Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân nặng an toàn, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Thông tin được tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?
Tìm hiểu bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Những điều cần lưu ý, cách đi bộ an toàn

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương xương dưới sụn và sụn khớp do mất cân bằng cơ học và sinh học. Bên cạnh đó sụn khớp hư hỏng khiến phần đệm khớp mất đi, hai đầu xương đối đầu gây ra phản ứng viêm, đau nhức và sưng. Ngoài ra thoái hóa gối khớp khiến khả năng tiết dịch khớp bị ảnh hưởng, trục xương cong vào trong bệnh nhân bị cứng khớp và giảm khả năng vận động.

Vậy bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Theo chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người bị thoái hóa khớp gối nhẹ nên giữ thói quen đi bộ mỗi ngày. Bởi thói quen này có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Tăng tiết dịch nhầy ở màng bao hoạt dịch

Luyện tập và đi bộ mỗi ngày có thể giúp người bệnh tăng tiết dịch nhầy ở màng bao hoạt dịch. Từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng khô khớp, cứng khớp, giúp bệnh nhân dễ dàng hơn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh đó, quá trình tăng tiết dịch khớp giúp sụn khớp được nuôi dưỡng, bảo vệ và tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương.

  • Kích thích quá trình tuần hoàn máu

Đi bộ mỗi ngày giúp người bệnh cải thiện quá trình lưu thông máu, tăng cường máu và chất dinh dưỡng đến khớp tổn thương. Lúc này ổ khớp cùng các tế bào bị tổn thương sẽ được nuôi dưỡng, tăng khả năng phục hồi khớp gối thoái hóa.

  • Giảm đau, cải thiện khả năng vận động, tăng tính linh hoạt cho khớp gối

Theo các chuyên gia, đi bộ 15 – 30 phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cải thiện khả năng vận động, tăng tính linh hoạt và độ bền cho khớp gối. Bên cạnh đó đi bộ và vận động nhẹ nhàng còn giúp người bệnh giảm đau nhức khớp. Điều này giúp bệnh nhân dễ dàng hơn khi chăm sóc bản thân và thực hiện các hoạt động sinh hoạt.

  • Duy trì cân nặng an toàn, giảm áp lực lên khớp gối

Đi bộ có thể hỗ trợ giảm cân và giúp duy trì cân nặng hiệu quả. Điều này làm áp lực lên khớp gối giảm đáng kể, giảm đau, phòng ngừa thoái hóa khớp gối tiến triển và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh.

Ngoài ra thường xuyên đi bộ còn giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng căng cơ, tăng cường sức khỏe tổng thể, điều chỉnh hơi thở, giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả và mang đến lợi ích cho tim mạch.

Để đạt được những lợi ích nêu trên, tăng cường sức khỏe và không gây ảnh hưởng xấu đến khớp, người bệnh cần lưu ý đi bộ đúng cách.

Đi bộ giúp duy trì cân nặng an toàn, giảm áp lực lên khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối nhẹ nên đi bộ mỗi ngày để giảm đau, cải thiện khả năng vận động, tăng tính linh hoạt khớp…

Đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng, bệnh nhân cần hạn chế đi lại. Bởi khi đi đứng, khớp gối sẽ chịu nhiều áp lực từ trọng lượng. Lúc này khớp gối cần có lớp sụn để hấp thụ lực đè nén. Tuy nhiên những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng thường không còn lớp sụn hoặc giảm đi đáng kể. Điều này khiến các mặt sụn khớp bị thoái hóa và tổn thương nặng nặng nề hơn.

Hơn thế đi nhiều khi lớp sụn không còn sẽ gây ra phản ứng viêm và hình thành những sang chấn trên hai đầu xương dẫn đến đau nhức nghiêm trọng. Cơn đau có thể xảy ra ngay cả bệnh nhân khi cố gắng đứng dậy hoặc ngồi xuống. Bên cạnh đó càng đi nhiều khớp gối sẽ càng tổn thương và càng hư thêm.

Thay vì đi bộ nhiều trong thời gian bị thoái hóa khớp nặng, người bệnh nên duy trì khả năng vận động với những môn thể thao khác như dưỡng sinh, đạp xe. Không nên thực hiện những động tác mạnh như chạy nhảy tại chỗ, cúi gập người, bẻ lưng, xoay gối…

Bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?

Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ. Vì đây là một trong những động tác mạnh có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, khiến sụn khớp và các đầu xương bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra chạy bộ hoặc vận động mạnh còn kích thích những phản ứng viêm xuất hiện, khớp hư, bệnh nhân đau nhức nhiều và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ để tránh sụn khớp và các đầu xương bị tổn thương nghiêm trọng hơn

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị thoái hóa khớp gối

Để nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện chức năng xương khớp và không làm ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại của khớp gối, người bệnh cần đi bộ đúng cách. Có 3 điều cần lưu ý khi hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị thoái hóa khớp gối gồm: Rút ngắn khoảng cách đi bộ, khởi động làm nóng khớp gối trước khi đi bộ và duy trì thời gian đi bộ hợp lý.

  • Khởi động trước và sau khi đi bộ

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cần có một bước khởi động trước khi đi bộ. Bước này nên được thực hiện ít nhất 10 phút. Bởi việc khởi động trước khi đi bộ sẽ giúp bạn thư giãn cơ, làm nóng khớp gối, khớp gối linh hoạt dễ dàng hơn cho việc đi lại và hạn chế chấn thương.

Những bài tập khởi động đơn giản có thể thực hiện gồm bài tập duỗi gập gối, bài tập căng cơ cẳng chân… Tiếp tục dùng lực từ bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp khớp gối bị tổn thương. Sau khi kết thúc đi bộ, người bệnh nên thực hiện các bài tập vận động đầu gối thật nhẹ nhàng, tránh ngồi nghỉ ngay sau khi đi bộ. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng cho đầu gối và hạn chế chấn thương.

  • Khoảng cách đi bộ

Rút ngắn khoảng cách đi bộ là một lưu ý quan trọng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Bởi việc bước đi quá dài và đi quá nhanh có thể làm tăng áp lực cho khớp gối, kích thích một cơn đau cấp tính. Bên cạnh đó càng đi lại, bệnh nhân sẽ càng có cảm giác đau nhức.

Tuy nhiên bạn cũng không nên bước đi quá chậm. Hãy bước đi với khoảng cách và tốc độ vừa phải. Tùy thuộc vào chiều cao, bạn nên giữ khoảng cách đi bộ từ một đến hai bước chân.

  • Thời gian đi bộ cho người bị thoái hóa khớp gối

Theo chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không nên đi bộ quá 30 phút và không được đi quãng đường quá dài. Người bệnh nên chia nhỏ thời gian đi bộ và nên nghỉ ngơi tại chỗ ở mỗi đoạn đường.

Việc đi bộ quá lâu và đi với quãng đường quá dài có thể làm tăng áp lực lên khớp gối do trọng lượng cơ thể dồn xuống. Lúc này khớp gối là nơi gánh chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể dẫn đến đè nén, làm phát sinh cơn đau, tăng mức độ đau nhức và khiến tổn thương khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp gối và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Không nên đi bộ quá 30 phút và không được đi quãng đường quá dài
Không nên đi bộ quá 30 phút và không được đi quãng đường quá dài khi bị thoái hóa khớp gối

Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp xử lý DỨT ĐIỂM thoái hóa khớp gối không tái phát từ tinh hoa Y học cổ truyền

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc điều trị xương khớp trứ danh, được nghiên cứu, bào chế và kê đơn DUY NHẤT bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu “Ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam trong xử lý bệnh xương khớp” do đội ngũ y bác sĩ đầu ngành ngày đêm nghiên cứu trong suốt nhiều năm.

Bài thuốc được hoàn thiện dựa trên cốt thuốc bí truyền nổi tiếng của người dân tộc Tày kết hợp cùng hàng chục bài thuốc cổ phương khác. Kết hợp Y pháp lừng danh của Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông, đội ngũ nghiên cứu đã tiến hành gia giảm các vị thuốc phù hợp với thể trạng người bệnh hiện đại, mang lại hiệu quả cao.

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc xương khớp đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản của YHCT

Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức ĐỘC NHẤT khi kết hợp sức mạnh “3 trong 1” tạo ra mũi nhọn đa chiều vừa tấn công vào căn nguyên gây bệnh, vừa phục hồi xương khớp lại ngăn bệnh tái phát. Sự phối hợp của 3 nhóm thuốc Quốc dược Phục cốt hoàn – Quốc dược Giải độc hoàn và Quốc dược Bổ thận hoàn từ từ phát huy tác dụng theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn LOẠI BỎ CĂN NGUYÊN: Bệnh thuyên giảm 20 – 35%.
  • Giai đoạn GIẢM ĐAU, KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG: Các triệu chứng khớp gối lạo xạo, đau nhức, ê mỏi chân giảm 50 – 60%.
  • Giai đoạn TÁI TẠO và LÀM LÀNH: Khi các triệu chứng thoái hóa khớp gối được kiểm soát đến 80 – 90%.
  • Giai đoạn PHỤC HỒI XƯƠNG KHỚP: Người bệnh phục hồi vận động bình thường, áp dụng phác đồ dự phòng hỗ trợ ngăn chặn bệnh tái phát.

Xem ngay: Quốc dược Phục cốt khang sự khác biệt từ công thức và thành phần trong xử lý thoái hóa khớp

Bảng thành phần 10 vị bổ 10 phối hợp hơn 50 vị thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, trong đó có nhiều vị thuốc chữa xương khớp kinh điển của Y học cổ truyền như:

  • Thau pú lùa (Kê huyết đằng): Là vị thuốc có nhựa đỏ như máu, đứng đầu bảng bổ huyêt, hoạt huyết, tác dụng giảm đau, tái tạo và phục hồi xương khớp.
  • Cây tào đông: Là bí dược của người Tày – Tây Bắc trong các bài thuốc chữa đau xương. Vị thuốc này còn được gọi là đào rừng mang tới công dụng giảm sưng viêm, giảm đau nhức chủ trị các bệnh viêm khớp, thấp khớp, viêm đa khớp.
  • Thau Pinh: Còn có tên gọi là Đỗ Trọng Nam. Dược chất trong Đỗ trọng nam có tác dụng tích thống, bổ trưng, cường chí, yếu tất chi thống,… chủ trị chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối.
  • Tầm gửi kháo cài: Là tầm gửi trên cây lâu năm hút dinh dưỡng từ cây chủ và có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, nuôi dưỡng ổ khớp cùng nhiều tác dụng về sức khỏe khác.
  • Cây huyết đằng: Còn có tên gọi khác là cây bổ máu đen. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc; bổ máu, dưỡng huyết, nuôi dưỡng và phục hồi xương khớp.
  • Thau pú lùa: Là dạng cây cổ thụ được tìm thấy tại núi rừng Bắc Kạn. Vị thuốc quy vào kinh thận, tỳ, can, có tác dụng tốt cho xương khớp.
  • Và nhiều vị thuốc quý hiếm khác…

100% thảo dược sử dụng trong bài thuốc được kiểm định chặt chẽ, an toàn, cam kết không gây tác dụng phụ, không nhờn thuốc, không phụ thuộc thuốc. Trong đó 80% dược liệu được thu hái tại Trung tâm Dược liệu Quốc Gia Vietfram, 20% còn lại được thu mua của người dân bản địa trong dự án hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Bài thuốc được bào chế dưới dạng cao tinh chất, viên hoàn đóng lọ tiện dụng, dễ bảo quản, tiết kiệm thời gian, công sức đun sắc so với các dạng thuốc thang thông thường.

Trung tâm xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối phối hợp bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang, trị liệu YHCT và chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian lành bệnh.

Xem ngay: Chuyên gia, người bệnh phản hồi hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp

Bệnh nhân khắp cả nước thoát đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn trực tiếp bởi các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Vì vậy, bệnh nhân vui lòng liên hệ theo những cách dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

 

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cần lưu ý những gì khi đi bộ?

Để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối từ việc đi bộ, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

  • Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày có thể kích thích lưu thông máu, cải thiện sự linh hoạt của khớp, tăng độ bền, giảm đau và mang đến nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp bị thoái hóa khớp gối đều được khuyến khích đi bộ. Trên thực tế, bộ môn này chỉ dành cho những người bị thoái hóa khớp gối nhẹ. Những trường hợp thoái hóa khớp gối nặng nên hạn chế đi bộ để tránh gây phản tác dụng. Tốt nhất bạn nên tập dưỡng sinh, đạp xe hoặc thực hiện một số bài tập thích hợp khác.
  • Để đảm bảo tối đa mức độ an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về hiệu quả và cách thực hiện trước khi đi bộ hoặc duy trì vận động với những bộ môn thể thao khác.
  • Bệnh nhân lưu ý lựa chọn giày đi bộ phù hợp, vừa vặn để tạo sự thoải mái cho người bệnh. Ngoài ra bạn nên ưu tiên lựa chọn và mang những loại giày có thiết kế đơn giản, đế mềm dẻo, có độ bám tốt để chống trơn trượt và hạn chế té ngã.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, có chất liệu bằng thun và cotton khi đi bộ để tạo cảm giác thoải mái, dễ dàng hơn khi vận động khớp gối. Không nên mặc những trang phục bó sát vào khớp gối, không có độ co giãn. Vì điều này khiến phạm vi vận động khớp gối bị hạn chế, khớp gối đau và dễ bị cứng hơn.
  • Không nên cố gắng đi bộ khi cơn đau xuất hiện. Thay vì cố gắng đi lại, bạn nên ngồi nghỉ tại chỗ, đồng thời kết hợp xoa bóp hoặc chườm nóng để làm dịu cơn đau. Sau khi cơn đau thuyên giảm, hãy về nhà và nghỉ ngơi trong vài ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thử đi lại sau hai ngày nghỉ ngơi. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, bạn nên hạn chế đi lại và thay thế bằng những bài tập thích hợp hơn theo sự hướng dẫn của chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Đồng thời đi bộ ở những nơi trong lành, thoáng mát, sạch sẽ, mặt đường không gồ ghề, không trơn trượt và không có dốc cao, không có nhiều xe bộ và không quá nắng.
  • Nên dành từ 5 – 7 phút để nghỉ ngơi khi đi bộ. Không nên đi liên tục trong 30 phút và đi với đoạn đường quá dài. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng đau mỏi gối, khớp được nghỉ ngơi phù hợp.
  • Nên ăn nhẹ và nên chuẩn bị sẵn nước uống trước khi đi bộ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Nếu có những dấu hiệu tốt trong vài ngày đi bộ đầu tiên (không có biểu hiện đau nhức, khớp gối linh hoạt, không bị cứng…), người bệnh nên tiếp tục duy trì thói quen này. Nên đi bộ ít nhất 4 lần/ tuần. Số lần đi bộ trong tuần không nên quá ít vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích và những hiệu quả mà bộ môn này mang lại.
  • Ngoài đi bộ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa về việc thực hiện thêm các bài tập yoga, dưỡng sinh… Đồng thời nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối và duy trì khả năng vận động.
Đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi chiều
Nên đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi chiều ở những nơi trong lành, thoáng mát, sạch sẽ, mặt đường không gồ ghề

Trên đây là thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc “Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không? Đi bộ như thế nào là đúng cách? Những điều cần lưu ý?”. Nhìn chung việc đi bộ đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, hệ xương khớp và quá trình điều trị thoái hóa khớp gối.

Tuy nhiên đi bộ không phù hợp với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng. Vì thế những trường hợp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để tìm kiếm và áp dụng những bài tập thích hợp hơn.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua