Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ, tập thể dục?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể dục không? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết và có kế hoạch luyện tập phù hợp.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ, tập thể dục
Tìm hiểu thông tin thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ, tập thể dục không để có kế hoạch luyện tập phù hợp

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm cột sống được cấu tạo từ phần vỏ bao xơ và nhân nhầy bên trong. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân mềm bên trong gây tổn thương hoặc rách phần vỏ bao xơ, điều này khiến nhân bị đẩy ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của cột sống và có thể gây kích thích các dây thần kinh gần đó. Tùy thuộc vào đĩa đệm bị tổn thương, người bệnh có thể bị đau, yếu, tê ở cánh tay hoặc chân.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do sự hao mòn tự nhiên. Khi cơ thể lão hóa, các đĩa đệm trở nên kém linh hoạt, dễ bị rách hoặc vỡ sau một căng thẳng hoặc chấn thương nhỏ. Ngoài ra, đôi khi sử dụng cơ lưng, chân, đùi quá mức để nâng vật nặng không đúng cách cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm không được xác định.

Thoát vị đĩa đệm thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc không xâm lấn. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ, tập thể dục?

Đây là thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh. Về cơ bản, cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường không có thể được cải thiện trong 6 tuần. Hiếm khi cơn đau trở thành mãn tính hoặc gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh tập vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng. Ngay cả khi các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cũng nên duy trì vận động, thường xuyên đi bộ và thực hiện các bài tập phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số vấn đề liên quan đến khả năng vận động của người thoát vị đĩa đệm như sau:

1. Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Đi bộ là một trong những lựa chọn điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm phổ biến và hiệu quả nhất trong việc cải thiện các cơn đau cấp tính. Đi bộ là một hình thức tập thể dục tác dụng thấp mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện để tăng cường sức khỏe và cải thiện các vấn đề xương khớp.

Đi bộ là một biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, tác động thấp và có thể được thực hiện ở hầu hết mọi nơi. Mặc dù đi bộ không thể điều trị các vấn đề ở cột sống và đĩa đệm, tuy nhiên đi bộ thường xuyên có thể giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Cụ thể, tác dụng của đi bộ đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp máu và oxy cho các mô bị tổn thương. Điều này có thể giúp giảm bớt các cơn đau cấp tính và mãn tính.
  • Hỗ trợ tăng cường cấu trúc ở cột sống, tạo điều kiện tuần hoàn, bơm các chất dinh dưỡng đến cột sống và hỗ trợ thải độc tố.
  • Cải thiện tư thế, hỗ trợ thư giãn và tăng phạm vi chuyển động của người bệnh. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cử động không đúng cách và hạn chế nguy cơ chấn thương trong tương lai.
  • Kiểm soát cân nặng bằng cách kiểm soát quá trình trao đổi chất. Cân nặng hợp lý có thể hạn chế áp lực lên đĩa đệm và tránh các rủi ro liên quan.
thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ
Đi bộ ngắn có thể tăng cường tính linh hoạt ở đầu gối và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Nếu người bệnh đi bộ để điều trị thoát vị đĩa đệm hoặc các dạng đau lưng khác, hãy đi bộ đúng kỹ thuật. Cụ thể, đi bộ đúng cách để tránh các chấn thương bao gồm:

  • Kéo giãn trước khi đi bộ có thể tăng cường phạm vi chuyển động và làm nóng các cơ cần thiết trước khi đi bộ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện kéo giãn cơ cổ, cánh tay, hông, cơ bắp chân, bao gồm cơ đùi và mắt cá chân để tránh các chấn thương không mong muốn.
  • Bắt đầu với 5 phút đi bộ ngắn mỗi ngày, sau đó có thể tăng lên 30 phút mỗi lần và đi bộ ít nhất 3 – 4 lần mỗi tuần.
  • Đi bộ với tốc độ vừa phải và theo nguyên tắc chung, chẳng hạn như duy trì hơi thở hoặc giữa thẳng cột sống. Giữ đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước khi đi bộ. Ngoài ra, giữ thẳng vai để tránh các chấn thương liên quan.
  • Tránh hóp bụng và đứng thẳng hoàn toàn, không cong lưng và vai khi đi bộ. Ngoài ra không rướn người về phía trước khi di chuyển.
  • Cánh tay đặt gần cơ thể với khuỷu tay cong một góc 90 độ. Trong khi đi bộ, khuỷu tay nên được cử động cùng nhịp với chân đối diện. Bàn tay có thể nắm nhẹ, ngón cái đặt trên các ngón tay còn lại và tránh nắm chặt tay.
  • Bước chân nhẹ nhàng, với bàn chân tiếp đất, lòng bàn chân lăn nhẹ lên mặt đất và đẩy cơ thể về phía trước bằng cách ngón chân.

Tóm lại đi bộ là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến và có hiệu quả cao. Ngay cả khi không thể cải thiện các triệu chứng bệnh, đi bộ cũng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm.

2. Bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, chạy bộ có thể gây đau đớn, do tác động lực đột ngột. Tuy nhiên nhiều người chạy bộ cho biết, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện sau một thời gian kiên trì luyện tập.

Thông thường các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện sau 6 tuần chăm sóc tại nhà. Đau mãn tín thường rất hiếm, mặc dù có thể xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc chấn thương đĩa đệm. Do đó, chạy bộ chữa thoát vị đĩa đệm có thể được thực hiện trong 6 – 8 tuần kể từ lúc được chẩn đoán bệnh.

Mặc dù chạy bộ có thể gây khó khăn và ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên chạy bộ cũng là một lựa chọn điều trị hiệu quả. Chạy là một phương pháp tốt để tuần hoàn máu ở lưng dưới, chân và mông. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cục bộ, tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa tình trạng đau thắt lưng.

Điều quan trọng khi chạy bộ đối với người thoát vị đĩa đệm là tránh gây căng thẳng, áp lực lên lưng dưới. Cụ thể người bệnh có thể tham khảo một số kỹ thuật chạy bộ đúng cách, chẳng hạn như:

  • Khởi động kỹ lưỡng trước khi bắt đầu chạy
  • Kéo giãn gân kheo (cơ lớn ở phía sau của đùi) hai lần mỗi ngày để hạn chế căng thẳng ở vùng lưng dưới
  • Rèn luyện sức mạnh và cơ để tăng cường hỗ trợ lưng
  • Đi giày phù hợp và thoải mái khi chạy
  • Cố gắng chạy trên bề mặt bằng phẳng và hỗ trợ chân tốt
  • Sau khi chạy, người bệnh nên có thời gian thả lỏng cơ thể để tránh gây kích thích cột sống và các cơ

Chạy bộ quá sức có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc lưng và khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề an toàn như:

  • Chỉ chạy 3 – 4 lần mỗi tuần
  • Không tăng quãng đường và tốc độ khi chạy một cách đột ngột
  • Kết hợp các bài tập khác để tăng cường sức chịu đựng và tránh các tổn thương liên quan

3. Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không?

Đối với người thoát vị đĩa đệm, tập thể dục có thể cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương. Một số bài tập nhẹ nhàng có thể tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh cột sống và tăng áp lực tác động lên cột sống. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục có thể giúp cột sống trở nên linh hoạt hơn và hạn chế các nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm trong tương lai.

thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục
Một số bài tập thể dục có thể hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi đĩa đệm

Nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị người bệnh bắt đầu luyện tập bằng các bài tập tác động thấp, chẳng hạn như:

  • Bơi lội
  • Yoga
  • Đạp xe
  • Đi dạo

Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm được xây dựng trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó khăn khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên ngừng luyện tập và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và tránh các tổn thương liên quan.

Đi bộ, chạy bộ và tập thể dục với cường độ phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm. Người bệnh có thể tìm đến các bài thuốc Y học cổ truyền đặc trị chuyên sâu, có tác dụng loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, giải quyết dứt điểm triệu chứng, phục hồi xương khớp toàn diện.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp từ thảo dược đặc trị thoát vị đĩa đệm chuyên sâu, phục hồi vận động toàn diện

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp nổi tiếng hiện nay được phát triển và hoàn thiện dựa trên cốt thuốc chữa đau nhức xương khớp bí truyền của đồng bào dân tộc Tày ở vùng Bắc Kạn cùng hàng chục phương thuốc cổ quý giá, y pháp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Dưới sự hỗ trợ của khoa học hiện đại trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm, làm mới công thức, Quốc dược Phục cốt khang đã được hoàn thiện với khả năng chữa trị vượt trội, phù hợp, tương thích với cơ địa, thể bệnh, thể trạng của người Việt hiện đại.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm theo cơ chế tác động “3 trong 1” mang tính chuyên sâu – đột phá vừa đi sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, chặn đứng cơn đau, phục hồi vận động toàn diện.

  • Quốc dược Phục cốt hoàn: Nhóm thuốc này có tác dụng bổ sung canxi, dưỡng chất thiết yếu củng cố bao xơ, nuôi dưỡng cột sống chắc khỏe, giải phóng sự chèn ép của khối thoát vị lên các rễ thần kinh giúp phục hồi chức năng vận động linh hoạt của đĩa đệm và ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Nhóm thuốc sở hữu các hoạt chất tự nhiên có tính kháng sinh mạnh mẽ giúp khu phong, trừ tà và tiêu viêm, giải độc, thông kinh hoạt lạc, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh, giải quyết tình trạng đau nhức, khó chịu kéo dài.
  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Nhóm thuốc thực hiện nhiệm vụ bồi bổ xương khớp, mạnh gân, cường cốt, bồi bổ can thận, lưu thông khí huyết, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng cơ – xương – khớp khỏe mạnh, dự phòng tái phát bền vững.

Làm nên 3 nhóm thuốc đột phá là sự kết hợp của hơn 50 thảo dược quý hiếm có tác dụng tốt bậc nhất trong việc giảm đau, phục hồi vận động, tái tạo xương khớp như: Kê huyết đằng, Dây thau pinh, Tào đông, Phác mạy liến, Phác mạy nghiến, Phác kháo cài… cùng hàng chục cây thuốc Nam dồi dào dược tính khác trong YHCT.

Đặc biệt, tất cả thảo dược trong bài thuốc đều được nuôi trồng và kiểm nghiệm dược tính nghiêm ngặt tại hệ thống vườn dược liệu Quốc gia Vietfarm đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc quản lý và phát triển. Mỗi vị thuốc đều tuân thủ chặt chẽ tiêu chí an toàn cho sức khoẻ, không gây tác dụng phụ.

Đồng thời, thuốc được sắc sẵn dưới dạng cao tinh chất, cao viên hoàn tiện lợi, thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng và bảo quản mà không tốn thời gian đun sắc rườm rà.

Kể từ khi được ứng dụng vào điều trị thực tiễn, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi những cơn đau đớn thoát vị đĩa đệm, phục hồi vận động, khẳng định vị thế là “Quốc bảo nước Nam” giúp cường gân mạnh cốt cho người Việt.

XEM THÊM: Phản hồi thực tế của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng lựa chọn Quốc dược Phục cốt khang

Quý bạn đọc và người thân đang bị hành hạ bởi những cơn đau thoát vị đĩa đệm, liên hệ ngay tới Trung tâm Thuốc dân tộc. các bác sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn phác đồ trị liệu phù hợp nhất.

Các hoạt động cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện trong vài tuần. Tuy nhiên có một số hoạt động có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh. Do đó, để hạn chế các rủi ro liên quan, người bệnh nên lưu ý tránh một số hoạt động, chẳng hạn như:

  • Hạn chế ngồi nhiều để tránh gây căng thẳng lên cột sống và đĩa đệm. Khi ngồi cần giữ thẳng lưng, đùi ngang với sàn nhà và không nên thấp hơn đầu gối để tránh gây tổn thương các cơ. Dùng gối nhỏ hoặc khăn cuộn lại đặt phía sau lưng để giảm tải lực tác động lên lưng dưới. Nếu công việc đòi hỏi ngồi trong một thời gian dài, người bệnh nên dành thời gian kéo giãn người trong 30 phút để tránh các chấn thương.
  • Thường xuyên cúi người, chẳng hạn như giặt giũ, hút bụi hoặc làm việc, có thể gây áp lực lên lưng và khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên hạn chế thực hiện các công việc này cho đến khi lưng cảm thấy tốt hơn.
  • Thực hiện các bài tập có chuyển động mạnh, chẳng hạn như nhảy dây, squat, ép chân hoặc các tư thế yoga khó. Điều này có thể khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc điều trị.

Các bài tập thể dục, đi bộ, chạy bộ và vận động cơ thể phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đôi khi người bệnh có thể cần được phẫu thuật hoặc điều trị y tế chuyên môn để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Thông tin thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua