Trẻ Bị Lồi Đốt Sống Lưng Có Phải Bị Gù, Vẹo Cột Sống?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Trẻ bị lồi đốt sống lưng thường do dị dạng bẩm sinh, bệnh lý và duy trì tư thế xấu trong sinh hoạt. Điều này khiến cột sống của trẻ cong tròn ra phía sau, ảnh hưởng đến dáng đi, đứng và ngồi. Đồng thời gây mất thăng bằng và giảm tính thẩm mỹ.

Trẻ bị lồi đốt sống lưng
Tìm hiểu trẻ bị lồi đốt sống lưng có phải bị gù lưng hay vẹo cột sống không, phương pháp điều trị hiệu quả

Trẻ bị lồi đốt sống lưng phải bị gù, vẹo cột sống không?

Trẻ bị lồi đốt sống lưng là một dạng của gù lưngvẹo cột sống ở trẻ, chủ yếu xảy ra do bẩm sinh và duy trì tư thế xấu. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng đốt sống phát triển bất thường, lồi ra ngoài khiến cột sống cong tròn, hướng về phía sau.

Khi đốt sống lưng lồi ra và tạo thành đường cong bất thường, xương cùngđốt sống cổ có xu hướng lõm vào trong. Điều này làm mất đường cong tự nhiên của cột sống, giảm tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến dáng đi, đứng và ngồi.

Ở những trường hợp nghiêm trọng, trẻ còn có cảm giác khó chịu ở lồng ngực và cảm thấy đau lưng thường xuyên. Phần lớn trẻ bị lồi đốt sống lưng được điều chỉnh bằng nẹp kết hợp thay đổi tư thế. Phẫu thuật được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của bệnh nhân.

Trẻ bị lồi đốt sống lưng do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị lồi đốt sống lưng. Chúng thường bao gồm:

  • Bẩm sinh

Cột sống bất thường ở trẻ em thường do dị tật bẩm sinh. Ở trường hợp này, xương cột sống của trẻ bị dị tật khi còn trong bụng mẹ, những đốt sống lưng có dấu hiệu lồi ra nhưng không thấy rõ bằng mắt thường.

Lồi đốt sống lưng do dị tật bẩm sinh thường có những triệu chứng rõ ràng hơn vào giai đoạn dậy thì. Ngoài sự phát triển bất thường, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao ở những trẻ có dị tật nứt cột sống.

Dị tật bẩm sinh gây lồi đốt sống lưng ở trẻ
Dị tật bẩm sinh như nứt cột sống có thể là nguyên nhân gây lồi đốt sống lưng ở trẻ nhỏ
  • Bệnh Scheuermann

Lồi đốt sống lưng ở trẻ có thể do bệnh Scheuermann. Bệnh lý này khiến các xương của cột sống phát triển không đồng đều, đốt sống lưng lồi ra trong giai đoạn tăng trưởng của trẻ. Bệnh Scheuermann làm ảnh hưởng cả trai và gái nhưng phổ biến hơn ở bé trai.

  • Khối u cột sống

Mặc dù hiếm gặp nhưng khối u cột sống có thể khiến trẻ bị lồi đốt sống lưng. Nguyên nhân là do khối u (lành tính hay ác tính) phát triển bất thường khiến các dây thần kinh và đĩa đệm bị ảnh hưởng, giảm phạm vi chuyển động và tính linh hoạt. Điều này khiến người bệnh thay đổi tư thế, các đốt sống bị đẩy ra ngoài.

  • Loạn dưỡng cơ

Loạn dưỡng cơ là tình trạng di truyền làm suy yếu các cơ (bao gồm cả cơ hỗ trợ cột sống). Điều này làm giảm tính ổn định của cột sống, những đốt sống bị đẩy ra ngoài và cột sống phát triển không bình thường.

  • Tư thế kém

Tư thế kém là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị lồi đốt sống lưng. Điều này thường bao gồm:

    • Ngồi cong/ khom lưng
    • Mang túi/ cặp nặng
    • Thường xuyên buông thõng vai
    • Nằm ngủ trên bàn
    • Ngồi vẹo lưng sang một bên
    • Cúi đầu về phía trước quá mức…

Những tư thế kém làm mất tính ổn định của cột sống, những đốt sống lưng bị kéo ra khỏi vị trí trung lập. Từ đó làm tăng độ cong bất thường của cột sống.

Tư thế kém khiến trẻ bị lồi đốt sống lưng
Tư thế kém khiến các đốt sống lưng bị đẩy khỏi vị trí trung lập, làm mất tính ổn định của cột sống
  • Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị lồi đốt sống lưng:

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồi đốt sống lưng

Trẻ bị lồi đốt sống lưng được nhận biết thông qua một số dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

  • Cột sống cong tròn bất thường, vị trí có đốt sống lưng bị lồi tương tự như một cái bướu
  • Tròn vai
  • Đầu uốn cong và hướng về phía trước
  • Cúi người về phía trước thấy vùng lưng trên cao hơn bình thường
  • Cứng cột sống, khó hoặc không thể đứng thẳng
  • Khó chịu hoặc đau lưng nhẹ. Mức độ đau tăng lên khi cột sống bị lồi ra nghiêm trọng
  • Giảm tính linh hoạt của lưng
  • Thay đổi dáng đi, đứng và ngồi
  • Thường xuyên khom người khi ngồi hoặc khi di chuyển
  • Khó thở
  • Cảm thấy yếu ớt, ngứa ran và tê khi có dây thần kinh bị chèn ép hoặc kích thích.
Cột sống cong tròn là dấu hiệu trẻ bị lồi cột sống lưng
Cột sống cong tròn bất thường, tròn vai… là những dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồi đốt sống lưng

Trẻ bị lồi đốt sống lưng có sao không?

Những trẻ bị lồi đốt sống lưng cần được chụp X-quang và đo góc cong định kỳ. Đồng thời áp dụng những biện pháp điều chỉnh như thay đổi tư thế và dùng nẹp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi những đốt sống lưng bị lồi có thể làm khởi phát những tình trạng nghiêm trọng sau:

  • Mất tính thẩm mỹ, giảm tính linh hoạt và khó di chuyển
  • Tăng áp lực lên phổi và tim, bệnh nhân thường xuyên khó thở và mệt mỏi
  • Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và khó nuốt
  • Giảm chức năng vật lý. Cụ thể: Gặp khó khăn khi di chuyển về phía trước hoặc đứng thẳng, giảm tính linh hoạt và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, đau khi nằm.

Chẩn đoán trẻ bị lồi đốt sống lưng như thế nào?

Trẻ bị lồi đốt sống lưng có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra độ cong bất thường của cột sống và các biểu hiện lâm sàng khác. Ngoài ra bác sĩ tiến hành kiểm tra bệnh sử, tiền sử gia đình có dị dạng cột sống, chấn thương trước đó để xác định nguyên nhân lồi cột sống.

Để rõ hơn về tình trạng, bệnh nhân được thực hiện thử nghiệm uốn cong và các xét nghiệm hình ảnh. Bao gồm:

  • Thử nghiệm uốn cong: Trong thử nghiệm này, người bệnh được hướng dẫn gập người về phía trước trong khi chụm hai bàn chân, đầu gối thẳng và cánh tay buông thõng. Điều này giúp bác sĩ xác định tình trạng và đo đường cong bất thường của cột sống.
  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán trẻ bị lồi đốt sống lưng, gù lưng và vẹo cột sống. Hình ảnh thu được từ tia X có thể giúp bác sĩ phát hiện các bất thường ở lưng. Đồng thời đo đường cong của cột sống. Đường cong bất thường là đường cong có góc đo lớn hơn 50 độ.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Dựa trên hình ảnh chi tiết từ CT, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân khiến các đốt sống lưng bị lồi.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ (MRI) tạo ra hình ảnh chi tiết cấu trúc xương, mô mềm và những cơ quan bên trong. Điều này giúp xác định và đánh giá những vấn đề tiềm ẩn.
  • Kiểm tra chức năng phổi: Kiểm tra chức năng phổi giúp đánh giá không gian trong lồng ngực, xác định mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với hô hấp.
Chẩn đoán lồi đốt sống lưng ở trẻ em
Kiểm tra độ cong bất thường của cột sống và xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đoán lồi đốt sống lưng ở trẻ em

Trẻ bị lồi đốt sống lưng được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị gù lưng, lồi đốt sống lưng dựa trên độ tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh và những biểu hiện đi kèm. Dưới đây là những phương pháp thường được áp dụng:

1. Điều chỉnh tư thế

Những trẻ bị lồi đốt sống lưng cần tiến hành điều chỉnh tư thế. Cụ thể trẻ cần duy trì các tư thế đúng trong sinh hoạt để ngăn đường cong cột sống thêm tồi tệ. Đồng thời góp phần điều chỉnh, ổn định cột sống và khắc phục bệnh lý.

Thông thường bệnh nhi được yêu cầu duy trì tư thế đúng trong suốt giai đoạn phát triển, cố gắng giữ thẳng lưng khi ngồi, đứng và đi. Trong thời gian điều chỉnh tự thế, trẻ được sử dụng nẹp hoặc những dụng cụ hỗ trợ khác để sớm khắc phục tình trạng.

2. Vật lý trị liệu

Trẻ bị lồi đốt sống lưng thường được vật lý trị liệu để cải thiện. Những bài tập phù hợp có thể giúp tăng tính linh hoạt cho cột sống, tăng cường các cơ hỗ trợ, điều chỉnh tư thế và tăng sự dẻo dai.

Ngoài ra tập vật lý trị liệu còn có tác dụng giảm đau và hạn chế tình trạng co cứng, hỗ trợ kéo đốt sống về vị trí đúng. Từ đó ổn định cột sống và điều chỉnh đường cong bất thường.

3. Đeo nẹp/ đai chống gù lưng

Trẻ được hướng dẫn đeo nẹp/ đai chống gù lưng để điều chỉnh cột sống, hỗ trợ đưa các đốt sống lưng về vị trí đúng. Thiết bị này phù hợp với những trẻ có cột sống bị cong từ nhẹ đến vừa.

Đai chống gù lưng có tác dụng hỗ trợ các cơ đưa đốt sống lưng về vị trí trung lập, giảm áp lực lên cột sống, điều chỉnh tư thế. Điều này giúp ngăn đường cong cột sống thêm tồi tệ, hỗ trợ xương phát triển đúng cách.

Đeo đai chống gù lưng chữa lồi đốt sống lưng ở trẻ
Đeo nẹp/ đai chống gù lưng giúp hỗ trợ đưa các đốt sống lưng về vị trí đúng, điều chỉnh tư thế và cột sống

Trong thời gian đầu, trẻ thường có cảm giác khó chịu khi đeo nẹp/ đai lưng. Tuy nhiên trẻ có thể cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian sử dụng. Hầu hết trẻ bị lồi đốt sống lưng đều được hướng dẫn đeo nẹp cho đến khi cột sống ngừng phát triển.

4. Sử dụng thuốc giảm đau

Đốt sống lưng bị lồi có thể kích thích các dây thần kinh, làm thu hẹp lồng ngực và chèn ép một số cơ quan. Điều này khiến trẻ thường xuyên khó chịu và đau lưng. Để cải thiện trẻ có thể được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như IbuprofenParacetamol. Loại thuốc giảm đau cụ thể được chỉ định dựa trên tình trạng của trẻ.

5. Phẫu thuật

Phần lớn trẻ bị lồi đốt sống lưng có đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn, không cần phẫu thuật điều chỉnh. Tuy nhiên phương pháp này có thể được cân nhắc cho những trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa không đạt hiệu quả
  • Dị dạng cột sống bẩm sinh hoặc liên quan đến Scheuermann
  • Trẻ bị lồi đốt sống lưng có những triệu chứng nghiêm trọng, không giảm bằng những biện pháp điều trị không phẫu thuật
  • Đau lưng và khó thở nghiêm trọng, đường cong bất thường làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận
  • Tiên lượng xấu, cấu trúc cột sống xấu đi khi không được phẫu thuật

Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng, trẻ được phẫu thuật với phương pháp thích hợp. Trong đó hợp nhất đốt sống là phương pháp được áp dụng phổ biến. Trong thủ thuật này, một vài mảnh xương được ghép để giúp cột sống thẳng hàng hơn.

Phẫu thuật mang đến hiệu quả điều chỉnh cao. Tuy nhiên phương pháp này cần được cân nhắc, thận trọng trong quá trình điều trị để tránh phát sinh rủi ro. Cụ thể:

  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật
  • Xuất huyết ở vị trí mổ
  • Tổn thương mô lân cận và các dây thần kinh

Tiên lượng

Trẻ bị lồi đốt sống lưng có tiên lượng khá tốt. Phần lớn trường hợp có thể điều chỉnh đường cong bằng các phương pháp điều trị nội khoa, chỉ một số ít cần phẫu thuật điều chỉnh. Bệnh nhi được khuyên theo dõi và điều trị sớm để nhanh khắc phục tình trạng mà không cần phẫu thuật. Điều trị sớm cũng giúp chức năng của các cơ quan và cơ thể được duy trì.

Những trường hợp chậm trễ trong điều trị có thể khiến đường cong cột sống thêm nghiêm trọng, quá trình điều chỉnh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng đến lồng ngực và các cơ quan nội tạng bên trong.

Mất khoảng 1 năm để trẻ bị lồi đốt sống lưng điều chỉnh cột sống bằng phương pháp bảo tồn. Sau điều chỉnh, trẻ được theo dõi định kỳ cho đến khi trưởng thành. Những trường hợp phẫu thuật thường có cột sống lành lại sau 6 tuần, mất 1 năm để hoạt động thể chất và cần theo dõi thường xuyên.

Phòng ngừa trẻ bị lồi đốt sống lưng

Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, ăn uống khoa học và hoạt động thể chất lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ lồi cột sống lưng ở trẻ em.

phòng ngừa trẻ bị lồi đốt sống lưng
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cốt lõi, ổn định cột sống và giúp xương phát triển đúng cách
  • Điều trị tích cực những bệnh lý có khả năng gây lồi cột sống.
  • Tránh ngồi lâu một chỗ.
  • Duy trì tư thế đúng trong cách hoạt động sinh hoạt. Giữ lưng thẳng, đầu và cổ thẳng.
  • Không ngồi, đi hoặc đứng trong tư thế khom lưng, vẹo lưng sang một bên hay cúi đầu về phía trước.
  • Không nên mang vác vật nặng.
  • Không mang cặp sách quá nặng hoặc lệch sang một bên. Tốt nhất nên mang ba lô để hai vai được cân bằng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này giúp thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của xương và cột sống, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Đồng thời giảm nguy cơ lồi cột sống lưng.
  • Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên. Điều này giúp xương phát triển đúng cách, tăng cường cốt lõi, dây chằng và cơ hỗ trợ cột sống. Từ đó giữ đốt sống ở vị trí trung lập, duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Ngoài ra những bài tập thể dục còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của trẻ, tăng độ dẻo dai và tính linh hoạt cho lưng. Từ đó ngăn ngừa lồi đốt sống lưng ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị lồi đốt sống lưng do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên tình trạng này có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng nhiều phương pháp. Lồi đốt sống lưng thường có đáp ứng tốt với điều trị không phẫu thuật, các đốt sống trở về vị trí trung lập, cải thiện đường cong cột sống. Những trường hợp nghiêm trọng có thể cân nhắc phẫu thuật để điều chỉnh đường cong.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua