Tê đầu ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tê đầu ngón tay là tình trạng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi người. Ngoài do chấn thương, cử động nhiều, stress, thiếu chất thì còn có thể là hệ quả của các vấn đề bệnh lý. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

ĐỌC NGAY: VTV2 đưa tin ĐÃ CÓ bài thuốc HAY đặc trị mọi bệnh lý xương khớp100% thảo dược thiên nhiên

tê đầu ngón tay
Tê đầu ngón tay là tình trạng xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay đề cập đến cảm giác tê bì châm chích hoặc râm ran như “kiến bò” ở các đầu ngón tay. Tình trạng này đôi khi còn ảnh hưởng đến cả ngón tay, bàn tay, cánh tay hay cả chân.

Tình trạng tê đầu ngón tay thường khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong vận động. Đặc biệt là khó cầm nắm, nhặt đồ vật. Thậm chí nhiều trường hợp còn có cảm giác tay không còn sức lực.

Tình trạng này có thể xảy ra do các nguyên nhân thông thường. Điển hình như vận động lặp đi lặp lại, tư thế xấu, tác dụng phụ của thuốc, thiếu hụt dưỡng chất, chấn thương, stress… Cụ thể như sau:

1. Vận động ngón tay quá mức

Vận động ngón tay quá mức là nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho các đầu ngón tay bị tê bì và khó chịu. Đặc biệt là các hành động lặp đi lặp lại có thể khiến cho dây thần kinh bị căng thẳng.

Tình trạng này phổ biến nhất ở những người làm công việc văn phòng. Đặc biệt là các bộ phận thường xuyên phải đánh máy suốt cả ngày. Ngoài ra, công nhân may, học sinh, sinh viên… cũng có nhiều nguy cơ gặp phải.

2. Chấn thương ở tay

Chấn thương cũng là một yếu tố liên quan trực tiếp tới tình trạng tê đầu ngón tay. Đặc biệt là các chấn thương ở bàn tay, ngón tay hay cổ tay. Chúng có thể gây tác động và tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Từ đó kích hoạt triệu chứng.

Trong một số trường hợp, tổn thương mặc dù đã được chữa lành nhưng vẫn để lại nhiều di chứng sau đó. Chúng có thể biểu hiện rõ ràng khi có các tác động từ bên ngoài.

3. Duy trì tư thế tĩnh quá lâu

Duy trì tư thế tĩnh quá lâu có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu. Đồng thời gây căng thẳng và chèn ép lên các dây thần kinh. Từ đó gây ra cảm giác tê bì ở tay chân, bao gồm cả các đầu ngón tay.

nguyên nhân gây tê đầu ngón tay
Ngồi gõ máy tính liên tục nhiều giờ có thể khiến các đầu ngón tay tê bì

Một số tư thế thường gây tê đầu ngón tay bao gồm:

  • Chạy xe liên tục trong nhiều giờ liền
  • Nằm ngủ một tư thế
  • Kê đầu lên tay
  • Ngồi gõ máy tính liên tục

4. Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bao gồm cả làm chậm quá trình lưu thông máu và khiến cho các tế bào thần kinh tại bề mặt da bị kích thích. Từ đó gây ra cảm giác tê, ngứa ran, châm chích ở đầu ngón tay, bàn tay và nhiều vị trí khác.

5. Yếu tố thời tiết

Các triệu chứng xương khớp bất thường có xu hướng kích hoạt tại thời điểm chuyển mùa hay khi thời tiết lạnh. Đặc biệt nếu không chú ý giữ ấm cho cơ thể thì tình trạng tê bì chân tay là rất khó tránh khỏi.

6. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là các thành phần dưỡng chất thiết yếu để hoạt động khỏe mạnh. Sự thiếu hụt các thành phần này có thể là do nhu cầu tăng lên, chế độ dinh dưỡng không đáp ứng hoặc do cơ thể hấp thụ kém.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như suy giảm miễn dịch, mệt mỏi, xương yếu hay tê bì chân tay.

vì sao bị tê đầu ngón tay
Tê đầu ngón tay có thể là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu

Trong trường hợp bị tê đầu ngón tay thì có thể do thiếu một số vitamin và khoáng chất như:

  • Thiếu vitamin B12
  • Thiếu canxi
  • Thiếu sắt
  • Thiếu kali
  • Thiếu magie
  • Thiếu kẽm
  • Thiếu vitamin E

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG TÊ ĐẦU NGÓN TAY CỦA BẠN ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Tê đầu ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài do các nguyên nhân thông thường thì tê đầu ngón tay còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Lúc này bạn cần chú ý theo dõi các biểu hiện đi kèm của cơ thể để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Việc chăm sóc y tế là rất cần thiết trong rất nhiều trường hợp.

Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan tới tình trạng tê đầu ngón tay:

1. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến nhất gây ảnh hưởng tới hoạt động của bàn và các ngón tay. Tình trạng này xảy ra khi có áp lực tác động lên dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.

tê đầu ngón tay là bị gì
Tê đầu ngón tay có thể do ảnh hưởng từ hội chứng ống cổ tay

Các triệu chứng có xu hướng bắt đầu từ từ và trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Thực tế trong hầu hết các trường hợp, hội chứng ống cổ tay có thể ảnh hưởng tới cả 2 tay.

Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Ngứa ran và tê bì ở bàn tay và các ngón tay
  • Triệu chứng có thể ảnh hưởng đến ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa
  • Đôi khi có cảm giác giống như bị điện giật ở các ngón tay
  • Tê yếu các cơ ở ngón tay
  • Sức mạnh tay suy giảm, khó cầm nắm đồ vật

Đa phần các trường hợp, hội chứng ống cổ tay có thể cải thiện trong 1 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên một số người bệnh có thể cần can thiệp phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

2. Tổn thương thần kinh Ulnar

Các dây thần kinh Ulnar chạy dọc xuống cánh tay và vào bàn tay. Chấn thương bất ngờ hoặc  chuyển động lặp đi lặp lại có thể khiến dây thần kinh này bị tổn thương. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng tê bì ở các đầu ngón tay.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tê và đau ở cẳng tay, ngón áp út và ngón út
  • Mất sự phối hợp giữa các ngón tay
  • Cảm thấy yếu các cơ
  • Ngón tay có thể bị uốn cong
  • Triệu chứng có thể đánh thức bạn khi ngủ

Điều trị tổn thương dây thần kinh Ulnar thường bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, nẹp tay kết hợp chăm sóc tại nhà. Phẫu thuật chỉ được thực hiện trong các trường hợp hiếm hoi khi phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

3. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là tên gọi chung cho các vấn đề bệnh lý xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Tình trạng này thường làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với các cơ và nhiều cơ quan khác.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên thường xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng, yếu tố di truyền, bệnh lý chuyển hóa hay tiếp xúc với hóa chất độc hại. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương mà sẽ có biểu hiện rối loạn cảm giác, thực vật hay vận động.

bệnh gây tê đầu ngón tay
Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể gây tê bì tay chân và nhiều triệu chứng khác

Trường hợp bị tê các đầu ngón tay thường liên quan đến dây thần kinh cảm giác. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tê bì ở đầu ngón tay, ngón chân sau đó lan ra bàn tay, bàn chân
  • Người bệnh có thể bị đau nhức ở bàn chân và cẳng chân
  • Đôi khi còn bị mất cảm giác ở tay, chân
  • Tay chân bị mất cân bằng và mất phối hợp

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên mà lựa chọn điều trị sẽ khác nhau ở từng đối tượng. Đa phần là sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ. Ngoài ra có thể can thiệp phẫu thuật trong trường hợp chèn ép do khối u, thoát vị đĩa đệm

4. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý có thể gây tổn thương đến hệ thống thần kinh. Đây cũng được cho là bệnh lý nguyên nhân gây tê bì ở các đầu ngón tay. Trong trường hợp này sẽ được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.

Bệnh lý này là một biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường type 1 và type 2. Các yếu tố rủi ro liên quan đến biến chứng này có thể bao gồm:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu kém
  • Bệnh tiểu đường tiến triển mãn tính
  • Có bệnh thận tiềm ẩn
  • Thường xuyên hút thuốc lá
  • Thừa cân – béo phì
  • Thiếu vitamin B12

Bệnh thần kinh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng tới nhiều vị trí và cơ quan khác nhau. Tê bì ngón tay, bàn tay, bàn chân là tình trạng phổ biến. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị yếu cơ, mất xúc giác, đầy hơi, chướng bụng, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, giảm thị lực, song lực…

5. Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud đề cập đến tình trạng co thắt một cách đột ngột các mạch máu nhỏ ngoại biên khi gặp lạnh hay stress. Lúc này các mạch máu có thể bị thu hẹp lại và hạn chế sự lưu thông máu tới các mô.

Tình trạng này có thể xảy ra ở ngón tay, ngón chân, tai, mũi hoặc núm vú của người bệnh. Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc phải hội chứng Raynaud. Tuy nhiên tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ trong khoảng từ 20 – 40 tuổi.

tê đầu ngón tay do bệnh gì
Triệu chứng của hội chứng Raynaud có thể xảy ra ở ngón tay, ngón chân, núm vú, tai…

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Thay đổi màu sắc da ở các vị trí bị ảnh hưởng
  • Tê bì, dị cảm, đau nhức xảy ra song song với tình trạng thay đổi màu sắc da
  • Thiếu máu dẫn tới loét da và hoại tử

Người bệnh được yêu cầu là cần tránh lạnh và loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Ngoài ra cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Tiêm hóa chất và phẫu thuật chỉ được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng.

6. Viêm khớp dạng thấp

Trong một số trường hợp, tê đầu ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến có liên quan đến rối loạn tự miễn trong cơ thể.

Ban đầu bệnh có xu hướng ảnh hưởng tới các khớp nhỏ. Điển hình như khớp ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân. Sau đó mới bắt đầu tăng phạm vi ảnh hưởng tới các khớp lớn.

Bệnh lý này có tiến triển phức tạp, ảnh hưởng đến niêm mạc của khớp gây sưng đau và cuối cùng có thể dẫn tới xói mòn xương hay biến dạng khớp. Cảm giác tê bì xảy ra là do bệnh gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh khớp.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

  • Cứng khớp
  • Sưng khớp
  • Đỏ và nóng da
  • Đau nhức khớp
  • Tê bì
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau nhức toàn thân
  • Sụt cân
  • Triệu chứng ở các cơ quan khác

Sau khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra tập vật lý trị liệu và chăm sóc tại nhà cũng rất cần thiết. Phẫu thuật được xem xét khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Hiện nay, xu hướng lựa chọn điều trị viêm khớp dạng thấp với y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân tin tưởng với độ an toàn và hiệu quả tận gốc.

7. Thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến thường liên quan tới quá trình lão hóa chung của cơ thể. Chính vì vậy mà người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào của cơ thể, bao gồm cả các khớp ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay đề cập tới tình trạng lớp sụn ở các khớp ngón tay bị hao mòn khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau và làm phát sinh triệu chứng.

Trong nhiều trường hợp, bệnh còn dẫn tới sự phát triển của các tế bào xương bất thường, hình thành gai xương. Lúc này có thể gây chèn ép và tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây tê bì các đầu ngón tay và ngón tay.

tê đầu ngón tay là dấu hiệu bệnh gì
Bệnh thoái hóa khớp ngón tay có thể gây chèn ép dây thần kinh dẫn tới tê bì đầu ngón tay

Các triệu chứng khác của bệnh thoái hóa khớp ngón tay bao gồm:

  • Đau khớp ngón tay
  • Cứng khớp
  • Tê bì
  • Sưng và đỏ khớp
  • Phát tiếng kêu khi vận động
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Dị dạng khớp

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên việc dùng thuốc kết hợp chăm sóc tại nhà có thể cải thiện triệu chứng và làm giảm các vấn đề ảnh hưởng. Nếu bệnh tiến triển nặng, phẫu thuật có thể được cân nhắc.

XEM THÊM: Bài thuốc ĐẶC TRỊ thoái hóa khớp từ thảo dược HIỆU QUẢ – AN TOÀN ai cũng dùng được

8. Đau cơ xơ hóa

Hội chứng đau cơ xơ hóa đề cập đến tình trạng đau nhức mãn tính trong , gân, dây chằng và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây cảm giác tê bì.

Hiện nay, nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm yếu tố di truyền, stress, rối loạn giấc ngủ, bất thường miễn dịch, bất thường về dopamine…

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Đau nhức
  • Tê buốt đầu chi
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ
  • Đau đầu mãn tính
  • Rối loạn vận động khớp thái dương hàm
  • Cứng khớp buổi sáng
  • Cảm giác sưng nề đầu chi
  • Tăng mẫn cảm da
  • Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động mạnh

Điều trị đau cơ xơ hóa thường là sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc uống và thuốc tiêm. Ngoài ra, vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu cũng là cần thiết để khắc phục nhanh các triệu chứng.

9. Chèn ép thần kinh trụ

Dây thần kinh trụ có vai trò chi phối cả hoạt động và cảm giác ở bàn tay cùng các ngón tay. Tổn thương hay chèn ép dây thần kinh trụ có thể là nguyên nhân gây tê đầu ngón tay, nhất là ở ngón tay số 4 và số 5.

Có nhiều nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh trụ. Phổ biến nhất là chấn thương, vận động nhiều, không đổi tư thế, viêm khớp hay u bao hoạt dịch.

nguyên nhân gây tê đầu ngón tay
Trong nhiều trường hợp, tê đầu ngón tay có thể do chèn ép thần kinh trụ

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mất cảm giác ở ngón tay út và ngón áp út
  • Cảm giác kim châm ở đầu ngón tay
  • Khó di chuyển ngón tay
  • Nắm đồ vật không chắc
  • Đau nhức, tê bì và ngứa ran
  • Yếu cơ hoặc giảm phản xạ

Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc chống viêm để làm giảm đau và giảm sưng. Ngoài ra, nẹp tay hoặc tập vật lý trị liệu cũng là rất cần thiết. Một số trường hợp, phẫu thuật có thể được đề nghị để sửa chữa dây thần kinh trụ bị chèn ép.

10. Hội chứng mãn kinh ở nữ giới

Tình trạng tê các đầu ngón tay ở nữ giới có thể liên quan đến hội chứng mãn kinh. Ở thời kỳ này, hormone nội tiết có nhiều thay đổi lớn. Đây chính là nguyên nhân làm phát sinh hàng loạt các triệu chứng bất thường.

Ngoài bị tê bì chân tay thì nữ giới còn có thể gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Thân nhiệt tăng
  • Khô âm đạo
  • Giảm ham muốn
  • Đau nhức toàn thân
  • Thay đổi cân nặng
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tâm trạng thay đổi tiêu cực

Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng bất thường ở thời kỳ mãn kinh. Đồng thời chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các vấn đề bất thường.

Chẩn đoán các bệnh gây tê đầu ngón tay

Như đã đề cập, tê đầu ngón tay có liên quan tới rất nhiều yếu tố nguyên nhân. Bao gồm cả các nguyên nhân cơ học thông thường và vấn đề bệnh lý. Tốt nhất người bệnh nên sớm thăm khám nếu triệu chứng kéo dài, trở nên nghiêm trọng hay đi kèm với nhiều biểu hiện bất thường khác.

Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Việc kiểm tra triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như các thói quen sinh hoạt, ăn uống thường ngày là cần thiết.,

Chỉ dựa vào thăm khám lâm sàng sẽ không thể đưa ra chẩn đoán xác định. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:

chẩn đoán tê đầu ngón tay
Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hãy thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định về nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Đây chính là căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng người bệnh.

Cách điều trị chứng tê đầu ngón tay

Các biện pháp điều trị tê đầu ngón tay phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Mục tiêu chính của điều trị là để cải thiện triệu chứng và phục hồi khả năng hoạt động bình thường của người bệnh. Có thể bao gồm các biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị y tế.

1. Khắc phục tại nhà

Một số giải pháp khắc phục tại nhà có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu. Từ đó cải thiện khả năng vận động cho người bệnh, hạn chế ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Các lựa chọn khắc phục tại nhà bao gồm:

Ngâm tay trong nước ấm:

Cách này đặc biệt với các trường hợp bị rối loạn cảm giác. Chẳng hạn như bệnh thần kinh tiểu đường, giảm độ nhạy cảm hay rối loạn thần kinh.

Ngâm tay trong nước ấm có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời thư giãn gân cơ và giải phóng sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh.

  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khoảng 50°C
  • Thêm vào 1 – 2 thìa muối epsom rồi khuấy đều lên
  • Dùng nước này ngâm tay trong khoảng 15 – 20 phút
  • Nên thực hiện 2 lần/ ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ

Xoa bóp:

Ngoài cách ngâm tay trong nước ấm thì xoa bóp cũng là giải pháp hữu hiệu có thể áp dụng khi bị tê các dầu ngón tay. Hoạt động xoa bóp giúp làm giảm tê bì, đau nhức. Đồng thời còn tăng cường tuần hoàn máu và mang đến cảm giác thư giãn.

  • Chỉ cần dùng bàn tay bên này để nắn bóp cho tay bên kia
  • Thao tác từ đầu các ngón tay, tới ngón tay, bàn tay, cổ tay rồi lên khuỷu tay
  • Thực hiện trong khoảng 10 phút
  • Làm tương tự cho bên tay còn lại

Thực hiện các bài tập cho bàn và ngón tay:

Đây là giải pháp có thể giúp tăng cường sức mạnh cũng như sự linh hoạt cho bàn và ngón tay. Từ đó hạn chế các áp lực, tổn thương và sự chèn ép khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Các bài tập đơn giản có thể thực hiện bao gồm:

khắc phục chứng tê đầu ngón tay
Thực hiện một số động tác cho ngón tay có thể giúp khắc phục triệu chứng khó chịu

Tác động lên mặt bàn:

  • Ấn mạnh các đầu ngón tay xuống mặt bàn
  • Sau đó giữ yên tư thế khoảng 5 – 10 giây
  • Thả ra rồi ấn toàn bộ bàn tay xuống mặt bàn
  • Cũng giữ yên 5 – 10 giây
  • Thực hiện khoảng 10 – 15 lần các động tác nêu trên

Bài tập căng ngón tay:

  • Đặt úp 1 bàn tay lên trên mặt bàn
  • Dùng tay còn lại nhấc 1 ngón tay lên mà không làm ảnh hưởng tới các ngón tay còn lại
  • Giữ trong khoảng 10 giây và trả về vị trí ban đầu
  • Thực hiện khoảng 10 lần cho mỗi ngón tay
  • Nên rèn luyện bài tập này 2 – 3 lần/ngày

Bài tập xòe ngón tay:

  • Chụm các đầu ngón tay lại với nhau
  • Sau đó dùng 1 sợi dây thun để cố định lại
  • Sau đó di chuyển các ngón tay ra xa nhau để kéo căng dây thun
  • Thực hiện động tác này khoảng 10 – 15 lần
  • Cần thao tác đều đặn 3 lần/ ngày

2. Điều trị y tế

Như đã đề cập, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Để khắc phục nhanh triệu chứng, bác sĩ cần dựa theo các tình trạng cơ bản và dây thần kinh có liên quan.

Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

điều trị chứng tê bì ngón tay
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để khắc phục các triệu chứng tê bì và đau nhức

Trong một số trường hợp, việc phẫu thuật có thể được đề nghị nhằm làm giảm các tổn thương thần kinh hay loại bỏ gai xương gây chèn ép lên các dây thần kinh.

Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định phác đồ điều trị cho từng bệnh lý cụ thể. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ được chỉ định. Thường xuyên tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm soát bệnh và thay đổi phác đồ điều trị khi cần thiết.

3. Điều trị DỨT ĐIỂM tê đầu ngón tay bằng Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, tê đầu ngón tay khởi phát do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập và khu trú tại các ổ khớp, cộng thêm cơ thể suy nhược, âm dương mất cân bằng, kinh lạc trì trệ, khí huyết không thông gây hiện tượng đau nhức, tê mỏi.  Để điều trị dứt điểm tình trạng này, Y học cổ truyền tập trung trị bệnh từ căn nguyên. Tức phép trị cần đi sâu loại bỏ phong – hàn – thấp – nhiệt, đưa âm dương về ngưỡng cân bằng, đồng thời lưu thông khí huyết, tăng cường vinh vệ tạo hàng rào bảo vệ ngăn bệnh tái phát. 

Là đơn vị với hơn 1 thập kỷ khám chữa bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện thành công bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc đã giúp hàng ngàn bệnh nhân dứt điểm đau nhức, phục hồi vận động bình thường, trong đó có nhiều người bệnh bị tê đầu ngón tay. 

DỨT ĐIỂM tê đầu ngón tay do bệnh xương khớp với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – ĐỘT PHÁ từ Y học cổ truyền 

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc xương khớp nổi tiếng của Y học cổ truyền, hòa quyện trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm nhiều năm của thế hệ các bác sĩ đầu ngành đang công tác tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được nghiên cứu và phát triển từ cốt thuốc xương khớp BÍ TRUYỀN “giấu” của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn, y pháp Hải Thượng Lãn Ông được ứng dụng bài bản nhờ ánh sáng khoa học hiện đại. 

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc xương khớp đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản của YHCT

Công thức thuốc HOÀN CHỈNH điều trị tê đầu ngón tay TRÚNG ĐÍCH 

Bài thuốc đặc trị tê đầu ngón tay sở hữu công thức DUY NHẤT cộng hưởng sức mạnh của 3 nhóm thuốc gồm QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN – QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN – QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN mang lại nhiều công dụng: loại bỏ căn nguyên gây bệnh, điều trị dứt điểm triệu chứng tê nhức ở đầu ngón tay, tái tạo sụn khớp, phục hồi vận động, ngăn bệnh tái phát. Các vị thuốc được gia giảm dựa theo cơ chế bệnh sinh. 2 nhóm thuốc Bổ thận hoàn và Giải độc hoàn sẽ được kết hợp linh hoạt với nhóm Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị chuyên sâu từng bệnh lý xương khớp. 

Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị tê đầu ngón tay do viêm khớp: Tác dụng tiêu sưng viêm, dứt điểm đau nhức, tiêu phong, tiêu dịch, thanh lọc cơ thể, kiểm soát tốt triệu chứng tê buốt, sưng nóng ở đầu ngón tay. 

Quốc dược Phục cốt hoàn đặc trị tê đầu ngón tay do thoái hóa khớp: Loại bỏ các triệu chứng sưng viêm, đau nhức, tê buốt đồng thời bổ sung dưỡng chất sản sinh dịch nhầy sụn khớp, tái tạo và phục hồi xương khớp.

Bài thuốc đặc trị tê đầu ngón tay thân thiện với sức khỏe, tiện lợi khi sử dụng

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Hơn 50 vị thuốc xương khớp kinh điển trong Y học cổ truyền được lựa chọn, phối chế bài bản tuân thủ nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ”. Một số biệt dược núi rừng Tây Bắc lần đầu tiên được nghiên cứu bài bản và ứng dụng tại Việt Nam như Huyết đằng, co bát vạ, cây tào đông, phác mạy liến, phác mạy nghiến,…

Bảng thành phần vàng 10 vị bổ 10
Bảng thành phần vàng 10 vị bổ 10

Dược liệu sạch là tiêu chí hàng đầu Trung tâm Thuốc dân tộc CAM KẾT trong bào chế thuốc chữa bệnh. 100% thảo dược góp mặt trong bài thuốc được thu hái trực tiếp từ hệ thống vườn thuốc Nam chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc canh tác và phát triển. Dược tính được kiểm định chất lượng gắt gao CAM KẾT an toàn theo tiêu chí 3 không: không tác dụng phụ, không phụ thuộc thuốc, không nhờn thuốc.

Bài thuốc xương khớp được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ bào chế dạng cao tinh chất, cao viên hoàn, thuốc sắc sẵn đóng gói tiện lợi. Người bệnh không cần mất thời gian đun sắc, phù hợp cuộc sống hiện đại. 

Quốc dược Phục cốt khang được bào chế tiện lợi

Bài thuốc xương khớp được VTV2 giới thiệu, nghệ sĩ nổi tiếng tin dùng, ngàn bệnh nhân phản hồi tốt

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu là liệu pháp điều trị bệnh xương khớp HOÀN CHỈNH và AN TOÀN nhất hiện nay.

Xem chi tiết phóng sự giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua Video dưới đây:

Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân khỏi hẳn đau nhức, phục hồi vận động sau 1 liệu trình từ 2 – 3 tháng lên trên 95%. Tinh chất thảo dược loại bỏ bệnh theo từng giai đoạn. Nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng cùng đông đảo người bệnh khắp cả nước đã tin tưởng lựa chọn bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang và ĐÃ KHỎI BỆNH, không tái phát sau nhiều năm ngừng thuốc. 

Xem chi tiết: Phản hồi của người bệnh xương khớp khắp cả nước về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Đông đảo bệnh nhân khắp cả nước thoát khỏi đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, mời quý độc giả và người bệnh liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn chi tiết.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT, Zalo: (028) 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

CHIA SẺ VẤN ĐỀ XƯƠNG KHỚP BẠN GẶP PHẢI ĐỂ GẶP CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Phòng ngừa tê đầu ngón tay

Trong nhiều trường hợp, tê đầu ngón tay chỉ là do các nguyên nhân cơ học hay tác động từ bên ngoài. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể làm giảm tần suất xuất hiện của triệu chứng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa chứng tê đầu ngón tay:

  • Thường xuyên khởi động các ngón tay. Trong thời gian làm việc nên dành thời gian cho các ngón tay được nghỉ ngơi.
  • Thỉnh thoảng nên xoa bóp cho bàn tay và các đầu ngón tay để máu lưu thông tốt hơn.
  • Hạn chế chạy xe liên tục nhiều giờ liền, nằm gối đầu lên tay, duy trì các tư thế tĩnh quá lâu…
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin E, canxi, magie, kali, sắt, kẽm…
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Thường xuyên tập các động tác giúp tăng cường sức mạnh bàn và ngón tay.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như dụng cụ nẹp tay hay gối tựa cổ tay khi dùng bàn phím.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích.
  • Luôn giữ ấm cho tay, nhất là thời điểm chuyển mùa hay khi thời tiết lạnh.

Tê đầu ngón tay có thể liên quan tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp, các mẹo khắc phục tại nhà có thể giúp ích. Tuy nhiên nếu là do vấn đề bệnh lý thì việc thăm khám và kịp thời chăm sóc y tế là rất cần thiết.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua