Tê ngón tay út (và áp út) có phải bệnh nguy hiểm?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tê ngón tay út có thể liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như áp lực lên dây thần kinh, sử dụng một số loại thuốc hoặc các bệnh lý liên quan khác. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, bao gồm đột quỵ.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Tê ngón tay út
Tê ngón tay út có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng

Tê ở ngón út và áp út là bệnh gì?

Tê ở ngón út và ngón áp út có nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như cảm giác như kim châm, bỏng rát hoặc như côn trùng cắn. Ngoài ra, tê tay có thể đi kèm mất cảm giác hoặc yếu ngón tay.

Tê tay có thể liên quan đến tình trạng chèn ép hoặc tổn thương các dây thần kinh, sử dụng một số loại thuốc hoặc do thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

1. Hội chứng chèn dây thần kinh trụ ở khuỷu tay

Hội chứng chèn dây thần kinh trụ ở khuỷu tay xảy ra khi áp lực chèn ép lên dây thần kinh trụ ở khuỷu tay. Dây thần kinh này nằm ở ngay bên dưới bề mặt da ở gần khuỷu tay. Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh thường xuyên tác động lên khuỷu tay, đặc biệt là đặt khuỷu tay lên một bề mặt cứng trong một thời gian dài. Ngoài ra, việc gối tay ở bên dưới gối khi ngủ qua đêm cũng có thể dẫn đến Hội chứng chèn ép dây thần kinh ở khuỷu tay.

tê ngón tay út và áp út
Hội chứng chèn dây thần kinh trụ ở khuỷu tay có thể gây tê ở ngón út và ngón áp út

Hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay có thể liên quan đến các hoạt động cường độ cao ở khuỷu tay, gây chèn ép lên các dây thần kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Tê tay hoặc đau ở khuỷu tay;
  • Có cảm giác ngứa ran và tê ngón út hoặc ngón áp út;
  • Yếu cơ ở ngón tay đeo nhẫn hoặc ngón út;
  • Khó uốn cong ngón áp út và ngón út;
  • Giảm sức mạnh khi nắm tay hoặc cầm nắm đồ vật.

Hội chứng chèn ép các dây thần kinh ở khuỷu tay ở thể được chẩn đoán thông qua việc nghiên cứu dẫn truyền thần kinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị chẳng hạn như:

  • Tránh áp lực lên khuỷu tay;
  • Đặt miếng đệm lên khuỷu tay khi tham gia các hoạt động;
  • Đeo nẹp hoặc đai bảo vệ khuỷu tay khi thực hiện các hoạt động uốn cong.

Trong trường hợp chèn ép các dây thần kinh nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giảm tê ở ngón út. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, người bệnh đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật.

2. Hội chứng kênh Guyon

Hội chứng kênh Guyon xảy ra khi dây thần kinh trụ bị chèn ép ở ống cổ tay. Dây thần kinh trụ chạy dọc theo mặt bên của cổ, xuống cánh tay, khuỷu tay, đến ngón đeo nhẫn và ngón út của bàn tay.

Hội chứng kênh Guyon có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro khác nhau, chẳng hạn như:

  • Lạm dụng cổ tay, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến việc uốn cong lặp lại thường xuyên;
  • Viêm khớp cổ tay;
  • Khối u ở cổ tay;
  • Chấn thương lặp lại thường xuyên hoặc chấn thương nghiêm trọng ở cổ tay;
  • Xuất hiện các cục máu động gây chèn ép dây thần kinh trụ;
  • Dị tật ở cổ tay.
tê ngón tay út bên trái
Tê ngón tay út có thể là dấu hiệu của Hội chứng kênh Guyon

Triệu chứng chính của Hội chứng kênh Guyon là ngứa ran và châm chích ở ngón áp út và ngón út. Sau đó, người bệnh có thể cảm thấy tê, rát hoặc đau khi thực hiện một số hoạt động nhất định.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dây thần kinh bị chèn ép, các biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, các triệu chứng nghiêm trọng có thể cần được điều trị phẫu thuật để giảm áp lực lên các dây thần kinh.

3. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi. Các dây thần kinh này gửi tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương đến các phần còn lại của cơ thể.

Bệnh lý thần kinh ngoại vi thường gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây đau đớn, tê bì tay chân và ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng.

Hội chứng chèn ép thần kinh trụ
Bệnh lý thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như tiểu đường, có thể dẫn đến tê các ngón tay

Tiểu đường, rối loạn sử dụng rượu và lão hóa đều có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên. Thông thường tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến bàn chân chân và các ngón chân trước khi ảnh hưởng đến bàn tay và các ngón tay, bao gồm gây tê ngón út.

4. Hội chứng đau cơ xơ hóa

Hội chứng đau cơ xơ hóa là một tình trạng gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương. Các triệu chứng có thể xảy ra sau chấn thương hoặc do sử dụng quá mức. Tuy nhiên việc xác định nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhiều khó khăn.

đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa có thể gây tê và đau ở các ngón tay

Các triệu chứng của Hội chứng đau cơ xơ hóa thường là cấp tính. Do đó, các triệu chứng thường được điều trị với các biện pháp đơn giản trong thời gian ngắn, chẳng hạn như nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh khu vực bị tổn thương. Tuy nhiên, Hội chứng đau cơ xơ hóa mãn tính có thể khó chẩn đoán và cần được được trị phù hợp hơn.

Đau cơ xơ hóa có thể gây đau đớn cục bộ ở một số vị trí cụ thể, chẳng hạn như tê ngón tay út hoặc tê cổ và vai. Đây là một tình trạng mãn tính dẫn đến đau đớn khắp cơ thể, bao gồm gây tê khắp cơ thể cũng như một số tình trạng thần kinh khác.

Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng đau cơ xơ hóa, tuy nhiên tùy theo theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý gây tổn thương dây thần kinh, việc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư, cũng có thể dẫn đến tê ở bàn tay và các ngón tay.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tê ngón út và ngón áp út có thể bao gồm:

  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B1, B6 hoặc B12;
  • Chấn thương ở cánh tay;
  • Rối loạn não hoặc tủy sống.

Tê ngón tay út (và áp út) có phải bệnh nguy hiểm?

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi tình trạng tê ngón út và áp út có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Các cục máu đông hoặc tổn thương ở mạch máu có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, điều này có thể dẫn đến đột quỵ.

Một trong những dấu hiệu phổ biến ở đột quỵ là ngứa ran và tê đột ngột ở các chi, chẳng hạn như tê ngón út, dọc theo một bên cơ thể. Do đó, nếu người bệnh bị tê ngón út hoặc ngón áp út đột ngột, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

tê ngón tay út có sao không
Đôi khi tê ngón tay út có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng

Các triệu chứng và dấu hiệu đột quỵ khác có thể bao gồm:

  • Khó nói hoặc khó hiểu những gì người khác đang nói;
  • Tê chân, cánh tay hoặc tê mặt;
  • Có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc hai mắt;
  • Đau đầu;
  • Gặp khó khăn khi đi lại.

Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên hoặc đột ngột và gây cản trở các hoạt động hàng ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Chẩn đoán tê ngón út như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng tê ngón tay út, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng ở ngón tay, bàn tay và cánh tay của người bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra chức năng thần kinh để xác định các tổn thương liên quan.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI để xác định các tổn thương xương và dây thần kinh. Các vị trí thường được yêu cầu xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • Cổ;
  • Vai;
  • Cánh tay;
  • Ngón tay.

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể được đề nghị xét nghiệm máu để xác định các tình trạng khác có gây tê ngón tay út, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc thiếu vitamin B12.

Tê ngón tay út điều trị như thế nào?

Điều trị tình trạng tê ngón tay út phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

1. Sử dụng vòng nẹp tay

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi để tránh gây kích thích và sưng khuỷu tay. Nếu công việc cần sử dụng máy tính thường xuyên, việc nghỉ ngơi có thể gặp nhiều khó khăn.

tê đầu ngón tay út phải
Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng nẹp tay để hỗ trợ cải thiện tình trạng tê ngón tay út

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng nẹp tay để hạn chế các cử động không cần thiết ở các ngón tay. Ngoài ra, các loại nẹp khuỷu tay có thể ngắn khuỷu tay bị cong, đặc biệt là khi người bệnh ngủ. Điều này có thể hạn chế áp lực tác động lên các dây thần kinh và cải thiện tình trạng tê các ngón tay.

2. Sử dụng thuốc chống viêm

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen để kiểm soát cơn đau, chống viêm và hỗ trợ cải thiện tình trạng tê ngón tay út.

Thuốc được sử dụng để cải thiện tình trạng tê ngón tay út và áp út từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Khó tiêu;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Buồn ngủ;
  • Tổn thương thận, gan, tim và hệ thống tuần hoàn máu;
  • Kích ứng dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.

Do đó, người bệnh cần đọc kỹ kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Ngoài ra, không sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài hoặc quá liều lượng quy định để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bên cạnh đó, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, tiêu thụ ít đường, tránh uống rượu, hạn chế căng thẳng cũng có thể cải thiện tình trạng viêm trong cơ thể và hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tê ngón tay út.

3. Chườm đá

Chườm lạnh hoạt động bằng cách làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến các ngón tay. Điều này hỗ trợ giảm viêm, sưng và đau, đặc biệt là ở các khớp và gân. Ngoài ra, chườm lạnh có thể hạn chế hoạt động của các dây thần kinh, điều này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tê ngón tay út hiệu quả.

chườm đá tê ngón tay
Chườm đá có thể hạn chế hoạt động của các dây thần kinh và cải thiện tình trạng tê tay

Người bệnh có thể bọc một viên đá lạnh trong vải mỏng sau đó chườm lên ngón tay út và áp út để cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên phương pháp chườm lạnh có thể không phù hợp với người bị rối loạn cảm giác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, rối loạn thần kinh hoặc giảm độ nhạy cảm. Ngoài ra, người có tuần hoàn máu kém cũng không nên áp dụng biện pháp chườm lạnh để tránh các rủi ro không mong muốn.

4. Thực hiện các động tác kéo giãn tay

Bàn tay và các ngón tay thực hiện rất nhiều động tác khác nhau mỗi ngày, do đó rất dễ bị áp lực, yêu, cứng và tê các ngón tay. Thực hiện các bài tập đơn giản có thể hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương, tăng cường sức mạnh và giúp các ngón tay trở nên linh hoạt hơn.

Động tác nắm chặt tay:

  • Người tập ngồi, đặt bàn tay mở rộng lên đùi, lòng bàn tay hướng lên;
  • Từ từ khép tay lại thành nắm đấm, không nắm quá chặt;
  • Căng tay chạm vào chân, nâng cao nắm tay khỏi chân, hướng về phía cơ thể và uốn cong cổ tay;
  • Giữ yên trong 10 giây;
  • Hạ nắm tay xuống và từ từ mở rộng các ngón tay;
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Tác động lên mặt bàn:

  • Người bệnh ngồi, lòng bàn tay úp xuống bàn;
  • Ấn mạnh xuống phía bàn;
  • Giữ yên trong 5 -10 giây.
bài tập chữa tê ngón tay
Thực hiện các động tác kéo giãn ngón tay có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tê ngón tay

Bài tập xòe ngón tay:

  • Chụm các đầu ngón tay lại với nhau và cố định bằng một sợi thun hoặc dây buộc tóc;
  • Di chuyển các ngón tay ra khỏi ngón cái và căng dây thun;
  • Thực hiện động tác 10 lần.

Căng ngón tay:

  • Người bệnh đặt bàn tay lên mặt bàn;
  • Sử dụng bàn tay còn lại để giữ các ngón tay bị ảnh hưởng;
  • Dùng tay còn lại để nhấc từng ngón tay lên mà không gây ảnh hưởng đến các ngón tay còn lại;
  • Giữ các ngón tay trong 10 giây và đưa trở lại vị trí ban đầu;
  • Thực hiện 10 lần cho mỗi ngón tay và lặp lại 3 lần mỗi ngày.

Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn bàn tay và các ngón tay có thể cải thiện tình trạng tê ngón tay út hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang CHẶN ĐỨNG đau nhức, tê bì ngón tay, PHỤC HỒI vận động 

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang là thành quả từ công trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu của đội ngũ y bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Quốc dược Phục cốt khang phát triển từ hàng chục phương thuốc bí truyền, nổi bật nhất là cốt thuốc xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn. Kế thừa y pháp lừng danh Hải Thượng Lãn Ông, phân tích, nghiên cứu, thử nghiệm được thực hiện bài bản dưới sự soi sáng của khoa học hiện đại, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện với công thức HOÀN CHỈNH, dược tính mạnh mẽ phù hợp thể trạng người Việt hiện đại. 

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu bài bản
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu bài bản

Quốc dược Phục cốt khang DUY NHẤT cộng hưởng sức mạnh của 3 nhóm thuốc vừa điều trị chuyên sâu vừa bồi bổ,  tăng sức mạnh xương khớp, phục hồi vận động.

  • QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Đặc trị chuyên sâu viêm khớp ngón tay với công dụng chỉ thống, hóa đàm, đả thông kinh mạch, làm sạch ổ khớp bị viêm, dứt điểm triệu chứng đau nhức, tê bì ngón tay. Đồng thời bổ sung canxi, tăng sản sinh dịch nhầy sụn khớp, tái tạo sụn khớp tự nhiên, phục hồi vận động. 
  • QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Công dụng trừ thấp, tán hàn, thanh nhiệt, bổ thận, giảm đau, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Là kháng sinh tự nhiên của Y học cổ truyền có tác dụng làm mát gan, giải độc, tiêu viêm, đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. 

Quốc dược Phục cốt khang chiết xuất từ hơn 50 thượng dược xương khớp kinh điển trong GIẢM ĐAU, TIÊU VIÊM, TÁI TẠO và LÀM LÀNH xương khớp. Nhiều biệt dược ẩn nơi đại ngàn Tây Bắc lần đầu tiên được lựa chọn, nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam như cây tào đông, kê huyết đằng, phác mạy liến, co bát vạ, tầm gửi cây gạo,…

100% thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO. Chất lượng dược tính được kiểm định gắt gao theo tiêu chí 3 không: không tác dụng phụ, không phụ thuộc thuốc, không nhờn thuốc. 

Không chỉ sở hữu công thức thuốc ĐỘT PHÁ, bảng thành phần “10 vị bổ 10”, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang còn nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Bài thuốc xương khớp có tính cá nhân hóa cao, gia giảm thành phần linh hoạt dựa theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người, đặc trị dứt điểm mọi tình trạng tê ngón tay từ nhẹ tới nặng. 
  • Bài thuốc phù hợp cuộc sống hiện đại khi được hỗ trợ bào chế dạng cao viên hoàn, cao tinh chất, thuốc sắc sẵn gửi về tận nhà.
  • Kết hợp uống thuốc và trị liệu Y học cổ truyền, cồn xoa bóp thảo dược Thuốc dân tộc, dinh dưỡng và bài tập tại nhà khoa học để tăng hiệu quả tối đa
  • Trên 95% người bệnh điều trị dứt điểm đau nhức, tê buốt ngón tay chỉ sau 1 liệu trình từ 2 – 5 tháng, không tái phát sau nhiều năm ngừng thuốc. 

Xem ngay: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng

Người bệnh phục hồi xương khớp sau 1 liệu trình
Người bệnh phục hồi xương khớp sau 1 liệu trình

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu là liệu pháp điều trị bệnh xương khớp hoàn chỉnh nhất hiện nay.

Theo dõi chi tiết phóng sự qua Video dưới đây:

Nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng cùng đông đảo bệnh nhân khắp cả nước đã điều trị khỏi hẳn bệnh xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc. 

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bệnh nhân khắp cả nước thoát đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Để được tư vấn kỹ hơn về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, mời quý độc giả và người bệnh liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được bác sĩ xương khớp đầu ngành tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT, Zalo: (028) 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

5. Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp tê ngón tay út không cần phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng kéo dài từ 6 – 12 tuần có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng và có thể được đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Thông thường sau phẫu thuật từ 6 – 12 tháng, các triệu chứng tê ngón tay út có thể được cải thiện đáng kể và hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ tái phát. Người bệnh sẽ cảm thấy ít đau và tê sau phẫu thuật vài tuần.

Phẫu thuật thường bao gồm cắt dây chằng chèn ép lên dây thần kinh. Sau khi phẫu thuật, dây chằng sẽ phát triển trở lại theo thời gian và hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tái phát trong tương lai.

Sau phẫu thuật người bệnh nên hạn chế các hoạt động có thể gây áp lực lên cổ tay cho đến khi tay hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra trong trường hợp nghi ngờ u nang hạch, bác sĩ có thể thực hiện hút chất lỏng từ u nang để giảm áp lực lên các dây thần kinh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tê ngón tay út, bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán hướng dẫn điều trị cụ thể.

Tê ngón tay út có phòng ngừa được không?

Một số nguyên nhân gây tê ngón tay út, chẳng hạn như căng thẳng, áp lực, chấn thương hoặc sử dụng quá mức có thể phòng ngừa được. Người bệnh có thể phòng ngừa tình trạng này với một số lưu ý, chẳng hạn như:

phòng ngừa tê ngón tay
Thực hiện các kỹ thuật thư giãn, hạn chế căng thẳng có thể phòng ngừa tình trạng tê ngón tay
  • Giữ tay linh hoạt và khỏe mạnh: Cơ và xương khỏe mạnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ áp lực lên các dây thần kinh và phòng ngừa tình trạng tê ngón tay út. Người bệnh có thể thực hiện một số động tác, chẳng hạn như nâng tạ nhẹ để tăng cường sức khỏe ở cánh tay.
  • Duy trì tư thế tốt: Ngồi ở tư thế tốt khi làm việc, chẳng hạn như giữ thẳng lưng, mở rộng vai và sử dụng nẹp khuỷu tay có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng chèn ép dây thần kinh gây tê ngón tay.
  • Kéo giãn cơ thể: Người bệnh có thể di chuyển xung quanh phòng làm việc để giữ tính linh hoạt của cơ thể. Ngoài ra có thể nâng tay cao hơn đầu và vươn vai hoặc kéo cánh tay ra phía sau cơ thể.
  • Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Người bệnh nên dành thời gian tập thể dục ít nhất 3 ngày mỗi tuần và 30 phút mỗi lần. Điều này có thể tăng cường năng lượng, giúp đầu óc tỉnh táo và hỗ trợ quá trình lưu thông máu khắp cơ thể.
  • Thực hiện biện pháp giảm căng thẳng: Dành 5 – 10 phút mỗi ngày để thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền định, nghe nhạc, đọc sách hoặc tập yoga. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề tâm lý và phòng ngừa tình trạng tê ngón tay út.

Tê ngón tay út khi nào cần đến bệnh viện?

Đôi khi tê ngón tay út có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế khẩn cấp. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu tình trạng tê đi kèm với các dấu hiệu như:

  • Đau tức ngực;
  • Khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Có cảm giác lâng lâng;
  • Không có khả năng nâng cánh tay;
  • Nói lắp;
  • Chóng mặt, choáng váng.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tê ngón tay út và ngón áp út, bao gồm tổn thương hoặc chèn ép các dây thần kinh. Sử dụng một số loại thuốc, thiếu hụt dinh dưỡng và một số bệnh lý liên quan khác.

Tình trạng tê có thể được cải thiện theo thời gian và sau một số biện pháp tự chăm sóc đơn giản. Tuy nhiên nếu tình trạng tê kéo dài hoặc không biến mất, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bài đọc thêm:

  • Kinh nghiệm VƯỢT QUA viêm đau khớp gối thoải mái leo 6 TẦNG LẦU của Nguyên Phó Chủ tịch Tập đoàn Canon Châu Á

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua