Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe? Tư Thế và Loại Xe?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đạp xe là một môn thể thao lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này và vận động đúng cách, chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin quan trọng trong bài viết.

Thoái vị đĩa đệm có nên đạp xe không
Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không, tư thế, loại xe và những điều cần lưu ý

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi và người lao động nặng nhọc. Bệnh xảy ra khi nhân nhầy trong bao xơ thoát vị, di chuyển theo những vết nứt hoặc rách của bao xơ. Từ đó tạo ra một khối phình lồi ra bên ngoài chèn ép vào rễ thần kinh và gây hẹp ống sống.

Tình trạng thoát vị khiến người bệnh đau đớn nghiêm trọng kèm theo nhiều biểu hiện khác như tê bì, yếu chi, xuất hiện cảm giác châm chích, ngứa ran… Để điều trị, người bệnh được khuyên sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà, cụ thể như nghỉ ngơi đúng cách và tập thể dục. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị thoát vị đĩa đệm có thể đạp xe mỗi ngày để cải thiện bệnh. Bởi đây là một trong những bộ môn thể thao lành mạnh, có khả năng tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp.

Bên cạnh đó đạp xe mỗi ngày còn giúp hỗ trợ kéo căng cơ bắp, giảm áp lực cho lưng và ít gây chấn động cột sống hơn hình thức vận động khác. Tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và trang bị thêm kiến thức để hỗ trợ tốt quá trình điều trị. Đồng thời đảm bảo vận động an toàn.

Lợi ích của đạp xe đối với người thoát vị đĩa đệm

Đạp xe là một bộ môn thể thao lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, đạp xe mỗi ngày mang đến những lợi ích sau:

1. Giảm đau và đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi đạp xe, cột sống sẽ dược kéo giãn bởi trọng lượng cơ thể, cơ xương mềm mại, dây chằng trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn. Điều này làm tăng tính ổn định và khả năng chuyển động của cột sống, hạn chế tình trạng cứng khớp và hỗ trợ giảm đau.

Ngoài ra đạp xe mỗi ngày còn giúp tăng lưu thông máu, cải thiện khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi. Từ đó giảm tình trạng lắng đọng canxi và vôi hóa, giảm chèn ép dây thần kinh và giảm đau hiệu quả.

Giảm đau và đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm
Đạp xe đều đặn mỗi ngày và đúng kỹ thuật giúp giảm đau lưng và đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm

2. Tăng sức mạnh hệ xương

Trong khi đạp xe, cơ thể vận động giúp bảo vệ, tăng cường tích cực đến mật độ xương và cải thiện sức mạnh của hệ xương. Bên cạnh đó, việc sử dụng cả hai tay và hai chân khi đạp xe giúp cơ thể di chuyển linh hoạt, giữ cho xe và trọng lượng cơ thể được cân bằng, tăng kỹ năng phối hợp.

Ngoài ra đạp xe đúng tư thế còn giúp kích thích cơ bắp ở chân và lưng dưới. Đồng thời kích thích cơ bắp nhỏ của những đốt sống, giúp cột sống ổn định và được tăng cường. Điều này giúp giảm đau lưng, giảm nguy cơ thoái hóa và ngăn tăng thêm tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm.

3. Giúp cơ bắp săn chắc

Đi xe đạp mỗi ngày giúp hình thành cơ bắp và săn chắc da, đặc biệt là lưng và phần nửa dưới của cơ thể (chằng hạn như bắp đùi, bắp chân và phần mông). Điều này giúp tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống, giữ các đốt sống ổn định, giảm chèn ép, ngăn thoát vị đĩa đệm tiến triển và giảm đau.

4. Giảm stress và tốt cho tuổi thọ

Đạp xe là một trong những cách tuyệt vời để giảm stress và tăng tuổi thọ của bạn. Các nghiên cứu cho thấy, não bộ được thư giãn trong khi đạp xe, tăng tuần hoàn máu, giúp kiểm soát tâm trạng và giảm stress. Trong khi đó stress là một yếu tố có khả năng kích thích và tăng mức độ đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra đi xe đạp thường xuyên có thể giúp tăng tuổi thọ, hạn chế chấn thương khi tuổi cao. Chính vì thế mà tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống có thể được cải thiện khi đạp xe.

5. Giảm cân

Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên thắt lưng, tăng nguy cơ đau lưng dưới và bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong khi đó đạp xe mỗi ngày có thể làm thay đổi sự cân bằng cholesterol và đốt cháy chất béo dự trữ trong cơ thể. Điều này làm giảm cholesterol và giảm trọng lượng, tránh tăng áp lực lên các đốt sống bị thương và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Đạp xe giúp giảm cân, tránh tăng áp lực lên các đĩa đệm và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh
Đạp xe giúp giảm cân, tránh tăng áp lực lên các đĩa đệm, ngăn đau và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

6. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đạp xe là bộ môn rất tốt cho tim mạch của bạn. Các nghiên cứu cho thấy, đi xe đạp kết hợp với các bài tập thể dục khác giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện hệ tim mạch, giảm nguy cơ tổn thương và mắc bệnh tim mạch vành. Theo Hiệp hội Y khoa Anh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 50% khi đi xe đạp 20 km/ tuần.

Ngoài ra đạp xe rất tốt cho người bị huyết áp cao. Đi xe đạp mỗi ngày với thời gian thích hợp giúp kiểm soát huyết áp, ngăn tình trạng huyết áp cao và giảm nguy cơ đột quỵ.

7. Một số lợi ích khác

Một số lợi ích khác của đạp xe đối với người thoát vị đĩa đệm:

  • Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Tốt cho vòng eo.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư nội mạc tử cung.
  • Tốt cho phổi, giúp phổi hoạt động khỏe mạnh hơn.
  • Giảm tác động tiêu cực lên các khớp (đặc biệt là khớp gối), giảm nguy cơ chấn thương ở chân.
  • Cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

Tư thế đạp xe đúng cho người thoát vị đĩa đệm

Để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích tối đa, người bị thoát vị đĩa đệm cần đạp xe đúng tư thế.

  • Khởi động với xe đạp bằng cách đạp xe chậm và nhẹ nhàng trong 5 phút. Điều này giúp khớp xương và các cơ được thư giãn. Sau đó tăng tốc theo ý muốn. Bước này giúp điều chỉnh nhịp thở, tránh chấn thương và bảo vệ hệ tim mạch.
  • Đạp xe bằng lòng bàn chân. Hai chân di chuyển đều, đầu gối duỗi thẳng một bên và một bên co. Cánh tay phân bố lực nắm đều. Giữ ngực hơi ưỡn ra và nâng cao, cột sống không quá căng. Thả lỏng đốt sống cổ.
  • Hít thở đều trong khi đạp xe.
  • Tăng dần tốc độ đạp xe khi đã làm quen.
  • Khi kết thúc buổi tập, giảm tốc độ, đạp xe chậm trong 5 phút trước khi dừng hẳn.

Khi đạp xe, người bệnh nên giữ lưng thẳng thoải mái, không cong vẹo sang một bên, không gồng mình hay gượng ép, không ngồi lệch hông và tránh cúi đầu.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần đạp xe đúng tư thế
Người bị thoát vị đĩa đệm cần đạp xe đúng tư thế và kỹ thuật để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích tối đa

Lựa chọn xe đạp phù hợp

Người bị thoát vị đĩa đệm cần lựa chọn loại xe đạp phù hợp. Theo các chuyên gia, người bệnh nên lựa chọn những chiếc xe đạp địa hình, chiều cao thích hợp, có ghi đông thẳng và cao. Với loại xe này, người bệnh có thể ngồi thẳng lưng, không gây áp lực lên cột sống.

Ngoài ra bạn nên lựa chọn những chiếc xe đạp có lốp to. Bởi chúng có thể giúp hấp thụ những phản lực khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề. Từ đó làm giảm nguy cơ chấn thương cột sống và đau lưng ở người đạp xe.

Lưu ý khi đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc lựa chọn xe đạp phù hợp và thực hiện tư thế đúng, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để đẩy lùi bệnh hiệu quả.

  • Điều chỉnh độ cao xe đạp phù hợp

Nên giữ cho phần yên xe đạp ở vị trí trung tính, không nên điều chỉnh quá cao hoặc quá thấp. Bởi điều này tạo cảm giác khó chịu khi co và duỗi chân, di chuyển lưng không cần thiết. Từ đó gây đau lưng và làm ảnh hưởng đến khu vực có đĩa đệm thoát vị.

Chính vì thế, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần điều chỉnh độ cao xe đạp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn.

  • Đạp xe với cường độ hợp lý

Trong thời gian đầu luyện tập, người bị thoát vị đĩa đệm chỉ nên đạp xe từ 15 – 20 phút mỗi ngày, đồng thời đạp xe chậm rãi. Điều này giúp cơ thể tập quen với việc vận động, không làm tăng áp lực lên vùng tổn thương dẫn đến đau nhức.

Sau một thời gian luyện tập, người bệnh có thể tăng dần cường độ luyện tập bằng cách kéo dài thời gian, quãng đường và tốc độ đạp xe (khoảng 30 – 60 phút/ ngày).

Tuy nhiên cần tăng cường độ từ từ, không quá vội vàng. Bởi việc luyện tập gắng sức có thể làm ảnh hưởng đến cột sống, tăng mức độ thoát vị đĩa đệm và khiến bạn đau đớn hơn. Ngoài ra không đạp xe quá lâu để tránh máu khó lưu thông và gây đau lưng.

Đạp xe với cường độ hợp lý
Đạp xe với cường độ hợp lý, chỉ nên đạp xe từ 15 – 20 phút mỗi ngày trong thời gian đầu
  • Đạp xe đều đặn và đúng kỹ thuật

Đạp xe đều đặn mỗi ngày và đúng kỹ thuật là chìa khóa để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn, người bệnh sớm kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm và đau lưng.

  • Khởi động trước khi đạp xe

Luôn luôn khởi động trước khi đạp xe để tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ và các khớp xương. Đồng thời tăng tính linh hoạt, giúp đạp xe dễ dàng và hạn chế chấn thương (căng cơ, chuột rút…). Các bài tập thư giãn có thể bao gồm xoay khớp gối, xoay cổ chân, dạng háng, xoay khớp vai, cổ tay và khuỷu tay, chạy nâng cao đùi tại chỗ…

Ngoài ra khi mới bắt đầu đạp xe, bạn nên đạp xe chậm rãi trong 5 phút. Sau đó tăng dần mức độ theo ý muốn. Khi muốn kết thúc buổi tập, giảm dần tốc độ trước khi dừng lại hoàn toàn.

  • Chọn địa hình đạp xe phù hợp

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đạp xe ở những cung đường nhiều ổ gà, quá gồ ghề, quá nhiều xe qua lại… Bởi địa hình này có thể khiến xe bị xóc, tác động tiêu cực đến cột sống tổn thương.

Chính vì thế bạn nên đạp xe ở những cung đường bằng phẳng, trống trải, không có nhiều xe cộ làm ảnh hưởng đến việc đạp xe. Ngoài ra nên vận động ở những nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh, thoáng mát. Điều này mang đến cảm giác dễ chịu, tốt cho phổi và giúp bạn đạp xe tốt hơn.

Luyện tập tại nhà cũng là một ý kiến hay. Đối với trường hợp này, bạn có thể đạp xe với xe đạp thể thao đặt tại nhà.

Chọn địa hình đạp xe phù hợp
Chọn địa hình đạp xe phù hợp, bằng phẳng và trống trải để không làm ảnh hưởng đến quá trình vận động
  • Thời gian đạp xe phù hợp

Bạn có thể đạp xe bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên để tăng sự thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên đạp xe vào buổi sáng sớm (6 đến 8 giờ sáng) hoặc buổi chiều tối (16 đến 20 giờ).

Không nên đạp xe dưới trời nắng gắt. Bởi điều này có thể khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến nhịp thở và không thể hoàn thành bài tập.

  • Hít thở đều khi đạp xe

Khi đạp xe, bạn cần đảm bảo hơi thở đều và chậm rãi. Nên hít thở bằng mũi, sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Điều này giúp điều hòa nhịp thở, cơ thể thoải mái và không bị gắng sức.

  • Lựa chọn trang phục phù hợp

Bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp khi đạp xe để tăng sự thoải mái và đảm bảo những chuyển động diễn ra dễ dàng. Tốt nhất nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, được làm từ chất liệu mềm, có khả năng co giãn và thấm hút mồ hôi tốt.

Không nên mặc những bộ đồ quá rộng vì có thể gây vướng víu. Ngoài ra không nên mặc đồ quá chật, được làm từ chất liệu vải thô cứng (như jean, vải bố…), vải không thấm hút mồ hôi. Bởi điều này có thể gây khó chịu, kém linh hoạt trong khi đạp xe.

Bên cạnh đó, nên chọn một đôi giày êm ái, vừa vặn, có đế lót hỗ trợ bàn chân và thấm hút mồ hôi khi đạp xe. Điều này giúp người bị thoát vị đĩa đệm luyện tập hiệu quả nhất.

  • Bổ sung nước đầy đủ

Uống một lượng nước vừa đủ trước khi tập và trong quá trình đạp xe để tránh cơ thể bị mất nước. Đồng thời duy trì năng lượng, đảm bảo quá trình luyện tập hiệu quả. Ngoài ra có thể ăn nhẹ trước khi tập 2 tiếng để cung cấp năng lượng.

Bổ sung nước đầy đủ
Bổ sung nước đầy đủ để tránh cơ thể bị mất nước, duy trì năng lượng, đảm bảo quá trình luyện tập hiệu quả

Điều trị thoát vị đĩa đệm KHÔNG XÂM LẤN, phục hồi vận động sau 1 liệu trình với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm được đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và phát triển dựa trên cốt thuốc “giấu” chữa đau xương khớp nguyên bản của đồng bào dân tộc Tày – Tây Bắc. Kế thừa y pháp của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông, đội ngũ bác sĩ Trung tâm đã dành trọn tâm huyết, trí tuệ thực hiện các cuộc nghiên cứu, thử nghiệm khoa học bài bản và nghiêm túc, hoàn thiện nên bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát vị đĩa đệm.

Quốc dược Phục cốt khang được xem là bước ĐỘT PHÁ trong điều trị thoát vị đĩa đệm của nền Y học cổ truyền khi sở hữu bộ 3 nhóm thuốc đỉnh cao Đặc trị – Giải độc – Bổ thận tạo nên sức mạnh KIỀNG 3 CHÂN. Cơ chế tác động “3 trong 1” đột phá giúp loại bỏ hoàn toàn những cơn đau nhức, bổ sung dưỡng chất thúc đẩy quá trình làm lành bao xơ, phục hồi chức năng vận động của cột sống, nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tái phát.

XEM NGAY: Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm TỪ GỐC, DỨT đau nhức, PHỤC HỒI vận động

Bài thuốc đặc trị Quốc dược Phục cốt khang quy tụ hơn 50 cây thuốc Nam quý hiếm, được xem là bí dược đặc hữu của đồng bào người Tày, là “KHẮC TINH” của bệnh thoát vị đĩa đệm, tổt bậc nhất trong việc nuôi dưỡng và phục hồi xương khớp như: Tào đông, Thau Pinh, Kê huyết đằng, Co bát vạ, bộ 5 tầm gửi quý hiếm: Phác mạy nghiến – Phác mạy liến – Phác kháo cài – Tầm gửi cây hồng – Tầm gửi cây gạo…

Đặc biệt, 100% dược liệu đảm bảo đạt chuẩn quốc tế GACP – WHO, không gây tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Mời bạn xem thêm: Giải mã 50 BÍ DƯỢC đặc trị bệnh xương khớp góp mặt trong bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Đặc biệt, Trung tâm Thuốc dân tộc còn xây dựng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm hoàn chỉnh kết hợp cho bệnh nhân sử dụng thuốc đặc trị Quốc dược Phục cốt khang và thực hiện các phương pháp trị liệu:

  • Xoa bóp cồn thảo dược: Giảm đau nhức, kháng viêm tại chỗ nhanh chóng.
  • Trị liệu châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ…: Nhằm tăng cường lưu thông khí huyết, giãn gân cốt.
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng và bài tập: Mô hình 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân, bác sĩ theo dõi hướng dẫn và tư vấn bệnh nhân sát sao cho đến khi lành bệnh.

Sau khi ứng dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTVChất lượng cuộc sống đưa tin, đánh giá là giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn, an toàn, hiệu quả nhất từ Y học cổ truyền.

Hơn 95% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sử dụng Quốc dược phục cốt khang đã phục hồi vận động, không còn đau nhức chỉ sau 2-5 tháng dùng thuốc. NSƯT Phú Thăng cùng đông đảo bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng cho những phản hồi tích cực về bài thuốc:

 [XEM REVIEW CHI TIẾT TẠI ĐÂY]

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và nhận tư vấn điều trị điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất vui lòng liên hệ trực tiếp đến các kênh thông tin sau đây để được hỗ trợ:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

Trên đây là thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?”, tư thế, loại xe và những điều cần lưu ý. Đạp xe đều đặn mỗi ngày có thể hỗ trợ đẩy lùi bệnh, giảm đau lưng, tăng cường sức khỏe tổng thể và xương khớp. Tuy nhiên cần đảm bảo những yếu tố an toàn khi luyện tập để đạt hiệu quả cao nhất và tránh phát sinh rủi ro.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua