khó khăn.

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa (hội chứng equina cauda), chẳng hạn như tê hoặc yếu dần ở chân, thay đổi cảm giác ở vùng yên ngựa (giữa hai chân) và khó kiểm soát bàng quang. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị kịp lúc.

Trượt đốt sống thắt lưng nguy hiểm không?

Mức độ nghiêm trọng của trượt đốt sống thắt lưng thường được đo lường sau khi chụp X-quang một bên. Thông thường, tình trạng này được phân loại theo thang điểm từ 1 đến 4. Độ trượt được đo từ thân đốt sống trên trượt về phía trước trên thân đốt sống dưới.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng trượt đốt sống như sau:

  • Độ I: Trượt 25% hoặc ít hơn;
  • Độ II: Trượt từ 26 – 50%;
  • Độ III: Trượt 51% – 75%;
  • Độ IV: Trượt 76-100% thân đốt sống.

Ngoài ra, trượt đốt sống thắt lưng độ V xảy ra khi đốt sống trượt hoàn toàn, đốt sống trên tách rời khỏi đốt sống dưới.

Nếu không được điều trị, trượt đốt sống thắt lưng có thể dẫn đến đau đớn dữ dội và gây hạn chế hoạt động của người bệnh. Ngoài ra, trượt đốt sống cũng có thể gây tổn thương cột sống vĩnh viễn, dẫn đến yêu, tê và liệt chân nếu dây thần kinh bị tổn thương.

Ngoài ra, mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trượt đốt sống lưng có thể dẫn đến thoái hóa xương chậu. Đây là tình trạng đốt sống L5 trượt khỏi xương cùng và đi vào xương chậu. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng trượt đốt sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, trượt đốt sống độ I và II có thể được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn và không cần phẫu thuật.

Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng

Để chẩn đoán tình trạng trượt đốt sống thắt lưng, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể và trao đổi với người bệnh về các triệu chứng. Sau đó, chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh cần thiết để chẩn đoán xác định.

1. Khám sức khỏe

Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể sờ, nắn hoặc thao tác lên khu vực thắt lưng để kiểm tra các dấu hiệu bất thường. Cụ thể, bác sĩ có thể:

+ Quan sát người bệnh:

Người bệnh có thể được yêu cầu đi và đứng. Người bị trượt đốt sống thường có khung xương chậu nghiêng và gây mất hình dạng bình thường của mông. Điều này khiến người bệnh có dáng đi lệch hướng, cong lưng và hông mở rộng.

Bác sĩ có thể quan sát bệnh nhân từ phía trước, phía sau để quan sát thắt lưng để kiểm tra các dấu hiệu.

chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng
Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng ở thắt lưng để xác định nguyên nhân gây đau

+ Sờ:

Bác sĩ có thể sờ thắt lưng để xác định các tổn thương ở cột sống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện trong bước đầu và thường không thể xác định chính xác tình trạng bệnh.

+ Các thao tác xác định:

  • Đề nghị người bệnh thực hiện một số động tác để xác định chuyển động của cột sống;
  • Tăng huyết áp đến vùng thắt lưng bằng cách đề nghị bệnh nhân thực hiện các động tác kéo giãn cột sống thắt lưng;
  • Thực hiện các chuyển động dành riêng cho một số hoạt động thể thao hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện lại các động tác đau;
  • Nâng chân thẳng để đánh giá tình trạng căng gân kheo;
  • Thực hiện các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp, chẳng hạn như mở rộng vùng bụng dưới, cơ mông và thắt lưng để đánh giá các tổn thương.

2. Chẩn đoán hình ảnh

Để chẩn đoán xác định tình trạng trượt đốt sống lưng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh cột sống có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng lệch cột sống hoặc các hình dạng bất thường ở cột sống.
  • Chụp CT hoặc chụp MRI: Hình ảnh MRI và CT có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh cột sống chi tiết hơn. Ngoài ra, hình ảnh này cũng có thể xác định tổn thương ở các mô mềm như đĩa đệm và dây thần kinh.

Biện pháp điều trị trượt đốt sống thắt lưng

Điều trị phù hợp cho tình trạng trượt đốt sống thắt lưng là điều rất quan trọng để tránh các biến chứng không mong muốn. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và các vấn đề liên quan. Cụ thể, điều trị bao gồm:

1. Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật bao gồm các biện pháp bảo tồn nhằm mục đích giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

điều trị trượt đốt sống lưng
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập giảm đau và phục hồi chức năng cột sống
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen hoặc NSAID (như ibuprofen, chất ức chế COX-2) hoặc steroid đường uống có thể được chỉ định để giảm đau.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Người bệnh nên chườm đá để giảm đau lưng hoặc khó chịu sau khi các triệu chứng xuất hiện hoặc bị kích hoạt. Chườm nóng có thể được áp dụng để giãn cơ, thúc đẩy lưu lượng máu và hỗ trợ điều trị các triệu chứng trượt đốt sống.
  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập kéo giãn cơ, bắt đầu bằng việc kéo căng gân kheo và tiến triển theo thời gian. Người bệnh cần kéo căng cơ gân kheo 2 lần mỗi ngày để giảm bớt căng thẳng ở vùng thắt lưng. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể về chương trình vật lý trị liệu.
  • Thao tác điều chỉnh cột sống: Nhà vật lý trị liệu có thể thực hiện các thao tác trị liệu thần kinh hoặc thao tác nắn xương thủ công để điều chỉnh cột sống và giảm đau. Thao tác này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, do đó người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Nếu trượt cột sống thắt lưng gây đau dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid ngoài màng cứng. Tiêm thuốc có thể giúp giảm viêm trong khu vực và ngăn ngừa cơn đau ở thắt lưng.

2. Phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, trượt đốt sống lưng đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

Phẫu thuật thường mang lại hiệu quả cao nhưng đây là một phẫu thuật lớn. Do đó thường không được áp dụng cho đến khi các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả trong vòng 6 tháng điều trị.

Loại phẫu thuật phổ biến nhất là hợp nhất cột sống thắt lưng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần xương và đĩa đệm khỏi cột sống, sau đó kết hợp hai đốt sống liền kề lại với nhau. Thủ thuật này có thể tăng không gian bên trong ống sống, giải nén các dây thần kinh bị chèn ép và hỗ trợ giảm đau.

Sau khi phẫu thuật hợp nhất hai đốt sống, chuyển động của cột sống có thể bị hạn chế.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh hồi phục tốt sau phẫu thuật. Người bệnh có thể dần dần lấy lại khả năng vận động đầy đủ.

Biện pháp phòng ngừa trượt đốt sống thắt lưng

Để giảm nguy cơ phát triển tình trạng trượt đốt sống thắt lưng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

phòng ngừa trượt đốt sống thắt lưng
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cột sống
  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ lưng và cơ bụng thường xuyên;
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Cân nặng dư thừa gây thêm căng thẳng cho thắt lưng và tăng nguy cơ trượt đốt sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng;
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng để giữ cho xương, đốt sống, cột sống khỏe mạnh.

Ngoài ra, sau khi điều trị các triệu chứng trượt đốt sống lưng có thể tái phát. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập tăng cường cơ lưng và cơ bụng, đặc biệt là đối với trẻ em và trẻ vị thành niên. Đảm bảo kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định các vấn đề liên quan và có kết hoạch điều trị sớm.

Trượt đốt sống thắt lưng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lưng, nhưng tình trạng này không nguy hiểm và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều phương pháp điều trị bao gồm thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật cột sống có thể cải thiện các triệu chứng. Do đó, nếu bị đau thắt lưng hoặc cảm thấy khó khăn khi đi lại, đứng hoặc cúi xuống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua