Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là các loại thuốc được thiết kế để chống lại các tế bào miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Sử dụng thuốc sinh học có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, do đó cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp có thể cải thiện các triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là các loại protein được biến đổi gen, để nhắm vào một bước trong hệ thống miễn dịch để chống viêm và cải thiện các triệu chứng viêm khớp.

Có một số loại thuốc sinh học khác nhau có thể được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như:

  • Chất ức chế tế bào B: Các loại thuốc này ảnh hưởng đến tế bào B, là các tế bào bạch cầu, mang một loại protein có thể kích hoạt hệ thống  miễn dịch.
  • Thuốc chẹn Interleukin – 1 (IL-1): Thuốc này có thể ức chế quá trình sản xuất các chất gây viêm mà cơ thể tạo ra.
  • Interleukin – 6 (IL-6) hoặc thuốc chẹn interleukin – 17: Thuốc có tác dụng ngăn chặn các hóa chất gây viêm kết nối vào các tế bào.
  • Chất ức chế tế bào T: Thuốc có thể ngăn chặn giao tiếp giữa các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu có thể gây viêm trong cơ thể.
  • Chất ức chế Janus kinase (JAK): Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các protein kích hoạt quá trình viêm trong cơ thể.
  • Chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF): Thuốc có thể ngăn chặn một chất hóa học mà cơ thể tạo ra để thúc đẩy quá trình viêm.

Thuốc sinh học có thể làm chậm tiến triển của viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm bệnh. Ngoài ra, thuốc cũng mang lại nhiều tác dụng phụ hơn các phương pháp điều trị khác. Do đó, thuốc sinh học thường được chỉ định khi các phương pháp khác, chẳng hạn như NSAID truyền thống (như ibuprofen) hoặc DMARD (như methotrexate) không hiệu quả.

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp làm chậm tiến triển bệnh được FDA phê duyệt sử dụng. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và sử dụng thuốc an toàn.

Các loại thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Có một số nhóm thuốc sinh học được phê duyệt để điều trị viêm khớp dạng thấp, bao gồm:

DMARD sinh học (bDMARD):

DMARD sinh học hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào các đường dẫn của hệ thống miễn dịch (immune system pathways). Thuốc gây ức chế các protein, thụ thể và các tế bào gây viêm, chẳng hạn như interleukin – 6 (IL-6), interleukin – 1 (IL-1), protein phản ứng C (CRP) và CD80 / 86.

Các loại thuốc DMARD sinh học được sử dụng điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Chất ức chế interleukin 6 (IL-6): Tocilizumab (Actemra)
  • Chất ức chế IL – 6: Sarilumab (Kevzara)
  • Chất ức chế IL – 1β: Anakinra (Kineret)
  • Chất ức chế CD80 / 86: Abatacept (Orencia)
  • Kháng thể chống lại protein CD20: Rituximab (Rituxan)

Chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF):

  • Infliximab (Remicade)
  • Certolizumab pegol (Cimzia)
  • Adalimumab (Humira)
  • Etanercept (Enbrel)
  • Golimumab (Simponi), là một loại thuốc sinh học dạng tiêm
  • Golimumab (Simponi Aria), là một loại thuốc tiêm truyền
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Có nhiều sinh phẩm khác nhau được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc sinh học tương tự Biosimilars:

Biosimilars được phân loại là chất ức chế TNF – alpha hoặc bDMARD. Thuốc có tác dụng và hiệu quả tương tự như thuốc sinh học trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Biosimilars được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Adalimumab – afzb (Abrilada)
  • Adalimumab – atto (Amjevita)
  • Etanercept – szzs (Erelzi)
  • Etanercept -ykro (Eticovo)
  • Adalimumab – adbm (Cyltezo)
  • Adalimumab – bwwd (Hadlima)
  • Adalimumab –  adaz (Hyrimoz)
  • Adalimumab – fkjp (Hulio)
  • Infliximab – axxq (Avsola)
  • Infliximab – dyyb (Inflectra)
  • Infliximab-  abda (Renflexis)

Một số loại thuốc sinh học trị viêm khớp dạng thấp mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên đôi người người bệnh có thể cần vài tuần hoặc vài tháng để đạt được hiệu quả tốt đa. Ngoài ra, mỗi cá nhân đáp ứng với các loại thuốc khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau.

Một số người bệnh chỉ cần dùng một loại thuốc sinh học, nhưng một số khác có thể cần nhiều hơn một loại để cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Thông tin cần biết về thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Trước khi sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên tìm hiểu một số vấn đề cơ bản, chẳng hạn như:

1. Cách thức hoạt động của sinh học

Thuốc sinh học hoạt động trên hệ thống miễn dịch để ức chế tình trạng viêm. Có nhiều loại thuốc sinh học khác nhau và nhắm vào các nguyên nhân gây viêm, tổn thương khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp.

cách sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Thuốc sinh học thường được sử dụng dưới dạng tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch

Mục đích của thuốc sinh học là  kiểm soát tình trạng viêm để giảm đau khớp và các triệu chứng khác. Đồng thời thuốc có thể làm chậm hoặc chấm dứt tổn thương khớp.

Thuốc sinh học hoạt động bằng cách cảm nhận triệu chứng viêm và ngăn ngừa các phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Cụ thể, thuốc sinh học, nhắm mục tiêu và không để tình trạng viêm xảy ra. Điều này trái ngược với các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị tình trạng viêm. Các loại thuốc khác điều trị sau khi tình trạng viêm, đau khớp diễn ra.

Bác sĩ thường kê thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp nếu các nhóm thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng kết hợp thuốc sinh học và các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Ai không nên dùng thuốc sinh học?

Thuốc sinh học có thể khiến một số bệnh lý mãn tính không hoạt động (chẳng hạn như bệnh lao) bùng phát. Do đó, bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng thuốc sinh học cho các đối tượng như:

  • Bệnh đa xơ cứng
  • Suy tim sung huyết nặng
  • Viêm gan B hoặc C mãn tính

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm da hoặc máu để xác định dấu hiệu bệnh lao và các bệnh lý nguy cơ trước khi chỉ định thuốc sinh học để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Phụ nữ mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc sinh học. Mặc dù không rõ tác động của thuốc sinh học đến thai nhi cũng như trẻ sơ sinh, tuy nhiên người bệnh có thể cần được theo dõi để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng thuốc sinh học trước phẫu thuật. Người bệnh có thể trở lại sử dụng thuốc khi vết thương đã lành để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

3. Thời gian tác dụng của thuốc sinh học

Một số bệnh nhân có thể cảm nhận thấy hiệu quả ngay sau 1 tuần sử dụng thuốc hoặc lâu nhất là 12 tuần kể từ lúc bắt đầu dùng thuốc sinh học. Các triệu chứng sau đó có thể được cải thiện tình trạng viêm khớp kéo dài trong nhiều tháng, khoảng 3 – 6 tháng.

thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp có hiệu quả không
Thuốc có thể cải thiện các triệu chứng kéo dài trong 3 – 6 tháng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đôi khi thuốc sinh học có thể kém hiệu quả sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bởi vì hệ thống miễn dịch phát triển các kháng thể liên tục để chống lại tác động của thuốc. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể tái phát. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc sinh học khác để điều trị viêm khớp dạng thấp.

4. Cách sử dụng thuốc sinh học

Hầu hết các loại thuốc sinh học cho bệnh viêm khớp dạng thấp được bào chế ở dạng lỏng và được sử dụng bằng cách:

  • Tiêm dưới da: Thuốc có thể được tiêm bởi bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế. Tuy nhiên người bệnh hoặc người chăm sóc có thể tự tiêm thuốc tại nhà.
  • Truyền tĩnh mạch: Phương pháp này được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện và có thể mất đến vào giờ.

Ngoài ra, một số loại thuốc sinh học có thể được sử dụng thông qua đường uống.

Mức độ và thời gian sử dụng thuốc sinh học ở mỗi người bệnh là khác nhau. Tuy nhiên, thông thường người bệnh có thể cần truyền tĩnh mạch 4- 6 tuần một lần và 2 lần mỗi tuần khi sử dụng thuốc dưới dạng tiêm.

5. Cách bảo quản thuốc sinh học

Mỗi loại thuốc sinh học có một hướng dẫn bảo quản và xử lý riêng để tránh khiến thuốc sẽ mất một phần hoặc toàn bộ hiệu quả. Hầu hết các sinh học cần tuân thủ hướng dẫn lưu trữ và bảo quản như sau:

  • Tránh tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, chẳng hạn như không dùng nguồn nhiệt để làm nóng thuốc được bảo quản trong tủ lạnh. Để thuốc ấm dần dần ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với nhiều thay đổi nhiệt độ. Cụ thể, người bệnh cần tránh lưu trữ thuốc sinh học ở tủ lạnh, sau đó hâm nóng và đặt lại vào tử lạnh để bảo quản.
  • Không lắc thuốc quá mạnh, điều này không cần thiết và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Bảo quản thuốc sinh học là một điều cần thiết và quan trọng. Hầu hết các loại thuốc sinh học được tạo thành từ các phân tử có kích thước lớn với hàng nghìn phân tử. Các liên kết hóa học giữ các nguyên tử này lại với nhau tương đối yêu và có thể bị phá hủy bởi các tác động ngoài môi trường. Do đó, bảo quản thuốc đúng cách để tránh làm giảm hoặc mất hiệu quả của thuốc.

6. Chi phí điều trị

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp có chi phí tương đối cao. Một số loại thuốc có thể lên đến 2.000 USD cho mỗi đợt điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Bởi vì thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp chỉ nhắm vào một bước trong quá trình gây viêm, nên thường ít tác dụng phụ hơn các loại khác. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp này cũng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn và nghiêm trọng, bao gồm thuốc sinh học. Cụ thể, một số tác dụng phụ của thuốc sinh học bao gồm:

1. Nguy cơ nhiễm trùng

Tất cả các loại thuốc sinh học đều có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các nguy cơ phổ biến bao gồm:

 tác dụng phụ của thuốc sinh học
Nhiễm trùng đường hô hấp là tác dụng phụ phổ biến của thuốc sinh học
  • Các bệnh nhiễm trùng thông thường: Những người sử dụng thuốc sinh học có nhiều khả năng nhiễm trùng chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng da.
  • Bệnh nhiễm trùng cơ hội: Các loại nhiễm trùng này ít phổ biến hơn ở những người khỏe mạnh nhưng có thể gây ảnh hưởng đến người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội bao gồm viêm gan B, bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng do nấm như bệnh nhiễm nấm histoplasmosis.

Theo các nghiên cứu, nguy cơ nhiễm trùng cao nhất trong 6 tháng đầu sau khi bắt đầu sử dụng thuốc sinh học. Do đó, người bệnh được khuyến khích đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu người bệnh bị nhiễm trùng, bác sĩ thường khuyên người bệnh ngừng sử dụng các sinh phẩm cho đến khi hết nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế để loại bỏ nhiễm trùng.

2. Phản ứng dị ứng

Sau khi sử dụng các loại thuốc sinh học, người bệnh có thể gặp các phản ứng dị ứng, kích ứng hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất trong trường hợp truyền tĩnh mạch. Các trường hợp nghiêm trọng có thể bao gồm khó thở, ớn lạnh, nổi mẩn đỏ, ngứa ở mặt, mắt và môi.

Đối với thuốc được sử dụng truyền dưới da, các phản ứng dị ứng bao gồm gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc da ấm và mềm xung quang vết tiêm. Một số người bệnh cũng có thể bị phát ban toàn thân.

Bất cứ dấu hiệu dị ứng hoặc kích ứng nào cũng có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

3. Tác dụng phụ khác

Ngoài các phản ứng dị ứng, đôi khi người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như:

  • Cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Ho khan

Các tác dụng phụ khác, ít phổ biến hơn, có thể bao gồm:

  • Có vấn đề về thị lực
  • Tế hoặc ngứa ran khắp cơ thể
  • Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Đau khớp
  • Phát ban khắp mặt và ngực, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn khi gặp nắng

Các tác dụng phụ có thể không giống nhau ở mỗi cá nhân. Do đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ ngay khi nhấn thấy các dụng không mong muốn.

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là một phương pháp mới, được xem xét để cải thiện các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Mặc dù được xem là an toàn và ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc cũ, tuy nhiên người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, tác dụng của thuốc sinh học là khác nhau ở mỗi người. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được xác định loại thuốc sinh học phù hợp và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Điều trị viêm khớp dạng thấp HIỆU QUẢ và AN TOÀN bằng bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp do 3 thứ tà khí Phong, Hàn, Thấp lẫn lộn đến xâm nhập vào cơ thể. Điều kiện để 3 khí tà Phong, Hàn, Thấp gây bệnh được là cơ thể có vệ khí suy yếu, Khí huyết hư, hoặc tuổi già có can thận hư suy. Ngoài ra, việc sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với nước, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, làm việc mệt nhọc lại bị mưa rét thường xuyên. Để điều trị chứng bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền này cần chú trọng sử dụng các vị thuốc bài trừ phong, hàn, thấp đồng thời bồi bổ can thận, cường kiện gân cốt.

Nắm vững nguyên tắc trị bệnh của YHCT, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được ra đời, kết hợp nhiều vị thuốc Đông y quý, điều trị viêm khớp dạng thấp toàn diện, duy trì hiệu quả lâu dài, chống tái phát và là sự lựa chọn của đông đảo người bệnh hiện nay. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên phương thuốc bí truyền chữa xương khớp của người Tày – Tây Bắc, cùng hàng chục bài thuốc cổ phương khác.

Bài thuốc hòa quyện hơn 50 loại thảo dược quý giúp DỨT ĐIỂM đau nhức, TÁI TẠO, BẢO TỒN cột sống có dược tính mạnh, trong đó có nhiều bí dược phải kể đến Cây huyết đằng (huyết rồng), Lịn tưa, Cây tào đông, Kha khếp, Thau pú lùa, Thau Pinh, Phác kháo cài và nhiều vị thuốc quý hiếm khác như Ngưu tất, Bồ công anh, Tầm gửi, Hầu vĩ tóc, Thiên niên kiện, Kim ngân cành… Sự kết hợp của nhiều vị thuốc trong một bài thuốc tạo cơ chế tác động đa chiều, không gây nhờn thuốc. Toàn bộ các thảo dược đều được thu hái tại vườn chuyên canh dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Tìm hiểu ngaySự độc đáo trong thành phần và công dụng của bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang

Bên cạnh bảng thành phần VÀNG, bài thuốc còn sở hữu công thức HOÀN CHỈNH với 3 nhóm thuốc: Quốc dược Bổ thận hoàn, Quốc dược Giải độc hoàn và Quốc dược Đặc trị viêm khớp dạng thấp tạo 3 mũi nhọn tấn công.

  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Bổ tạng thận, sơ thông kinh lạc, kiện tỳ, bổ huyết, dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ tà, giảm đau, tiêu sưng viêm, tiêu dịch hiệu quả.
  • Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị viêm khớp dạng thấp: Bổ sung canxi, tái tạo, phục hồi chức năng sụn khớp, địa đệm; kích thích sản sinh dịch nhầy sụn khớp, làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa xương khớp.

Khắc phục nhược điểm “dục tốc bất đạt” trong Tây y, bài thuốc Quốc dược Phục quốc khang điều trị viêm khớp dạng thấp theo cơ chế Đông y CHẬM mà CHẮC, giải quyết căn nguyên gây bệnh, điều trị dứt điểm, bồi dưỡng cơ thể, ổn định cơ địa, ngăn ngừa bệnh tái phát qua từng giai đoạn.

  • GIAI ĐOẠN 1 – ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN, GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM.
  • GIAI ĐOẠN 2 – LÀM LÀNH TỔN THƯƠNG, TÁI TẠO SỤN KHỚP.
  • GIAI ĐOẠN 3 – PHỤC HỒI XƯƠNG KHỚP, NGĂN TÁI PHÁT.  

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị đặc biệt dành cho người bệnh nhân xương khớp nặng

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu là giải pháp điều trị xương khớp hoàn chỉnh nhất hiện nay.

Theo dõi chi tiết phóng sự truyền hình VTV2 qua video dưới đây: 

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, Viện Nghiên cứu Bệnh cơ xương khớp Việt Nam cho thấy, trong tổng số 1000 bệnh nhân sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang có tỷ lệ khỏi bệnh tới 95% trong 3-5 tháng. Đã có nhiều bệnh nhân phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc:

Chị Bùi Ngọc Bích (51 tuổi) – Giảng viên đại học vượt qua cơn đau, cứng khớp do viêm đa khớp dạng thấp tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Lắng nghe chi tiết phản hồi của chị Bích về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua Video sau:

Tiến sĩ, doanh nhân người Ấn Độ – Alok Bharadwaj lành bệnh viêm khớp gối sau nhiều lần chữa trị không khỏi nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. Lắng nghe chia sẻ chi tiết của tiến sĩ Alox qua Video sau đây:

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của Trung tâm Thuốc dân tộc, vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

 

Thông tin thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua