Tê Ngón Chân Cái (Bên Trái – Phải): Nguyên Nhân Và Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tê ngón chân cái là tình trạng phổ biến, gây khó chịu và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Xác định nguyên nhân và các yếu tố rủi ro là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Đọc ngay: VTV2 giới thiệu ĐÃ CÓ bài thuốc điều trị mọi vấn đề xương khớp an toàn tuyệt đối cho sức khỏe

Tê ngón chân cái
Tê ngón chân cái có thể là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại biên

Nguyên nhân tê ngón chân cái

Hầu hết mọi người đều bị tê tay hoặc chân do ngủ không đúng tư thế hoặc ở một tư thế xấu quá lâu. Bị tê ngón chân cái ít phổ biến hơn, nhưng có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng.

Tình trạng ngón chân cái bị tê mất cảm giác ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, cảm giác tê ngón chân cũng phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi tê bì ngón chân cái bên phải hoặc trái, người bệnh cũng có thể gặp các dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Có cảm giác như kim châm ở ngón chân;
  • Ngứa ran ở ngón chân cái và các các ngón chân lân cận;
  • Không có khả năng cảm ứng với nóng hoặc lạnh.

Tình trạng tê ngón chân cái có thể gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại hoặc thậm chí là gây đau đớn khi di chuyển. Tê ngón chân cái có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Cụ thể như:

1. Giày quá chật gây tê bì ngón chân cái

Giày có kích thước không phù hợp là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng đầu ngón chân cái bị tê và các ngón chân còn lại. Giày, bao gồm giày cao gót, giày công sở hoặc giày thể thao, đều có thể tác động đến ngón chân cái và gây tê.

tê ngón chân cái bên phải
Đi giày quá chật là nguyên nhân phổ biến gây tê ngón chân cái

Ngón chân cái và các ngón chân khác có chứa các mạch máu, dây thần kinh và xương. Nếu ngón chân bị ép vào một đôi giày quá chật, đặc biệt là trong một thời gian dài, có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu và các vấn đề khác, bao gồm gây tê ngón chân cái.

2. Chứng cứng ngón chân cái

Chứng cứng ngón chân cái (Hallux limitus) là thuật ngữ đề cập đến các vấn đề xảy ra ở khớp đốt bàn chân – ngón chân (metatarsophalangeal). Điều này khiến gốc ngón chân cái trở nên cứng, tê và kém linh hoạt.

Tính không linh hoạt có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu và tê ngón chân cái khi di chuyển hoặc kho uốn cong ngón chân. Khi tình trạng này tiến triển, các khớp ngón chân cái có thể phát triển các gai xương hoặc gây viêm xương khớp ở ngón chân.

Các triệu chứng của tình trạng ngón chân cái bị tê mất cảm giác thường bắt đầu từ nhẹ và nghiêm trọng dần theo thời gian. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:

  • Đau, thường là đầu khớp ngón chân cái, nghiêm trọng hơn khi đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động khác làm cong khớp;
  • Khó uốn cong ngón chân cái;
  • Xuất hiện một khối u hoặc cực xương ở đầu ngón chân, đặc biệt là khi ngón chân cái bị cọ vào giày;
  • Tê ngón chân cái hoặc ngứa ran, đặc biệt khi các gai xương hình thành và chèn ép lên các dây thần kinh;
  • Hình thành các vết chai ở dưới khớp do tăng áp lực lên ngón chân cái.

Tình trạng tê ngón chân cái thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, chẳng hạn như đi giày với kích cỡ phù hợp hoặc sử dụng gel mềm lót ở ngón chân. Trong các trường cần thiết, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc chống viêm để cải thiện các triệu chứng.

Ngoài ra, tình trạng cứng khớp ngón chân cái nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật để tránh dị tật bàn chân.

3. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là tổn thương dây thần kinh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ngoại trừ tủy sống và não bộ. Đây là một rối loạn xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên hoạt động sai chức năng do bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Điều này làm gián đoạn hoạt động bình thường của các dây thần kinh, chẳng hạn như không thể gửi các tín hiệu đau đến não, ngay cả khi có điều gì đó gây tổn thương cơ thể.

tê ngón chân cái bên trái
Các bệnh lý thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như tiều đường, có thể gây tê ngón chân

Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến tê bì chân tay, yếu, ngứa ran, đặc biệt là ở các ngón chân và bàn chân. Người bệnh có thể bị tê ở ngón chân cái hoặc toàn bộ các ngón chân. Cảm giác tê có thể xuất hiện dần theo thời gian và có thể gây ảnh hưởng đến cả hai chân.

Ngoài tê, người bệnh có thể cảm thấy ngón chân cực kỳ nhạy cảm khi chạm vào. Một số người có thể cảm thấy áp lực ở ngón chân, gây khó khăn khi di chuyển.

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên một số tình trạng cơ bản và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Bệnh tổng quát, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Các bệnh lý khác bao gồm rối loạn thận, suy giáp, các bệnh viêm mãn tính hoặc thiếu hụt vitamin và dưỡng chất cần thiết cho chức năng thần kinh.
  • Chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông, té ngã hoặc gãy xương.
  • Sử dụng rượu mãn tính và ngộ độc, chẳng hạn như dung môi, thuốc diệt côn trùng hoặc lạm dụng hóa chất tại nơi làm việc.
  • Nhiễm trùng chẳng hạn như nhiễm virus gây bệnh zona, thủy đậu hoặc herpes simplex. Các tình trạng rối loạn tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và lupus cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại biên.
  • Sử dụng một số loại thuốc, như thuốc chống co giật, thuốc điều trị nhiễm trùng vi khuẩn, thuốc huyết áp và thuốc điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại biên và gây tê ngón chân cái.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

4. Biến dạng ngón chân cái

Biến dạng ngón chân cái (Bunion) là thuật ngữ mô tả tình trạng sưng ở bên cạnh của ngón chân cái. Tình trạng này thường liên quan đến các bất thường ở xương bàn chân, khiến ngón chân cái nghiêng về phía ngón chân thứ hai thay vì thẳng về phía trước. Góc ngón chân này có thể dẫn đến sưng và tê ngón chân cái.

ngón chân cái bị tê mất cảm giác
Ngón chân cái bị tê mất cảm giác có thể là dấu hiệu của tình trạng biến dạng ngón chân cái

Biến dạng ngón chân cái được cho là có tính chất di truyền. Một số tình trạng có thể dẫn đến tình trạng bao gồm Hội chứng bàn chân bẹt, dây chằng quá linh hoạt hoặc cấu trúc xương bất thường. Ngoài ra, đi giày không vừa vặn cũng có thể dẫn đến biến dạng ngón chân cái hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Biến dạng ngón chân cái thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ngoài trừ gây sưng, tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Đỏ và viêm da ở cạnh ngón chân cái;
  • Ngón chân cái quay về các ngón chân còn lại;
  • Da ở mặt dưới ngón chân cái dày hơn;
  • Xuất hiện vết chai ở cạnh bên của ngón chân thứ hai;
  • Đau ngón chân kéo dài;
  • Khó cử động ngón chân cái;
  • Ngón chân cái bị tê mất cảm giác;
  • Mất tinh linh hoạt ở ngón chân.

Biến dạng ngón chân cái không được điều trị có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, dẫn đến đau đớn và khó cử động các ngón chân. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh thường được đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa biến dạng bàn chân.

5. Bỏng lạnh gây tê bì ngón chân cái

Bỏng lạnh là tình trạng xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ thấp quá lâu. Ngoài ra, nếu chân bị ướt trong thời tiết lạnh cũng có thể dẫn đến hiện tượng đầu ngón chân cái bị tê.

Tình trạng tê cóng này có thể gây ảnh hưởng đến các ngón chân, ngay cả khi người bệnh đi tất hoặc giày. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm:

  • Da lạnh và có cảm giác châm chích;
  • Tê các ngón chân, bao gồm cả ngón chân cái;
  • Da cứng;
  • Cứng khớp và cơ;
  • Phồng rộp khi da được làm ấm trở lại (trong trường hợp nghiêm trọng).

Bỏng lạnh có thể gây tổn thương da vĩnh viễn. Do đó, người bệnh nhận thấy hiệu bỏng lạnh cần có biện pháp sơ cứu đúng cách, làm ấm cơ thể, chăm sóc vết thương và đến bệnh viện (nếu các triệu chứng nghiêm trọng).

6. Hiện tượng Raynaud

Hiện tượng Raynaud gây đổi màu và tê da ở ngón chân, ngón tay, tai và đầu mũi. Tình trạng này xảy ra khi các động mạch nhỏ chịu trách nhiệm về lưu thông máu đến các chi bị co lại để phản ứng với cảm xúc hoặc khi thời tiết lạnh.

Bị tê ngón chân cái là bệnh gì
Hiện tượng Raynaud có thể gây tê cóng ngón chân cái

Hiện tượng Raynaud có thể đi kèm với một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm khớp hoặc bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch. Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này khi ảnh hưởng đến chân là gây tê ngón chân cái. Người bệnh cũng có thể bị mất cảm giác ở ngón chân và da ngón chân đổi thành màu xanh lam.

Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân cụ thể, hiện tượng Raynaud có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và giữ ấm toàn thân.

7. U dây thần kinh Morton

U dây thần kinh Morton là tình trạng xảy ra do sự dày lên của các mô xung quanh dây thần kinh ngón chân. Điều này dẫn đến áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến đau bàn chân và tê ngón chân cái. Một số hoạt động hoặc đi một số loại giày có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng u dây thần kinh Morton và đề nghị phương pháp xử lý phù hợp. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, phương pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi giày, dép, sử dụng miếng lót giày (nếu cần thiết). Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cần tiêm corticosteroid để giảm đau nếu cơn đau nghiêm trọng.

8. Tổn thương cổ chân

Trong một số trường hợp, tổn thương xương cổ chân có thể dẫn đến đau ở bàn chân và tê ngón chân, đặc biệt là ở ngón chân cái. Tổn thương cổ chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:

  • Bất thường xương bẩm sinh;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Sử dụng giày không phù hợp;
  • Gãy xương ngón chân hoặc cổ chân;
  • Rách dây chằng ở bàn chân.

Tổn thương cổ chân có thể không cần được điều trị y tế. Người bệnh có thể thay thế giày, dành thời gian nghỉ ngơi và chườm đá để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng nghiêm trọng có thể dẫn được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

9. Các nguyên nhân khác

Đôi khi tình trạng tê ngón chân cái bên trái hoặc phải có thể liên quan đến một số nguyên nhân không phổ biến, chẳng hạn như:

tê đầu ngón chân cái là bệnh gì
Tình trạng tê ngón chân cái có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng
  • Đột quỵ;
  • Chấn thương tủy sống hoặc não;
  • Bệnh đa xơ cứng;
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh Lyme hoặc bệnh giang mai;
  • Tác dụng phụ hóa trị liệu;
  • Thiếu vitamin và các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin B12.

Ngón chân cái bị tê mất cảm giác có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG TÊ NGÓN CHÂN CỦA BẠN ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN

Chẩn đoán tê ngón chân cái như thế nào?

Bị tê ngón chân cái liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Do đó, để xác định tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp chẩn đoán như:

– Kiểm tra bệnh sử: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh mô tả tình trạng tê ngón chân cũng như thời gian xuất hiện tình trạng tê và các chấn thương liên quan.

– Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra các chức năng thần kinh, bao gồm phản xạ, sức mạnh cơ bắp và các chức năng cảm giác của người bệnh.

– Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán tình trạng tê ngón chân cái. Các xét nghiệm bao gồm chụp MRI hoặc chụp CT để xác định khối u hoặc tình trạng đột quỵ.

Cụ thể, các xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh;
  • Kiểm tra chức năng thận;
  • Đo nồng độ đường trong máu;
  • Kiểm tra nồng độ độ vitamin B12
  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp.

Cách chữa trị hiện tượng tê ngón chân cái

Các biện pháp điều trị tình trạng tê đầu ngón chân cái phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu cảm giác ngón chân cái bị tê gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra chấn thương để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại vi

Nhiều bệnh lý thần kinh ngoại vi, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và giúp giáp, có thể được kiểm soát bằng các biện pháp y tế.

 Bị tê ngón chân cái bên phải
Tăng cường vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết có thể cải thiện các triệu chứng tê ngón chân

Các nguyên nhân khác của bệnh thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như thiếu vitamin, có thể được điều trị với các phương pháp tự nhiên, chẳng hạn như bổ sung vitamin.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể được cải thiện bằng cách châm cứu. Châm cứu là phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền có cải thiện tình trạng tê, đau nhức, cứng khớp và phục hồi hoạt động ở bàn chân, ngón chân.

2. Điều trị biến dạng ngón chân

Nếu người bệnh bị biến dạng ngón chân cái, bác sĩ có thể đề nghi người bệnh thay đổi giày dép để giảm kích ứng và tê ngón chân cái. Ngoài ra, việc băng nén ngón chân trong thời gian ngắn có thể được đề nghị để cải thiện các triệu chứng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng dụng cụ chỉnh hình ngón chân để giảm bớt cảm giác đau và tê ngón chân cái.

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

3. Điều trị hiện tượng Raynaud

Hiện tượng Raynaud có thể được cải thiện bằng cạch thay đổi lối sống, giữ ấm và tránh nhiệt độ lạnh ngay cả ở ngoài trời hoặc bên trong nhà.

điều trị tê đầu ngón chân cái bên trái
Giữ ấm chân để tránh nguy cơ bị tê đầu ngón chân

4. Đối với tình trạng bỏng lạnh

Trong trường hợp bị bỏng lạnh, người bệnh cần tránh cái lạnh ngay lập tức. Nếu ngón chân cái hoặc bất cứ bộ phận nào bị ứng, cần làm khô và loại bỏ quần áo ẩm ngay lập tức. Sau đó, ngâm chân trong bồn nước ấm khoảng 30 phút để làm ấm cơ thể.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc da bị phồng rộp ngay sau khi được làm ấm, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

5. Điều trị hiệu quả tê ngón chân cái do bệnh xương khớp với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Trong một số trường hợp, tình trạng tê ngón chân cái kéo dài có thể liên quan tới một số bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc giúp hàng ngàn bệnh nhân xương khớp dứt điểm đau nhức, phục hồi vận động. Bài thuốc phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ phương quý, tiêu biểu là cốt thuốc xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp sức mạnh của 3 nhóm thuốc gồm BỔ THẬN – GIẢI ĐỘC – ĐẶC TRỊ mang lại cơ chế điều trị ĐA CHIỀU với công dụng:

  • Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ tà ra ngoài cơ thể
  • Điều trị dứt điểm tình trạng tê đau ngón chân
  • Bồi bổ can thận, hoạt huyết, cường gân mạnh cốt
  • Bổ sung canxi, tăng chất nhầy sụn khớp giúp xương khớp hoạt động trơn tru
  • Tái tạo và phục hồi xương khớp tự nhiên, ngăn bệnh tái phát. 

Bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang hòa quyện tinh hoa hơn 50 cây thuốc Việt. Nhiều vị thuốc mệnh danh biệt dược xương khớp có giá trị tốt nhất trong giảm đau, lưu thông khí huyết, tái tạo và phục hồi xương khớp. Một số chủ dược chính như kê huyết đằng, cây tào đông, tầm gửi cây gạo, phác mạy nghiến,… 100% thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO được lấy trực tiếp từ hệ thống vườn thuốc Nam chuyên canh do Trung tâm Thuốc dân tộc tự chủ. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang an toàn, không tác dụng phụ.

Đọc thêm: Bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang đột phá trong thành phần và công thức thuốc

Tỷ lệ người bệnh dứt điểm đau nhức, tê bì chân tay sau 1 liệu trình điều trị từ 2 – 3 tháng lên trên 95%. 

Phản hồi của bác Trình Thị Thúy (65 tuổi) điều trị KHỎI HẲN viêm khớp cổ chân sau thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Từng bị đau không nhấc được chân vì tràn dịch khớp gối, thoái hóa khớp, bác Trịnh Thị Xánh (Mỹ Đức, Hà Nội) đã dứt điểm đau nhức, đi lại bình thường sau 1 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

 

 

Để được tư vấn chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh vui lòng liên hệ với các bác sĩ đầu ngành qua các kênh thông tin sau đây:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT: (028) 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

CHIA SẺ VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP BẠN GẶP PHẢI ĐỂ GẶP CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TIẾP

BÀI ĐỌC THÊM:

Phòng ngừa tình trạng tê ngón chân cái

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân khiếncho đầu ngón chân cái bị tê, tuy nhiên hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nguy hiểm và có thể phòng ngừa được. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

phòng ngừa tê ngón chân cái
Hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá để hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tê ngón chân cái
  • Đi giày phù hợp: Nếu giày quá chật, người bệnh nên thay đổi giày và chọn giày phù hợp với kích cỡ chân. Đảm bảo giày công sở, giày thể thao và các loại giày thời trang có khoảng trống rộng bằng nửa ngón chân cái ở đầu ngón chân. Người bệnh cũng nên tránh đi những đôi giày có bề ngang quá hẹp, gây chèn ép các ngón chân. Điều này sẽ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng biến dạng ngón chân cái (Bunion).
  • Tránh hoặc hạn chế đi giày cao gót: Giày cao gót có thể gây áp lực lên các ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái và gây tê ngón chân. Do đó, tránh đi giày cao gót càng nhiều càng tốt. Nếu cần đi giày cao gót, người bệnh có thể chèn một miếng đệm để hỗ trợ chân.
  • Điều chỉnh lượng đường và rượu đối với bệnh nhân tiểu đường: Đối với người có bệnh lý thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như bệnh tiêu đường, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý theo dõi lượng đường, carbohydrate và tránh tiêu thụ rượu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Bỏ thuốc lá: Nếu hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, người bệnh nên lên kế hoạch bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá và các chế phẩm nicotine có thể làm co các mạch máu, điều này dẫn đến ngừng cung cấp máu cho hệ thống thần kinh ngoại biên và khiến tình trạng tê ngón chân cái trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giữ ấm cơ thể: Vào mùa đông, người bệnh nên đi tất giữ ấm hoặc đi nhiều tất để ngăn ngừa nguy cơ bỏng lạnh. Ngoài ra không ở ngoài môi trường lạnh quá lâu và thay tất hoặc giày ướt ngay lập tức để tránh nguy cơ gây tê bì ngón chân cái.

Khi nào cần đến bệnh viện để chữa tê ngón chân cái?

Tình trạng tê đầu ngón chân cái thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi tê ngón chân xảy ra tai nạn hoặc chấn thương ở đầu.

Tê ngón chân cái tiến triển và nghiêm trọng theo thời gian có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu tê ngón chân kèm theo một trong các dấu hiệu như:

  • Có các vấn đề về thị lực, chẳng mờ mắt;
  • Rối loạn suy nghĩ, lú lẫn;
  • Mặt xệ xuống;
  • Mất sự cân bằng;
  • Yếu cơ hoặc không có khả năng kiểm soát các chuyển động của cơ;
  • Tê ở một bên của cơ thể;
  • Nhức đầu dữ dội.

Tê ngón chân cái có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sử dụng giày không phù hợp hoặc liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng thường được điều trị tại nhà. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng cần được điều trị y tế để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua