Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chèn Dây Thần Kinh Có Nguy Hiểm?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có thể dẫn đến tê liệt, hạn chế cảm giác và khả năng vận động. Điều trị sớm và đúng cách có thể cải thiện 80% các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro nghiêm trọng

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi các sụn và xương ở các đốt sống bị lão hóa theo thời gian. Bệnh lý này thường xảy ra ở những người lớn tuổi khi hệ xương khớp đã bị lão hóa và mất khả năng đàn hồi tự nhiên. Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc với tư thế xấu, lười vận động và chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý.

Tình trạng chèn dây thần kinh còn được gọi là Hội chứng rễ thần kinh cổ, xảy ra khi thoái hóa đốt sống chèn ép hoặc gây tổn thương các dây thần kinh ở cổ. Điều này có thể dẫn đến xơ hóa, suy giảm chức năng và gây ra những cơn đau liên tục từ vùng cổ, đau vai gáy, đau lưng trên và lan xuống một hoặc hai bên cánh tay.

Hầu hết các trường hợp, thoái hóa đốt sống cổ thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cổ và dây thần kinh cánh tay. Các triệu chứng và dấu hiệu chèn ép phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh
Thoái hóa đốt sống cổ thường gây chèn ép dây thần kinh cổ và dây thần kinh cánh tay

Dây thần kinh cổ: 

Ở cổ có hệ thống dây thần kinh khổng lồ đi từ não đến các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, thoái hóa cột sống cổ rất dễ gây tổn thương đến các dây thần kinh này.

Các dấu hiệu phổ biến khi dây thần kinh cổ bị chèn ép bao gồm:

  • Đau, tê, nhức mỏi ở vùng cổ, vai gáy và bả vai
  • Cơn đau có thể lan xuống cánh tay trên và gây hạn chế khả năng chuyển động
  • Đau đớn dữ dội dẫn đến mệt mỏi kéo dài và suy nhược cơ thể

Dây thần kinh cổ và cánh tay:

Ở cổ các dây thần kinh liên kết chặt chẽ và phức tạp với nhau để hỗ trợ cảm giác cũng như hoạt động ở cánh tay. Do đó, tình trạng chèn dây thần kinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cánh tay, bắp tay, cổ tay và cả các ngón tay.

Các dấu hiệu nhận biết chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tay bao gồm:

  • Đau nhức, ngứa ngáy cánh tay
  • Tê tay
  • Khó cầm nắm đồ vật
  • Cánh tay mất sự linh hoạt bình thường
  • Teo cơ trong trường hợp nghiêm trọng

Nguyên nhân chèn dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi sụn và xương ở cổ bị hao mòn theo thời gian. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với các biện pháp bảo tồn. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương các dây thần kinh.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Lạm dụng cổ và không có kế hoạch vận động phù hợp có thể gây thoái hóa cổ chèn ép dây thần kinh

Theo một số nghiên cứu, tình trạng chèn dây thần kinh do thoái hóa cột sống có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Đĩa đệm mất nước: Tình trạng này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và gây chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Tính chất nghề nghiệp: Những người có tính chất công việc thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như vận động viên bơi lội, có thể khiến cổ bị quá tải và chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Tổn thương ở cổ: Các chấn thương ở cổ trong quá khứ có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Cột sống người cần nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động khỏe mạnh và tránh các tổn thương liên quan.
  • Thói quen xấu: Các thói quen xấu bao gồm cúi gập cổ khi sử dụng điện thoại, máy tính, có thể làm ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống, dẫn đến biến dạng và tăng nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Di truyền: Mặc dù không phổ biến tuy nhiên tình trạng chèn dây thần kinh có thể liên quan đến các yếu tố gen và di truyền.
  • Thừa cân béo phì: Béo phì khiến cột sống cổ chịu nhiều áp lực, dẫn đến hình thành các gai xương, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh.

Ngoài ra, hút thuốc lá, căng thẳng, stress, lười vận động và không có kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp cũng có thể làm tăng nguy cơ chèn dây thần kinh cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến viêm, sưng, đau đớn, tê mỏi và mất cảm giác ở vùng cổ vai gáy. Nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến mất chức năng, khiến các dây thần kinh bị tê liệt không thể phục hồi.

Trong các giai đoạn đầu, có triệu chứng thường chỉ bao gồm đau nhẹ khi hoạt động, chẳng hạn như cúi đầu, ngửa cổ hoặc xoay cổ. Đôi  khi cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh ho, hắt hơi và cười lớn.

Trong các giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển cánh tay và các ngón tay. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị teo cơ, liệt tay hoặc mất khả năng điều khiển cánh tay.

Tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Chèn dây thần kinh cổ có thể dẫn đến rối loạn tiền đình, gây mệt mỏi, đau đầu và mất tập trung

Tương tự như tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não, việc chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Ù tai và tầm nhìn kém: Đôi khi thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tai và mắt, dẫn đến hiện tượng ù tai, hoa mắt hoặc mất tầm nhìn.
  • Rối loạn tiền đình: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép có thể gây tổn thương các mạch máu, khiến máu không thể lưu thông đến não. Điều này dẫn đến rối loạn tiền đình với các đặc trưng như mệt mỏi, hóa mắt, mất ngủ, đau đầu.
  • Đau răng: Đôi khi các dây thần kinh ở khớp thái dương hàm có thể bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến viêm khớp thái dương hàm, đau răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác.
  • Rối loạn huyết áp: Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây mất ổn định chỉ số huyết áp, khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều rủi ro khác.
  • Hội chứng cổ – tim: Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị co giật, tim đập nhanh, luôn cảm thấy đau đớn, khó thở và đau đớn ở vùng xương ức.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày: Các rễ thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép có thể gây khó khăn khi xoay cổ, cúi đầu, nghiêng đầu. Nếu dây thần kinh cánh tay bị ảnh hưởng, người bệnh có thể gặp khó khăn khi cầm nắm đồ vật hoặc thậm chí là nâng cánh tay.
  • Rối loạn chi: Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có thể gây rối loạn hoạt động cánh tay, tê bì chân tay, mất chức năng và thậm chí là liệt nửa người.

Chẩn đoán chèn dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ

Để xác định tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể, khả năng phản xạ của người bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm hỗ trợ bao gồm:

Chèn dây thần kinh cổ gây đau đầu
Bác sĩ có thể kiểm tra các phản ứng của thần kinh để xác định mức độ tổn thương của cơn đau
  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang có thể giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống cổ, chẳng hạn như mất đường cong sinh lý, hình thành các gai xương, hẹp đĩa đệm hoặc hẹp các lỗ liên hợp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Hình ảnh CT có thể cho hình ảnh chi tiết hơn của các gai xương, đặc biệt là ở các lỗ liên hợp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI được cho là chính xác nhất để xác định các tổn thương ở đĩa đệm, cột sống, tủy sống và các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó có chẩn đoán phù hợp. Ngoài ra, hình ảnh MRI cũng có thể xác định các bệnh lý như viêm đĩa đệm đốt sống cổ hoặc ung thư xương. Tuy nhiên phương pháp này thường đối tốn kém.
  • Điện cơ: Thử nghiệm này có thể đo hoạt động của các dây thần kinh khi truyền thông điệp đến cơ và co lại ở trạng thái nghỉ ngơi.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Trong thử nghiệm này, các điện cực được gắn vào da của người bệnh để đo sức mạnh và tốc độ của tín hiệu thần kinh.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Các phương pháp điều trị tình trạng chèn dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Mục tiêu điều trị chính là giảm đau, duy trì các hoạt động bình thường và ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống cũng như dây thần kinh.

Các biện pháp kiểm soát và điều trị phổ biến bao gồm:

1. Chăm sóc tại nhà

Nếu các triệu chứng chèn ép dây thần kinh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như:

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì
Massage cổ vai gáy có thể giúp các dây thần kinh thư giãn và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan
  • Chườm nóng: Chườm nóng là phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm các cơn đau nhẹ, thư giãn các mạch máu và dây thần kinh. Nhiệt độ có thể tăng cường lưu thông máu, cải thiện cảm giác đau nhức, tế buốt và hỗ trợ phục hồi chức năng cổ, cánh tay.
  • Massage: Massage, xoa bóp cổ vai gáy có thể giúp thả lỏng cơ, dây thần kinh, giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau. Người bệnh có thể đến các spa trị liệu cổ vai gáy để được xoa bóp đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn.
  • Tập thể dục: Duy trì hoạt động là cách tốt nhất để phục hồi tổn thương thoái hóa đốt sống và ngăn ngừa chèn ép các dây thần kinh. Ngay cả khi đang bị đau cổ, người bệnh cũng nên duy trì đi bộ hàng ngày để cải thiện tình trạng đau cổ, đau thắt lưng cũng như giúp hệ xương khớp trở nên linh hoạt hơn.

2. Thuốc điều trị

Thông thường bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện cơn đau cổ cũng như ngăn ngừa các cơn đau thần kinh. Nếu thuốc giảm đau không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác, chẳng hạn như:

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng thuốc điều trị chèn dây thần kinh theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc chống viêm, chẳng hạn như như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen, có cường độ cao, hỗ trợ giảm viêm liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ và cải thiện cơn đau thần kinh.
  • Thuốc corticoid: Thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn hạn để cải thiện các cơn đau nghiêm trọng.
  • Thuốc tiêm steroid: Thuốc có thể làm giảm sưng tấy và cho phép các dây thần kinh bị viêm phục hồi.
  • Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc giãn cơ, chẳng hạn như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm co thắt cơ ở cổ và ngăn ngừa tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc trị động kinh, chẳng hạn như gabapentin và pregabalin Lyrica, có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm đau dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến an thần và nhiều rủi ro khác, do đó không được lạm dụng thuốc.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sử dụng các động tác và bài tập kéo căng để tăng cường các cơ ở cổ, vai. Việc kéo giãn cột sống cổ có thể cung cấp nhiều không gian hơn trong cột sống bị chèn ép, ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh và các rủi ro khác.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh thường không phổ biến. Tuy nhiên nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

Phẫu thuật bao gồm:

  • Loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị hoặc các gai xương
  • Cắt bỏ một phần đốt sống
  • Hợp nhất một đoạn cột sống

Sau phẫu thuật cột sống cổ, các cử động ở cổ có thể bị hạn chế, tuy nhiên các cơn đau thần kinh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Quốc dược Phục cốt khang ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM thoái hóa đốt sống cổ, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, phục hồi vận động

QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG là bài thuốc đặc trị thoái hóa xương khớp được nghiên cứu và hoàn thiện bài bản bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được kế thừa và phát triển từ phương thuốc chữa đau xương khớp bí truyền của đồng bào dân tộc Tày – Tây Bắc, tinh hoa của hàng chục bài thuốc cổ phương, y pháp huyền thoại của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và các thành tựu khoa học hiện đại.

Mời bạn đọc theo dõi những thước phim ghi lại hành trình hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đầy gian nan:

Dưới ánh sáng khoa học, bằng tâm huyết, nguồn tri thức về thảo dược, kinh nghiệm chữa bệnh hàng chục năm, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành đã tìm kiếm, nghiên cứu, chọn lọc ra hơn 50 vị thuốc tốt nhất, tiến hành làm mới công thức phù hợp với thể trạng người Việt hiện đại. Từ đây, Quốc dược Phục cốt khang chính thức được hoàn thiện và ứng dụng vào điều trị thực tiễn, khẳng định hiệu quả vượt trội dựa trên kết quả phục hồi của hàng nghìn bệnh nhân.

Bài thuốc được giới chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, bệnh nhân cả nước tin dùng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bởi những ưu điểm vượt trội sau: 

  • Công thức thuốc ĐỘT PHÁ chặn đứng đau nhức, phục hồi vận động sau 1 liệu trình: Bài thuốc kết hợp hoàn hảo 3 nhóm thuốc đảm nhiệm vai trò riêng biệt, cùng phối hợp cho hiệu quả điều trị chuyên sâu, phục hồi hệ thống xương khớp toàn diện, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, ngăn chặn bệnh tái phát bền vững, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động linh hoạt:

  • Bảng thành phần kết hợp hơn 50 THƯỢNG DƯỢC tốt bậc nhất cho xương khớp lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam: Quốc dược Phục cốt khang hoà quyện tinh hoa hơn 50 thượng dược quý, tốt bậc nhất trong việc tăng cường sức mạnh cơ – xương – khớp như: Tào đông, Thau Pinh, Kê huyết đằng, Co bát vạ, bộ 5 tầm gửi quý hiếm: Phác mạy nghiến – Phác mạy liến – Phác kháo cài – Tầm gửi cây hồng – Tầm gửi cây gạo, Kha khếp, Sâm quản trọng, Hầu vĩ tóc… Các vị thuốc được kết hợp theo tỷ lệ vàng, mang đến nguồn dược chất dồi dào giúp tái tạo và phục hồi xương khớp mạnh mẽ.

  • Thành phần an toàn, phù hợp với mọi đối tượng: 100% thành phần thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO, đảm bảo tiêu chí 3 không: KHÔNG tác dụng phụ – KHÔNG phụ thuộc thuốc – KHÔNG nhờn thuốc, phù hợp mọi đối tượng, người bệnh có thể an tâm sử dụng. 
  • Kết hợp trị liệu YHCT gia tăng hiệu quả: Để nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa đốt sống cổ, rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân, Trung tâm còn kết hợp cho người bệnh trị liệu xoa bóp cồn thảo dược, bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ… cùng chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, thư giãn gân cốt và cải thiện khả năng vận động dẻo dai.
  • Dạng bào chế tiện lợi, thân thiện với người dùng: Quốc dược Phục cốt khang được Trung tâm hỗ trợ sắc sẵn thuốc dưới dạng cao viên hoàn đóng lọ tiện lợi, kín đáo, dễ dàng sử dụng và bảo quản, phù hợp với cuộc sống hiện đại. 

Vượt qua nhiều bước kiểm duyệt kỹ lưỡng về mức độ an toàn và hiệu quả, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đã được Ban biên tập VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin giới thiệu là giải pháp điều trị các bệnh xương khớp hoàn chỉnh nhất hiện nay, không xâm lấn – không gây tác dụng phụ – không để lại biến chứng. 

Xem chi tiết VTV2 giới thiệu bài thuốc Quốc Dược Phục cốt khang:

XEM THÊM: Người bệnh cả nước phản hồi về hiệu quả thực tế của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc đã mang đến cơ hội cho hàng nghìn bệnh nhân xương khớp thoát khỏi đau nhức, phục hồi vận động, trở về với cuộc sống khỏe mạnh, vận động thoải mái. Hãy trở thành người tiếp theo bằng cách liên hệ ngay đến Trung tâm Thuốc dân tộc theo các kênh thông tin sau đây để được bác sĩ đầu ngành tư vấn miễn phí:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

Mẹo phòng tránh chèn dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ

Để phòng ngừa tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây chèn dây thần kinh, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo như sau:

  • Sử dụng bàn và ghế công thái học tại nơi làm việc để hỗ trợ cột sống
  • Tránh các hoạt động lặp lại thường xuyên
  • Tránh các cử động gây đau đớn
  • Thường xuyên thực hiện bài tập thư giãn và kéo dài cột sống cổ
  • Điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm và các chấn thương cột sống theo hướng dẫn của bác sĩ

Hầu hết các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh đều có thể khắc phục. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc phù hợp, các tổn thương có thể là vĩnh viễn và không thể phục hồi. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua