5 thuốc điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất và lưu ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Có nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Các loại thuốc này có thể khác nhau về hiệu lực và cách thức hoạt động, chẳng hạn như thông qua viên uống, miếng dán da, thuốc thoa tại chỗ hoặc tiêm tĩnh mạch.

thuốc điều trị thoái hóa khớp gối 
Tìm hiểu các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối

Các thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thường là thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm. Thuốc giảm đau thường được chia thành hai loại chính là thuốc giảm đau không gây nghiện (thuốc giảm đau không steroid hoặc Acetaminophen) và thuốc giảm đau gây nghiện (opioid). Cụ thể, các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:

1. Thuốc giảm đau không steroid

Đây là thuốc trị thoái hóa khớp gối được sử dụng để giảm đau và viêm từ nhẹ đến trung bình. NSAID ngăn chặn việc sản xuất các hóa chất cơ thể gây viêm trong cơ thể. Thuốc thường mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị các tổn thương mô chậm, chẳng hạn như đau do viêm xương khớp.

NSAID hoạt động không giống như steroid và không có nhiều tác dụng phụ như steroid. Tuy nhiên lạm dụng NSAID có thể dẫn đến một số vấn đề về dạ dày.

Thuốc chống viêm không steroid có sẵn dưới dạng không kê đơn và người bệnh có thể sử dụng thuốc mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc kéo dài hơn 10 ngày liên tục để tránh các tác dụng phụ có hại. NSAID không kê đơn phổ biến là ibuprofen và naproxen.

thoái hóa khớp gối uống thuốc gì
Thuốc giảm đau không steroid ngăn chặn quá trình sản xuất viêm trong cơ thể và giảm đau

Trong các trường hợp cơn đau do thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại NSAID theo toa. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

+ Celecoxib:

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối Celecoxib là thuốc ức chế chọn lọc COX-2, có tác dụng giảm đau và sưng.

Liều dùng cho người thoái hóa khớp gối: 200 mg / ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia thành 2 lần.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Đau ngực
  • Suy nhược cơ thể
  • Khó thở
  • Suy giảm thị lực
  • Phát ban da
  • Phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm khó chịu dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, chảy nước mũi hoặc nhức đầu
  • Nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

+ Diclofenac:

Diclofenac là thuốc được sử dụng để giảm đau, chống viêm và cải thiện tình trạng cứng khớp do thoái hóa khớp gối gây ra.

Liều lượng sử dụng: 50 mg, sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc 75 mg, sử dụng 2 lần mỗi ngày.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Đau ngực, suy nhược cơ thể hoặc có vấn đề về thị lực
  • Phân có màu đen
  • Ho ra máu
  • Buồn nôn hoặc đau thượng vị
  • Các phản ứng nghiêm trọng bao gồm mờ mắt, ù tai, khó chịu dạ dày, đau bụng, táo bón

+ Fenoprofen:

Fenoprofen được sử dụng để cải thiện các cơn đau từ nhẹ đến trung bình ở người thoái hóa khớp gối và viêm khớp.

Liều dùng thông thường: 200 mg sau 4 – 6 giờ nếu cần thiết.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Phân có màu đen
  • Ho ra máu hoặc như bã cà phê
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Buồn nôn, đau bụng, chán ăn
  • Sốt, đau họng, đau đầu
  • Đau dạ dày, ợ nóng, đau bụng hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt, đau đầu, căng thẳng
  • Khô miệng
  • Mờ mắt
  • Ù tai

+ Indomethacin:

Indomethacin là thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến, hoạt động bằng cách ức chế quá trình gây viêm trong cơ thể. Thuốc cũng được sử dụng để giảm đau, sưng, cứng khớp liên quan đến bệnh gout, viêm bao hoạt dịch, viêm gân hoặc viêm khớp dạng thấp.

Liều dùng phổ biến cho người thoái hóa khớp gối:

  • Viên phóng thích tức thời: 25 mg sau mỗi 8 – 12 giờ
  • Viên phóng thích kích thích: 75 mg mỗi ngày một lần
  • Tác dụng phụ phổ biến:
  • Ho ra máu hoặc nôn ra chất nôn như bã cà phê
  • Đau ngực, khó thở, có vấn đề về tầm nhìn
  • Sưng hoặc tăng cân nhanh chóng
  • Đi tiêu ít hơn bình thường
  • Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu có màu đậm hoặc phân có màu đất sét
  • Đau họng kèm đau đầu

+ Ketorolac tromethamine:

Ketorolac tromethamine là thuốc điều trị thoái hóa khớp gối ngắn hạn nhằm mục đích cải thiện các cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng. Đây là thuốc chống viêm không steroid, hoạt động bằng cách ngăn cơ thể sản xuất ra các chất gây viêm.

Liều dùng phổ biến:

  • Đối với thuốc đường uống: 10 mg / lần, 4 lần / ngày. Liều lượng tối đa không vượt quá 40 mg.
  • Thuốc dạng tiêm bắp: Bệnh nhân dưới 65 tuổi, dùng một liều 60 mg duy nhất. Bệnh nhân suy thận và cân nặng trên 50 kg có thể dùng một liều 30 mg.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: Bệnh nhân dưới 65 tuổi dùng một liều 30 mg duy nhất. Bệnh nhân đang bị suy thận và cân nặng trên 50 kg sử dụng một liều 15 mg duy nhất.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Hơi thở ngắn, có vấn đề về thị lực hoặc cân bằng
  • Phân có màu đen hoặc hắc ín
  • Ho ra máu
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn
  • Sốt, đau họng hoặc đau đầu
  • Da tái nhợt, dễ bầm tím, tê, đau, yếu cơ
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Ợ nóng, đau bụng, đầy hơi
  • Chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu
  • Ù tai

Tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại thuốc NSAID là gây khó chịu ở dạ dày, nôn mửa, táo bón, ợ chua. Ngoài ra, có một số nghiên cứu cho biết, NSAID có thể gây cản trở quá trình liền xương, điều này có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân phẫu thuật thay khớp.

2. Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối Acetaminophen

Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không gây nghiện, thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối. Thuốc không thể cải thiện tình trạng viêm và hoạt động bằng các can thiệp vào khả năng xử lý tín hiệu đau ở não bộ. Acetaminophen được sử dụng thông qua đường uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc với liều lượng ít hoặc nhiều hơn liều lượng khuyến cáo để tránh các rủi ro liên quan.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất
Acetaminophen giảm đau bằng cách ngăn chặn tín hiệu đau của não bộ

Liều lượng sử dụng phổ biến: 1000 mg mỗi ngày và không vượt quá 4000 mg trong 24 giờ. Trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Thông thường, acetaminophen ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc này được xử lý bởi gan, do đó khi sử dụng người bệnh cần lưu ý:

  • Không sử dụng quá liều lượng quy định.
  • Một số loại thuốc có thể có chứa acetaminophen. Do đó, người bệnh nên kiểm tra thành phần của các loại thuốc trước khi sử dụng để tránh tình trạng quá liều.
  • Sử dụng kết hợp acetaminophen và rượu có thể gây tổn thương gan. Do đó, không sử dụng rượu, bia khi dùng các loại thuốc này.

3. Thuốc giảm đau gây nghiện

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid) là thuốc điều trị thoái hóa khớp gối có nguồn gốc từ opiate tự nhiên hoặc opioid nhân tạo. Đây là nhóm thuốc giảm đau nhanh, hiệu quả và thường được chỉ định cho các cơn đau dữ dội.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong các loại thuốc giảm đau y tế. Tuy nhiên, opioid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách.

Thuốc opioid liên kết với các thụ thể opioid trong não, tủy sống và các khu vực khác trong cơ thể. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế khả năng nhận thức cơn đau của não bộ. Thuốc được sử dụng để điều trị các cơn đau từ vừa đến nặng và không đáp ứng tốt các loại thuốc giảm đau khác.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Thuốc giảm đau gây nghiện được sử dụng để cải thiện các cơn đau nghiêm trọng

Các loại thuốc opioid phổ biến được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Codeine
  • Hydrocodone
  • Hydromorphone
  • Meperidine
  • Morphine
  • Oxycodone
  • Oxycodone và acetaminophen
  • Oxycodone và naloxone
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện:

Opioid có thể khiến người dùng cảm thấy mơ hồ, buồn ngủ cũng như gây ngứa, buồn nôn và táo bón

Người dùng Opioid thường xuyên có thể phát triển khả năng dung nạp thuốc theo thời gian, có nghĩa là người bệnh cần tăng liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả giảm đau

Opioid có thể gây nghiện, đặc biệt là ở những người đã từng có vấn đề nghiện trong quá khứ

Có nhiều loại opioid có thể cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên người dùng cần sử dụng thuốc thận trọng để tránh nguy cơ nghiện thuốc. Trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu nghiện hoặc các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc.

4. Kem capsaicin tại chỗ

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng capsaicin tại chỗ để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Kem capsaicin hoạt động bằng cách ngăn chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau cho não bộ, do đó người bệnh sẽ không cảm nhận được cơn đau.

kem capsaicin trị thoái hóa khớp gối
Kem capsaicin có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau khớp gối tại chỗ

Thoa một lượng kem capsaicin mỏng lên đầu gối tối đa 4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất là 4 giờ. Không sử dụng kem capsaicin trên vùng da bị tổn thương, viêm và luôn rửa tay sau khi thoa thuốc.

Người bệnh có thể cảm thấy nóng rát trên da sau khi thoa capsaicin. Điều này thường không nghiêm trọng và là phản ứng bình thường khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên nên tránh sử dụng kem trước khi tắm nước nóng để tránh bỏng rát nghiêm trọng.

5. Tiêm steroid

Steroid là thuốc điều trị thoái hóa khớp gối có thể chống viêm và điều trị các cơn đau hiệu quả. Bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid khi các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị.

Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp gối. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để giảm đau.

Tiêm steroid có tác dụng nhanh chóng và có thể làm dịu cơn đau kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, “CHẶN ĐỨNG” đau nhức, TÁI TẠO sụn khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền

Với xu hướng trở về với thiên nhiên, ưu tiên lựa chọn những giải pháp điều trị thoái hoá khớp hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe, Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc Y học cổ truyền được đông đảo bệnh nhân tin dùng và giới chuyên gia công nhận, đánh giá cao. Quốc dược Phục cốt khang sử dụng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, tập trung điều trị bệnh từ gốc, triệt tiêu triệu chứng, bồi bổ can thận, nâng cao chính khí, tái tạo và phục hồi chức năng sụn khớp, sản sinh dịch nhầy sụn khớp, ngăn bệnh tái phát toàn diện.

Bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc đã được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin trong chương trình “Cẩm nang sức khỏe 365” là giải pháp Y học cổ truyền điều trị KHÔNG XÂM LẤN – AN TOÀN – HIỆU QUẢ nhất hiện nay nhờ những ưu điểm sau:

  • Quốc dược Phục cốt khang từ phương thuốc bí truyền của người Tày đến bài thuốc xương khớp đột phá của thế kỷ 21:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc xương khớp nổi tiếng được hoàn thiện từ đề tài nghiên cứu “Ứng dụng tinh hoa Y học dân tộc vào điều trị thoái hóa xương khớp” do đội ngũ chuyên gia Y học cổ truyền đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trực tiếp thực hiện, dưới sự giám sát của Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc.

Quốc dược Phục cốt khang được chắt lọc và kế thừa tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ phương của 54 dân tộc anh em, tiêu biểu trong đó là cốt thuốc chữa đau nhức xương khớp của đồng bào người Tày – Bắc Kạn kết hợp với Y pháp của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Vận dụng kinh nghiệm chữa bệnh hàng chục năm, đội ngũ chuyên gia đã thực hiện các cuộc thử nghiệm lâm sàng, phân tích bài bản dưới ánh sáng khoa học, hoàn thiện nên bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

Mời bạn đọc cùng xem những thước phim ghi lại hành trình hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

  • Quốc dược Phục cốt khang công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH điều trị thoái hóa khớp từ gốc

Quốc dược Phục cốt khang là sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 nhóm thuốc đỉnh cao tạo nên cơ chế tác động “3 trong 1” hoàn chỉnh vừa triệt tiêu căn nguyên gây thoái hóa khớp, vừa giải quyết các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, vừa tăng cường tái tạo sụn khớp, phục hồi vận động. Trong đó:

QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Bổ sung canxi, tăng sinh dưỡng chất nuôi dưỡng và chống lão hóa xương khớp, sản sinh chất dịch nhầy, giúp các khớp cử động trơn tru, củng cố chức năng sụn khớp và mô xương dưới sụn. Đồng thời, các tinh chất thảo dược loại bỏ tình trạng đau nhức, sưng viêm, tê buốt, phục hồi vận động, ngăn chặn quá trình thoái hóa, biến dạng khớp.

QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Là “kháng sinh tự nhiên” trong YHCT giúp khu phong, trừ tà, giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng viêm, giảm phù nề, nhức mỏi, thúc đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố là căn nguyên gây thoái hóa khớp ra ngoài qua tuyến mồ hôi và nước tiểu.

QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Bổ thận, dưỡng âm, thông kinh hoạt lạc, kiện tỳ, mạnh gân cường cốt, kích thích cơ thể sản sinh Collagen nội sinh, ổn định hoạt động của màng bao hoạt dịch giúp hấp thu dưỡng chất nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng ngăn bệnh tái phát.

  • Bảng thành phần kết hợp hơn 50 thảo dược tái tạo và phục hồi sụn khớp tốt nhất

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu bảng thành phần vàng kết tinh hơn 50 vị thuốc tốt bậc nhất trong việc nuôi dưỡng xương khớp. Trong đó, có nhiều vị thuốc là bí dược của người Tày bản địa lần đầu tiên được phát hiện và nghiên cứu bài bản, ứng dụng tại Việt Nam như: Tào đông, Thau Pinh, Kê huyết đằng, Co bát vạ, bộ 5 tầm gửi quý hiếm: Phác mạy nghiến – Phác mạy liến – Phác kháo cài – Tầm gửi cây hồng – Tầm gửi cây gạo, Kha khếp, Sâm quản trọng, Hầu vĩ tóc…

100% dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO đạt tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ – KHÔNG NGHIỆN THUỐC – KHÔNG PHỤ THUỘC THUỐC. Nhờ vậy, Quốc dược Phục cốt khang an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài ra, thuốc cũng được hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao tinh chất, cao viên hoàn tiện lợi, thân thiện với người dùng, không cần đun sắc rườm rà.

Xem ngay: Khám phá bài thuốc kết hợp hơn 50 thảo dược “KHẮC TINH” của thoái hóa khớp

Đông đảo bệnh nhân trên cả nước cũng gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực sau thời gian sử dụng. Dưới đây là một số phản hồi tiêu biểu:

Tiến sĩ Alok Bharadwaj – Phó Chủ tịch tập đoàn Canon Châu Á bị thoái hoá khớp gối, từng điều trị 3 năm tại Singapore không khỏi cho đến khi chữa trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc:

Ông Nguyễn Văn Hiển (Hà Nội) suýt chút nữa phải bỏ công việc mưu sinh do thoái hóa khớp háng đã phục hồi vận động sau 1 thời gian sử dụng thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc.

Để tìm hiểu thêm về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và được tư vấn phác đồ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bạn đọc và người bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp đến Trung tâm qua các kênh thông tin dưới đây:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

 

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối

Khi sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp gối dù bằng đường uống, bôi hay tiêm thì người dùng nên lưu ý một số vấn đề an toàn như:

  • Thông báo cho bác sĩ về lịch sử bệnh lý và các vấn đề dị ứng liên quan.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Lưu ý về các tác dụng phụ không mong muốn và có biện pháp phòng ngừa. Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn và thực phẩm chức năng.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng quy định, không tự ý thêm liều hoặc thay đổi liều lượng mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các thói quen, chẳng hạn như thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, để tránh các rủi ro không mong muốn.

Kết hợp liệu pháp tại nhà để tăng hiệu quả của thuốc

Bên cạnh các thuốc điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp bổ sung để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp phổ biến chẳng hạn như:

tập thể dục thoái hóa khớp
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe xương khớp
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý có thể giảm áp lực tác động lên khớp gối và cải thiện các triệu chứng. Giảm cân cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan khác, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường loại hai và các vấn đề tim mạch.
  • Tập thể dục thường xuyên: Thường xuyên tập thể dục có thể giúp quản lý cân nặng, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm căng thẳng lên khớp gối. Người bệnh có thể thường xuyên đi dạo, đi xe đạp, bơi lội, tập yoga hoặc kéo căng cơ thể để duy trì sức khỏe ở khớp gối.
  • Vật lý trị liệu: Hầu hết các chương trình vật lý trị liệu nhằm mục đích tăng cường các cơ xưng quanh đầu gối, mông, hông và tăng tính linh hoạt ở đầu gối. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng và chườm lạnh có thể giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp chườm nóng và chườm lạnh hoặc áp dụng phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các loại thực phẩm chống viêm có thể cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa.

Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thường tập trung vào mục đích giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp bổ sung, chẳng hạn như thường xuyên tập thể dục hoặc thay đổi chế độ ăn uống, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Thông tin thêm: Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua