Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và giải pháp điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi chủ yếu xảy ra do chấn thương, vận động gắng sức và duy trì các tư thế sai trong sinh hoạt dẫn đến tổn thương đĩa đệm, rách bao xơ và khiến nhân nhầy thoát vị. Bệnh làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh, tạo cảm giác đau nhức, tê bì kéo dài, khó vận động và rối loạn cảm giác. 

XEM THÊM: Bài thuốc Nam bí truyền điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bảo tồn cột sống

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là gì?

Thoát vị đĩa đệm là một dạng tổn thương cột sống thường gặp ở những người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Ngày nay bệnh có xu hướng trẻ hóa. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở người trẻ là do chấn thương, duy trì tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động nặng, lười vận động thúc đẩy sự tổn thương và quá trình thoái hóa.

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là tình trạng khối nhân nhầy di chuyển dọc theo vết nứt hoặc rách của bao xơ tạo ra những điểm phình (lồi). Tình trạng này khiến các dây thần kinh dọc theo đường đi của cột sống bị kích thích hoặc chèn ép dẫn đến rối loạn cảm giác và đau nhức lan tỏa.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Tuy nhiên cột sống cổ và cột sống thắt lưng và hai đoạn cột sống có đĩa đệm dễ tổn thương nhất. Tùy thuộc vào tình trạng, cơn đau có thể nhẹ và khu trú ở một vị trí.

Đối với những trường hợp nặng hơn, thoát vị đĩa đệm làm mất tính ổn định của cột sống và chèn ép nhiều vào rễ thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra đau thường lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh ảnh hưởng kèm theo tê bì, ngứa ran, giảm khả năng vận động.

So với người lớn tuổi, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ dễ phục hồi và điều trị hơn. Những tổn thương và triệu chứng thường giảm nhanh sau 3 – 5 tuần điều trị nội khoa (sử dụng thuốc, vật lý trị liệu…).

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương

Đây là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ thường gặp nhất. Chấn thương trong luyện tập, chơi thể thao hoặc lao động có thể làm ảnh hưởng đến tính ổn định của cột sống. Đồng thời khiến đĩa đệm bị nứt vòng ngoài hoặc rách bao xơ. Điều này tạo điều kiện cho nhân nhầy nhanh chóng thoát khỏi vị trí ban đầu, chèn ép vào rễ và dây thần kinh.

Chấn thương
Chấn thương trong lao động/ chơi thể thao là nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
  • Duy trì tư thế xấu trong sinh hoạt

Tính ổn định của cột sống nhanh chóng suy giảm ở những người thường xuyên lặp đi lặp lại những tư thế xấu trong sinh hoạt. Cụ thể như ngồi hoặc đứng sai tư thế, cong vẹo cột sống, ngồi gù lưng, đeo túi nặng lệch vai lâu ngày, gối cao đầu khi ngủ, mang vác… Điều này khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương, lệch ra khỏi cấu trúc tự nhiên của cột sống. Từ đó gây phồng (lồi) đĩa đệm hoặc thoái vị đĩa đệm.

  • Tính chất công việc

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi dễ xảy ra hơn ở những người thường xuyên mang vác vật nặng, có công việc cần ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ, ít vật động… Bởi điều này khiến cột sống chịu nhiều áp lực trong thời gian dài dẫn đến tổn thương đĩa đệm và thoát vị.

Mặt khác, việc ngồi/ đứng lâu, ít vận động trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng cứng khớp. Đồng thời thúc đẩy quá trình lão hóa xương khớp. Trong khi đó đây là nguyên nhân khiến bệnh thoát vị đĩa đệm dễ dàng xuất hiện hơn.

Yếu tố rủi ro

Những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi:

  • Thừa cân béo phì: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và lồi đĩa đệm L5 S1 (giai đoạn đầu của thoát vị) thường gặp ở những người có cân nặng dư thừa. Bởi sự chèn ép và gia tăng áp lực của trọng lượng khiến các đĩa đệm dễ bị thoái hóa và tổn thương hơn.
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn: Ăn uống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian dài khiến các khớp xương và cột sống suy yếu. Từ đó gây ra tình trạng thoái hóa và dễ tổn thương đĩa đệm sau một cú va chạm.
  • Hút thuốc lá: Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá khiến lượng oxy cung cấp cho đĩa đệm bị suy giảm đáng kể. Điều này dẫn đến hư hỏng đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Một số yếu tố khác: Dị tật cột sống bẩm sinh, mang thai, thoát vị đĩa đệm thứ phát do một số bệnh viêm nhiễm, di truyền… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc lá
Duy trì thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Dấu hiện nhận biết thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và giai đoạn tiến triển, bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sau:

+ Thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, nhân nhầy của đĩa đệm bị đè nén và có dấu hiệu biến dạng nhưng vẫn nằm trong bao xơ. Lúc này dây thần kinh có thể bị kích thích, gây tê cứng nhẹ ở vị trí tổn thương.

Theo thời gian, vòng bao xơ dần suy yếu khiến đĩa đệm phình ra, nhân nhầy bị đè nén nghiêm trọng hơn và tạo thành khối thoát vị. Lúc này người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

  • Rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau nhức ở vị trí tổn thương
  • Cơn đau thường khu trú hoặc lan tỏa ở mức độ nhẹ. Điều này khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với tình trạng đau mỏi cơ thông thường.
  • Tê cứng nghiêm trọng hơn và thường xuyên tái phát

+ Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng (giai đoạn 2, 3)

Trong giai đoạn này, cột sống bị mất tính ổn định và đường cong tự nhiên, khối thoát vị tăng kích thước và chèn ép nghiêm trọng vào các dây thần kinh. Điều này làm phát sinh những biểu hiện nghiêm trọng.

Người bệnh có thể nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng qua những dấu hiệu sau:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vị trí tổn thương
  • Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, cơn đau có xu hướng lan tỏa đến vai, vùng lưng trên, lan lên đầu và xuống hai cánh tay
  • Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cơn đau có xu hướng lan xuống vùng mông, đùi và hai cẳng chân. Cơn đau kèm theo tê bì có thể xuống bàn chân nếu đau thần kinh tọa xảy ra.
  • Đau nhiều hơn khi hắt hơi, ho, xoay hoặc cúi người, đi đại tiện, mang vác vật nặng, vận động mạnh hoặc đi lại nhiều
  • Cơn đau giảm nhanh khi nghỉ ngơi hoặc nằm

Các triệu chứng đi kèm:

  • Tê bì các đầu ngón tay, ngón chân
  • Có cảm giác châm chích như kiến bò
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Đầu bốc hỏa, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
  • Rối loạn cảm giác
  • Gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc cầm nắm đồ vật
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vị trí tổn thương
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vị trí tổn thương, đau lan rộng kèm theo tê bì, ngứa ran

+ Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 (giai đoạn nguy hiểm nhất)

Trong giai đoạn này, bao xơ đĩa đệm bị phá vỡ, nhân nhầy biến dạng hoàn toàn. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thường bao gồm:

  • Rối loạn cảm giác nghiêm trọng
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang
  • Teo cơ do ít vận động lâu ngày
  • Tê liệt

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Mặc dù có tốc độ phục hồi nhanh hơn người lớn tuổi nhưng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ vẫn được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh lý này cần được sớm phát hiện và điều trị chuyên sâu. Nếu điều trị sớm, các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng qua đi, khoảng 3 – 5 tuần điều trị nội khoa tích cực.

Nếu chậm trễ trong quá trình khám chữa bệnh, những tổn thương của đĩa đệm có thể nhanh chóng tiến triển và khiến bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này quá trình phục hồi gặp nhiều khó khăn, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng sau:

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Người bệnh được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi.

1. Khám lâm sàng

Bệnh nhân được yêu cầu trả lời một số câu hỏi liên quan đến bệnh sử, chấn thương và những triệu chứng đang gặp phải. Đặc biệt là triệu chứng đau nhức và tê bì lan rộng từ khu vực bị tổn thương. Sau đó bác sĩ kiểm tra thực thể và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thử nghiệm. Bao gồm:

  • Khám tại chỗ: Bác sĩ quan sát, đồng thời sờ tại vị trí có khối nhân nhầy thoát vị để kiểm tra tình trạng sưng/ cứng bất thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành nắn nhẹ đoạn cột sống tổn thương để đánh giá mức độ nhạy cảm.
  • Kiểm tra sức cơ: Người bệnh được yêu cầu nâng chân, kéo giãn hoặc cầm nắm và nâng đồ vật để kiểm tra sức cơ. Ngoài ra thử nghiệm này cũng giúp xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
  • Đánh giá khả năng vận động: Bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số động tác liên quan đến đoạn cột sống tổn thương, đi lại, cầm nắm đồ vật… Điều này giúp kiểm tra khả năng chịu lực và chức năng vận động của bệnh nhân.
Khám lâm sàng
Một số cách kiểm tra thực thể và thử nghiệm có thể giúp chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số chỉ định dưới đây sẽ được yêu cầu để chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, vị trí của đĩa đệm tổn thương và mức độ nghiêm trọng.

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang cột sống giúp bác sĩ phát hiện những vết nứt hoặc những bất thường liên quan đến đường cong tự nhiên của cột sống. Điển hình như gãy góc cột sống, gai cột sống, xẹp đĩa đệm
  • Chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật này được thực hiện với mục đích kiểm tra rộng và kỹ hơn những bất thường có thể xảy ra cột sống cùng những mô mềm bao quanh.
  • Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh được tạo ra từ cộng hưởng từ (MRI) cho phép bác sĩ kiểm tra toàn bộ cấu trúc bên trong của cột sống, cấu trúc xung quanh (mô mềm, mạch máu, dây thần kinh…). Từ đó xác định chính xác mức độ tổn thương, khối nhân nhầy thoát vị sang trước/ sau hay hai bên, thoát vị đĩa đệm thông thường hay thoát vị đĩa đệm đa tầng (tổn thương nhiều vị trí), thoát vị nội xốp… Đồng thời xác định nguyên nhân, phân biệt bệnh với các tình trạng nghiêm trọng khác.
  • Myelogram: Myelogram có thể được tiêm vào cột sống trước khi chụp X-quang. Myelogram giúp những tổn thương ở tủy sống và dây thần kinh được rõ nét hơn.
  • Điện cơ: Nếu có nghi ngờ dây thần kinh bị chèn ép, điện cơ sẽ được chỉ định. Kỹ thuật này giúp phân loại, kiểm tra số lượng và mức độ tổn thương dây thần kinh.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Đối với nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, một số điện cực sẽ được dán lên da ngay tại khu vực có đĩa đệm thoát vị. Điều này giúp kiểm tra chức năng và cách thức hoạt động sau tổn thương của dây thần kinh và các cơ.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Có nhiều phương pháp giúp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, những phương pháp này có thể được sử dụng kết hợp hoặc riêng lẻ.

1. Biện pháp điều trị tại nhà

Những người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm nên học cách chăm sóc tại nhà với những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng:

  • Nghỉ ngơi: Nếu đau nhức nghiêm trọng, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong 1 – 2 ngày đầu. Sau đó duy trì những động tác nhẹ nhàng, tránh vận động nặng, vận động gắng sức hay mang vác vật. Nghỉ ngơi đều đặn giúp cơ thể và cột sống có thời gian phục hồi. Ngoài ra cơn đau và cảm giác khó chịu có thể nhanh chóng thuyên giảm khi nằm/ nghỉ ngơi tại chỗ.
  • Chườm lạnh: Trong 1 – 3 ngày đầu tổn thương, người bệnh nên dùng túi đá chườm lên vùng đau nhức. Biện pháp này giúp tiêu viêm và giảm đau hiệu quả.
  • Chườm ấm: Sau 3 – 4 ngày tổn thương, người bệnh có thể sử dụng túi nước ấm hoặc khăn ấm đắp lên vị trí đau nhức 4 lần/ ngày, mỗi ngày chườm 3 lần để giảm cảm giác khó chịu và đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Biện pháp này có tác dụng xoa dịu cơn đau, cải thiện lưu thông máu và tăng khả năng chữa lành tổn thương của đĩa đệm. Ngoài ra chườm ấm còn giúp thư giãn các đốt sống, hạn chế cứng khớp, tăng tính đàn hồi cho đĩa đệm. Từ đó giúp người bệnh vận động dễ dàng và linh hoạt hơn.
  • Duy trì vận động: Sau khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh nên duy trì thói quen vận động và luyện tập, khoảng 30 phút/ ngày. Biện pháp này giúp hạn chế cứng khớp, duy trì chức năng của cột sống và cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân. Đồng thời làm dịu và hạn chế cơn đau tái phát. Đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, tập yoga trị thoát vị đĩa đệm… đều là những bộ môn tốt cho người bệnh.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin C, vitamin D, chất chống oxy hóa, omega-3, protein… có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Bởi những thành phần này có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi chức năng đĩa đệm tổn thương, giảm đau nhức và sưng viêm. Đồng thời duy trì sức khỏe của hệ xương.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất có thể góp phần rút ngắn thời gian phục hồi và điều trị thoát vị đĩa đệm

2. Sử dụng thuốc

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và các triệu chứng chủ yếu được khắc phục bằng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng những loại thuốc dưới đây sẽ được yêu cầu sử dụng:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau nhức từ nhẹ đến trung bình, người bệnh sẽ được đề nghị sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Cụ thể như Acetaminophen (Tylenol), thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Ibuprofen hoặc Naproxen). Những loại thuốc này có thể chống viêm và mang đến hiệu quả giảm đau trong thời gian ngắn.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Nhóm thuốc này được dùng cho những bệnh nhân có tâm trạng không ổn định, mất ngủ hoặc khó ngủ do đau nhức. Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng sẽ giúp người bệnh an thần, cải thiện giấc ngủ và giảm đau nhanh.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được chỉ định cho những trường hợp có cơn co thắt cơ. Thuốc có tác dụng giảm căng cơ và làm dịu cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên việc dùng thuốc với liều cao có thể gây chóng mặt và an thần.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện opioid: Nếu đau nhức nhiều và không có đáp ứng với những loại thuốc giảm đau nêu trên, bác sĩ có thể cân nhắc việc điều trị ngắn hạn với opioid. Đây là một nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên opioid có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, lú lẫn, buồn nôn, an thần trong thời gian điều trị.
  • Tiêm Corticosteroid: Tiêm Corticosteroid sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân không có đáp ứng tốt với những loại thuốc uống và có dây thần kinh cột sống bị chèn ép nghiêm trọng. Thông thường loại thuốc này sẽ được tiêm vào khu vực xung quanh dây thần kinh để giảm viêm và đau nhức. Trước khi tiêm, bệnh nhân được chụp ảnh cột sống để định hướng kim.

3. Vật lý trị liệu

Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, vật lý trị liệu có thể được đề nghị để giảm đau, duy trì và phục hồi chức năng vận động. Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với những phương thức khác nhau.

Hầu hết các trường hợp sẽ được hướng dẫn các bài tập kéo giãn trong thời gian đầu điều trị. Điều này giúp xoa dịu cơn đau, điều chỉnh tư thế, giảm áp lực lên cột sống và giảm căng cơ. Trong những ngày tiếp, bệnh nhân được hướng dẫn những bài tập cơ, kéo giãn cường độ cao với mục đích phục hồi chức năng.

Ngoài ra người bệnh sẽ được hướng dẫn cách nâng vật, điều chỉnh tư thế, bài tập đạp xe… để luyện tập tại nhà, sớm trở về với cuộc sống bình thường.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được đề nghị để làm dịu cơn đau, duy trì và phục hồi chức năng vận động

4. Liệu pháp bổ sung

Liệu pháp bổ sung có thể được thêm vào quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Điều này giúp giảm đau và tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Những liệu pháp bổ sung thường được áp dụng gồm:

  • Nắn khớp xương: Bác sĩ có thể thực hiện thao tác nắn chỉnh cột sống đối với những trường hợp bị đau thắt lưng kéo dài trên 1 tháng. Liệu pháp này có tác dụng phục hồi đường cong tự nhiên của cột sống, hỗ trợ điều chỉnh khối nhân nhầy và giảm đau.
  • Xoa bóp: Đây là liệu pháp sử dụng lực từ đôi bàn tay tác động lên đoạn cột sống tổn thương và mô mềm để giảm đau. Liệu pháp này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, thư giãn các khớp xương, cơ và dây thần kinh. Ngoài ra thường xuyên xoa bóp còn giúp xoa dịu cơn đau, giảm co cứng và tăng khả năng vận động của người bệnh.
  • Châm cứu: Đôi khi châm cứu sẽ được xem xét và đề nghị. Đây là một liệu pháp sử dụng kim châm tác động vào huyệt đạo trên cơ thể để giảm đau. Liệu pháp này có tác dụng giảm co thắt cơ, đau nhức xương khớp, an thần, cải thiện giấc ngủ, phục hồi cảm giác và khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra châm cứu còn giúp cân bằng âm dương, thông kinh hoạt lạc, đẩy lùi tác nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền.

Những liệu pháp bổ sung cần được thực hiện ở những cơ sở y tế/ bệnh viện uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi và được đào tạo chuyên sâu về những liệu pháp này.

5. Phẫu thuật

Rất ít người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật. Thông thường phương pháp này chỉ được xem xét khi:

  • Không thể cải thiện thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và các triệu chứng bằng phương pháp điều trị bảo tồn (sau 6 tuần điều trị)
  • Những triệu chứng vẫn tiếp tục, đặc biệt là:
    • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
    • Khó khăn khi đi bộ hoặc đứng
    • Tê hoặc yếu
    • Đau nhiều và không thể kiểm soát
  • Có khả năng tê liệt hoặc bại liệt
  • Không thể giải nén dây thần kinh
  • Đĩa đệm vỡ hoặc hỏng nghiêm trọng và không thể phục hồi

Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật chỉ loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm. Tuy nhiên nếu hỏng đĩa đệm nghiêm trọng, toàn bộ đĩa đệm sẽ bị loại bỏ. Sau đó dùng đĩa đệm nhân tạo hoặc hợp nhất các đốt sống.

Phẫu thuật
Phẫu thuật nếu không thể cải thiện bệnh và các triệu chứng bằng điều trị bảo tồn, đĩa đệm vỡ hoặc hỏng nghiêm trọng

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm từ sự kết hợp 50+ cây thuốc Nam 

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc thảo dược đặc trị thoát vị đĩa đệm được nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên nền tảng các giá trị tinh hoa Y học dân tộc do đội ngũ y bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc thực hiện. Trong đó, Quốc dược Phục cốt khang được phát triển bài bản dựa trên cốt thuốc chữa đau xương bí truyền của đồng bào dân tộc Tày vùng Tây Bắc kết hợp với y pháp lừng danh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc xương khớp đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản của YHCT

Dưới ánh sáng khoa học, thành công vượt qua các cuộc thử nghiệm, thực nghiệm, phân tích, đánh giá khắt khe, Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện, kết hợp hơn 50 loại thảo dược quý cùng cơ chế điều trị chuyên sâu, mạnh mẽ, phù hợp với thể bệnh, thể trạng của người Việt thời hiện đại. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chữa trị hiệu quả mọi thể thoát vị đĩa đệm, chấm dứt cơn đau, phục hồi vận động toàn diện nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

Bảng thành phần hòa quyện hơn 50 thượng dược quý từ rừng đại ngàn

Quốc dược Phục cốt khang được phối chế từ hơn 50 loại thượng dược quý có giá trị cao bậc nhất trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm, nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp. Trong đó, nhiều vị thuốc quý được là bí dược đặc hữu được “giấu” nơi rẻo cao của núi từng Tây Bắc, lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng điều trị tại Việt Nam.

Một số thành phần thuốc tiêu biểu của bài thuốc

Toàn bộ dược liệu bào chế thuốc đều được nuôi trồng và thu hái trực tiếp tại hệ thống vườn thuốc Nam rộng hàng trăm ha, đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc, đảm bảo độ lành tính và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.

Công thức thuốc “3 trong 1” ĐỘT PHÁ “đánh bại” thoát vị đĩa đệm sau 1 liệu trình

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc thảo dược duy nhất hiện nay phôi sức mạnh từ 3 nhóm thuốc Bổ thận – Giải độc – Đặc trị chuyên sâu tạo thành 3 tên vàng tấn công trực diện vào căn nguyên bệnh giải quyết triệu chứng đồng thời tái tạo và phục hồi xương khớp toàn diện.

Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị thoát vị đĩa đệm: Sở hữu các thành phần chủ dược quý hiếm giúp tăng cường hấp thụ canxi, tái tạo chất nhờn, củng cố bao xơ, giải phóng sự chèn ép trên các dây thần kinh, giải quyết triệt để các triệu chứng đau nhức, tê bì cột sống, giúp tái tạo và phục hồi đĩa đệm chuyên sâu.

Quốc dược giải độc hoàn: “Liều thuốc kháng sinh tự nhiên” giúp thanh lọc cơ thể, tiêu độc, mát gan, bài trừ tà khí, từ đó giảm bớt các triệu chứng sưng tấy, đau nhức do bệnh gây ra.

Quốc dược bổ thận hoàn: bồi bổ can thận thận, điều hoà khí huyết, sơ thông kinh lạc, dưỡng âm, kiện tỳ, làm mạnh gân cốt, nâng cao sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát.

Xem ngay: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bảo tồn cột sống

3 nhóm thuốc phối hợp đặc trị triệt để thoát vị đĩa đệm

Kết hợp các phương pháp trị liệu để tăng cường hiệu quả điều trị

Bên cạnh đó, Trung tâm Thuốc dân tộc còn xây dựng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm kết hợp thuốc uống Quốc dược Phục cốt khang với các phương pháp trị liệu nổi tiếng trong YHCT như: châm cứu; bấm huyệt; thủy châm; xoa bóp với cồn thảo dược… kết hợp với tư vấn dinh dưỡng và bài tập khoa học được thực hiện, hướng dẫn bởi các chuyên gia xương khớp hàng đầu giúp tăng hiệu quả và rút ngắn tối đa thời gian điều trị.

Với những đặc tính ưu việt nổi bật, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đã được VTV2 chất lượng cuộc sống giới thiệu đến đông đảo khán giả cả nước là giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn, an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Xem chi tiết phóng sự VTV2 trong video: 

Trung tâm cũng nhận được rất nhiều phản hồi và đánh giá tích cực từ phía bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau khi sử dụng Quốc dược Phục cốt khang điều trị thành công. 

Suýt phải từ bỏ công việc mưu sinh do đau nhức thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người xe ôm quẳng gánh âu lo vui sống:

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và điều trị thoát vị đĩa đệm tại Trung tâm Thuốc dân tộc vui lòng liên hệ trực tiếp đến các kênh thông tin sau đây để được đội ngũ bác sĩ xương khớp đầu ngành tư vấn chi tiết.

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT, Zalo: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT, Zalo: (028) 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Tìm hiểu ngay: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Để giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm, những người trẻ tuổi nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm, đặc biệt là vùng thắt lưng.
  • Thực hiện các tư thế tốt trong vận động và sinh hoạt. Cụ thể như: Giữ lưng thẳng trong khi ngồi/ đứng; phân bố đều trọng lực khi nâng vật nặng, giữ cho lưng thẳng và chỉ di chuyển chân khi nâng…
  • Hạn chế mang vật cồng kềnh hoặc vật nặng. Đồng thời tránh duy trì thói quen mang túi xách ở một bên vai.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu (canxi, vitamin, chất chống oxy hóa, protein…) thông qua những loại thực phẩm lành mạnh như trứng, cá, rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đậu, sữa… Điều này giúp duy trì hệ xương khỏe mạnh, ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương/ thoái hóa đĩa đệm dẫn đến thoát vị nhân nhầy.
  • Giữ thói quen tập thể dục để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho các cơ ở thân. Từ đó giúp ổn định và hỗ trợ cột sống hiệu quả, giảm chấn thương. Ngoài ra luyện tập mỗi ngày còn giúp duy trì vận động và tính linh hoạt, tăng cường chức năng và sức khỏe xương khớp.
Luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho các cơ hỗ trợ cột sống, giảm chấn thương

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi chủ yếu xảy ra do chấn thương, duy trì tư thế sai và vận động nặng. So với người lớn tuổi, đĩa đệm tổn thương và chức năng vận động có xu hướng phục hồi nhanh hơn ở người trẻ. Tuy nhiên nếu điều trị sai cách hoặc chậm trễ, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và khó phục hồi. Vì thế bệnh nhân cần thăm khám và điều trị ngay khi cơn đau xuất hiện.

Tham khảo thêm:

Bình luận

  1. Đỗ Hoa says: Trả lời


    Trước cứ nghĩ thoát vị đĩa đệm là bệnh người già với đàn ông, ai dè đi làm ngồi riết không đi đứng gì làm mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm này luôn, có chán không chứ

    1. Tú Oanh says: Trả lời


      Em đi làm 8 tiếng thì ngồi hết 8 tiếng luôn, tay thì đánh máy tính liên tục không ngơi, thỉnh thoảng dậy 5 phút đi vệ sinh hoặc trao đổi công việc một chút. Chưa kể có hôm tăng ca nữa, mà việc nhiều, làm gì có thời gian đứng dậy vận động, vậy là cũng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm luôn, uống thuốc hoài chẳng hết, chị chữa khỏi chưa, cho em thông tin

    2. Đoàn Hằng says: Trả lời


      Chưa em, chị cũng uống thuốc với tự đắp lá nóng ở nhà không hết nên định lên đây hỏi xem có ai uống thuốc quốc dược phục cốt khang mà hết đau thoát vị chưa để chị uống theo

      1. Dạ Hồng says: Trả lời


        Thấy bà chị văn phòng uống cũng được lắm, nghe bà nói đỡ đau nhiều, tôi cũng đang định mua uống đây, dạo này làm việc áp lực quá hay sao đau nhiều hơn rồi

      2. Duong Minh Thu says: Trả lời


        Tôi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, ngồi thẳng ngồi cong gì cũng mỏi, ấy mà uống 1 liệu trình thuốc quốc dược phục cốt khang đỡ đau mỏi hẳn. Thuốc này chuyên trị bệnh xương khớp đó, gửi bạn thông tin về bài thuốc để bạn xem và hiểu rõ hơn về thuốc này https://thuocdantoc.vn/benh/quoc-duoc-phuc-cot-khang-chua-benh-xuong-khop

      3. Hà Linh says: Trả lời


        Em cũng đang tìm hiểu thêm vê thuốc này, nghiên cứu thêm về mấy loại thuốc tác dụng lâu dài chứ uống mấy loại thuốc tác dụng nhanh là mình sợ lắm ấy, nó giảm đau nhanh nhưng hại dạ dày quá

  2. dương vũ says: Trả lời


    mình bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng đau lan xuống cả hông đùi luôn, cơn đau nhiều lúc kéo dài thì nên đi khám hay tập luyện thế nào nhỉ

    1. Tokyo Triệu says: Trả lời


      Bạn đã biết mình bị thoát vị đĩa đệm rồi thì mang kết quả chụp MRI đến để bác sĩ kiểm tra và xem bệnh nhé. Nếu bạn chưa có chụp gì thì nên đi khám và chụp vì bệnh thoát vị đĩa đệm cần căn cứ vào kết quả chụp MRI để bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị

    2. Hồng Phượng says: Trả lời


      Nếu mới bị nhẹ kiểu thỉnh thoảng đau thì có thể tập luyện ở nhà là khỏi nhưng giờ đau lan xuống thì dễ bị chèn lên thần kinh, bạn đi khám, chụp chiếu để uống thuốc, điều trị, kết hợp thêm tập luyện ở nhà nữa sẽ nhanh khỏi hơn

    3. Hải Bình says: Trả lời


      Giống bạn và vừa uống thuốc bác sĩ kê, vừa tập yoga, đạp xe nhẹ nhàng mỗi sáng, kéo xà đơn, ăn nhiều vitamin, c,d,canxi… uống thêm vit tổng hợp nữa. Đi khám lại tuần trước đã thấy tiến triển tốt. Phải kết hợp thuốc + ăn uống + thể dục + nghỉ ngơi nữa mới có hiệu quả tốt, tự trị tự tập ở nhà mà sai là nặng hơn

  3. Thanh Nga says: Trả lời


    Tôi bị thoát vị đĩa đệm vùng cổ đã 4 năm nay. Thường thì chỉ đau rêm rêm nhưng trời hơi trở gió là đau nhiều, đau từ cổ lan bả vai lưng, nhức cả đầu luôn. Thời gian đầu đi bấm huyệt mát xa trị liệu cũng đỡ nhiều lắm nhưng phải đi thường xuyên, không có thời gian, dừng lại đâu 1 tháng là thấy đau nhiều lại. Vậy là chuyển sang uống thuốc giảm đau, trị viêm dạng kháng sinh. Kháng sinh thì ban đầu đều đem lại hiệu quả tốt nhưng lâu ngày dần mất tác dụng chính mà để lại nhiều tác dụng phụ nên tôi cũng phải tạm ngưng. Xong mãi đến đầu năm ngoái mới vô tình được biết đến thuốc quốc dược phục cốt khang. Sau khi được sự tư vấn và hướng dẫn tận tình của bác sĩ thì tôi sử dụng thuốc theo chỉ định và trong 1 tháng đầu đó tôi đã thấy vùng cổ bớt mỏi mệt, giảm đau nhức. Kết quả điều trị khả quan nên tôi tiếp tục sử dụng thêm 2 tháng nữa thì các cơn đau tự lui dần rồi khỏi lúc nào không hay

    1. Đinh Đoàn says: Trả lời


      Thoát vị đĩa đệm mà chưa bằng thuốc đông y thảo dược là hợp lý rồi, có thể tác dụng chậm tí nhưng lại chữa được căn nguyên gốc bệnh, ngừa tái phát tốt

      1. Ng Tuấn Pháp says: Trả lời


        Ngoài uống thuốc quốc dược phục cốt thì còn phải điều trị gì để tăng tốc độ khỏi bệnh không

      2. Hoài Nghĩa says: Trả lời


        Lúc đi khám ở trung tâm thuốc dân tộc, bác sĩ có kiểm tra chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có thể yêu cầu kết hợp châm cứu, bấm huyệt…. bên trung tâm cũng có cả vật lý trị liệu châm cứu bấm huyệt, nếu địa chỉ bạn gần có thể đến trực tiếp trung tâm luôn

      3. quốc thắng says: Trả lời


        mấy liệu pháp kết hợp đó muốn làm hay không là tùy chứ không bắt buộc lúc mua thuốc đúng không bạn

      4. Quyết_74 says: Trả lời


        Uk, bs chỉ đưa ra hướng điều trị, chọn lựa sao là do bạn nhưng tốt nhất nên đi thêm liệu pháp để phục hồi tốt và toàn diện hơn. Nhưng với kinh nghiệm của mình thì cần tác động cả vật lý trị liệu thì sẽ tốt nhất

  4. Quốc Quý says: Trả lời


    Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc quốc dược phục cốt khang cần thời gian bao lâu

    1. Hậu Bùi says: Trả lời


      Cần khoảng từ 2 -4 tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố bệnh lý, sức khỏe, cơ địa…. bs sẽ tư vấn trong quá trình thăm khám

    2. Hồ Bảo Trọng says: Trả lời


      Uống lâu dữ vậy, mấy tháng luôn thế thì có tác dụng phụ gì đáng ngại không ông anh

    3. Hải Vít says: Trả lời


      Tất cả các thành phần thảo dược sử dụng trong bài thuốc đều sạch 100% đảm bảo an toàn, lành tính, không thêm bất kỳ phụ gia nào cả. Bạn tìm hiểu về thuốc và các thảo dược sử dụng ở trong đây để rõ hơn nhé https://www.tapchidongy.org/quoc-duoc-phuc-cot-khang-bai-thuoc-dieu-tri-benh-xuong-khop-hieu-qua.html

    4. Tuyền Spa says: Trả lời


      Tôi uống 3 tháng thuốc quốc dược này không hề thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào bạn nhé, tôi thấy tác dụng tốt mà không có phụ thuộc gì vào thuốc hết, không có làm cồn cào dạ dày hay gây khó chịu

  5. Mạnh Duy says: Trả lời


    Ngày xưa các cụ phải đến 6-70 mới đau xương khớp, mình giờ mới hai mấy, ba mấy mà đau lưng, mỏi cổ, thoát vị đĩa đệm rồi

    1. Phan_Hường says: Trả lời


      Ngày xưa ông bà làm lụng, vận động đi làm nhiều chứ không ngồi ì suốt ngày, đi làm về cũng không vận động mà suốt ngày cắm mặt vào máy tính, điện thoại nên lâu ngày gây áp lực lên cột sống, xương khớp, bị bệnh chứ sao

    2. Hồng Yên says: Trả lời


      Còn do chế độ ăn uống, sinh hoạt rồi thức ăn giờ nhiều dầu mỡ chất không tốt lại là món khoái khẩu của giới trẻ tụi mình, lâu ngày thiếu chất dẫn đến đau xương chứ sao

  6. Thu Vũ says: Trả lời


    Tập thể dục hơi nặng ảnh hưởng đến cột sống gây thoát vị đĩa đệm nhẹ, đã chườm ấm và nghỉ ngơi 1 tháng rồi vẫn đau nhiều, có lúc hơi nhói

    1. Hương Hương says: Trả lời


      Tình trạng này chắc mới giai đoạn 1 thôi, uống thuốc với đến đúng chuyên khoa trị liệu vật lý, massage sẽ nhanh khỏi thôi

    2. Phạm Hùng says: Trả lời


      Nên chữa sớm nhé, tôi lúc trước cũng chủ quan, nghĩ đau ít ít vậy không đáng lo, để lâu cơn đau kéo dài, chuyển sang giai đạn 2 lên 3, lan xuống mông, đùi, tê cả chân, chữa mãi mới khỏi

      1. Mỹ Lê says: Trả lời


        Bạn chữa theo phương pháp nào, địa chỉ ở đâu có thể giới thiệu cho tôi với được không, tôi chữa ở vài viện lớn rồi mà càng ngày càng đau, tê đến cả ngón chân rồi

      2. Phạm Hùng says: Trả lời


        Tôi uống thuốc quốc dược phục cốt khang và làm châm cứu, bấm huyệt tại trung tâm thuốc dân tộc luôn. TT này có địa chỉ ở 70 Nguyễn Thị Định, HN với 145 Hoa Lan, HCM, chi tiết có thể gọi hotline để hỏi 0247109 6699. Bên trung tâm có bác sĩ giỏi nguyên làm ở bệnh viện y học cổ truyền luôn đó

  7. Huỳnh Hữu Danh says: Trả lời


    Tôi bị thoát vị đĩa đệm l4,l5 đã đau lan xuống mông, thiết nghĩ chưa đến mức cần phẫu thuật nhưng uống thuốc kháng sinh theo toa không đỡ thì làm thế nào

    1. Khanh_1990 says: Trả lời


      Đến trung tâm thuốc dân tộc gặp bác sĩ Tuyết Lan thăm khám và uống thuốc phục cốt khang. Nếu bạn gần trung tâm thì làm thêm cả châm cứu và bấm huyệt nếu xa có thể làm cấy chỉ vì phương pháp này dành cho những người ở xa. Tôi chữa ở đó đến giờ 3 năm rồi mà không thấy tái phát các cơn đau, tê bì do thoát vị đâu. Tôi ở xa nên tôi có uống thuốc và làm theo phương pháp cấy chỉ

    2. Yêu đời says: Trả lời


      Ở đó làm việc giờ hành chính hay là làm tất cả các ngày giờ trong tuần vậy, muốn khám cần đặt lịch không

      1. Lâm Chế Bảo says: Trả lời


        Làm việc fulltime hành chính cả thứ 7, chủ nhật, làm đến 17h30 chiều. Nếu muốn khám muộn hơn thì cần phải gọi điện trước để bên trung tâm sắp xếp cho

      2. Nho Cao says: Trả lời


        Tôi không đến khám được nhưng có kết quả chụp cắt lớp, có thể chup hình gửi người nhà đưa bác sĩ chẩn đoán rồi kê thuốc cho được không (Hiện tôi ở nước ngoài) Thuốc ở bên đây tôi uống không thấy có hiệu quả

      3. Duy Thường says: Trả lời


        Không cần rắc rối vậy đâu, bạn liên hệ vào fb của trung tâm thuốc dân tộc và gửi hình đó cho bác sĩ để được tư vấn luôn, bản thân bạn bệnh thế nào thì trao đổi với bác sĩ để dễ chẩn đoán bệnh. Bác sĩ lên toa theo bệnh và gửi ship thuốc theo bưu điện https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/

  8. Ngô Thanh Phúc says: Trả lời


    TVDD chèn ép lên các dây thần kinh khiến cơn đau lan từ lưng xuống đến tận chân, cố gắng ăn uống, tập luyện mà chưa thấy cải thiện nhiều, đi lại vẫn khó khăn quá. Tôi mới 32 tuổi chứ phải độ tuổi già dặn gì

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua