Dấu hiệu bị trật khớp cổ tay và cách xử lý, điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Trật khớp cổ tay là tình trạng khớp cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Các đặc trưng phổ biến bao gồm đau đớn dữ dội, tê ngứa và sưng khu vực bị ảnh hưởng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể được điều trị bằng các biện pháp không xâm lấn và chăm sóc tại nhà.

Trật khớp cổ tay
Trật khớp cổ tay là tình trạng gây đau đớn khi khớp cổ tay lệch khỏi vị trí ban đầu

Trật khớp cổ tay là gì?

Cổ tay có tất cả tám xương nhỏ, được kết nối với nhau bằng một mạng lưới dây chằng để hỗ trợ quá trình di chuyển. Trật cổ tay xảy ra khi tổn thương hoặc rách bất cứ vị trí nào trong mạng lưới dây chằng ở cổ tay. Điều này khiến một hoặc nhiều xương cổ tay bị đẩy khỏi vị trí bình thường, dẫn đến sai khớp và đau đớn.

Trật khớp cổ tay là tình trạng tương đối phổ biến, thường xảy ra khi người bệnh bị ngã với tư thế dang rộng tay để chống đỡ cơ thể. Ngoài ra, một số môn thể thao, chẳng hạn như bóng đá, bóng rổ, đấu vật, bóng bầu dục hoặc các môn tiếp xúc trực tiếp khác, đều có thể làm tăng nguy cơ trật khớp.

Có một số loại trật cổ tay khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trật khớp xương bán nguyệt (lunate bone rotates dislocation): Xương bán nguyệt nằm ở phía trung tâm của cổ tay, cung cấp cấu trúc thượng tầng cho bàn tay và tham gia vào các hoạt động của cổ tay. Trật khớp xương bán nguyệt là tình trạng xương bán nguyệt lệch khỏi vị trí ban đầu trong khi các xương khác vẫn ở vị trí cũ.
  • Trật khớp quanh xương nguyệt (Perilunate dislocation): Trật khớp bao quanh có thể dẫn đến sưng tấy và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tình trạng này thường xảy ra khi các dây chằng xung quanh cổ tay bị tổn thương.
  • Gãy Galeazzi (Galeazzi fracture): Gãy Galeazzi là tình trạng gây đau đớn ở cổ tay và các mô mềm ở khu vực xung quanh. Tổn thương này thường xảy ra sau một cú ngã trực tiếp tác động đến cổ tay.
  • Gãy xương vùng cẳng tay (Monteggia fracture): Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh ngã trong tư thế ngửa người quá mức hoặc tác động lực trực tiếp lên xương cẳng tay, dẫn đến nứt, gãy.

Dấu hiệu và triệu chứng trật khớp cổ tay

Triệu chứng chính của trật khớp cổ tay là gây đau đớn dữ dội và cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi cố gắng di chuyển cổ tay lên xuống hoặc từ bên này sang bên kia. Người bệnh cũng có thể cảm thấy sưng tấy hoặc căng cứng ở cổ tay.

dấu hiệu trật khớp cổ tay
Đau cổ tay khi thực hiện các hoạt động hàng ngày là dấu hiệu trật khớp phổ biến nhất

Ngoài ra, trật khớp cổ tay có thể dẫn đến một số triệu chứng đặc trưng khác, chẳng hạn như:

  • Bầm tím và sưng tấy
  • Đau ngay sau khi bị thương hoặc tác động đến cổ tay
  • Cử động cổ tay khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn
  • Da ở cổ tay trở nên mềm khi sờ hoặc ấn vào
  • Hạn chế phạm vi cử động ở cổ tay
  • Có cảm giác ngứa ran ở các ngón tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa
  • Cứng khớp ngón tay cái hoặc các ngón tay khác
  • Nắm chặt tay khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Cổ tay bị biến dạng

Đôi khi các dấu hiệu trật khớp cổ tay có thể gây nhầm lẫn với một số điều kiện sức khỏe khác, chẳng hạn như gãy xương cổ tay. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA – TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CTA

Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay

Cổ tay bị trật khớp có thể là do một số chấn thương hoặc các môn thể thao tiếp xúc. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trật cổ tay thường liên quan đến việc người bệnh dang tay để chống đỡ cơ thể khi té ngã.

Bất cứ chấn thương nào gây ảnh hưởng đến cánh tay hoặc bàn tay đều có thể gây trật khớp. Cụ thể, các nguyên nhân liên quan bao gồm:

  • Ngã từ trên cao xuống
  • Va chạm giao thông
  • Chấn thương thể thao, chẳng hạn như khúc côn cầu, bóng rổ hoặc bóng đá
  • Căng dây thần kinh ở cổ tay, chẳng hạn như nâng một vật nặng
  • Chấn thương liên quan đến tính chất nghề nghiệp
  • Tập tạ không đúng kỹ thuật
  • Ngã khi trượt băng hoặc trượt patin

Ngoài ra, căng thẳng dây chằng ở cổ tay cũng có thể khiến cổ tay bị trật khớp. Căng thẳng này có thể liên quan đến các hoạt động lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như đi bộ bằng nạng hoặc dùng tay đẩy xe lăn.

Trật khớp cổ tay có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, trật khớp cổ tay thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, cổ tay bị trật khớp có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thoái hóa khớp.

trật khớp có tay có cần bó bột không
Trật khớp cổ tay có thể gây thoái hóa khớp nếu không được điều trị phù hợp

Thoái hóa khớp cổ tay là một biến chứng lâu dài, thường gặp sau các chấn thương ở cổ tay. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số biến chứng khác, chẳng hạn như:

  • Mất ổn định ở cổ tay mãn tính
  • Đứt gân hoặc dây chằng ở cổ tay
  • Mất sự liên kết ở cổ tay
  • Chèn ép các dây thần kinh trung ương
  • Gây hoại tử vô mạch ở cổ tay

ĐỪNG BỎ LỠ: Giải pháp điều trị THOÁI HÓA KHỚP CỔ TAY kết hợp Đông Tây y hiệu quả toàn diện

Chẩn đoán trật khớp cổ tay

Để chẩn đoán tình trạng trật khớp cổ tay, bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh lý của người bệnh và các thói quen hoạt động hành ngày. Sau khi trao đổi về bệnh sử, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu và đặc trưng ở cổ tay, chẳng hạn như tình trạng sưng to hoặc biến dạng khớp cổ tay.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm hình ảnh để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Các xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng bao gồm X – quang, MRI (có sử dụng thuốc cản quang), chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định các tổn thương ở dây chằng, gân hoặc các mô mềm.

Điều trị trật khớp cổ tay

Mục tiêu chính trong việc điều trị tình trạng trật khớp cổ tay là cải thiện cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây sai lệch khớp, xương, cản trở chức năng của bàn tay và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Ngoài ra, điều trị tình trạng trật khớp sớm có thể hạn chế tối đa nguy cơ tái phát trong tương lai. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như sau:

1. Điều trị không phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, trật khớp cổ tay có thể được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn để di chuyển khớp về vị trí ban đầu. Điều này có thể mất khoảng vài tháng để phục hồi chức năng ở bàn tay.

điều trị trật khớp cổ tay
Nẹp cổ tay để hạn chế các hoạt động có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng

Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp tự điều trị như sau:

  • Để cổ tay nghỉ ngơi trong ít nhất 48 giờ.
  • Chườm đá vào cổ tay để giảm sưng và đau sau khi bị chấn thương cổ tay. Chườm đá trong 20 – 30 phút mỗi lần và sau mỗi 3 – 4 giờ trong 2 – 3 ngày hoặc cho đến khi hết đau.
  • Băng nén cổ tay để hạn chế các hoạt động khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nâng cao cổ tay hơn tim để hạn chế lưu lượng máu đến cổ tay để hạn chế tình trạng viêm, sưng hoặc đau ở cổ tay.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng nguy cơ chảy máu dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các điều kiện sức khỏe liên quan trước khi sử dụng thuốc.

Có thể mất vài tháng để cải thiện các triệu chứng trật khớp cổ tay với các biện pháp tại nhà. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Điều trị phẫu thuật

Trong các trường hợp trật khớp cổ tay nghiêm trọng hoặc khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Nếu không điều trị, trật khớp cổ tay có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến dây chằng, gân hoặc các mạch máu ở cổ tay.

Phẫu thuật trật khớp thường được thực hiện bằng cách nối các xương lại vị trí bình thường, cải thiện các vấn đề ở dây chằng hoặc các tổn thương ở các cấu trúc xung quanh cổ tay.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch ở cổ tay để lộ khớp và đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các phần cứng như ghim, vít hoặc dụng cụ cố định khớp từ bên ngoài. Tuy nhiên điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu hoặc làm hỏng phần cứng ở cổ tay.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi và đưa cổ tay lại vị trí ban đầu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị người bệnh tập luyện để tăng cường độ bám, sức mạnh hoặc các cơ bắp ở tay.

bài tập trật khớp cổ-bàn tay
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi chức năng ở bàn tay

Các bài tập thường được đề nghị để điều trị tình trạng trật khớp cổ tay bao gồm:

  • Gập tay: Để thực hiện bài tập này, người bệnh gập cong cổ tay về phía trước đề khi có cảm giác căng nhưng không đau. Giữ yên tư thế trong 6 giây, lặp lại 10 lần. Nghỉ ngơi 30 giây và thực hiện lại các thao tác.
  • Mở rộng cổ tay: Trong động tác này, cổ tay được uốn cong về phía sau đến khi cảm thấy căng nhưng không đau. Giữ yên động tác trong ít nhất là 6 giây và thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 cái.
  • Uốn cong cổ tay: Trong động tác này, người bệnh uốn cong cổ tay từ bên này sang bên kia đến khi cảm thấy căng nhưng không đau. Giữ yên tư thế trong 5 giây và thực hiện trong 2 hiệp với 15 lần mỗi hiệp.
  • Kéo gập cổ tay: Động tác này được thực hiện bằng cách giữ thẳng khuỷu tay với lòng bàn tay trái hướng lên. Sau đó người bệnh sử dụng tay phải nắm các tay ngón trái và kéo theo hướng xuống để làm giãn cổ tay. Giữ yên tư thế trong 30 giây.

NỔI BẬT: VTV2 giới thiệu giải pháp xương khớp có hướng đi ĐỘT PHÁ không cần phẫu thuật

Hồi phục sau trật khớp cổ tay

Thời gian hồi phục sau khi trật khớp cổ tay phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, các triệu chứng có thể được cải thiện trong 2 – 3 tháng với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Trong trường hợp cần phẫu thuật, thời gian hồi phục có thể mất khoảng sáu tháng đến một năm để hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, thực hiện vật lý trị liệu  theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn có thể giảm thiểu tối đa các triệu chứng và phục hồi sự linh hoạt ở cổ tay. Người bệnh có thể cần gặp chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên môn chỉnh hình để được hướng dẫn cụ thể.

Trong quá trình hồi phục sau chấn thương, người bệnh cần hạn chế các áp lực lên cổ tay để tránh nguy cơ tái phát.

Trật khớp cổ tay thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên tình trạng này có thể gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, tiến hành điều trị các triệu chứng sớm là cách tốt nhất để hạn chế các biến chứng liên quan.

Tùy theo phương pháp điều trị, người bệnh có thể cần hai tháng đến một năm để phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra, ngay cả khi đã hồi phục, người bệnh có thể cần mang nẹp cổ tay, đặc biệt là khi làm việc để tránh gây căng thẳng lên cổ tay.

Thông tin thêm:

Bình luận

  1. Quế Vân says: Trả lời


    Cách đây tầm 10 ngày tôi bị ngã do sàn nhà trơn, do phản xạ tôi có chống cổ tay xuống sàn và cảm giác nhói đau, giờ hơn 10 ngày tôi có thoa dầu cao nóng mà vẫn đau, cảm giác sưng lên, không biết có phải bị trật khớp cổ tay rồi không

    1. Thanh Hương says: Trả lời


      Ngã phản xạ chống cổ tay thế kia khả năng là ảnh hưởng cổ tay rồi, mà sưng lên nữa thì dễ là bị trật khớp hay có liên quan đến xương khớp nên đâu tận 10 ngày chưa dứt, bạn nên đi khám đi chứ tự thoa dầu ở nhà không ổn đâu

    2. Kha Trúc says: Trả lời


      Tớ suýt nữa thoái hóa khớp cổ tay do bị trật khớp mà không biết, để đến lúc đau quá mới sang bệnh viện quân dân 102 khám thì biết bị trật khớp cổ tay, may mà chữa kịp thời không là xong con ong luôn

    3. Tiên Thảo says: Trả lời


      Bệnh viện quân dân 102 đấy chữa bệnh xương khớp tốt không bác, gần nhà bạn em, dạo này em lại qua nhà nó chơi đi qua thấy rất đông mà không biết khám thế nào, ngày trước em bị đau trật khớp cổ tay, cũng đã chữa khỏi rồi mà giờ tay em chỗ đó cứ bị yếu, cầm nặng không cầm được lâu, lại hơi run không biết chữa được không

      1. Ngô Gia Hân says: Trả lời


        Ngày trước tôi cũng vậy, bị trật khopwst tay, chữa rồi nhưng về sau tay vẫn yếu và không làm được việc nặng và thỉnh thoảng hơi đau. Chắc do đợt đó tôi chữa không triệt để nên nó có tình trạng như vậy. Sau đó tôi biết đến bệnh viện 102, ở đây điều trị đông tây y kết hợp và có cả xoa bóp bấm huyệt. Đợt đấy tôi cũng hay bị đau cổ vai gáy nữa thế là tiện tôi đến đây khám và điều trị luôn. Tôi đến đây chụp lại xq, rồi bác sĩ kê thuốc uống, thuốc xoa bóp cho tôi, tôi đăng ký cả xoa bopsbaams huyệt. sau thời gian điều trị ở đây là tôi đã không còn đau cổ vai gáy, tay phải trước bị chật khớp khỏe hơn, không còn đau, cầm được đồ nặng đó

      2. Mai Phương says: Trả lời


        Mình cũng bị trật khớp cổ tay, tưởng nhẹ mà lại không nhẹ, phải điều trị ở bệnh viện quân dân hơn tháng mới khỏi, hay cái là khỏi đau cổ tay mà xương khớp cũng bớt rệu rã hẳn

  2. Thúc Tịnh says: Trả lời


    Em nhỡ tập gym, cử tạ quá độ, giờ chỗ cổ tay rất đau, cầm đồ vật nhẹ cũng thấy nhức nhói, có cách nào làm bớt đau không ạ

    1. Châu Vân says: Trả lời


      Bạn chườm nước đá liên tục trong 2-3 ngày, không vận động mạnh, tạm thời ngừng tập gym xem sao

    2. Mẫn Trâm says: Trả lời


      Chỉ cậu cách này nhé, lấy muối rang nóng cho vào khăn mỏng, lót 1 tấm lá đu đủ lên cổ tay rồi chườm muối lên đó, ngày làm 2-3 lần giúp giảm đau khớp nhé

    3. Hạ_0259 says: Trả lời


      Trước mình cũng bị như vậy, cử tạ lên mà nghe cổ tay kêu thành tiếng ấy, xong về đau mấy hôm, mẹ mình giã phèn chua với nghệ tươi bó lên cổ tay 2 lần/ ngày, đâu tầm 1 tuần là đỡ đau nhiều rồi

    4. do kim chi says: Trả lời


      em thu tap theo may bai vat ly tri lieu trong bai co huong dan day, truoc anh cung bi nhu the, chi xoa dau nong va tap theo nhung bai nhu vay ma khoi dau luon

  3. Thanh Thúy says: Trả lời


    Công việc của tôi thường xuyên mang vác nặng nên bị trật khớp cổ tay, đau tay liên tục, bình thường chỉ cần chườm lạnh và bó muối nóng là hết nhưng đợt này làm suốt nửa tháng rồi mà vẫn đau, không thể đi làm bình thường được, giờ chữa biết nên chữa thế nào

    1. Nga says: Trả lời


      Sợ là khớp tay bác bị trật thường xuyên để lại di chứng rồi nên giờ tự chữa ở nhà không hiệu quả, bác đến cơ quan y tế để người ta chụp phim rồi kê thuốc uống bôi đi

    2. Hồng Diễm says: Trả lời


      Tôi cũng như bác và đang uống mấy loại thuốc kháng sinh giảm đau với xoa rượu nóng, thấy cũng bớt đau nhiều

    3. Nguyễn Yến My says: Trả lời


      Ngày nhỏ mình nhớ là bị trật khớp thì cần phải đi nắn lại khớp mới được ý, bạn đi xem rồi đi nắn lại các khớp đi ấy, với cả công việc như vậy cần phải đi bảo dưỡng khớp thường xuyên chứ không thể đến đến lúc đau mới chữa được

  4. Diệp Thảo says: Trả lời


    Các bạn ơi, tớ bị trật khớp cổ tay và đã chườm đá, hạn chế cử động nhưng thấy chữa khỏi đau nhiều, tớ đang muốn tập theo mấy bài trị liệu vật lý thì có được không, có làm khớp trật nặng hơn không

    1. Bá Quốc says: Trả lời


      Bạn tự tập theo các bài tập đơn giản trên mạng có bài, tập nhẹ nhàng không dùng sức quá mức. Nếu thấy bản thân không khống chế được lực độ thì đến phòng khám hoặc bệnh viện để người ta tập cho

    2. Văn Chương says: Trả lời


      Bị trật khớp cổ tay thôi mà đọc bài thấy cũng nguy hiểm ghê nhỉ, trước nghĩ gãy xương mới lo chứ ba cái trật cổ tay lắc lắc tí là vào lại vị trí nay

    3. Đinh Việt Hưng says: Trả lời


      Nhìn đơn giản thế thôi chứ biến chứng cũng nhiều, chưa kể có người điều trị cả năm mới xong nên không coi thường được đâu, bị trật là chữa ngay

  5. Phan Thanh_NVVP says: Trả lời


    Tôi bị hội chứng ống cổ tay do tính chất công việc, thành ra cổ tay tôi rất dễ bị trật khớp khi va chạm nhẹ. Hơn 1 tháng nay cổ tay tôi cứ đau ngay cả khi cầm vật nhẹ. Có người giới thiệu tôi sang bệnh viện quân dân để chữa, nói bên đó chữa dứt điểm các bệnh xương khớp, cổ tay, xin hỏi có ai chữa ở đây chưa

    1. Hoàng Hiền says: Trả lời


      Dân văn phòng hay bị hội chứng ống cổ tay này lắm, chưa kể còn dễ mắc các bệnh xương khớp khác do ngồi nhiều. tớ cũng vì thế mà suốt ngày trật khớp cổ tay đây, mới sang quân dân điều trị vật lý với uống thuốc được 2 tháng, thấy gần như khỏi đau, không mỏi cổ tay và sưng nhức nữa

      1. Kiều Liên says: Trả lời


        Quy trình chữa trị của bệnh viện này như thế nào ấy bạn, tớ nghe gì mà có đông y rồi tây y đủ loại nữa đúng không

      2. CHÂU TUẤN says: Trả lời


        ĐÚNG RỐI, KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ ĐÔNG TÂY Y ĐÓ https://www.vpeg.vn/benh-vien-xuong-khop-quan-dan-102/ Ở ĐÂY CÓ KIỂM TRA BẰNG CÁC MÁY MÓC TIÊN TIẾN, CHỤP XQUANG VÀ CHẨN MẠCH NỮA, ĐẦY ĐỦ QUY TRÌNH VẬY MỚI KÊ THUỐC UỐNG, THUỐC XOA BÓP NGOÀI VÀ TÙY TÌNH TRẠNG SẼ KẾT HỢP THÊM VẬT LÝ TRỊ LIỆU

      3. Hoa bất tử says: Trả lời


        Chi phí khám chữa và thuốc thang ở bệnh viện quân dân 102 này có đắt lắm không bạn nhỉ

      4. An Nhiên says: Trả lời


        Phí khám ban đầu chỉ 100k thôi, tiền thuốc thì cũng tùy mức độ bệnh mà giá dao động từ 1-3tr/tháng

      5. Hoàng Tùng_KonTum says: Trả lời


        Cho tôi hỏi đa phần mọi người chữa bao lâu thì khỏi dứt điểm các bệnh khớp, đau trật khớp cổ tay vậy

      6. Thanh Lưu says: Trả lời


        Căn cứ vào tình trạng nghiêm trọng của khớp và khả năng hấp thụ thuốc bác sĩ sẽ kê thuốc và tư vấn cụ thể phác đồ điều trị riêng của mỗi người, để dứt điểm hoàn toàn và không có biến chứng về sau thì cần 2-3 tháng điều trị

  6. Quỳnh Nga says: Trả lời


    Tôi thường xuyên chơi thể thao, vận động và bị trật khớp cổ tay cũng nhiều, có cách nào hạn chế bị trật khớp không nhỉ

    1. Út Hiền says: Trả lời


      Trước khi vận động bạn có khởi động kỹ càng chưa, càng khởi động lâu, kỳ thì việc chấn thương càng hiếm xảy ra. Bổ sung thêm chất nhờn cho các khớp bằng cách ăn nhiều rau mồng tơi,đâu bắp, uống đủ nước cũng giúp bớt bị chấn thương, trật khớp đấy

    2. Vũ Lương says: Trả lời


      Nếu cổ tay thường xuyên bị trật khớp thì nên điều trị trước, hạn chế vận động cường độ mạnh lại để tay nghỉ ngơi, hồi phục, chứ luyện mãi vài bữa thoái hóa khớp, khớp xương bị yếu đi đó

  7. Duy Anh says: Trả lời


    Tôi bị chấn thương cổ tay do một va chạm xe nhẹ cách đây hơn 1 tháng, lúc đó không thấy đau nhưng về nhà cảm thấy hơi sưng, tôi có bó lá và dán cao nhưng vẫn đau, lắc nhẹ cổ tay cảm giác khớp kêu.Tôi có nên đi bệnh viện điều trị hay là tìm cách chữa ở nhà tiếp đây

    1. Thu Nguyệt says: Trả lời


      Cảm giác đau mà khớp kêu vậy chắc bị trật khớp cổ tay rồi, chứ nếu gãy xương gì thì 1 tháng nay cũng chịu không nổi đâu nhưng để chắc chắn vẫn nên đi kiểm tra đi

    2. Mây tím says: Trả lời


      T bik rõ mik bị trật khớp cổ tay, đau wa ún thuốc gần 3 tuần rùi mà vẫn k hết đau, cứ có thuốc thì đỡ, k thuốc lại đau

    3. Ng Thị Ngọc Bích says: Trả lời


      Tôi đang theo liệu trình thuốc đông y và thucos xoa bop+ trị liệu vật lý ở bệnh viện quân dân đây, ổn nhiều rồi, không đau cổ tay nữa. Bạn có thể đến đây khám

    4. Thành Thiện says: Trả lời


      Tôi cũng bị trật khớp cổ tay nhưng không uống thuốc vì vốn mắc bệnh đau dạ dày, không biết thuốc của bệnh viện quân dân đó có làm đau dạ dày không

    5. Bùi Nhàn says: Trả lời


      Thuốc đông y thảo dược mà làm đau dạ dày gì bạn, lành tính với nhẹ nhàng lắm, uống không có cảm giác co bóp dạ dày như thuốc tây đâu, khỏi phải lo. Ở bệnh

  8. Trần Thị Liệu says: Trả lời


    Mình bị trật khớp cổ tay do bị té xe, giờ cả tháng nay cứ đau mãi không tập trung làm được gì cả, mọi người mách mình chỗ nào khám nhanh mà hiệu quả tí với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua