Các thuốc làm giảm acid uric trong máu và cách dùng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Các thuốc làm giảm acid uric trong máu thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp thật sự cần thiết. Phổ biến nhất là dùng điều trị bệnh gout. Tuyệt đối không tùy tiện thay đổi kế hoạch dùng thuốc trong bất cứ tình huống nào.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền ĐẶC TRỊ bệnh gout cấp và mãn tính RÚT NHANH cơn đau

thuốc giảm acid uric máu
Tìm hiểu các loại thuốc làm giảm acid uric trong máu được dùng phổ biến hiện nay

Khi nào cần dùng thuốc làm giảm acid uric trong máu?

Acid uric là một chất thải tự nhiên trong quá trình tiêu hóa các thực phẩm có chứa nhân purin. Cụ thể như thịt đỏ, thịt nội tạng, hải sản, bia rượu, cá hồi, cá mòi… Ngoài ra, acid uric còn được tạo ra trong quá trình thoái biến đổi các acid nucleic của cơ thể.

Thông thường, trong cơ thể luôn tồn tại một lượng acid uric nhất định. Sẽ không có gì đáng quan ngại nếu chỉ số acid uric trong huyết thanh được xác nhận ở mức bình thường. Cụ thể như sau:

  • Nồng độ acid uric trong máu bình thường ở nam giới dao động trong khoảng 5,1 ± 1,0 mg/dl được cho là bình thường. Tổng lượng acid uric trong cơ thể ở khoảng 1200mg.
  • Riêng với nữ giới, nồng độ acid uric huyết thanh bình thường sẽ dao động trong khoảng 4,0 ± 1mg/dl. Tổng lượng acid uric trong cơ thể rơi vào khoảng 600mg.

Trường hợp chỉ số acid uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây ra sự lắng đọng chất thải này ở mô mềm và các khớp. Đây là nguyên nhân chính làm bùng phát các cơn gout cấp.

Tình trạng tăng acid uric trong máu thường được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng này.

khi nào cần dùng thuốc làm giảm acid uric máu
Các thuốc làm giảm acid uric trong máu được dùng phổ biến để điều trị bệnh gout

Các thuốc làm giảm acid uric trong máu có thể được bác sĩ chỉ định dùng khi:

  • Chỉ số acid uric trong máu vượt mức 12 – 13mg/ dl
  • Người bị ung thư đang thực hiện xạ trị hay hóa trị có chỉ số acid uric trong máu không quá cao nhưng bị hủy tế bào quá nhiều
  • Trường hợp tăng acid uric trong máu đe dọa tới các bệnh lý tim mạch
  • Chỉ số acid uric trong máu cao làm khởi phát cơn đau gout cấp

7 loại thuốc làm giảm acid uric trong máu được dùng phổ biến

Như đã đề cập, các thuốc làm giảm acid uric máu chỉ được dùng trong các trường hợp tăng acid uric gây nguy hại cho sức khỏe. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các nhóm thuốc phù hợp. Bao gồm:

  • Thuốc ức chế tổng hợp acid uric
  • Thuốc tăng thải trừ acid uric
  • Thuốc phân hủy acid uric

Dưới đây là một số loại thuốc làm giảm acid uric trong máu được dùng phổ biến nhất:

1. Allopurinol

Allopurinol là thuốc có tác dụng làm giảm việc sản xuất acid uric cả ở trong máu và trong nước tiểu. Thuốc có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm sự lắng đọng tinh thể muối urat ở các khớp và ở thận.

Ngoài ra, loại thuốc làm giảm acid uric này còn được dùng cho những bệnh nhân ung thư đang trong thời gian hóa trị nhằm điều trị ung thư có tăng acid uric. Thuốc Allopurinol còn được dùng trong thời gian dài nhằm duy trì nồng độ acid trong máu ở mức ổn định.

thuốc ức chế tổng hợp acid uric
Allopurinol thuộc nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric

– Liều dùng:

  • Liều khởi đầu thấp: 100mg/ ngày.
  • Có thể tăng lên liều 200 – 300mg/ ngày.
  • Riêng với bệnh nhân ung thư có thể dùng 600 – 800mg/ ngày, từng đợt 2 – 3 ngày

– Cách dùng:

  • Thuốc Allopurinol được dùng uống trực tiếp vào thời điểm sau các bữa ăn.
  • Nên uống với nhiều nước.

– Chống chỉ định:

  • Không dùng cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú
  • Đối tượng bị dị ứng với Allopurinol
  • Không được kết hợp với xanturic

– Tác dụng phụ:

  • Phát ban đỏ
  • Kích ứng dạ dày
  • Hội chứng tăng nhạy cảm Allopurinol (AHS
  • Hội chứng Steven – Johnson

2. Febuxostat

Febuxostat là một loại thuốc thuộc nhóm giảm tổng hợp acid uric bằng cách ức chế men xanthine oxidase – XO. Loại thuốc này được FDA chấp thuận đưa vào điều trị từ năm 2009.

Thuốc Febuxostat được chỉ định điều trị chứng tăng acid uric máu ở bệnh nhân gout. Tuy nhiên không dùng trong những trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng. Đặc biệt, Febuxostat là chỉ định thay thế trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với thuốc allopurinol.

thuốc làm giảm acid uric
Febuxostat có tác dụng làm giảm tổng hợp acid uric của cơ thể

– Liều dùng:

  • Liều khởi đầu ở bệnh nhân gout: 40mg/ lần/ ngày.
  • Có thể tăng lên liều 80mg/ lần/ ngày nếu sau 2 tuần nồng độ urat huyết thanh không đạt được tối thiểu dưới 6 mg/dL.
  • Liều duy trì: Uống 40mg hoặc 80mg/ lần/ ngày.
  • Nên dùng thuốc trong ít nhất 6 tháng nhằm dự phòng cơn gout tái phát.

– Cách dùng:

  • Thuốc được dùng theo đường uống
  • Có thể dùng vào trước hay sau bữa ăn đều được
  • Tuyệt đối không dừng sử dụng Febuxostat đột ngột

– Chống chỉ định:

  • Đối tượng quá mẫn với các thành phần có trong thuốc
  • Trẻ em dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú

– Tác dụng phụ:

  • Đau dạ dày, buồn nôn
  • Phát ban, vàng da
  • Nước tiểu sậm màu
  • Giảm cân
  • Bùng phát cơn đau tim

3. Probenecid

Probenecid là loại thuốc có tác dụng tăng thải trừ acid uric được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng. Probenecid chính là dẫn chất của sulfonamide có khả năng làm giảm lượng acid uric trong máu và nước tiểu bằng cách bài tiết acid hữu cơ yếu ở ống thận.

Ngoài ra, thuốc Probenecid còn có khả năng ức chế quá trình hấp thu acid uric. Từ đó làm tăng số lượng acid uric dư thừa được bài tiết qua đường nước tiểu.

Thuốc Probenecid được dùng phổ biến trong các trường hợp tăng acid uric máu do bệnh gout mãn tính hay tăng acid uric thứ phát do dùng các loại thuốc lợi tiểu.

thuốc làm giảm acid uric trong máu
Probenecid là loại thuốc thuộc nhóm tăng thải trừ acid uric

– Liều dùng:

  • Tuần đầu dùng liều 250mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Các tuần tiếp theo tăng liều 500mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Có thể điều chỉnh liều sau vài tuần nếu thấy cần thiết

– Cách dùng:

  • Uống trực tiếp viên thuốc với thật nhiều nước
  • Tuyệt đối không bẻ đôi, tán nhuyễn hay nhai trước khi nuốt

– Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với các thành phần có trong thuốc
  • Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú
  • Bệnh nhân đang gặp phải các cơn viêm khớp gout cấp
  • Người bị sỏi thận do tăng acid uric
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

– Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tăng số lần tiểu tiện, nôn ói…
  • Hiếm gặp: Thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, hội chứng thận hư, hội chứng Steven – Johnson và hoại tử gan.

4. Benzbromarone

Benzbromarone cũng là loại thuốc được dùng phổ biến với công dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu ở bệnh nhân gout. Thuốc phát huy khả năng này dựa vào cơ chế ngăn chặn tái hấp thu acid uric ở ống thận. Đồng thời tăng đào thải acid uric qua đường ruột.

thuốc làm giảm acid uric
Benzbromarone có khả năng ngăn chặn tái hấp thu acid uric ở ống thận

– Liều dùng:

  • Liều thông thường: 100mg/ lần/ ngày
  • Ngoài ra có thể sử dụng liều từ 50 – 200mg/ lần/ ngày tùy theo từng trường hợp cụ thể

– Cách dùng:

  • Thuốc được dùng uống trực tiếp với nước lọc
  • Tuyệt đối không giã nát, bẻ đôi hay nhai viên thuốc trước khi nuốt

– Chống chỉ định:

  • Người bị mẫn cảm với benzbromarone hay bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người mắc các bệnh về gan

– Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Nhiễm độc gan, buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, tiêu chảy
  • Hiếm gặp: Phát ban
  • Rất hiếm: Đau đầu, viêm phổi, viêm kết mạc, tăng đi tiểu, tăng nồng độ urate trong nước tiểu

5. Lesinurad

Lesinurad là một loại thuốc tăng đào thải acid uric được FDA công nhận và chính thức chấp thuận sử dụng vào năm 2015. Lesinurad có khả năng ức chế URAT 1 tương tự như Probenecid (URAT 1 là men chịu trách nhiệm hoạt động tái hấp thu acid uric ở ống thận). Từ đó sẽ làm tăng thải acid uric qua nước tiểu và làm giảm nồng độ acid uric trong huyết tương.

– Liều dùng:

  • Liều thông thường: 200mg/ ngày.
  • Có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc ức chế tổng hợp acid uric.

– Cách dùng:

  • Uống trực tiếp viên thuốc với nước
  • Nên sử dụng nhiều nước khi uống thuốc vào buổi sáng
  • Tuyệt đối không bẻ đôi, giã nát hay nhai viên thuốc trước khi nuốt
thuốc tăng đào thải acid uric
Lesinurad là thuốc tăng đào thải acid uric được đưa vào sử dụng từ năm 2015

– Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Người suy thận nặng, ghép thận
  • Bệnh nhân lọc máu
  • Người mắc hội chứng ly giải khối u
  • Người mắc hội chứng Lesh Nyhan

– Tác dụng phụ:

  • Đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, buồn ngủ
  • Sụt cân bất thường, tê ngứa chân tay, đau họng kéo dài, ớn lạnh, sốt
  • Chán ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, đau bụng

6. Rasburicase

Rasburicase là một loại thuốc có tác dụng làm giảm acid uric trong máu ở bệnh nhân bị ung thư đang được điều trị hóa chất. Thuốc này sẽ giúp đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn qua thận.

Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng cho các trường hợp bị gout kháng trị. Lúc này ổ khớp đã hình thành các hạt tophi gây biến dạng khớp và làm giảm khả năng vận động. Thuốc Rasburicase có tác dụng hủy urat và làm giảm ảnh hưởng lên khớp bị tổn thương do bệnh gout.

thuốc làm giảm acid uric trong máu
Rasburicase là thuốc làm giảm acid uric được dùng theo đường truyền tĩnh mạch

– Liều dùng:

  • Liều khuyến cáo 0.2mg/kg, truyền tĩnh mạch trong 30 phút
  • Hoặc có thể dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ 1 lần/ ngày trong 5 ngày

– Cách dùng:

  • Thuốc thường được pha loãng với dung dịch tiêm truyền
  • Sau đó truyền qua đường tĩnh mạch

– Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử quá mẫn với Rasburicase
  • Bệnh nhân có các phản ứng tan máu hay methemoglobin huyết với Rasburicase
  • Người bị thiếu men chuyển G6PD

– Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Loét miệng, đau họng
  • Sốt, đau đầu, lo lắng
  • Táo bón xen lẫn tiêu chảy
  • Sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân

7. Pegloticase

Pegloticase là loại thuốc tái tổ hợp làm giảm acid uric được FDA phê chuẩn và cấp phép sử dụng năm 2010. Loại thuốc này thường được chỉ định để điều trị bệnh gout tiến triển nặng, bệnh gout mãn tính.

Thuốc Pegloticase có khả năng chuyển hóa acid uric thành allantoin. Từ đó làm giảm nguy cơ hình thành kết tủa và phát triển bệnh gout bởi allantoin có thể hòa tan gấp 5 tới 10 lần so với acid uric và được đào thải qua nước tiểu.

Trái ngược với Rasburicase, Pegloticase sẽ được pegyl hóa để tăng thời gian bán thải khoảng từ 8 giờ tới 10 hoặc 12 giờ. Điều này cho phép chỉ cần sử dụng thuốc Pegloticase từ 2 đến 4 tuần 1 lần, rất phù hợp dùng trong điều trị lâu dài.

tăng acid uric trong máu uống thuốc gì
Có thể sử dụng thuốc Pegloticase để hỗ trợ làm giảm acid uric trong máu

– Liều dùng:

  • Liều thường dùng 8mg/ lần, mỗi 2 hoặc 4 tuần sẽ dùng 1 lần.
  • Bác sĩ có thể tăng liều hoặc tần suất dùng trong các trường hợp cần thiết.

– Cách dùng:

  • Thuốc Pegloticase được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch
  • Cần được thực hiện bởi người có chuyên môn

– Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với các thành phần có trong thuốc
  • Người thiếu men G6PD
  • Phụ nữ có thai hay đang cho con bú
  • Thận trọng nếu dùng cho người mắc bệnh tim mạch hay bị cao huyết áp

– Tác dụng phụ:

  • Dị ứng, da bầm tím, nổi mề đay mẩn ngứa
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sốc phản vệ

Lưu ý khi dùng các loại thuốc làm giảm acid uric trong máu

Các loại thuốc làm giảm acid uric trong máu được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh gout. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm hạ acid uric trong máu nguyên phát hay thứ phát do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thực tế, nhóm thuốc này có thể gây ra các rủi ro và biến chứng nghiêm trọng trong quá trình sử dụng. Người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau khi dùng các thuốc làm giảm acid uric trong máu:

  • Người bệnh cần được thực hiện xét nghiệm máu cùng một số chẩn đoán cần thiết để chỉ định loại thuốc làm giảm acid uric trong máu phù hợp. Đồng thời căn chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng cụ thể cho từng đối tượng.
  • Cần nghiêm túc tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn từ bác sĩ. Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian. Tuyệt đối không tùy tiện ngưng thuốc hay cân chỉnh lại liều lượng khi chưa được bác sĩ yêu cầu.
  • Đa phần các thuốc làm giảm acid uric trong máu đều tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ. Trường hợp gặp phải những vấn đề bất thường khi dùng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ được biết để kịp thời can thiệp, xử lý.
  • Để đảm bảo hiệu quả của thuốc, người bệnh cần tránh xa các thực phẩm giàu purin. Đồng thời không được hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. Dành thời gian cho hoạt động thể chất, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc cũng là các yếu tố quan trọng cần thực hiện.
lưu ý khi dùng thuốc làm giảm acid uric trong máu
Các thuốc làm giảm acid uric trong máu cần dùng theo chỉ định của bác sĩ

Tổng kết lại, có thể thấy rằng ưu điểm của các loại thuốc tân dược giảm acid uric trong máu là tác dụng nhanh, giúp người bệnh thoải mái ngay sau khi sử dụng thuốc 1 – 2 tiếng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp tăng acid uric mãn tính thì đây chưa phải là giải pháp tối ưu nhất. Bên cạnh những tác dụng phụ mà chúng ta đã nhắc ở trên thì việc sử dụng thuốc tăng acid uric thời gian dài có thể gây áp lực lên thận, làm giảm chức năng đào thải của thận, nguy hiểm hơn là gây ra tình trạng suy gan, suy thận.

Vì vậy, để làm giảm acid uric lâu dài, không tái phát, tốt nhất người bệnh nên tìm kiếm và lựa chọn giải pháp điều trị an toàn, có thể can thiệp vào tận căn nguyên vấn đề. Một trong những bài thuốc giảm acid uric hiệu quả nhất hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo đó chính là bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc thảo dược đưa acid uric về ngưỡng vô hại AN TOÀN và HIỆU QUẢ

Quốc dược Phục cốt khang là thành quả nghiên cứu nhiều năm liền của đội ngũ y bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc là sự kế thừa tinh hoa y học bản địa nổi bật là phương thuốc bí truyền chữa xương khớp của người Tày, kết hợp với nguyên tắc trị bệnh của YHCT và sự phát triển của y học hiện đại. 

Bài thuốc điều trị tràn dịch khớp gối được nghiên cứu bài bản

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc ĐẦU TIÊN DUY NHẤT sở hữu 3 nhóm thuốc trong 1 giúp: Loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh – Đưa acid uric về ngưỡng an toàn – Bồi bổ nâng cao chính khí – Ngăn bệnh tái phát. Cụ thể:

  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Tập trung thực hiện nhiệm vụ bồi bổ can thận, dưỡng âm, kiện tỳ, cân bằng âm dương, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết. 
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Đóng vai trò như một dạng thuốc kháng sinh trong Đông y tác dụng khu tà, tán phong, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, giảm phù nề.
  • Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị bệnh Gút: Tác dụng tiêu axit Uric trong máu, tiêu viêm tiêu sưng, giảm đau, cân bằng chuyển hoá axit Uric trong máu. Đặc trị Gut cấp và mãn tính.

Bảng thành phần VÀNG với sự kết hợp của hơn 50 thượng dược bậc nhất, trong đó có nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh gout tại Việt Nam như Thủy xương bồ, Dương xỉ, Tầm gửi cây nghiến, Dây đau xương, Sâm quản trọng, Kim ngân hoa, Bồ công anh

Toàn bộ thảo dược tự nhiên, 100% sạch, thu hái tại vườn thuốc Nam do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp gieo trồng và thu hái, đảm bảo an toàn. Các thảo dược có dược tính mạnh giúp làm hạ acid uric nhanh chóng, không gây suy thận, không gây hại lên đường tiêu hóa.

Đặc biệt, để giúp người bệnh tiết kiệm thời gian đun sắc, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được Trung tâm hỗ trợ sắc sẵn cô đặc thành cao tinh chất, cao viên hoàn tiện dụng.

Kể từ khi được đưa vào phác đồ điều trị gout của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đã gây được tiếng vang lớn nhờ tính AN TOÀN và HIỆU QUẢ. Trong số hàng nghìn bệnh nhân đến khám chữa bệnh gout, có đến 95% trong số hàng ngàn bệnh nhân HẾT SƯNG ĐAU, PHỤC HỒI vận động sau liệu trình 2-3 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ bệnh gout cấp và mãn tính RÚT NHANH cơn đau

Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh Gout theo giai đoạn
Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh Gout theo giai đoạn

Trường hợp điển hình khác của bệnh nhân Nguyễn Chung Chương đã thoát khỏi bệnh gout sau 8 năm liền sống chung nhờ bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Ông chia sẻ: “ Quả thật là bài thuốc rất hiệu quả, tôi được bác sĩ Lê Hữu Tuấn thăm khám và kê đơn bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Sau 3 tháng kiên trì dùng thuốc kết hợp với cồn xoa bóp thảo dược và chế độ dinh dưỡng riêng được bác sĩ tư vấn, bệnh gút của tôi đã chấm dứt hoàn toàn, chỉ số acid uric giảm xuống ngưỡng an toàn còn 395 µmol/l”. [Xem tại đây]

Dưới đây là một số phản hồi của bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang để điều trị bệnh gout trên các hội nhóm cũng như tin nhắn gửi về cho Trung tâm Thuốc dân tộc.

XEM NGAY: Người bệnh phản hồi hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh Gout

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: 024 7109 66990987 173 258
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT: 028 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Xem thêm: Thuốc chữa gút Quốc dược Phục cốt khang có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Làm giảm acid uric an toàn, hiệu quả bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường

Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường là liệu pháp giảm axit uric an toàn, hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên ra đời từ 150 năm trước. Bài thuốc nổi bật với cơ chế điều trị bệnh TẬN GỐC, ứng dụng thành công cơ chế điều trị bệnh của Y học cổ truyền trong việc làm giảm hàm lượng acid uric trong máu cũng như điều trị hiệu quả bệnh gout.

Chia sẻ rõ về cơ chế trị bệnh của bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh cho biết: “Theo Y học cổ truyền, việc tăng acid uric xảy ra do 2 yếu tố. Thứ nhất, yếu tố ngoại nhân là do việc ăn uống vô độ, sử dụng quá nhiều thực phẩm chứ nhiều purin gây áp lực lên can thận khiến thận không đào thải được hết acid uric. Thứ 2 nội nhân là khí huyết, tân dịch ứ trệ lâu ngày hoá đàm, đàm uất kết thành u cục quanh khớp gây đau.

Để điều trị bệnh cần phải tập trung trừ thấp nhiệt nhằm tăng cường thải trừ acid uric và các chất ứ đọng trong thận. Đồng thời bổ gan thận, mạnh gân cốt nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng thành bệnh gout, suy thận,… Trong trường hợp bệnh nhân đã bị gout sẽ sửu dụng dược liệu giúp thông kinh hoạt lạc, giảm đau, chống viêm và phục hồi vận động xương khớp”.

KHÁM PHÁ: Bài thuốc Gout Đỗ Minh có tốt không? Giá bao nhiêu? Dùng thế nào cho hiệu quả 

Nhằm hiện thực hoá nguyên tắc điều trị trên, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc Gout Đỗ Minh với sự kết hợp cùng lúc 3 phương thuốc trong 1 liệu trình điều trị gồm:

  • Thuốc đặc trị bệnh gout: Thành phần chính là hy thiêm thảo, thổ phụ linh, dây gắm, trạch tả, sói rừng,… toàn bộ là các vị thảo dược đã được chứng minh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng đào thải acid uric trong máu
  • Thuốc bổ gan giải độc: Gồm các vị thuốc chính là bồ công anh, kim ngân cành, hạ khô thảo, tơ hồng xanh,…
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Chủ dược là các vị thuốc xích đồng hạnh phúc, cà gai, thương truật, ngưu tất,…

Thông qua công thức kết hợp “3 trong 1” bài thuốc Gout Đỗ Minh mang lại công dụng toàn diện, thành 3 mũi nhọn loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh:

  • Đào thải acid uric hiệu quả ra khỏi cơ thể, đồng thời kiểm soát quá trình chuyển đối nhân purin thành axit uric
  • Điều trị triệu chứng sưng đau, nóng đỏ tại khớp do tình trạng tăng acid uric trong máu gây ra
  • Đồng thời hoạt huyết, lưu thông máu, kích thích phục hồi khớp xương tổn thương, ngăn ngừa biến chứng tàn phế
  • Bổ thận, tăng cường chức năng thận, cải thiện chức năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể mà vẫn đảm bảo an toàn cho thận, ngăn ngừa tác dụng phụ
  • Bổ gan, tăng cường thải độc gan, hỗ trợ điều trị tăng acid uric, mặc khác bổ huyết, dưỡng huyết đưa máu tới các vùng khớp tổn thương, phục hồi vận động nếu có.

Ưu điểm lớn nhất của bài thuốc Gout Đỗ Minh là việc kết hợp cùng lúc hơn 50 vị dược liệu quý, mỗi vị thuốc đều có khả năng điều trị chứng tăng axit uric hiệu quả. Đặc biệt mỗi vị thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng về dược tính và phối ngũ nghiêm chỉnh theo nguyên tắc QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa.

Ngoài ra, toàn bộ số thảo dược sử dụng trong bài thuốc Gout Đỗ Minh đều là dược liệu sạch chuẩn hữu cơ. Nhờ đó, thuốc bảo đảm an toàn, không gây tác dụng phụ, không gây tình trạng phụ thuộc vào thuốc.

Khi sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh, lo lắng lớn nhất của người bệnh là cách thức sử dụng phức tạp, tốn thời gian đun sắc. Tuy nhiên, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giải quyết triệt để vấn đề này bằng cách cải tiến phương thức bào chế thuốc từ thuốc dạng thang sắc thành thuốc cô đặc dạng cao đặc. Thuốc dạng cao sử dụng tiện lợi, nhanh gọn và giúp rút ngắn đáng kể thời gian điều trị. Nhờ đó người bệnh có thể hoàn toàn an tâm sử dụng.

Gout Đỗ Minh - Giải pháp hữu hiệu cho người bệnh gout
Gout Đỗ Minh – Giải pháp hữu hiệu cho người bệnh gout

Hiệu quả bài thuốc làm giảm acid uric trong máu của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã được chứng minh qua kết quả điều trị bệnh của hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước. Dưới đây là một số phản hồi nổi bật nhất chúng tôi thu thập được:

Chú Đỗ Văn Nho, 62 tuổi, sống tại Hà Đông, Hà Nội cho biết: “Tôi bị gout mãn tính, chỉ số acid uric thường vượt ngưỡng 700umol/lit, trước kia tôi hay dùng thuốc tây để điều chỉnh chỉ số về mức an toàn. Ban đầu cũng khá hiệu quả tuy nhiên về sau bệnh tái phát càng ngày càng nhanh có khi chỉ vài ngày đã bị đau lại do acid uric tăng cao. Tôi tìm kiếm khắp nơi thì được giới thiệu tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường, có thể nói nhà thuốc là cứu tinh của tôi, vì sau 4 tháng uống thuốc bệnh của tôi hết hẳn, chỉ số acid urat gần như chạm ngưỡng an toàn, gout cấp được kiểm soát và không tái phát nữa. Tôi rất mừng”.

Đối với người bị tăng acid uric quả thực có rất nhiều lựa chọn: muốn nhanh, mạnh có thể dùng thuốc tân dược nhưng phải cẩn trọng với các tác dụng phụ bệnh và có thể phải chấp nhận sống chung với bệnh cả đời. Ngược lại muốn điều trị lâu dài và an toàn thì lựa chọn giải pháp điều trị từ thảo dược giống như bài thuốc của Đỗ Minh Đường. Nếu người bệnh lựa chọn bài thuốc Gout Đỗ Minh có thể liên hệ tới địa chỉ Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) và 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).

Cách làm giảm acid uric trong máu không cần dùng thuốc

Các thuốc làm giảm acid uric trong máu thường có tác dụng nhanh nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy, nếu chỉ số acid uric chỉ bị tăng nhẹ, chưa có dấu hiệu nguy hại đến sức khỏe thì bạn không nên lạm dụng thuốc.

Có thể duy trì chỉ số acid uric bình thường trong cơ thể với một số giải pháp sau:

  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, gà tây, động vật có vỏ, nội tạng động vật, cá thu, cá hồi, cá cơm… Trường hợp chỉ số acid uric ở mức quá cao thì nên hạn chế súp lơ, măng tây, đậu hà lan, rau bina hay đậu lăng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ thải trừ acid uric trong máu. Điển hình như trà xanh, cà chua, dầu ô liu, sữa ít béo, cà rốt, việt quất, cần tây…
  • Bình thường nên bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Tuy nhiên nếu chỉ số acid uric trong máu đang vượt ngưỡng an toàn, bạn nên uống từ 2.5 – 3 lít nước/ ngày.
  • Hạn chế tiêu thụ đường, đặc biệt là đường có trong đồ hộp, soda, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas…
  • Trường họp đang bị thừa cân – béo phì thì bạn nên sớm có kế hoạch giảm cân an toàn. Điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp luyện tập đúng cách được cho là cần thiết.
  • Việc tiêu thụ rượu bia có thể gây ức chế quá trình thải trừ acid uric. Hãy tránh sử dụng đồ uống này nếu chỉ số acid uric trong máu đang ở mức cao.
  • Aspirin, vitamin B3, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc hóa trị ung thư có thể làm tăng chỉ số acid uric trong máu. Cần thận trọng và báo ngay cho bác sĩ để sớm có sự điều chỉnh nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này.

Các thuốc giảm acid uric trong máu được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gout , tăng acid uric thứ phát do hóa xạ trị ung thư hay đe dọa tới bệnh lý tim mạch. Trong trường hợp nào cũng cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả. Đồng thời hạn chế các vấn đề rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

10 cách giảm acid uric trong máu hiệu quả – Đào thải nhanh

Đơn Vị Chữa Bệnh Gút Bằng Y Học Cổ Truyền Tốt Nhất Hiện Nay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua