Teo cơ delta là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Teo cơ delta là tình trạng mất khối lượng cơ delta, yếu ở một hoặc cả hai bên vai và cánh tay. Bệnh xảy ra khi những sợi đai của cơ bị xơ hóa do tiêm thuốc quá nhiều, quá trình lão hóa, chấn thương hoặc do một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến cơ delta. Thông thường người bệnh sẽ được vật lý trị liệu, dùng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp gen/ tế bào để cải thiện tình trạng.

Teo cơ delta
Teo cơ delta là tình trạng rối loạn dẫn đến mất khối lượng cơ delta kèm theo yếu ở hai bên vai, cánh tay, khó vận động

Teo cơ delta là gì?

Cơ delta (cơ hình tam giác) là cơ tạo thành đường viền tròn của vai. Theo giải phẫu học, cơ delta bọc quanh khớp vai và kết nối với xương cánh tay. Sự chèn ép của gân khiến cơ delta được phân thành ba bộ sợi cơ rời rạc, bao gồm: Cơ delta phía trước, cơ delta bên (cơ delta trung gian) và cơ delta phía sau. Cơ này có tác dụng đảm bảo các hoạt động của hai bên cánh tay (đặc biệt nâng tay) dưới sự điều khiển của dây thần kinh nách.

Teo cơ delta là tình trạng rối loạn dẫn đến mất khối lượng cơ delta. Tình trạng này thường kèm theo yếu ở một hoặc cả hai bên vai và cánh tay, dị tật, khó thực hiện những cử động liên quan đến các xương quanh khu vực vai.

Bệnh xảy ra khi những sợi đai của cơ bị xơ hóa do một số yếu tố tác động. Điển hình như không sử dụng cơ trong thời gian dài, quá trình thoái hóa tự nhiên ở người cao tuổi, thường xuyên tiêm thuốc cùng một vị trí, có khuyết điểm ở bộ gen… Tình trạng yếu và mất khối lượng cơ delta xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn.

Nguyên nhân gây teo cơ delta

Hiện tại chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây teo cơ delta. Tuy nhiên theo nhận định của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102), bệnh có thể xảy ra do sự tác động của những vấn đề sau:

  • Tổn thương thần kinh

Teo cơ delta có thể xảy ra do tổn thương dây thần kinh mũ (còn được gọi là dây thần kinh nách). Dây thần kinh này điều khiển các hoạt động của cơ delta. Vì thế khi dây thần kinh nách bị tổn thương do có bệnh lý hoặc các chấn thương đặc biệt gây chèn ép, cơ này sẽ bị liệt. Việc lâu ngày không sử dụng sẽ gây ra tình trạng teo cơ.

  • Tiêm thuốc nhiều lần

Sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ delta sau khi tiêm thuốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ teo cơ delta. Bởi việc tiêm thuốc vào cơ delta quá nhiều sẽ gây ra tình trạng đau mỏi cơ và xơ hóa.

  • Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được liệt kê dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ mất khối lượng cơ delta, bao gồm:

    • Thuốc ngừa sốt rét
    • Penicillin
    • Streptomycin
    • Tetracycline
    • Dramamine
    • Iron
Teo cơ delta có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc
Teo cơ delta có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc như Penicillin, Streptomycin, Tetracycline, thuốc ngừa sốt rét
  • Do gen

Sự khiếm khuyết trong bộ gen có thể gây teo cơ cục bộ hoặc một vị trí của cơ thể, trong đó có cơ delta. Nguyên nhân là do khiếm khuyết trong bộ gen làm cản trở quá trình tổng hợp protein và quá trình chuyển hóa của tế bào cơ. Từ đó gây ra tình trạng mất khối lượng cơ và giảm sức mạnh. Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, còn được gọi là teo cơ bẩm sinh.

  • Chấn thương

Teo cơ delta có thể xảy ra do chấn thương và một số tác nhân hóa lý khác như phù nề, chảy máu tại chỗ. Nguyên nhân là chấn thương khiến cơ bị dập, phù nề dẫn đến hiện tượng các tổ chức cơ không được nuôi dưỡng. Lâu ngày dẫn đến teo cơ kèm theo yếu ở bên vai và cánh tay bị ảnh hưởng.

  • Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu protein và năng lượng khiến tốc độ tổng hợp protein giảm nhanh hơn so với thông thường. Trong khi đó protein chính là thành phần chính là tăng sức cơ, kích thích tạo cơ và duy trì khối lượng cơ của cơ thể.

  • Không sử dụng cơ

Bệnh teo cơ delta cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân không sử dụng cơ trong thời gian dài do chấn thương hoặc bệnh lý làm cản trở các hoạt động ở vùng vai và cánh tay. Thông thường các biển hiện teo cơ sẽ xảy ra do bệnh nhân không sử dụng cơ trên 10 ngày. Tốc độ teo cơ sẽ nhanh hơn ở người lớn tuổi không sử dụng cơ (tốc độ bình thường: 0,5 – 0,6% tổng khối lượng cơ mỗi ngày).

  • Hội chứng suy mòn

Hội chứng suy mòn chủ yếu gây teo cơ cục bộ và teo cơ chân do mất cơ liên tục mà không thể kiểm soát bằng liệu pháp dinh dưỡng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hội chứng này có thể gây xơ hóa cơ delta dẫn đến mất cơ. Hội chứng suy mòn thường xảy ra ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết, ung thư, AIDS, bệnh thận mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Thông thường teo cơ do hội chứng suy mòn khó điều trị, cần kiên trì và thường không thể hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân.

  • Lão hóa

Teo cơ delta có thể xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, phổ biến ở người lớn tuổi. Sự lão hóa làm giảm chất lượng cơ, lâu ngày dẫn đến giảm khối lượng cơ và mất sức mạnh. Trong trường hợp không sớm cải thiện, bệnh nhân có thể bị tàn tật hoặc suy giảm chức năng.

Các phương pháp điều trị teo cơ do quá trình lão hóa thường bao gồm vật lý trị liệu/ chế độ luyện tập tại nhà kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu protein và calo.

Loạn dưỡng cơ (Muscular Dystrophy) dạng mặt – vai- cánh tay được xác định là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ teo cơ delta. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng mất khối lượng cơ và yếu cơ do di truyền. Loạn dưỡng cơ xảy ra khi các gen đột biến làm cản trở quá trình sinh tổng hợp dystrophin. Đây là một loại protein quan trọng và cần thiết cho khối lượng và các chức năng bình thường của cơ.

Loạn dưỡng cơ (Muscular Dystrophy)
Loạn dưỡng cơ (Muscular Dystrophy) dạng mặt – vai- cánh tay là nguyên nhân làm tăng nguy cơ teo cơ delta
  • Bệnh ở cơ

Bên cạnh loạn dưỡng cơ, viêm cơ delta hoặc xơ cứng teo cơ một bên khiến cơ không được sử dụng hoặc giảm khả năng vận động lâu ngày. Từ đó gây ra tình trạng suy giảm chức năng và mất khối lượng cơ.

  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, teo cơ delta cũng có thể xảy ra do một số tình trạng dưới đây:

    • Bỏng
    • Cố định xương do gãy
    • Bệnh ung thư
    • Hội chứng Guillain-Barre
    • Viêm xương khớp
    • Suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa
    • Có vấn đề về nuốt

THAM KHẢO: Phương pháp điều trị viêm xương khớp kết hợp ĐÔNG TÂY Y – Chuyên gia KHUYẾN NGHỊ

Triệu chứng của bệnh teo cơ delta

Triệu chứng của bệnh teo cơ delta trong giai đoạn đầu thường mờ nhạt khiến bệnh nhân khó phát triển. Tuy nhiên khi một lượng đáng kể khối lượng cơ mất định, người bệnh có thể dàng nhận thấy một vài triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Mất cân bằng hai bên vai của cơ thể
  • Mất khối lượng cơ delta khiến vùng giữa hai xương bị xệ xuống và bật ra ngoài. Điều này dẫn đến hiện tượng xương bả vai nhô cao hơn so với bình thường
  • Xương bả vai xoay ngoài hình cánh chim
  • Vai hạ thấp
  • Đầu trên xương các nhánh ở vai nhô ra trước
  • Quan sát khuỷu tay và cánh tay thấy các vết lõm trên bề mặt da, đồng thời rãnh lõm dọc theo thân cơ
  • Không thể khép cánh tay sát vào thân người
  • Không thể hoặc khó đặt hai khuỷu tay chạm vào nhau
  • Khó khăn khi thực hiện những động tác liên quan đến vai
  • Biến dạng lưng ngực
  • Sai khớp vai
  • Xuất hiện rãnh lõm da. Có thể phát hiện bằng cách sờ
  • Biến dạng xương sống (cong vẹo cột sống, gù lưng). Triệu chứng này xảy ra do lực hai bên cơ thể không được cân đối, yếu vai và lưng
  • Giảm phản xạ và tính linh hoạt của người bệnh
  • Khó chịu hoặc đau nhẹ khi vận động
  • Mất cảm giác ở vai, lưng và phần trên của cánh tay
  • Có cảm giác kiến bò ở người bị teo cơ do tổn thương dây thần kinh nách
  • Cánh tay bên tổn thương dài hơn so với bên còn lại
  • Thường xuyên trật khớp xương cánh tay
  • Hạn chế khả năng khép khớp, đặc biệt là trên mặt phẳng ngang vai dưới 90 độ
  • Han chế khả năng vận động khớp vai dưới 90 độ
Mất cân bằng hai bên vai của cơ thể
Teo cơ delta gây mất cân bằng hai bên vai của cơ thể, vai hạ thấp, xương bả vai xoay ngoài hình cánh chim

Bệnh teo cơ delta có nguy hiểm không?

So với những tổn thương cơ khác, teo cơ delta là một tình trạng nghiêm trọng, khó điều trị và dễ phát sinh biến chứng hơn. Chính vì thế người bệnh cần tiến hành thăm khám chữa trị mất khối lượng cơ delta trong giai đoạn khởi phát để đạt hiệu quả tối đa.

Đối với những trường hợp nặng, không sớm khám và chữa trị, bệnh nhân bị teo cơ delta có thể gặp một số vấn đề dưới đây:

  • Dị tật không thể phục hồi
  • Hạn chế hoặc mất khả năng vận động
  • Tê liệt
  • Bại liệt ở bên bị ảnh hưởng

Vì thế nếu có những triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TUYẾN – HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CTA

Kỹ thuật chẩn đoán teo cơ delta

Thông thường bệnh teo cơ delta được chẩn đoán dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng.

1. Kiểm tra lâm sàng

Để xác định sơ bộ tình trạng sức khỏe và các bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám tìm kiếm dị tật hoặc một số vấn đề ở cột sống, vai và cánh tay bên ảnh hưởng. Sau đó người bệnh sẽ được yêu cầu mô tả triệu chứng và thực hiện một số kỹ thuật kiểm tra. Điều này giúp đánh giá khả năng vận động (bao gồm cả chủ động và bị động), sức cơ, phạm bi chuyển động của hai bên vai và cánh tay.

Ngoài ra người bệnh còn được yêu cầu liệt kê đầy đủ các loại thuốc đang dùng, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình và những chấn thương trước đó. Điều này giúp tổng hợp và loại trừ một số cơ chế gây bệnh.

2. Kiểm tra cận lâm sàng

Một số xét nghiệm thường được chỉ định trong chẩn đoán teo cơ delta:

  • Siêu âm: Siêu âm cho phép bác sĩ kiểm tra chiều dài và kích thước của những dải xơ vùng cơ delta.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang được chỉ định để kiểm tra xương và các khớp. Từ đó loại trừ một số nguyên nhân.
  • Điện cơ đồ: Bệnh nhân được yêu cầu điện cơ đồ trong trường hợp nghi ngờ khả năng vận đông bị chi phối bởi những tổn thương thần kinh ngoại vi.
  • Men cơ: Kỹ thuật có tác dụng định lượng Creatinin Phosphokinase. Từ đó kiểm tra quá trình tiêu hủy tế bào cơ dẫn đến teo cơ.
  • Giải phẫu cơ: Giải phẫu cơ được thực hiện với mục đích đánh giá khả năng xâm lấn và thay thế tế bào cơ của các tế bào xơ, đồng thời đánh giá tình trạng thoái cơ.

3. Chẩn đoán phân biệt

Thông thường teo cơ delta được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

Chẩn đoán teo cơ delta
Chẩn đoán teo cơ delta dựa trên kiểm tra cận lâm sàng và kết quả của một số xét nghiệm cận lâm sàng

Phương pháp điều trị teo cơ delta

Thông thường bệnh nhân bị teo cơ delta được điều trị bằng những phương pháp sau:

1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị chính đối với với bệnh nhân bị mất khối lượng cơ delta. Phương pháp này có tác dụng kích thích sự gia tăng khối lượng cơ, giảm quá trình xơ hóa, tăng cường sức cơ và phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân.

Dựa vào tình trạng cụ thể và mục đích điều trị, người bệnh có thể được hướng dẫn bài tập vật lý trị liệu hoặc vật lý trị liệu bằng hồng ngoại

  • Vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại

Đối với vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện siêu âm và sử dụng điện cao tần để kích thích cơ. Phương pháp này có tác dụng tăng khối lượng cơ, tăng tốc độ phục hồi và ngăn teo cơ tiến triển. Thông thường vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại được thực hiện trước khi luyện tập và sau 72 giờ mổ cơ delta.

  • Bài tập vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức cơ, tăng khối lượng cơ và duy trì khả năng vận động của bệnh nhân:

    • Tập khép ngang vai
    • Tập gấp khép và xoay ngoài
    • Tập xoay ngoài cánh tay
    • Tập xoay đầu xương cánh tay
    • Tập khớp vai- tay
    • Vận động kết hợp xoay ngoài và gấp khép
    •  Vận động khép ngang cánh tay khi duy trì tư thế ngồi
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phòng ngừa và điều trị teo cơ delta

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bệnh được khuyên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng để ổn định quá trình sinh tổng hợp protein, tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ. Từ đó kiểm soát teo cơ và tăng khả năng phục hồi.

Đặc biệt bệnh nhân cần đảm bảo đáp ứng đủ hàm lượng protein cho cơ thể thông qua những loại thực phẩm sau:

  • Tôm
  • Cá ngừ
  • Đậu phộng
  • Cải Brussels
  • Diêm mạch
  • Đậu lăng
  • Hạnh nhân
  • Bông cải xanh
  • Sữa
  • Phô mai
  • Yến mạch
  • Ức gà
  • Trứng

3. Liệu pháp gen

Liệu pháp gen thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị teo cơ delta bẩm sinh do có khuyết tật ở bộ gen. Phương pháp này có tác dụng hóa lành gen bị tổn thương nhằm kích thích sự phát triển của những tế bào gen mới.

Đối với liệu pháp gen, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng hệ mã gen hóa lành các gen bị tổn thương, gen hai vào nhóm cơ của bệnh nhân. Từ đó tăng khả năng tái tạo, phát triển và phục hồi. Do tác động trực tiếp lên nguồn gốc bệnh nên liệu pháp gen mang đến hiệu quả rất cao.

Liệu pháp gene
Liệu pháp gen có tác dụng hóa lành gen bị tổn thương, tăng tái tạo, kích thích sự phát triển của những tế bào gen mới

4. Liệu pháp tế bào

Liệu pháp tế bào được dùng cho những bệnh nhân bị teo cơ delta không thể phục hồi bằng vật lý trị liệu và chế độ ăn uống. Tùy thuộc vào tình trạng, liệu pháp này có thể được sử dụng đồng thời với liệu pháp gen để tăng hiệu quả điều trị. Liệu pháp tế bào sử dụng tế bào gốc hoặc nguyên bào cơ ghép vào khu vực tổn thương để tái tạo và bảo vệ những tế bào cơ bị dị tật.

Thông thường sau khi được tái tạo, những tế bào cơ sẽ tạo ra các tế bào mới. Đồng thời kích thích sự phát triển của chúng để điều trị bệnh teo cơ delta. Liệu pháp tế bào thường được rộng rãi do có độ an toàn và đạt hiệu quả cao.

5. Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc để ngăn ngừa teo cơ delta và cải thiện các biểu hiện đi kèm. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc giảm huy cơ
  • Thuốc tạo cơ
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm

Thông thường thuốc chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn cho những bệnh nhân có triệu nặng để hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

6. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật điều trị cơ delta chỉ được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Teo cơ nặng, có dị tật, không thể điều trị hoặc thất bại khi áp dụng các biện pháp bảo tồn
  • Teo cơ do chấn thương hoặc có nguyên nhân bệnh lý cần được phẫu thuật phục hồi
  • Teo cơ do chèn ép và tổn thương dây thần kinh

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mục đích điều trị, người bệnh có thể được mổ hở hoặc mổ nội soi. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu kết hợp chế độ ăn uống khoa học để kích thích phát triển tế bào cơ và phục hồi chức năng.

Sau khi điều trị và phục hồi chức năng ở những bệnh nhân bị teo cơ delta, người bệnh cần được theo dõi và tái khám mỗi 3 tháng trong thời gian đầu. Có thể giãn khoảng cách tái khám (6 tháng, 12 tháng, 24 tháng) trong những lần tiếp theo. Điều này giúp đảm bảo teo cơ không tái phát, không có biến dạng hoặc hạn chế khả năng vận động. Đồng sớm có biện pháp xử lý khi xuất hiện dấu hiệu bất thường.

>>>ĐỌC NGAY: KHÔNG PHẪU THUẬT, hàng nghìn bệnh nhân chữa khỏi bệnh xương khớp với bài thuốc thảo dược

Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho trường hợp teo cơ nặng, có dị tật, thất bại khi dùng các phương pháp điều trị bảo tồn

Biện pháp phòng ngừa teo cơ delta

Ngoài yếu tố bẩm sinh (khiếm khuyết gen), người bệnh có thể giảm nguy cơ teo cơ delta bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Tập thể dục và vận động 30 – 60 phút mỗi ngày. Nên bơi lội hoặc yoga với những bài tập liên quan đến cơ delta. Điều này giúp tăng cường sức cơ, tăng khối lượng cơ và phòng ngừa teo cơ hiệu quả. Ngoài ra tập thể dục mỗi ngày còn giúp người bệnh giảm đau, rèn luyện sức khỏe tổng thể, tăng độ bền cho hệ xương khớp và duy trì chức năng vận động.
  • Hạn chế sử dụng những loại thuốc làm tăng nguy cơ teo cơ như thuốc ngừa sốt rét, Penicillin, Streptomycin, Tetracycline, Dramamine, Iron… Người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc này khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt về liều dùng và cách dùng.
  • Hạn chế tiêm thuốc nhiều lần vào vùng cơ delta.
  • Ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, đậu, bột yến mạch… Đặc biệt cần đảm bảo bổ sung đủ hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp duy trì quá trình tổng hợp protein, tăng chức năng và chất lượng cơ.
  • Không nên dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì có thể làm tăng nguy cơ teo cơ delta.
  • Điều trị những tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ teo cơ như loạn dưỡng cơ, viêm cơ, xơ yếu cơ…
  • Đối với những bệnh nhân bị ung thư hoặc chấn thương làm giảm khả năng vận động, người bệnh nên điều trị dự phòng theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Khám sức khỏe định kỳ ở những bệnh nhân có khiếm khuyết ở bộ gen để sớm phát hiện teo cơ và điều trị đúng cách.
Tập thể dục và vận động 30 - 60 phút mỗi ngày
Tập thể dục và vận động 30 – 60 phút mỗi ngày để tăng cường sức cơ, tăng khối lượng cơ và phòng ngừa teo cơ

Teo cơ delta xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động. Tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do khiếm khuyết ở bộ gen là chủ yếu. Bệnh lý này có thể được ngăn ngừa, kiểm soát và điều trị bằng nhiều phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên ở trường hợp nặng bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật để khắc phục và dự phòng phát sinh rủi ro.

THAM KHẢO:

Bình luận

  1. Đinh Tuyết Anh says: Trả lời


    Phẫu thuật teo cơ delta ở đâu chi phí bao nhiêu ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua