Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng thoái hóa khớp gối, bao gồm đau, cứng và sưng. Người bệnh có thể tham khảo thông tin thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì trong bài viết để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để có kế hoạch bổ sung phù hợp

Chế độ ăn uống tác động đến thoái hóa khớp gối như thế nào?

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn trong khớp bị mòn, dẫn đến ma sát và tổn thương các xương. Ngoài các tổn thương mô, người bệnh có thể bị đau và viêm các khớp. Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương ở khớp gối.

Theo các chuyên gia, khi tình trạng viêm xảy ra, cơ thể sản sinh ra các phân tử được gọi là gốc tự do. Các gốc tự do hình thành trong cơ thể để phản ứng với tình trạng viêm. Khi có quá nhiều gốc tự do sẽ dẫn đến căng thẳng oxy hóa.Căng thẳng oxy hóa có thể góp phần làm tổn thương tế bào và mô khắp cơ thể, bao gồm tổn thương bao hoạt dịch và sụn, có vai trò tạo lớp đệm cho khớp gối. Ngoài ra, căng thẳng oxy hóa cũng có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó chống oxy hóa là một điều quan trọng khi điều trị thoái hóa khớp gối. Chất chống oxy hóa là các phân tử hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa có trong cơ thể và có thể được bổ sung từ một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Mặc dù các bác sĩ không rõ các gốc tự do và căng thẳng oxy hóa gây ảnh hưởng đến thoái hóa khớp như thế nào, tuy nhiên bổ sung các chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối theo một số cách khác, chẳng hạn như:

  • Ngăn ngừa tổn thương trở nên nghiêm trọng: Chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể cải thiện các tổn thương và hạn chế các tổn thương gây ảnh hưởng đến khớp. Bổ sung đầy đủ chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin A, C và E, có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân có thể gây áp lực lên khớp gối và khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý và ngăn ngừa tổn thương do thoái hóa khớp.

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì tốt?

Không có chế độ ăn uống cụ thể được chỉ định cho người thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên người bệnh có thể tăng cường sử dụng các loại thực phẩm cụ thể trong chế độ ăn uống có thể tăng cường xương, khớp, các mô mềm và giúp cơ thể điều trị tình trạng viêm.

Cụ thể, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bổ sung một số loại thực phẩm như:

1. Thực phẩm chứa vitamin D và canxi

Theo một số nghiên cứu, vitamin D có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp. Mặt khác, mức độ tổn thương do thoái hóa khớp thường thấp hơn ở những người có hàm lượng canxi trong máu cao.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin D có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể. Người bệnh có thể tăng nồng độ canxi trong cơ thể bằng cách thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tuy nhiên một số loại thực phẩm cũng có thể cung cấp một lượng vitamin D phù hợp.

thoái hóa khớp nên ăn gì
Bổ sung vitamin D và canxi để tăng cường sức khỏe xương khớp

Một số loại thực phẩm có chứa vitamin D và canxi tốt cho người thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Các loại cá đánh bắt tự nhiên, chẳng hạn như cá hồi, cá tuyết, cá mòi
  • Tôm
  • Trứng
  • Sữa chua
  • Sữa tăng cường và các sản phẩm từ sữa khác
  • Các loại rau lá xanh

Các loại thực phẩm khác có chứa hoặc hỗ trợ tăng cường vitamin D và canxi bao gồm:

  • Cam hoặc nước cam
  • Một số loại ngũ cốc ăn sáng
  • Đậu hũ

Trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung.

2. Tăng cường thực phẩm chứa Vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa và hỗ trợ quá trình tạo ra sụn, bảo vệ xương bên trong khớp gối. Ngoài ra, thường xuyên bổ sung vitamin D cũng có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do.

Sử dụng đầy đủ vitamin C cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng thoái hóa khớp. Cụ thể, các loại thực phẩm giàu vitamin C phù hợp cho người thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Trái cây họ cam quýt như cam hoặc bưởi
  • Trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như đu đủ, dứa và ổi
  • Dưa lưới
  • Dâu tây
  • Quả mâm xôi
  • Quả kiwi
  • Các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ
  • Ớt chuông
  • Cà chua

3. Sử dụng thực phẩm chứa Beta caroten

Beta caroten là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác. Hoạt chất này thường có trong các loại trái cây có màu cam, chẳng hạn như cà rốt. Bên cạnh việc giảm đau và cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp, Beta caroten cũng hỗ trợ tăng cường sức khỏe của da, tóc và mắt.

bị bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Sử dụng thực phẩm có chứa Beta caroten có thể giảm đau và viêm ở người thoái hóa khớp

Các nguồn cung cấp Beta caroten mà người thoái hóa khớp gối nên bổ sung bao gồm:

  • Các loại rau họ cải, chẳng hạn như cải bẹ xanh, bắp cải Brussels
  • Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như xà xách hoặc rau bina
  • Khoai lang
  • Dưa lưới
  • Rau mùi tây
  • Quả mơ
  • Cà chua
  • Măng tây

4. Bổ sung axit béo omega 3

Thường xuyên tiêu thụ axit béo omega 3 có thể cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp và ngăn ngừa quá trình thoái hóa trở nên nghiêm trọng. Người bệnh có thể tham khảo một số nguồn chất béo lành mạnh như:

  • Sử dụng dầu omega 3, chẳng hạn như dầu ô liu khi nấu ăn
  • Sử dụng cá nhiều dầu, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi hai lần mỗi tuần
  • Cắt giảm các loại thịt đỏ và protein động vật khác
  • Tiêu thụ một khẩu phần quả hạch hoặc hạt mỗi ngày

Omega 3 có thể giảm viêm trong cơ thể bằng cách ức chế sản xuất cytokine và các enzym phá vỡ sụn. Người bệnh thoái hóa khớp có thể tăng cường các loại thực phẩm giàu omega 3 chẳng hạn như:

  • Cá hồi tự nhiên
  • Cá trích
  • Cá thu
  • Cá mòi
  • Hàu
  • Trứng
  • Hạt lanh xay nhuyễn hoặc dầu hạt lanh
  • Quả óc chó

Ngoài ra, axit béo omega 6 được cho là có thể khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit béo omega 6, chẳng hạn như:

  • Thịt và gia cầm
  • Ngũ cốc
  • Trứng
  • Một số loại hạt
  • Một số loại dầu thực vật

Việc bổ sung dầu cá omega 3 dưới dạng thực phẩm chức năng cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để tránh các rủi ro liên quan.

5. Sử dụng thực phẩm chứa Bioflavonoid

Bioflavonoid là một dạng chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính chống viêm và đóng một vai trò nhất định trong việc điều trị các bệnh thoái hóa khớp. Các loại thực phẩm giàu quercetin bao gồm:

  • Hành tây
  • Cải xoăn
  • Tỏi tây (hành baro)
  • Cà chua bi
  • Bông cải xanh
  • Quả việt quất
  • Nho đen
  • Ca cao nguyên chất
  • Trà xanh
  • Quả mơ
  • Táo

6. Một số loại gia vị

Một số hoạt chất trong các loại gia vị cũng có tác dụng chống viêm, chẳng hạn như gừng và nghệ. Thường xuyên sử dụng các loại gia vị chống viêm có thể cải thiện khả năng vận động và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Chữa bệnh thoái hóa khớp gối
Các loại gia vị như gừng và nghệ có thể chống viêm và cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp hiệu quả

Người bệnh có thể thêm gừng vào chế độ ăn uống theo cách sau:

  • Bào gừng thành các lát nhỏ, cho vào các món xào hoặc trộn salad
  • Băm nhỏ gừng sau đó cho vào nước sôi để pha trà gừng
  • Thêm bột gừng vào các loại bánh
  • Thêm gừng tươi vào các loại bánh ngọt

Ngoài ra, nghệ chứa hoạt chất curcumin, có tác dụng giảm đau và viêm ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Người bệnh có thể thêm nghệ vào các công thức nấu ăn hoặc bổ sung dưới dạng viên uống. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước sử dụng sản phẩm bổ sung để tránh các rủi ro không mong muốn.

7. Trà xanh và các loại đồ uống khác

Nhiều loại trà xanh có chứa hợp chất polyphenolic, đây là thành phần có thể góp phần chống oxy hóa và chống viêm, có thể tốt cho người bị thoái hóa khớp gối. Một số nghiên cứu cho biết, việc thường xuyên sử dụng trà xanh có thể cải thiện các triệu chứng thoái hóa, kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng thể chất ở khớp gối.

Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống trà xanh, trà ô long hoặc một số loại trà khác để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, uống nhiều nước trong suốt cả ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, nếu cần uống rượu hoặc đồ uống có cồn, người bệnh nên uống có chừng mực để tránh gây ảnh hưởng đến khớp gối. Ngoài ra, uống rượu vang đỏ với số lượng phù hợp cũng có thể hỗ trợ chống viêm trong cơ thể.

Bị thoái hóa khớp gối nên kiêng gì tốt nhất?

Bên cạnh việc tìm hiểu thoái hóa khớp gối nên ăn gì, người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm cần kiêng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm như:

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ chứa chất béo, cụ thể là chất béo bão hòa, hơn thịt trắng và các loại protein từ động vật. Một số nghiên cứu cho biết thường xuyên sử dụng thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

thoái hoá khớp gối nên kiêng ăn gì
Các loại thịt đỏ có thể gây viêm và khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn

Do đó, người bệnh thoái hóa khớp có thể thay thế một khẩu phần thịt đỏ bằng một khẩu phần thịt gà, cá, một số loại đậu để giảm phản ứng viêm trong cơ thể.

2. Axit béo Omega 6

Axit béo Omega 6 là chất béo không bão hòa đa và là tiền chất của chất béo omega 3. Tiêu thụ quá nhiều chất béo omega 6 có thể dẫn đến gia tăng viêm trong cơ thể và khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng.

Các nguồn giàu omega 6 mà người bệnh cần tránh tiêu thụ bao gồm:

  • Đậu nành
  • Ngô
  • Dầu cây rum
  • Hạt hoặc dầu hướng dương
  • Dầu hạt cải
  • Một số loại hạt

Thay vào đó, người bệnh có thể nấu ăn với dầu ô liu và thường xuyên tiêu thụ các loại cá béo, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ hoặc cá tuyết.

3. Muối

Muối là một khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống, tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn nhiều muối có thể làm tăng phản ứng viêm, tăng nguy cơ phát triển các bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

4. Đồ uống có đường

Các loại đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, nước ép hoa quả đóng hộp, trà ngọt hoặc các loại đồ uống có đường khác có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể và gây viêm.

thoái hoá khớp gối nên kiêng uống gì
Hạn chế tiêu thụ nước ngọt để tránh gây viêm trong cơ thể

Theo các nghiên cứu, tổng lượng đường bổ sung mỗi ngày khoảng 9 muỗng cà phê. Trong khi đó một lon nước ngọt 350 ml có chứa khoảng 36 gram đường, khoảng hơn 8 muỗng cà phê. Do đó, sử dụng nhiều đồ uống có vị ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu và thúc đẩy quá trình gây viêm.

5. Đồ chiên

Các loại thực phẩm chiên thường được chế biến trong các loại dầu có nhiều chất béo bão hào và axit béo omega 6. Cả hai hóa chất này có thể làm gia tăng viêm và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, thực phẩm chiên thường có nhiều muối, đường và có thể gây viêm.

6. Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp có chứa nhiều đường và muối, có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, các loại trái cây đóng hộp có thể chứa nhiều đường hoặc siro, có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể.

7. Rượu và đồ uống có cồn

Một số loại rượu có đặc tính chống viêm, chẳng hạn như rượu vang đỏ, có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Tiêu thụ khoảng 150 ml rượu vang đỏ mỗi ngày được xem là tốt cho sức khỏe và có thể hỗ trợ bảo vệ cá khớp.

Tuy nhiên sử dụng quá nhiều rượu hoặc lạm dụng rượu có thể tăng viêm trong cơ thể và khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

8. Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế chẳng hạn như gạo trắng, bột trắng thường bị loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng và chất xơ. Điều này khiến ngũ cốc trở thành một loại carbohydrate đơn giản, có thể làm tăng lượng đường trong máu và tăng viêm.

Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ ngũ cốc tinh chế. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn nhiều carbohydrate phức tạp hơn, chẳng hạn như gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt.

9. Thực phẩm chế biến

Các loại thực phẩm chế biến, chẳng hạn như thực phẩm đông lạnh, bánh nướng hoặc các loại thức ăn nhanh có thể làm tăng viêm trong cơ thể. Các loại thực phẩm này thường chứa ngũ cốc tinh chế, chứa nhiều đường, muối và các chất béo để bảo quản và tăng hương vị.

Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn đến béo phì. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khớp gối và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

CHÚ Ý: Chế độ ăn uống chỉ có tác dụng làm giảm sự phát tác của các triệu chứng thoái hóa khớp và ngăn ngừa các biến chứng trở nặng, không thể thay thế thuốc chữa bệnh hay giải quyết bệnh dứt điểm. Người bệnh không cần thay đổi toàn bộ thói quen ăn uống, chỉ cần tăng cường các loại thực phẩm có lợi và ngừng sử dụng các loại thực phẩm gây viêm để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.

Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống để được hướng dẫn cụ thể.

CHẤM DỨT cơn đau thoái hoá khớp gối – Phục hồi vận động với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Với nền tảng là đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu Việt Nam, sở hữu hơn 100 bài thuốc cổ phương, nguồn tri thức sâu sắc về dược liệu, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp chuyên sâu Quốc dược Phục cốt khangBài thuốc được kế thừa và phát triển từ phương thuốc chữa đau xương khớp bí truyền của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn cùng hàng chục bài thuốc cổ phương khác, y pháp bậc thầy của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và thành tựu của khoa học hiện đại. 

Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện với bộ 3 nhóm thuốc đỉnh cao, độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh và phục hồi sức khỏe xương khớp toàn diện: Quốc dược Phục cốt hoàn (Bổ sung canxi, tăng sinh dịch nhầy, tái tạo và phục hồi vận động, ngăn chặn quá trình thoái hoá xương khớp); Quốc dược Giải độc hoàn (Khu phong, trừ tà, giải độc, tiêu viêm, loại bỏ triệu chứng đau nhức, sưng viêm, tê bì), Quốc dược Bổ thận hoàn (Bồi bổ can thận, mạnh gân cường cốt, nâng cao chính khí, ngăn bệnh tái phát).

XEM THÊM: Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ thoái hóa khớp PHỤC HỒI xương khớp sau 1 liệu trình

Trung tâm Thuốc dân tộc không dùng chung một đơn thuốc cho tất cả bệnh nhân, căn cứ vào cơ chế bệnh sinh, mức độ tổn thương khớp gối mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ gia giảm linh hoạt các nhóm thuốc để đạt được hiệu quả chuyên sâu, trúng đích.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc ĐẦU TIÊN trong YHCT có bảng thành phần sở hữu đến 50 thượng dược tốt bậc nhất trong việc giảm đau, kháng viêm, tái tạo xương khớp, phục hồi vận động. Trong đó, nhiều vị thuốc là bí dược từ rừng đại ngàn LẦN ĐẦU TIÊN được biết đến và ứng dụng tại Việt Nam như: Tào đông, thau pinh, thau pú lùa, bộ 3 tầm gửi phác mạy nghiến – phác mạy liến – phác kháo cài, hầu vĩ tóc, thiên niên kiện, vương cốt đằng… 

Dược liệu sử dụng bào chế thuốc 80% là thảo dược SẠCH được thu hái và tuyển chọn tại hệ thống vườn dược liệu Quốc gia Vietfarm đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và phát triển. 20% thảo dược còn lại là những cây thuốc quý lâu năm từ rừng tự nhiên được Trung tâm thu mua từ người bản địa. 100% dược liệu CAM KẾT an toàn, không chứa chất độc hại, không tác dụng phụ.

Ngoài ra, thuốc được hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao viên hoàn đóng lọ tiện lợi, dễ bảo quản và sử dụng, không cần đun sắc rườm rà, phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Bệnh nhân khi điều trị thoái hóa khớp gối tại Trung tâm Thuốc dân tộc còn được kết hợp trị liệu xoa bóp cồn thảo dược đặc hiệu, châm cứu, bấm huyệt, thủy châm, cứu ngải, cấy chỉ… được thực hiện bài bản bởi đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm giúp tăng cường hiệu quả giảm đau, cải thiện chức năng vận động hiệu quả, rút ngắn thời gian lành bệnh.

XEM CHI TIẾT: Phác đồ ĐIỀU TRỊ bệnh xương khớp ĐẶC BIỆT từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam

Ngoài ra, mỗi bệnh nhân còn được 1 bác sĩ đồng hành hỗ trợ tư vấn xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý cho đến khi bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. 

Kể từ khi được ứng dụng điều trị thực tiễn, phác đồ của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh thoái hoá khớp gối và được Ban biên tập VTV2 Chất lượng cuộc sống thực hiện phóng sự đưa tin đến đông đảo bệnh nhân cả nước:

Mời bạn đọc xem trực tiếp phóng sự qua video:

 

Nguyên Phó Chủ tịch tập đoàn Canon Châu Á – Tiến sĩ Alok Bharadwaj là một trong những bệnh nhân từng bị thoái hoá khớp gối hành hạ nhiều năm, đã điều trị bằng Tây y tại Singapore 3 năm nhưng không tiến triển. Chỉ sau 2 tháng kết hợp dùng thuốc và trị liệu tại tại Trung tâm Thuốc dân tộc, Tiến sĩ Alok Bharadwaj đã không còn đau nhức, leo 6 tầng cầu thang thoải mái.

Xem trực tiếp chia sẻ của Tiến sĩ Alok trong video:

XEM THÊM CÁC PHẢN HỒI KHÁC: Bệnh Nhân Thoái Hóa Khớp Phản Hồi Hiệu Quả Bài Thuốc Quốc Dược Phục Cốt Khang

Để tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp gối, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp đến các kênh thông tin sau đây để được hỗ trợ:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

Tham khảo thêm: 10 cách chữa viêm khớp gối tại nhà – Giảm đau hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua