Tê Buốt Chân Tay Có Phải Bệnh? Các Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tê buốt chân tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn tổn thương các dây thần kinh hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm đột quỵ hoặc bệnh tim. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tê buốt chân tay
Tê buốt chân tay có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh, đau tim hoặc một cơn đột quỵ

Tê buốt chân tay là bệnh gì?

Tê buốt tay chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như tổn thương các dây thần kinh hoặc mạch máu liên quan. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến các tổn thương da và dây thần kinh vĩnh viễn, nếu không được sơ cứu hoặc điều trị kịp lúc.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng tê buốt tay chân có thể tự cải thiện tại nhà mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây tổn thương dây thần kinh, chết mô và một số biến chứng khác.

Do đó, xác định các nguyên nhân gây tê buốt tay chân là điều cần thiết và quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, các nguyên nhân có thể gây tê buốt tay chân bao gồm:

1. Lưu thông mạch máu kém

Tình trạng tắc nghẽn hoặc chèn ép các mạch máu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến và đi từ tim. Lưu thông kém là một trong những nguyên nhân gây tê buốt, lạnh, nhợt nhạt và ngứa ran ở tay và chân.

Ngoài gây tê bì tay chân, lưu thông máu kém có thể dẫn đến một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Tay chân lạnh;
  • Da nhợt nhạt hoặc có màu xanh tím;
  • Sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân;
  • Mệt mỏi;
  • Cứng khớp, đau khớp hoặc cơ.

Lưu thông kém không phải là một tình trạng bệnh lý. Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh không di chuyển đủ trong ngày và dành nhiều thời gian để ngồi. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngồi lâu bị tê chân.

tê buốt chân tay là bệnh gì
Lưu thông máu kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng tê buốt tay chân

Ngoài ra, đôi khi lưu thông kém có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Xơ vữa động mạch: Tình trạng này xảy ra khi cholesterol lắng đọng, gây hình thành các mảng bám, tích tụ ở các mạch máu. Tình trạng này có thể khiến động mạch trở nên hẹp hơn, cứng lại và gây hạn chế lưu thông máu.
  • Hình thành cục máu đông: Cục máu đông hình thành khi máu đông lại với nhau bên trong mạch máu. Điều này có thể gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ bên trong mạch máu.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi và dẫn đến tê buốt tay chân. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị phù hợp.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Đây là một loại xơ vữa động mạch, trong đó các mảng bám tích tụ ở các động mạch tay và chân.

Các biện pháp điều trị tình trạng lưu thông kém phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để tránh các rủi ro tiềm ẩn.

2. Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng gây tổn thương hệ thống thần kinh ngoại biên. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Tê buốt hoặc ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân;
  • Tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt độ;
  • Yếu cơ;
  • Co giật không thể kiểm soát được;
  • Teo cơ;
  • Đổ nhiều mồ hôi.

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tự miễn;
  • Chấn thương dẫn đến gãy hoặc trật khớp xương;
  • Xơ vữa động mạch, viêm mạch và một số loại bệnh tim mạch;
  • Mất cân bằng nội tiết tốt;
  • Bệnh thận hoặc bệnh gan;
  • Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B12;
  • Một số loại bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư.

3. Hẹp ống sống cổ

Hẹp ống sống cổ là tình trạng xảy ra khi không gian bên trong ống sống bị thu hẹp gây chèn ép tủy sống. Tình trạng này có thể dẫn đến tê buốt cánh tay hoặc bàn chân. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị đau cổ hoặc lưng.

Hẹp ống sống cổ là một biến chứng của tình trạng thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp ảnh hưởng đến phẫu cột sống cổ. Các chấn thương ở lưng và các khối u ở cột sống cũng có thể dẫn đến hẹp ống sống cổ.

tê buốt đầu ngón tay chân
Hẹp ống sống cổ gây chèn ép các dây thần kinh và dẫn đến tê buốt chân tay

4. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân mềm của đĩa đệm thoát ra khỏi vỏ bao xơ. Tình trạng này có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến tê buốt hoặc đau nhói ở cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tê buốt chân tay. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau đớn dữ dội và hạn chế hoạt động bình thường của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu và phẫu thuật điều trị.

5. Chuột rút

Chuột rút là tình trạng xảy ra đột ngột, có thể dẫn đến đau cơ dữ đội, thường phổ biến ở bắp chân, gân khoe, cơ tứ đầu, cánh tay và các ngón tay. Nguyên nhân dẫn đến chuột rút không rõ ràng, tuy nhiên lạm dụng hoặc tư thế không phù hợp được xem là có liên quan đến tình trạng này.

sau sinh bị tê buốt chân tay
Tê buốt tay chân đột ngột có thể liên quan đến một cơn chuột rút cơ bắp

Chuột rút có thể dẫn đến tê buốt chân tay đột ngột, dữ dội kéo dài trong vài phút và tự cải thiện.

Trong hầu hết các trường hợp, chuột rút không cần điều trị. Người bệnh có thể thường xuyên tập thể dục và tránh các tư thế xấu để cải thiện các triệu chứng.

6. Bệnh lý rễ tủy

Bệnh lý rễ tủy là thuật ngữ chỉ tình trạng một dây thần kinh bị chèn ép ở cột sống dẫn đến một loạt các triệu chứng trên khắp cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra do viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương cột sống.

Tê buốt chân tay là một trong những dấu hiệu chính của tình trạng này. Ngoài ra, khi ảnh hưởng đến thắt lưng, bệnh có thể dẫn đến đau nhói, đau buốt khi di chuyển. Tình trạng này được gọi là đau thần kinh tọa.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Yếu cơ;
  • Mất cảm giác;
  • Ngứa ran hoặc tê ở chân và thắt lưng.

7. Bệnh thần kinh tiểu đường

Bệnh thần kinh tiểu đường là biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường, xảy ra do các dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này xảy ra khi lượng đường trong máu cao và không được kiểm soát trong một thời gian dài.

Tổn thương đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến tay chân, và dẫn đến tình trạng tê buốt chân tay. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Có cảm giác nóng rát dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng;
  • Ngứa ra hoặc tê buồn ở tay và chân;
  • Yếu cơ hoặc mất cảm giác.

8. Đau tim

Đau tim xảy ra khi tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Điều này dẫn đến việc hình thành một cục máu đông hoặc mảng bám tích tụ, dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều mạch máu cung cấp cho tim. Điều này có thể dẫn đến một cơn đau tim.

Trong một số trường hợp, cơn đau tim có thể dẫn đến co thắt động mạch vành, gây hạn chế lưu lượng máu đến tim. Điều này có thể khiến tim ngừng hoạt động hoàn toàn và gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Các triệu chứng phổ biến của một cơn đau tim bao gồm:

  • Đau, tê buốt hoặc khó chịu ở một hoặc hai cánh tay;
  • Có áp lực ở lồng ngực;
  • Đau lưng trên, có thể dẫn đến khó tiêu hoặc ợ chua;
  • Khó thở.
đau tim gây tê buốt chân tay
Đôi khi tình trạng tê buốt chân tay có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau hoặc tê ở lưng, vai, cổ hoặc hàm;
  • Cảm thấy lâng lâng hoặc muốn ngất xỉu;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Đổ nhiều mồ hôi.

Đau tim là một tình trạng cấp cứu y tế. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ đau tim.

9. Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi có một vật gây cản trở hoàn toàn lưu lượng máu đến một phần của não bộ. Đột quỵ có thể gây tê ở một bên cánh tay, chân hoặc một bên mặt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội, đột ngột;
  • Tê buốt tay hoặc chân;
  • Thay đổi tầm nhìn;
  • Khó nói;
  • Chóng mặt;
  • Mất khả năng phối hợp.

Có hai loại đột quỵ chính:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông hoặc chất béo tích tụ phát triển bên trong mạch máu và gây tắc nghẽn lưu lượng máu đến não.
  • Đột quỵ xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi một mạch máu của não bị vỡ, dẫn đến chảy máu vào các mô xung quanh.

Đột quỵ có thể được điều trị an toàn bằng thuốc làm tan huyết khối. Nếu người bệnh đột quỵ do xuất huyết, bác sĩ có thể cần phẫu thuật để phục hồi mạch máu bị tổn thương.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tê buốt tay chân, chẳng hạn như đứt dây chằng, khối u hoặc gãy xương. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

Cách điều trị tình trạng tê buốt chân tay

Các biện pháp điều trị tình trạng tê buốt chân tay phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng cách thực hiện các động tác kéo căng cơ đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm viêm và điều trị các triệu chứng. Ngoài ra, vật lý trị liệu có thể được đề nghị để cải thiện sức mạnh và ngăn ngừa các rủi ro trong tương lai.

1. Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà

Tê buốt chân tay đôi khi xảy ra do tư thế xấu hoặc khi người bệnh duy trì một tư thế quá lâu. Trong trường hợp này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà, chẳng hạn như:

tê buốt tay chân phải làm sao
Không hút thuốc lá có thể cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa tình trạng tê buốt
  • Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tê bì tay chân tại nhà hiệu quả. Tập thể dục ít nhất là 2 lần mỗi tuần để hỗ trợ giảm đau, chống viêm, tăng cường sức mạnh và hạn chế tình trạng tê buốt tay chân.
  • Bỏ thuốc lá: Nếu hút thuốc lá, người bệnh nên bỏ thuốc lá để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Hút thuốc lá có thể dẫn đến một số ảnh hưởng đến với cơ thể, chẳng hạn như gây tê buốt chân khi đi bộ. Hút thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu, khiến các mạch máu dễ đóng lại và dẫn đến tê bì chân tay.
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp: Một chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường vitamin, khoáng chất và các loại rau xanh có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tê buốt tay chân. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ tê buốt tay chân.
  • Tập luyện với cường độ phù hợp: Nếu luyện tập thể thao, người bệnh cần thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải và dành thời gian nghỉ ngơi để tránh gây tổn thương các dây thần kinh. Ngoài ra thường xuyên thay đổi các hoạt động, chẳng hạn như bơi lội, thể dục nhịp điệu hoặc chạy bộ để tăng cường sức khỏe phù hợp.

Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tê buốt chân tay. Tuy nhiên, các triệu chứng nghiêm trọng cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn ngay lập tức để tránh các rủi ro liên quan.

2. Thuốc điều trị tê buốt chân tay

Hầu hết các trường hợp tê buốt chân tay đều có thể được cải thiện với các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để cải thiện các triệu chứng.

tê buốt chân tay uống thuốc gì
Sử dụng thuốc điều trị tê buốt chân tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Cụ thể, các loại thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như Ibuprofen, Motrin, Aleve, có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm viêm, chống sưng và ngăn ngừa áp lực gây tổn thương lên các dây thần kinh. Tuy nhiên, thuốc có thể mang lại một số tác dụng phụ, do đó người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Tiêm cortisone: Tiêm cortisone có thể được chỉ định trong một số trường hợp nghiêm trọng để cải thiện tình trạng tê buốt chân tay. Thuốc tiêm thường mang lại hiệu quả trực tiếp nhưng cũng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như amitriptyline, có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng tê buốt chân tay, ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu trầm cảm. Đây là thuốc điều trị theo đơn và không được sử dụng mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc giãn cơ, chẳng hạn như Mydocalm hoặc Myonal, có thể thay đổi hoạt động của các dây thần kinh và hỗ trợ cải thiện tình trạng tê bì chân tay.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da, thường có chứa tinh chất bạc hà hoặc ớt, cũng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tê buốt tay chân.

Tê buốt chân tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể được cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra người bị tê buốt chân tay mà không rõ nguyên nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua