Trượt đốt sống cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Trượt đốt sống cổ là tình trạng tương đối hiếm gặp và thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi. Tình trạng này có thể liên quan đến quá tình thoái hóa tự nhiên hoặc là một vấn đề thứ phát của bệnh viêm khớp cung đốt sống.

Trượt đốt sống cổ
Trượt đốt sống cổ là tình trạng không phổ biến nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu

Trượt đốt sống cổ là gì?

Trượt đốt sống cổ xảy ra khi một trong những đốt sống cổ trượt ra khỏi vị trí bình thường. Tình trạng này gây mất ổn định cột sống do cột sống di chuyển nhiều hơn mức bình thường. Nếu không được điều trị, trượt đốt sống cổ có thể dẫn đến chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến đau lưng hoặc đau chân.

Trượt đốt sống cổ thường là kết quả của quá trình lão hóa, khi xương, khớp và dây chằng ở cột sống trở nên suy yếu và không có khả năng giữ cột sống thẳng hàng. Tình trạng này thường phổ biến ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi. Ngoài ra, bệnh cũng phổ biến hơn ở nữ giới, với tỷ lệ 3:1.

So với trượt đốt sống thắt lưng, trượt đốt sống cổ tương đối hiếm gặp, tuy nhiên nếu xảy ra, tình trạng này tương đối nghiêm trọng. Khi trượt đốt sống xảy ra ở cổ, tình trạng này cũng có thể là vấn đề thứ phát của bệnh viêm khớp cung đốt sống.

Trong hầu hết các trường hợp, trượt đốt sống có thể điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hợp nhất đốt sống để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Nguyên nhân gây trượt đốt sống cổ

Thoái hóa đĩa đệm theo thời gian là nguyên nhân phổ biến nhất gây trượt đốt sống cổ.

Ở mỗi đốt sống của cột sống đều có một đĩa đệm để hạn chế ma sát và tránh các tổn thương. Các đĩa đệm cho phép cột sống uốn cong về phía trước (uốn cong) và phía sau (mở rộng), tuy nhiên không cho phép cột sống xoay quá nhiều. Khi lớn tuổi, các đĩa đệm trở nên lão hóa và không thể hỗ trợ đầy đủ cho các hoạt động uốn cong cột sống. Điều này có thể khiến thân đốt sống trượt về phía trước so với đốt sống còn lại.

nguyên nhân gây trượt đốt sống cổ
Trượt đốt sống cổ thường xảy ra do quá trình thoái hóa đĩa đệm theo thời gian

Bên cạnh thoái hóa đĩa đệm, có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến trượt đốt sống cổ bao gồm:

  • Chấn thương: Chấn thương ở cột sống cổ có thể khiến các đốt sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu;
  • Bệnh lý: Một số tình trạng, chẳng hạn như loãng xương hoặc ung thư có thể dẫn đến trượt đốt sống;
  • Thoái hóa sau phẫu thuật: Phẫu thuật hoặc các thủ thuật ở cột sống cổ có thể gây mất ổn định cột sống và gây trượt đốt sống;
  • Di truyền: Một số người có thể sinh ra với xương đốt sống mỏng, dễ bị tổn thương. Điều này có thể dẫn đến trượt đốt sống theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết trượt đốt sống cổ

Trượt đốt sống cổ là tình trạng không phổ biến và thường liên quan đến quá trình thóa hóa tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra như một vấn đề thứ cấp của bệnh viêm khớp cung đốt sống cổ.

Viêm khớp cung cột sống thường dẫn đến đau đớn, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau hoặc cứng cổ, thường nghiêm trọng vào buổi sáng và được cải thiện khi hoạt động;
  • Đau và cứng cổ có xu hướng cải thiện trong ngày và nghiêm trọng vào buổi tối;
  • Cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ;
  • Sưng và nóng ở cổ, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết;
  • Đau khi ấn vào cột sống cổ;
  • Mất tính linh hoạt ở cột sống cổ;
  • Có cảm giác hoặc nghe âm thanh phát ra từ cột sống cổ;
  • Ngứa, tê hoặc có cảm giác như kim châm ở các dây thần kinh hoặc tủy sống.
dấu hiệu trượt đốt sống cổ
Đau và cứng cổ là dấu hiệu trượt đốt sống phổ biến nhất

Ngoài ra, trượt đốt sống cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi qua đốt sống cổ. Điều này có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau lưng dưới hoặc đau chân: Một số người bệnh có thể bị đau chân kết hợp đau lưng, trong khi các bệnh nhân khác chỉ bị đau lưng hoặc đau chân;
  • Đau thần kinh tọa: Người bệnh có thể bị đau ở một hoặc hai bên chân khi đứng trong thời gian dài;
  • Cơn đau được cải thiện khi ngồi: Khi ngồi, ống sống thường được mở rộng hơn, điều này có thể giải nén ở cột sống và giảm đau;
  • Yếu chân: Tổn thương các dây thần kinh có thể dẫn đến tình trạng yếu chân, tuy nhiên tình trạng này thường không phổ biến.

Trượt đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Chẩn đoán và điều trị tình trạng trượt đốt sống cổ là điều rất quan trọng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến cơn đau mãn tính và tổn thương cột sống vĩnh viễn. Ngoài ra, tình trạng chèn ép các dây thần kinh có thể gây mất sức mạnh ở tay, chân và tăng nguy cơ liệt.

Trong một số trường hợp, viêm khớp cung cột sống có thể dẫn đến nhiễm trùng cột sống. Đây là tình trạng không phổ biến nhưng nghiêm trọng có cần điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, trượt đốt sống cổ có thể dẫn đến tật gù lưng (Kyphosis). Đây là trạng xảy ra khi cột sống lưng trên cong quá mức khiến đầu bị chùng xuống và vai tròn lên. Tình trạng này có thể gây áp lực dư thừa lên cột sống, gây đè nặng lên phổi và gây khó thở.

Phương pháp chẩn đoán trượt đốt sống cổ

Để chẩn đoán tình trạng trượt đốt sống cổ, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của người  bệnh và trao đổi về các dấu hiệu liên quan.

Bác sĩ có thể quan sát các dấu hiệu bên ngoài bao hoặc sờ, nắn cột sống để xác định các tổn thương liên quan. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số động tác hoặc hoạt động có thể dẫn đến cơn đau.

chẩn đoán trượt đốt sống
Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu ở cổ để xác định nguyên gây đau

Để chẩn đoán xác định tình trạng trượt đốt sống, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như:

  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang có thể cung cấp hình ảnh về cấu trúc cột sống và giúp bác sĩ xác định hình dạng hoặc các tổn thương ở cột sống;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật hình ảnh có thể kiểm tra các bất thường ở các mô mềm ở đốt sống cổ.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính có thể được chỉ định để đánh giá các bất thường cột sống, chẳng hạn như gãy xương.

Biện pháp điều trị trượt đốt sống cổ

Người bệnh trượt đốt sống cổ không có triệu chứng có thể không cần điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp gây đau đớn hoặc khó chịu, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

1. Điều trị bảo tồn

Các phương pháp điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) chẳng hạn như chườm đá, chườm nóng có thể giảm các cơn đau liên quan đến trượt đốt sống cổ. Về cơ bản, các phương pháp điều trị không phẫu thuật như sau:

+ Thay đổi hoạt động:

Người bệnh có thể được đề nghị thay đổi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ngồi nhiều hơn và tránh đứng hoặc đi bộ quá lâu, để cải thiện các triệu chứng. Một số hoạt động cần thay đổi để để cải thiện tình trạng trượt đốt sống cổ bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, chẳng hạn như nằm trên giường trong một – hai ngày hoặc nằm ngả lưng trên ghế;
  • Tránh đứng hoặc đi bộ trong một thời gian dài;
  • Tránh tập thể dục, đặc biệt là các bài tập thể dục tác động mạnh;
  • Tránh các hoạt động cần ngẩng cao đầu hoặc ngả cổ về phía sau.

Điều chỉnh các hoạt động cơ bản có thể làm giảm đáng kể các cơn đau và triệu chứng trượt đốt sống cổ. Biện pháp này cũng có thể thực hiện lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp tự chăm sóc khác, chẳng hạn như chườm lạnh, chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, để giảm đau, đặc biệt là sau các hoạt động gắng sức.

Một số bệnh nhân có thể đạp xe cố định để cải thiện sức mạnh và tăng cường sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, liệu pháp hồ bơi (thực hiện vật lý trị liệu dưới nước) có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà không gây đau đớn hoặc khó chịu.

Trượt đốt sống cổ có nguy hiểm không
Dành thời gian nghỉ ngơi để đốt sống cổ có thời gian hồi phục

+ Thao tác chỉnh cột sống:

Các thao tác nắn chỉnh cột sống được thực hiện bởi chuyên gia hoặc bác sĩ vật lý trị liệu có thể hỗ trợ giảm đau bằng cách điều chỉnh các đốt sống bị trượt.

Bác sĩ có thể sử dụng lực tay tác động vài cột sống cổ và đưa cột sống bị trượt về vị trí ban đầu.

+ Tiêm ngoài màng cứng:

Đối với các bệnh nhân bị đau đớn dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid ngoài màng cứng. Thuốc tiêm có thể giảm đau nhanh và tăng chức năng ở cột sống cổ lên đến 50% các trường hợp.

Nếu tiêm steroid mang lại hiệu quả giảm đau, người bệnh có thể tiêm thuốc tối đa ba lần mỗi năm. Liều lượng và khoảng thời gian tiêm thuốc phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị trượt đốt sống cổ hiếm khi cần thiết. Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp chăm sóc tại nhà và điều trị không phẫu thuật có thể cải thiện các triệu chứng.

Phẫu thuật thường được đề nghị nếu người bệnh đau nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp điều trị bảo tồn trong 6 tháng. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định nếu người bệnh bị suy giảm chức năng thần kinh hoặc khi các dây thần kinh bị chèn ép.

Mục tiêu của phẫu thuật là điều chỉnh lại đoạn cột sống cổ bị ảnh hưởng để giảm bớt áp lực lên dây thần kinh. Ngoài ra, phẫu thuật cũng hỗ trợ ổn định cột sống.

phẫu thuật trượt đốt sống cổ
Phẫu thuật trượt đốt sống cổ được chỉ định cho các cơn đau nghiêm trọng

Phẫu thuật điều trị trượt đốt sống cổ có thể mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên đây là một cuộc đại phẫu thuật và có nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

  • Đau đớn kéo dài;
  • Hỏng phần cứng;
  • Đốt sống không liên kết sau phẫu thuật (không truyền máu hoặc rối loạn khớp);
  • Nhiễm trùng;
  • Chảy nhiều máu;
  • Thoái hóa đốt sống liền kề;
  • Tổn thương thần kinh;
  • Nguy cơ liên quan đến gây mê toàn thân, chẳng hạn như thuyên tắc phổi, viêm phổi, đau tim, đột quỵ.

Các biến chứng thường rất hiếm, nhưng có thể xảy ra trong một số tình trạng nhất định. Các tình trạng làm tăng nguy cơ rủi ro bao gồm:

  • Hút thuốc lá;
  • Béo phì;
  • Loãng xương;
  • Tiểu đường;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Phẫu thuật lưng thất bại trong quá khứ.

Phòng ngừa trượt đốt sống cổ

Không có biện pháp cụ thể trong việc phòng ngừa tình trạng trượt đốt sống cổ, bởi vì bệnh xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên của đĩa đệm. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện những lời khuyên của bác sĩ chuyên môn, người bệnh có thể giữa cột sống cổ luôn khỏe mạnh.

phòng ngừa trượt đốt sống cổ
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe cột sống và phòng ngừa nguy cơ trượt đốt sống

Cụ thể đề phòng ngừa tình trạng trượt đốt sống cổ, người bệnh có thể:

  • Thực hiện theo kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tiếp tục kế hoạch vật lý trị liệu hoặc tập thể dục tại nhà;
  • Ngồi, đứng và đi bộ đúng cách;
  • Luyện tập thể dục đều đặn, chẳng hạn như tập thể dục nhịp điệu để tăng cường sức khỏe cột sống;
  • Tránh gây căng thẳng đến cột sống cổ;
  • Tránh nâng các vật nặng, chơi các môn thể thao gắng sức, cúi và vặn người quá mức;
  • Đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Tránh sử dụng quá nhiều rượu;
  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe cột sống.

Hầu hết các trường hợp trượt đốt sống cổ được cải thiện sau khi điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên nếu cơn đau cổ kéo dài người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Đau dữ dội hoặc cơn đau ngày càng trầm trọng hơn;
  • Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay;
  • Mất hoặc khó khăn khi phối hợp tây chân, khó đi lại;
  • Yếu cơ ở cánh tay hoặc chân;
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Điều quan trọng là cần có kế hoạch điều trị phù hợp khi bị trượt đốt sống cổ. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng hoặc bị đau cổ kéo dài. Các biện pháp điều trị có thể giảm bớt các triệu chứng ngay lập tức và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Hầu hết các trường hợp trượt đốt sống đáp ứng tốt với biện pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm: Trượt đốt sống thắt lưng nguy hiểm không? Cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua