Thoát Vị Đĩa Đệm L2 L3 Nguy Hiểm Không? Giải Pháp Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 ít phổ biến nhưng có thể gây đau đớn, lệch đốt sống cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng vận động linh hoạt của người bệnh. Trong bài viết này, người bệnh có thể nắm được các thông tin cần thiết và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm L2 L3
Thoát vị đĩa đệm L2 L3 cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh nguy cơ tổn thương cột sống 

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 là gì?

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt xương sống, được đánh số từ L1 đến L5, với L1 là đốt sống đầu tiên và L5 là đốt sống dưới cùng của cột sống thắt lưng. Tỷ lệ thoát vị đĩa đệm L3, L4, L5, S1 phổ biến hơn khi sơ với thoát vị đĩa đệm L1 L2 L3.

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 mô tả tình trạng đĩa đệm ở giữa đốt sống L2 L3 lệch khỏi vị trí ban đầu hoặc khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến đau đớn và hạn chế phạm vi chuyển động. Đôi khi thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến đau ở hai bên sườn hoặc bên trong đùi. Tuy nhiên, nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm L2 L3 nghiêm trọng, có thể gây đau ở bất cứ vị trí nào từ thắt lưng cho đến ngón chân.

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 ít phổ biến, những có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị phù hợp. Đôi khi, tình trạng này có thể gây chèn ép dây thần kinh L4 L5 và S1, dẫn đến đau thắt lưng, đau mông, đau đùi, đau chân , thay đổi cảm giác ảnh hưởng đến chi dưới và yếu ở chân dưới.

Việc xác định các dấu hiệu, có kế hoạch chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả là điều cần thiết để phục hồi sức khỏe cột sống. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị dĩa đệm L2 L3

Mặc dù thoát vị đĩa đệm L2 L3 không phổ biến, tuy nhiên khi xảy ra, tình trạng này có đầy đủ các dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Đau thắt lưng: Thoát vị đĩa đệm gây ra cơn đau tăng dần theo cường độ hoạt động và giảm dần khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi, đứng, di chuyển.
  • Đau thần kinh tọa: Khi thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa ở lưng dưới sẽ dẫn đến tình trạng đau nhói hoặc bỏng rát lan từ lưng dưới, qua hông, mông, bắp chân và bàn chân. Các triệu chứng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai chân.
  • Tê và yếu: Thoát vị đĩa đệm có thể gây tế, yếu, ngứa ran tương tự như đau thần kinh tọa, có thể gây ảnh hưởng đến chân, bàn chân. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại và một số hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm L2 L3

Có một số lý do và nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L2 L3, chẳng hạn như:

  • Lão hóa: Lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương và thoát vị đĩa đệm.
  • Tư thế sai: Việc áp dụng các tư thế xấu trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến cột sống, đĩa đệm và làm tăng nguy cơ thoát vị.
  • Tăng áp lực đĩa đệm: Việc ngồi lâu hoặc uốn cong thắt lưng quá mức sẽ dẫn đến tăng áp lực lên đĩa đệm, dẫn đến thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Nâng vật nặng không đúng cách: Nâng vật nặng hoặc nâng trong khi uốn cong ở thắt lưng sẽ tạo áp lực quá mức dọc theo khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến rách, vỡ, thậm chí là trượt đĩa đệm khỏi khỏi cột sống.
  • Bẩm sinh: Các vấn đề bẩm sinh đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe cột sống và làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống hoặc lệch xương chậu.
  • Di truyền: Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có tính di truyền trong gia đình.

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa trong các trường hợp nghiêm trọng. Chùm đuôi ngựa là một bó dây thần kinh bắt nguồn từ đáy của tủy sống và kết thúc ở phần trên của cột sống thắt lưng. Các dây thần  kinh này có liên quan đến cảm giác, khả năng hoạt động ở chân và bàng quang.

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 bao lâu thì khỏi
Nếu không được điều trị, thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nghiêm trọng và gây suy giảm chất lượng cuộc sống

Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng có thể gây chèn ép đến các dây thần kinh chùm đuôi ngựa. Điều này dẫn đến các dấu hiệu như:

  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột
  • Đau thắt lưng
  • Yếu hoặc mất khả năng vận động chân
  • Tê vùng yên ngựa hoặc suy giảm cảm giác ở vùng đáy chậu (hậu môn, bìu hoặc âm hộ)
  • Suy giảm hoặc mất khả năng kiểm soát khu vực mông, hậu môn, đùi, háng

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một biến chứng nghiêm trọng, cần điều trị cấp cứu ngay lập tức. Do đó, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào, hãy đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài ra, hầu hết các triệu chứng các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không nghiêm trọng và phục hồi tốt trong vòng 6 – 12 tuần. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài, dẫn đến nhiều tổn thương đáng kể cho cấu trúc cột sống. Theo thời gian, thoát vị đĩa đệm có thể gây hẹp ống sống hoặc thu hẹp không gian xung quanh cột sống và các lỗ liên hiệp. Điều này gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến các tổn thương lâu dài, chẳng hạn như:

  • Đau lưng mãn tính
  • Mất khả năng vận động chân, tay và suy nhược cơ thể
  • Chuột rút cơ bắp
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Cảm giác ngứa ran, châm chích

Các cơn đau mang tính do thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần. Một số nghiên cứu cho biết, thoát vị đĩa đệm mãn tính không được kiểm soát hợp lý có thể dẫn đến các bệnh lý rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như rối loạn trầm cảm nặng và rối loạn lo âu tổng quát.

Nếu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L2 L3 kéo dài hơn 4 – 6 tuần và tình trạng đau hoặc tê nặng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu nhận thấy các dấu hiệu:

  • Suy nhược tay chân
  • Mất cảm giác xung quanh bộ phận sinh dục hoặc trực tràng
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Yếu và tê liệt dần

Điều trị thoát vị đĩa đệm L2 L3 như thế nào?

Có nhiều biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L2 L3, chẳng hạn như sử dụng thuốc, chăm sóc tại nhà, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ, các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà mang lại hiệu quả cao đối với các triệu chứng thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến trung bình. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi ngắn: Nếu cơn đau nghiêm trọng, trong bệnh có thể nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày và tránh các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, sau thời gian nghỉ ngơi, cần quay trở lại các hoạt động nhẹ nhàng, như đi bộ, để tránh gây cứng khớp hoặc đau đớn thêm.
  • Thay đổi hoạt động: Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng, nâng vật nặng, luôn giữ thẳng cột sống, có thể giúp giảm đau cũng như ngăn ngừa tình trạng co thắt cơ bắp ở lưng.
  • Chườm nóng và chườm đá: Chườm nóng có thể thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, mang các chất dinh dưỡng đến đĩa đệm, từ đó giảm đau và phục hồi sức khỏe đĩa đệm. Trong khi đó, chườm lạnh có thể giảm viêm, giảm sưng và ngăn ngừa các tổn thương mô. Người bệnh có thể chườm đá xen kẽ chườm nóng để thư giãn cơ bắp, giúp các khớp chuyển động linh hoạt và giảm kích ứng khi tập thể dục.

Các phương pháp điều trị tự chăm sóc thường không cần sự hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên người bệnh cần thận trọng để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phù hợp nhất.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Nếu các biện pháp tự chăm sóc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm. Mục tiêu của các loại thuốc là giảm đau, hạn chế kích ứng thần kinh và giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 có nguy hiểm không
Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro phát sinh

Các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L2 L3 phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê toa: Các loại thuốc phổ biến chẳng hạn như Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen, có tác dụng chống viêm, giảm đau thắt lưng, đau cơ, đau thần kinh. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa can thiệp các tín hiệu đau được gửi đến não.
  • Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế hệ thống thần kinh trung ương, tăng khả năng vận động ở các cơ bị căng, từ đó giảm đau, giảm cơ thắt.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Các loại thuốc này được chỉ định sử dụng khi các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm khác không mang lại hiệu quả. Thuốc hoạt động bằng cách làm suy yếu các tín hiệu thần kinh gửi đến não, được sử dụng ngắn hạn, theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc để tránh các rủi ro phát sinh.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Các mũi tiêm steroid ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau bằng cách giảm viêm tại thời xung quanh các rễ thần kinh bị chèn ép. Các mũi tiêm này được tiêm trực tiếp vào phần bên ngoài của túi màng cứng, bao quanh tủy sống dưới sự hướng dẫn của tia X có thuốc cản quang.

Các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng hoặc kết hợp các loại thuốc để tránh tác dụng phụ, rủi ro phát sinh.

3. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau ngay lập tức cũng như hướng dẫn người bệnh cách điều hòa cơ thể và ngăn ngừa các chấn thương thêm. Có nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu khác nhau, chẳng hạn như xoa bóp mô sâu, chườm nóng – lạnh, thủy trị liệu hoặc kích thích điện.

Chương trình vật lý trị liệu thường bắt đầu với các phương pháp thụ động. Tuy nhiên sau đó, người bệnh sẽ bắt đầu các bài tập tích cực để cải thiện và phòng ngừa cơn đau thêm. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh xây dựng chương trình tập luyện phù hợp.

Các phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm phổ biến bao gồm:

  • Xoa bóp mô sâu: Có nhiều kiểu xoa bóp khác nhau, tuy nhiên xoa bóp mô sâu có thể điều trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, phương pháp này sử dụng nhiều lực tác động lên khu vực cơ thắt, từ đó ngăn ngừa các chuyển động cơ không cần thiết, hỗ trợ giảm đau.
  • Liệu pháp nóng và lạnh: Cả hai liệu pháp nóng và lạnh đều mang lại những lợi ích riêng và nhà trị liệu vật lý có thể luân phiên thực hiện để giảm đau cũng như cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Thủy trị liệu: Thủy trị liệu là một phương pháp trị liệu thụ động, giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp.
  • Kích thích dây thần kinh bằng điện xuyên da (TENS): Máy TENS sử dụng dòng điện để kích thích cơ bắp. Các điện cực được dán vào da và đưa dòng điện đến các điểm chính của dây thần kinh. TENS có thể làm giảm cơ thắt và có thể kích hoạt giải phóng endorphin, chất giảm đau tự nhiên.
  • Kéo giãn cột sống: Mục tiêu của biện pháp này là kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên các đĩa đệm.

Các phương pháp vật lý trị liệu tích cực giúp tăng tính linh hoạt, cải thiện tư thế, sự ổn định và chuyển động của khớp. Các chương trình tập thể dục và chuyển động được hướng dẫn bởi nhà trị liệu có chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

Các bài tập bao gồm:

  • Kéo giãn cột sống: Các động tác kéo căng cơ lưng dưới, mông,hông và chân, có thể giảm đau cơ, đau do thoát vị đĩa đệm, từ đó phục hồi chức năng vận động.
  • Bài tập củng cố: Các động tác tăng cường cơ bụng, hông, cơ mông có thể hỗ trợ cột sống và giúp giảm đau thắt lưng.
  • Thể dục nhịp điệu tác động thấp: Các bài tập thể dục nhịp điệu tác động thấp chẳng hạn như bơi lội, đi bộ, đạp xe cố định, có thể cải thiện cơn đau thắt lưng cũng như duy trì sự linh hoạt ở cột sống.

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các động tác phù hợp để điều trị và tăng cường sức khỏe đĩa đệm cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát trong tương lai. Người bệnh cũng có thể học các nguyên tắc tự chăm sóc tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị. Mục tiêu cuối cùng của vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L2 L3 là giảm đau cũng như phục hồi chức năng đĩa đệm.

4. Các phương pháp Y học cổ truyền

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền có thể được gọi là chăm sóc thay thế hoặc bổ sung. Các phương pháp này dựa trên nền tảng y học cổ truyền nhằm giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm L2 L3
Châm cứu tác động lên các huyệt vị, từ đó giúp giảm đau lưng và phục hồi chức năng vận động

Nhiều bệnh nhân đáp ứng các phương pháp điều trị như:

  • Châm cứu: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một kim dài mỏng tác động lên các huyệt vị nhất định để giảm đau và khó chịu trong cơ thể.
  • Bấm huyệt: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các thủ thuật như day, ấn, để tác động lên các huyệt vị nhất định, từ đó giúp giảm đau và phục hồi các đĩa đệm bị tổn thương.
  • Liệu pháp xoa bóp: Liệu pháp này có thể giúp giảm cơ thắt cơ, hỗ trợ giảm đau thắt lưng, tăng cường lưu lượng máu đến vùng thắt lưng, từ đó chữa lành các đĩa đệm bị tổn thương.
  • Thiền chánh niệm: Thiền có thể cải thiện cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm cũng như ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm, lo lắng hoặc mất ngủ liên quan đến thoát vị đĩa đệm mãn tính. Các kỹ thuật thiền định để giảm đau bao gồm mọi thứ, từ các bài tập hít thở sâu đến phương pháp tập trung thay đổi.

Có nhiều lựa chọn Y học cổ truyền khác nhau để điều trị thoát vị đĩa đệm L2 L3, người có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L2 L3 thường không cần thiết. Thông thường, các triệu chứng bệnh sẽ đáp ứng các phương pháp điều trị như nghỉ ngơi, sử dụng thuốc và vật lý trị liệu. Nhưng nếu các triệu chứng không được cải thiện sau vài tháng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định khi: 

  • Cơn đau nghiêm trọng đến mức không thể đi lại, di chuyển trong các hoạt động hàng ngày
  • Người bệnh bị tê, yếu khi đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Gặp khó khăn khi di chuyển, đứng dậy

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được thực hiện để loại bỏ áp lực lên các dây thần kinh, từ đó giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Có một số loại phẫu thuật phổ biến, chẳng hạn như:

  • Cắt bỏ đĩa đệm: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm bị hỏng để giảm áp lực lên các dây thần kinh.
  • Phẫu thuật thắt lưng: Đôi khi bác sĩ có thể loại bỏ một mảnh xương nhỏ để tiếp cận đĩa đệm bị thoát vị. Điều này cũng có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh, giúp chấm dứt chứng đau chân và đau thần kinh tọa.
  • Hợp nhất cột sống: Sau khi phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm hoặc phẫu thuật thắt lưng, bác sĩ có thể hợp nhất hai đốt sống nhằm giúp cột sống ổn định hơn. Hợp nhất cột sống sẽ ngăn xương di chuyển ngăn ngừa cơn đau trong tương lai.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo: Chỉ một số ít người bệnh cần thay đĩa đệm nhân tạo, bởi vì đĩa đệm nhân tạo chỉ phù hợp với một số vị trí nhất định tại các đối tượng bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra và đề nghị phẫu thuật thay thế đĩa đệm bằng nhựa hoặc kim loại để giúp cột sống ổn định cũng như giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, các triệu chứng như đau, yếu và tê trong vòng vài tuần sau phẫu thuật. Người bệnh sẽ được hướng dẫn kế hoạch vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng để phục hồi nhanh hơn.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 là tình trạng không phổ biến, đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, tương tự như các vấn đề cột sống khác, tình trạng này có thể tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, điều quan trọng là tăng cường sức khỏe cột sống và ngăn ngừa các tổn thương đĩa đệm trong tương lai.

Bảo vệ cột sống bao gồm thực hiện các biện pháp để tránh chấn thương trực tiếp, ngăn ngừa chấn thương gián tiếp và kiểm soát sự tiến triển của một vấn đề có thể đã xảy ra. Một số lời khuyên mà người bệnh cần lưu ý bao gồm:

  • Tăng cường cơ bắp hàng ngày thông qua các bài tập tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ, có thể tăng cường lưu lượng máu đến cột sống và kéo căng cơ bắp.
  • Thực hiện tư thế đúng khi nâng vật nặng, dỡ các túi hàng khỏi xe hoặc bế con nhỏ. Uốn cong ở đầu gối, xoay bàn chân và hông, giữ đồ vật gần ngực trong khi duỗi thẳng cột sống khi nâng đồ vật. Điều này sẽ tránh tối đa các tác động lên cột sống và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.
  • Nghỉ ngơi nếu cầu cúi người hoặc ngồi trong thời gian dài. Tránh các thay đổi đột ngột, chẳng hạn như xoay, vặn cột sống, điều này có thể gây tổn thương dây chằng, đĩa đệm và các khớp.
  • Bảo vệ cột sống sau khi ngủ dậy bằng cách giữ cột sống thẳng trong ít nhất 1 – 2 giờ sau khi thức dậy. Điều này giúp cột sống lấy lại áp suất bình thường và ngăn ngừa các chấn thương.

Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước, duy trì hoạt động thể chất, không uống rượu, ngủ đủ giấc và tránh hút thuốc lá. Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần thoải mái cũng góp phần tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát.

Thoát vị đĩa đệm L2 L3 có thể dẫn đến nhiều thay đổi cơ học và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn, điều trị hiệu quả.

Tham khảo thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua