Tê buồn chân tay là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tê buồn chân tay còn được gọi là chứng dị cảm. Bệnh thể hiện cho tình trạng tê bì tay chân tương như kiến bò kèm theo cảm giác râm ran, khó chịu nhưng không có yếu tố kích thích. Bệnh tiến triển do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên các bất thường ở não và dây thần kinh là những nguyên nhân phổ biến.

Tê buồn chân tay
Tìm hiểu tê buồn chân tay là bệnh gì? Đặc điểm lâm sàng, cách chẩn đoán và điều trị

Tê buồn chân tay là gì?

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) chia sẻ: Tê buồn chân tay còn được gọi là chứng dị cảm (tên gọi chung trong y học). Bệnh thể hiện cho tình trạng tê bì như kiến bò hoặc châm chích trên bề mặt da nhưng không có yếu tố kích thích. Tê bì trong chứng dị cảm thường kèm theo cảm giác khó chịu, râm ran, ngứa và rối loạn cảm giác ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Tê buồn chân tay thường xảy ra khi người bệnh vô tình tạo áp lực và đè nén dây thần kinh. Tình trạng này ngắn hạn và có thể tự khỏi khi bạn loại bỏ áp lực lên dây thần kinh bằng cách thay đổi tư thế. Trong trường hợp các triệu chứng vẫn còn, người bệnh có thể đang bị rối loạn y tế tiềm ẩn và cần áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Đặc điểm của chứng tê buồn chân tay

Tê buồn chân tay gây ra các triệu chứng ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. Đôi khi tê rần như kiến bò ở các đầu ngón tay và đầu ngón chân, đặc biệt là các ngón trỏ và giữa. Tình trạng này có thể là tạm thời và tự khỏi hoặc mãn tính và cần điều trị y tế. Thông thường, ngoài cảm giác tê rần như kiến bò, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác, bao gồm:

  • Châm chích trên bề mặt da
  • Tê buốt
  • Chuột rút cơ bắp
  • Nóng ran hoặc lạnh
  • Ngứa ran
  • Yếu ớt
  • Đau nhói. Mức độ đau nhức tăng dần theo thời gian. Thường bắt đầu ở các ngón tay, sau đó lan sang bàn tay, cổ tay và cánh tay
  • Hạn chế sự linh hoạt và khả năng vận động của tay và chân
  • Khó khăn khi đi lại và cầm nắm đồ vật

Các triệu chứng ít gặp (dựa theo nguyên nhân):

  • Rối loạn tiểu tiện
  • Mất ý thức tạm thời, đôi khi kèm theo co giật
  • Tê liệt
  • Đau nhức và tê rần dọc theo dây thần kinh tọa

Những triệu chứng kéo dài hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống có thể là một dấu hiệu cho thấy người bệnh đang mắc một số bệnh lý tiềm ẩn và cần được khám, điều trị y tế.

Tê buồn chân tay gây châm chích trên bề mặt da
Tê buồn chân tay gây tê rần, châm chích trên bề mặt da kèm theo chuột rút cơ bắp, đau nhói, ngứa, nóng ran hoặc lạnh

Tê buồn chân tay là bệnh gì?

Tê buồn chân tay thường xảy ra do những bệnh lý tiềm ẩn dưới đây:

1. Bệnh ở não và hệ thần kinh

Các bệnh lý ở não và hệ thần kinh là nguyên nhân gây tê buồn chân tay thường gặp. Những bệnh lý này thường gây ra các tổn thương nghiêm trọng, khó điều trị và phục hồi. Các bệnh thường gặp gồm:

+ Nhiễm trùng

Bệnh lý thần kinh thường xảy ra sau một tình trạng nhiễm trùng không kiểm soát, điển hình như bệnh zona, bệnh lyme và HIV.

Sau khi xâm nhập, các tác nhân gây bệnh có xu hướng phát triển mạnh, công vào dây thần kinh dẫn đến tổn thương và làm phát sinh các biểu hiện nghiêm trọng như tê buồn tay chân, ngứa ran, châm chích, khó chịu và đau dây thần kinh. Một số tổn thương thần kinh do nhiễm trùng có thể kèm theo biểu hiện lở loét và nóng đỏ trên bề mặt da.

+ Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống xảy ra khi các đĩa đệm bị mất nước, co lại và hao mòn. Lúc này ống sống bị thu hẹp, tăng áp lực lên tủy sống và rễ dây thần kinh. Từ đó kích thích các phản ứng viêm kèm theo cảm giác tê buồn tay chân, đau nhức, cứng khớp, yếu cơ và khó vận động.

Ngoài ra để bù đắp vào vị trí bị hao mòn do thoái hóa, các tế bào xương sẽ bị kích thích dẫn đến sự phát triển bất thường và tạo thành gai cột sống. Gai cột sống có xu hướng chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh sau khi tăng kích thích. Điều này gây rối loạn cảm giác, tê bì chân tay như kiến bò, râm ran, khó chịu và đau nhức.

+ Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn của cơ thể, bắt đầu từ xương chậu xuống mông, cẳng chân và ngón chân. Dây thần kinh này thường bị tổn thương khi có chấn thương mạnh hoặc có các bệnh lý liên quan đến cột sống lưng như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa đốt sống, hẹp ống sống, hội chứng cơ hình lê…

Tổn thương dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân tê bì và đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh. Đồng thời gây ra cảm giác châm chích, ngứa ran như kiến bò và yếu ở lưng dưới, mông và chân. Ngoài ra đau thần kinh tọa còn gây mất kiểm soát ở ruột và bàng quang.

+ Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là nguyên nhân gây tê bì chân tay thường gặp. Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh ngoài não và tủy sống bị tổn thương do chấn thương, rối loạn trao đổi chất hoặc nhiễm trùng (vi khuẩn, virus). Bệnh lý thần kinh ngoại biên tiến triển khiến bệnh nhân thường xuyên tê tay chân tương tự như kiến bò kèm theo những biểu hiện sau:

  • Ngứa ran và châm chích ở lòng bàn tay, bàn chân
  • Mỏi ở chân và cánh tay
  • Tê liệt
  • Yếu cơ
  • Đau kèm theo nóng rát
  • Huyết áp tăng giảm bất thường
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Giảm khả năng phối hợp tay chân
  • Rối loạn kiểm soát bàng quang và ruột
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh lý thần kinh ngoại biên gây tê tay chân như kiến bò kèm theo ngứa ran, châm chích ở lòng bàn tay, bàn chân

+ Hội chứng paraneoplastic của hệ thần kinh

Hội chứng paraneoplastic của hệ thần kinh xảy ra ở những bệnh nhân bị ung thư. Hội chứng này là tổng hợp những rối loạn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khớp, hormone, máu và da. Hội chứng paraneoplastic của hệ thần kinh xảy ra khi những yếu tố chống ung thư do hệ miễn dịch sản sinh tấn công vào tủy sống, dây thần kinh ngoại vi, bộ phận của não và cơ. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên tê buồn tay chân, yếu chi, đi lại khó khăn kèm theo những vấn đề dưới đây:

  • Giảm khả năng phối hợp
  • Đi lại khó khăn
  • Mất trương lực cơ hoặc yếu cơ
  • Xuất hiện ảo giác
  • Cử động bất thường không chú ý
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Mất trí nhớ
  • Suy giảm nhận thức
  • Khó nuốt
  • Nói lắp

2. Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống là những tổn thương ở đĩa đệm, đốt sống, dây chằng hoặc tủy sống. Tình trạng này thường xảy ra sau một chấn thương lớn do tai nạn, té ngã. Chấn thương có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn cột sống nào. Tuy nhiên phổ biến hơn ở những nơi tiếp giáp giữa đoạn cột sống không/ ít di động và đoạn cột sống di động, các điểm yếu.

Trong chấn thương cột sống, nếu tủy sống bị tổn thương, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì như kiến bò, đau nhức lan tỏa, yếu cơ, giảm khả năng vận động và có nguy cơ liệt nửa người.

3. Bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính gây tê buồn chân tay thường gặp:

+ Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát khiến các dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và tê buồn chân tay. Dây thần kinh bị tổn thương do tăng đường huyết thường không thể tự hồi phục và có khả năng tổn thương vĩnh viễn.

Bệnh tiểu đường
Đường huyết tăng cao khiến các dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau nhức và tê buồn chân tay

+ Rối loạn sử dụng rượu

Tê buồn chân tay thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn sử dụng rượu. Nguyên nhân là do việc sử dụng kéo dài khiến não (hệ thống thần kinh trung ương) và các dây thần kinh (hệ thống thần kinh ngoại biên) bị tổn thương và mất chức năng. Điều này khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác tê bì như kiến bò, râm ran, khó chịu, run và giảm khả năng phối hợp các chi

Đối với những trường hợp nặng, tổn thương do sử dụng rượu còn gây ra tình trạng rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi và tăng nguy cơ tê liệt.

4. Các nguyên nhân bệnh lý khác

Một số nguyên nhân gây tê buồn tay chân ít gặp gồm:

  • Khối u gần dây thần kinh hoặc khối u trong não. Khối u có thể ác tính (ung thư) hoặc lành tính
  • Rối loạn mô liên kết hoặc rối loạn tủy xương
  • Suy giáp, bệnh thận, bệnh gan và một số bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến dây thần kinh
  • Đột quỵ
  • Tai biến mạch máu não
  • Viêm mạch máu
  • Viêm dây thần kinh
  • Áp xe
  • Viêm đa dây thần kinh

Tê buồn chân tay do nguyên nhân cơ học

Đôi khi tê buồn chân tay xảy ra do các nguyên nhân cơ học. Tình trạng này tạm thời, có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ học thường gặp gồm:

+ Ngủ hoặc hoạt động sai tư thế

Ngồi xổm, đứng quá lâu, ngồi lâu, quỳ gối, ngồi bắt chéo chân, mặc quần áo hoặc đi giày quá chật, ngủ sai tư thế… đều là những nguyên nhân gây đè nén dây thần kinh và mạch máu. Điều này khiến máu huyết kém lưu thông dẫn đến tê tay chân như kiến bò.

Ngủ hoặc hoạt động sai tư thế
Ngủ và hoạt động sai tư thế khiến các dây thần kinh và mạch máu bị đè nén dẫn đến tê rần tay chân như kiến bò

+ Ảnh hưởng của thời tiết

Mạch máu thường co lại và khí huyết bị ngưng trệ khi thời tiết lạnh, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm. Điều này khiến đầu ngón chân, đầu ngón tay bị tê, ngứa ran và khó cử động

+ Mang thai

Tê buồn tay chân thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống thiếu vitamin và canxi, cùng với tình trạng rối loạn nội tiết tối khiến xương khớp lỏng lẻo và tê mỏi. Ngoài ra tình trạng tích nước và tăng cân ở thai kỳ còn làm tăng áp lực và gây sưng dây thần kinh.

+ Các nguyên nhân cơ học khác

  • Vận động quá mức ở một số cơ
  • Lặp đi lặp lại những chuyển động của khuỷu tay, bàn tay và bàn chân làm tăng nguy cơ chèn ép và tổn thương các dây thần kinh
  • Nhận quá nhiều vitamin D
  • Thiếu hụt vitamin nhóm B (vitamin B1, B6 và B12), vitamin E, canxi hoặc niacin
  • Một số loại thuốc dùng trong hóa trị liệu
  • Tiếp xúc với kim loại nặng và hóa chất
  • Cơ thể suy nhược
  • Ngồi hoặc nằm bất động trên giường trong thời gian dài
  • Bệnh tuyến giáp
  • Thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên mạch máu và dây thần kinh
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc trị HIV
  • Dùng một số phương pháp điều trị chứng co giật
  • Uống nhiều rượu
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc trị HIV là nguyên nhân gây tê rần tay chân như kiến bò

Tê buồn chân tay có nguy hiểm không?

Tê buồn chân tay thường xảy ra do nguyên nhân cơ học. Tình trạng này mang tính chất ngắn hạn, không nguy hiểm, có thể tự khỏi nên không cần điều trị y tế.

Tuy nhiên tê rần như kiến bò có thể xảy ra do bệnh lý. Trường hợp này thường kéo dài, có xu hướng tiến triển thành mãn tính và cần điều trị y tế. Việc không chữa bệnh kịp thời và đúng cách có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Rối loạn chức năng ruột và bàng quang
  • Mất khả năng vận động
  • Tê liệt các chi
  • Liệt nửa người

Chính vì thế người bệnh nên đến bệnh viện để được khám chữa bệnh khi tê rần kéo dài, tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian hoặc xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác.

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NGAY HÔM NAY – TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CTA

Tê buồn chân tay được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường người bệnh sẽ được kiểm tra lâm sàng (bệnh sử, triệu chứng) kết hợp kiểm tra cận lâm sàng (tổn thương thực thể) để xác định nguyên nhân gây tê buồn chân tay và đánh giá mức độ nghiêm trọng.

1. Chẩn đoán lâm sàng

  • Kiểm tra bệnh sử và tiền sử chấn thương
  • Kiểm tra đặc điểm tê buồn chân tay và những triệu chứng đi kèm (bao gồm triệu chứng tại chỗ và triệu chứng toàn thân). Đánh giá mức độ nghiêm trọng
  • Xác định vị trí bị tổn thương (vị trí mạch máu hoặc dây thần kinh bị chèn ép, đĩa đệm hư hỏng…) và những khu vực bị ảnh hưởng
  • Kiểm tra dáng đi, khả năng cầm nắm đồ vật và phạm vi chuyển động của các chi
  • Đánh giá độ linh hoạt và phạm vi chuyển động của các ngón tay
  • Kiểm tra khả năng phối hợp của các chi

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để xác định chính xác nguyên nhân gây tê buồn chân tay và chẩn đoán phân biệt, một số kỹ thuật dưới đây sẽ được chỉ định:

+ Kiểm tra bất thường ở xương khớp, cột sống (đĩa đệm, đốt sống), dây thần kinh, cơ, dây chằng và mạch máu

  • Chụp X-quang cột sống và các khớp ở tay, chân
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Quét xương

+ Kiểm tra phản ứng của dây thần kinh tổn thương với yếu tố kích thích điện

  • Điện cơ đồ (EMG)

+ Kiểm tra loại và vị trí tủy sống/ dây thần kinh tổn thương

  • Siêu âm
  • Các nghiên cứu về dẫn truyền thần kinh (NCS)
Chẩn đoán tê buồn chân tay
Kiểm tra lâm sàng kết hợp kiểm tra cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây tê buồn chân tay và mức độ nghiêm trọng

Phương pháp điều trị tê buồn chân tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê buồn chân tay và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cắt giảm triệu chứng tại nhà hoặc điều trị chuyên sâu (thuốc/ phẫu thuật) theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

>>>XEM NGAY: CHUYÊN GIA giới thiệu giải pháp điều trị tê buồn chân tay kết hợp ĐÔNG – TÂY Y

1. Biện pháp điều trị tại nhà

Biện pháp điều trị tại nhà được áp dụng cho những trường hợp nhẹ, tê buồn chân tay do quá trình lưu thông máu bị trệ, cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các nguyên nhân cơ học khác.

Một số biện pháp điều trị tại nhà thường được áp dụng gồm:

+ Sử dụng thảo dược

Để cải thiện tình trạng, bệnh nhân bị tê buồn tay chân có thể ngâm tay chân với nước gừng/ lá lốt ấm 20 phút/ ngày. Biện pháp này có tác dụng thư giãn mạch máu, kích thích khí huyết lưu thông. Từ đó giảm tê, giảm cảm giác ngứa ran và châm chích khó chịu.

Ngoài ra ngâm tay chân với nước sắc thảo dược còn giúp người bệnh thư giãn khớp xương, dây thần kinh. Đồng thời giảm đau, giảm cứng khớp khó vận động và tăng độ linh hoạt cho hệ xương khớp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng 1 củ gừng tươi (thái lát) hoặc 200 gram lá lốt (giã nhuyễn)
  • Đun sôi thảo dược với 2 lít nước ấm 5 – 10 phút
  • Đổ nước sắc thảo dược ra chậu, đợi nguội bớt
  • Ngâm tay chân trong nước sắc thảo dược từ 15 – 20 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng.

+ Xoa bóp bấm huyệt

Người bệnh dùng một ít tinh dầu thảo dược (tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng hoặc tinh dầu tràm trà) thoa đều lên những vùng da bị tê rần như kiến bò. Sau đó dùng lực từ bàn tay để thực hiện các động tác xoa bóp. Đồng thời bấm vào các huyệt đạo tương ứng.

Xoa bóp bấm huyệt với tinh dầu thảo dược có tác dụng đuổi hàn thấp, làm ấm các chi, kích thích tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, giải nén mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng thư giãn khớp xương, giảm cảm giác ngứa ran, tê yếu và đau nhức. Đồng thời cải thiện độ linh hoạt cho tay và chân.

Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch, giải nén mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép

+ Duy trì chế độ ăn uống đủ chất

Tê buồn chân tay thường xảy ra ở những người ăn uống thiếu chất khiến hệ xương khớp suy yếu và có cơ thể suy nhược như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, bệnh nhân bị ung thư… Vì thế để cải thiện tình trạng, người bệnh được khuyên duy trì chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh. Cụ thể người bệnh nên ăn và nên kiêng những loại thực phẩm sau:

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, hạnh nhân, cá, hải sản, các loại hạt, rau lá xanh…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Dầu gan cá tuyết, cá hồi, tôm, hàu, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nấm, cá trích, cá mòi, sữa…
  • Thực phẩm giàu magie: Chuối, đậu phụ, quả bơ, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, sôcôla đen…
  • Thực phẩm giàu vitamin B (vitamin B1, B6 và B12): Thịt bò, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, ngũ cốc, gan động vật, ngao…
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Gan động vật, các loại trứng, cá cơm, cá mòi, hàu, trai, cua biển, cá thu…

Nên kiêng:

  • Thực phẩm nhiều muối hoặc nhiều đường
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và chứa chất bảo quản
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo

+ Nghỉ ngơi

Người bệnh thường được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ, dừng các hoạt động kém lành mạnh khi dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê buồn tay chân. Biện pháp này có tác dụng ngăn tổn thương dây thần kinh và giúp các mô lành lại.

Ngoài ra người bệnh có thể dùng nẹp để ngăn những khu vực tổn thương chuyển động. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn và có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

+ Duy trì vận động và tập thể dục

Người bệnh nên duy trì thói quen vận động và tập thể dục với những bộ môn có cường độ nhẹ và thích hợp như yoga, đi bộ nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe. Biện pháp này có tác dụng duy trì chức năng vận động và độ linh hoạt cho hệ xương khớp. Đồng thời kích thích tuần hoàn máu, giảm tê buồn tay chân, giảm đau và cứng khớp.

Ngoài ra tập thể dục từ 20 – 30 phút/ ngày còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường sức cơ, phòng ngừa thoái hóa cột sống, giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ giải nén dây thần kinh và chữa lành tổn thương.

Duy trì vận động và tập thể dục
Vận động và tập thể dục mỗi ngày giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm tê buồn tay chân, giảm đau nhức và cứng khớp

2. Vật lý trị liệu

Đối với những trường hợp tê buồn tay chân kèm theo cứng khớp, yếu/ căng cơ, khó vận động hoặc ảnh hưởng đến khả năng đi lại và cầm nắm đồ vật, người bệnh sẽ được hướng dẫn vật lý trị liệu. Biện pháp này có tác dụng tăng cường sức cơ, giảm chèn ép mạch máu và dây thần kinh. Từ đó hạn chế căng cơ, giảm tê buốt và đau nhức hiệu quả.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng cải thiện chức năng và độ linh hoạt cho xương khớp, kích thích lưu thông máu, hạn chế chứng rối loạn cảm giác, tăng khả năng đi lại và cầm nắm đồ vật cho bệnh nhân.

3. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tê buồn tay chân gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc chống viêm không steroid được dùng cho những trường hợp bị đau hoặc viêm dây thần kinh dẫn đến tê buồn tay chân. Trong đó Naproxen natri (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin) là những thuốc thường được sử dụng. Thuốc này có tác dụng giảm sưng, đau và điều trị viêm.
  • Thuốc giảm đau dây thần kinh: Thuốc giảm đau dây thần kinh có tác dụng giảm đau và giảm tê rần tay chân do dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống co giật: Một số loại thuốc chống co giật (thuốc chống động kinh) như Gabapentin (Gralise, Neurontin) và Pregabalin (Lyrica) thường được sử dụng trong điều trị tê buồn tay chân. Thuốc này có tác dụng điều trị đau dây thần kinh và hội chứng chân không yên dẫn đến tê rần tay chân.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được dùng cho những trường hợp tê rần tay chân kèm theo đau nhức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý. Thuốc này có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ và giảm đau.
  • Vitamin nhóm B: Viên uống bổ sung vitamin nhóm B (vitamin B1, B6, B12) được dùng để hỗ trợ bảo vệ, chữa lành tổn thương và đảm bảo chức năng của các dây thần kinh. Viên uống có thể được dùng trong và sau thời gian điều trị tê bì tay chân để dự phòng tái phát.
  • Thuốc điều trị tiểu đường: Thuốc kiểm soát đường huyết và giãn mạch ngoại vi sẽ được chỉ định ở những bệnh nhân bị tê buồn tay chân do bệnh tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh.
Thuốc chống co giật
Thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, vitamin nhóm B… là những thuốc được dùng trong điều trị tê rần tay chân

4. Phẫu thuật

Nếu sau 6 – 12 tuần dùng thuốc không đạt hiệu quả khiến các triệu chứng kéo dài, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này có tác dụng kiểm soát tình trạng tê buồn tay chân, khắc phục căn nguyên và ngăn ngừa tái phát.

Ngoài ra phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định khi:

  • Tổn thương dây thần kinh, tủy sống và mạch máu do chèn ép
  • Tổn thương cột sống không thể phục hồi
  • Có khả năng bại liệt

Tùy thuộc vào mục đích điều trị, người bệnh có thể được yêu cầu phẫu thuật điều chỉnh cột sống hoặc phẫu thuật giải nén dây thần kinh, tủy sống và mạch máu.

5. Bài thuốc đặc trị tê buồn chân tay do bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Không ít người gặp các triệu chứng tê buồn chân tay trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) nhận định: “Trong y học, tê buồn chân tay có thể do nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Với nguyên nhân do sinh lý, người mắc không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tôi gặp không ít trường hợp bệnh nhân khá chủ quan khi mắc triệu chứng này và để nó tiến triển nghiêm trọng hơn. 

Người bệnh cần cảnh giác, đi khám ngay nếu thấy tình trạng tê buồn này xuất hiện thường xuyên hơn. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm hoặc một số hội chứng xương khớp khác. Đồng thời, người bệnh tránh lạm dụng các loại thuốc tân dược khi chưa có chẩn đoán chính xác từ phía bác sĩ”.

Theo chia sẻ của bác sĩ Phương, hiện nay có nhiều giải pháp điều trị thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền đang dần trở thành xu hướng. Với nguyên tắc điều trị tận gốc, thành phần bài thuốc đều là thảo dược thiên nhiên, y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Là một bác sĩ y học cổ truyền có 40 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Phương dành nhiều tâm huyết trong nghiên cứu và xây dựng những bài thuốc trị xương khớp từ thảo dược. CỐT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG chính là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu miệt mài của bác sĩ Lê Phương cùng đồng nghiệp tại Quân Dân 102.

Bài thuốc thảo dược đầu tiên được kiểm định nghiêm ngặt theo công nghệ hiện đại
Bài thuốc thảo dược đầu tiên được kiểm định nghiêm ngặt theo công nghệ hiện đại

BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU BÀI BẢN, CHUYÊN SÂU

Từ xa xưa, ông cha ta có rất nhiều phương thuốc Đông y hiệu quả trong điều trị các bệnh lý xương khớp nói chung. Là đơn vị y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam, Quân Dân 102 luôn mong muốn gìn giữ và phát huy những tinh hoa y học cổ truyền đó. Với Cốt Vương thần hiệu thang, nguyên tắc điều trị tận gốc vẫn được giữ nguyên theo những nghiên cứu y học cổ truyền thời xưa. Cụ thể với nguyên tắc bổ chính khu tà, nguyên nhân gây tê buồn chân tay sẽ được trị tận gốc.

Cơ chế bổ chính khu tà
Cơ chế bổ chính khu tà

Hơn nữa, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Quân Dân 102 cũng xây dựng quy trình nghiên cứu bài bản hơn, đảm bảo phù hợp với xu thế chung của y học hiện nay. 

  • Thực hiện thử nghiệm cận lâm sàng, lâm sàng với quy mô lớn, đảm bảo bài thuốc hoàn chỉnh phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.
  • Đánh giá độc tính trường diễn, bán trường diễn theo quy trình chuẩn tại Học viện Quân y.
  • Sử dụng nguồn thảo dược trồng theo công nghệ sinh học, giám sát chặt chẽ, đạt chuẩn GACP – WHO ngay từ giai đoạn đầu.
  • Xây dựng dây chuyền sản xuất bài thuốc thảo dược với công nghệ bất hoạt enzyme phân hủy thuốc, công nghệ chiếu xạ và sấy hồng ngoại đảm bảo ổn định dược tính bài thuốc.

NỔI BẬT: Hành trình HỒI PHỤC khả năng vận động của người đàn ông 60 tuổi với thuốc nam

Các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang với nhiều bước tiến đột phá. Nhận xét về bài thuốc, Nguyên PGĐ Chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung ương – TTƯT.BSCKII Lê Hữu Tuấn cho biết:

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn đánh giá về bài thuốc
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn đánh giá về bài thuốc

HIỆN ĐẠI HÓA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI QUY TRÌNH THĂM KHÁM ĐÔNG – TÂY Y

Y học hiện đại còn được kết hợp ngay từ giai đoạn thăm khám, chẩn đoán giúp bác sĩ đánh giá CHÍNH XÁC nguyên nhân gây tê buồn chân tay và có hướng điều trị phù hợp. Phương pháp này còn được gọi là Đông y có biện chứng, từng xuất hiện trên bản tin VTV2 và nhận được sự đồng tình từ rất nhiều bệnh nhân:

Phản hồi của người bệnh dưới bản tin của VTV2
Phản hồi của người bệnh dưới bản tin của VTV2

Dựa trên kết quả chụp chiếu, xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây tê buồn chân tay do sinh lý hay bệnh lý. Hơn nữa, dựa vào tình trạng diễn tiến riêng của bệnh nhân mà phác đồ điều trị 3 GIAI ĐOẠN được xây dựng cho phù hợp. Nhìn chung, một phác đồ hoàn chỉnh cần đảm bảo 3 nguyên tắc giảm triệu chứng – triệt để căn nguyên – ngăn ngừa tái phát. 

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà thứ tự cũng như liều lượng thảo dược cần điều chỉnh phù hợp:

  • Bệnh nhân thoái hóa đốt sống: Sử dụng nhiều hơn các loại thảo dược bổ can thận ở giai đoạn trị căn nguyên nhằm tăng sinh lượng dịch tủy, dịch khớp thay thế vị trí thương tổn do thoái hóa.
  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm: Tập trung điều khí hoạt huyết, sử dụng nhiều hơn nhóm thảo dược bổ khí huyết, giảm tình trạng đau nhức do đĩa đệm bị chèn ép.

>>>THAM KHẢO: Phác đồ 3 GIAI ĐOAN điều trị tê buồn chân tay dứt điểm TẬN GỐC, không tái phát

Với sự hỗ trợ của y học hiện đại cũng như sự đồng hành của bác sĩ điều trị, tình trạng của người bệnh sẽ được giải quyết nhanh chóng, triệt để. Hiệu quả thấy rõ chỉ sau 1 tháng đầu tiên của liệu trình thuốc. Phóng sự dưới đây ghi nhận một số phản hồi của bệnh nhân khi điều trị với Cốt Vương thần hiệu thang:

[PHẢN HỒI CỦA BỆNH NHÂN KHI DÙNG BÀI THUỐC CỐT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG]

Đừng chủ quan mà hãy liên hệ ngay theo HOTLINE 0888.598.1020888.698.102 nếu xuất hiện các triệu chứng tê buồn chân tay. Bác sĩ Lê Phương sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Hoặc liên hệ với bác sĩ thông qua:

  • Fanpage: Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102
  • Website: benhvienxuongkhop102.org

Tê buồn chân tay là tình trạng thường gặp do các nguyên nhân cơ học, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tê rần và châm chích khởi phát từ những bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị

THAM KHẢO:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua