Tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những cách giảm tê bì chân tay hiệu quả. Bởi các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có khả năng làm bền thành mạch, tăng lưu thông máu, cải thiện sức khỏe xương khớp và phòng ngừa các bệnh lý thần kinh. Dưới đây là một số thông tin quan trọng giúp giải đáp vấn đề tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi.

Tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Tìm hiểu tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi? Cách thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Tê bì chân tay nên ăn gì mau khỏi?

Tê bì chân tay là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác ở các chi kèm theo yếu cơ, châm chích, ngứa ran và hạn chế khả năng vận động. Tình trạng này thường xảy ra do sự thiếu hụt vitamin B12 hoặc duy trì các tư thế xấu trong sinh hoạt dẫn đến khí huyết kém lưu thông hoặc gián đoạn.

Ngoài ra tê bì tay chân còn xảy ra do các bệnh lý thần kinh – mạch máu và các bệnh xương khớp gây chèn ép dây thần kinh tủy sống. Vì thế để cải thiện tình trạng và căn nguyên, người bệnh được khuyên ăn uống đủ chất. Đặc biệt nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, canxi và chất chống oxy hóa.

Tê bì chân tay nên ăn gì mau khỏi? Theo các chuyên gia, người bệnh tê bì tay chân nên thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm dưới đây để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng:

1. Thực phẩm giàu vitamin B12

Cơ thể thiếu hụt vitamin B12 chính là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay thường gặp. Chính vì thế để phòng ngừa và cải thiện tình trạng, người bệnh nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm này.

Các nghiên cứu cho thấy vitamin B12 có tác dụng đẩy nhanh quá trình tạo hồng cầu, chuyển hóa tế bào và ngăn ngừa thiếu máu. Từ đó đảm quá trình vận chuyển khí oxy từ phổi về các mô. Đồng thời giúp máu đi khắp mọi nơi trong cơ thể.

Ngoài ra vitamin B12 còn tham gia vào quá trình sản xuất ADN, duy trì hoạt động cùng chức năng của hệ thần kinh trung ương và não bộ. Một số tác dụng khác:

  • Duy trì năng lượng, chống mệt mỏi, chóng mặt
  • Phòng ngừa mất trí nhớ và giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh
  • Cải thiện tâm trạng và triệu chứng trầm cảm
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Chăm sóc da, móng, tóc
  • Ngăn ngừa ung thư.

Để bổ sung đủ hàm lượng vitamin B12 cần thiết, người bệnh nên thường xuyến sử dụng những loại thực phẩm dưới đây:

  • Cá ngừ
  • Cá hồi
  • Thịt bò
  • Cá mòi
  • Gan động vật
  • Ngao
  • Cá hồi cầu vồng
  • Sữa và những chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua…
  • Trứng
Thực phẩm giàu vitamin B12
Thực phẩm giàu vitamin B12 giúp đẩy nhanh quá trình tạo hồng cầu, chuyển hóa tế bào, ngăn thiếu máu và tê bì tay chân

2. Thực phẩm giàu Acid Folic

Acid Folic (vitamin B9) là thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết trong chế độ ăn uống của con người., Đặc biệt là những người bị tê bì tay chân do máu huyết kém lưu thông, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

Acid Folic tham gia vào quá trình cung cấp các tế bào máu cho cơ thể. Đồng thời tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu và những tế bào mới khác. Từ đó phòng ngừa tình trạng thiếu máu, đảm bảo quá trình vận chuyển máu và khí về chi và các cơ quan trong cơ thể. Từ đó phòng ngừa và cải thiện tình trạng tê bì chân tay hiệu quả.

Ngoài ra việc tăng cường bổ sung Acid Folic trong quá trình điều trị tê bì tay chân còn giúp người bệnh ngăn ngừa bệnh ung thư, phòng ngừa chứng xương yếu (loãng xương), giảm dấu hiệu lão hóa, trị mất trí nhớ, nghe kém do tuổi tác, khó ngủ, trầm cảm, bồn chồn, đau nhức cơ bắp, đau dây thần kinh, hội chứng Fragile-X, bệnh bạch biến và các bệnh tim mạch.

Những loại thực phẩm giàu Acid Folic gồm:

  • Măng tây
  • Trứng
  • Quả bơ
  • Trái cam
  • Ngũ cốc
  • Súp lơ
  • Đậu lăng
  • Cải bó xôi
  • Đậu phộng
  • Đậu cô ve đỏ
  • Hạt hướng dương
  • Dưa vàng

3. Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi là nhóm thực phẩm thứ ba nên được tăng cường sử dụng trong quá trình điều trị tê bì tay chân. Bởi theo kết quả thống kê, trên 30% trường hợp bị tê bì chân tay là do các bệnh xương khớp (thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, loãng xương) gây chèn ép, làm tổn thương các dây thần kinh tủy sống và mạch máu. Chính vì thế bệnh nhân được khuyên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi để cải thiện tình trạng.

Canxi là khoáng chất quan trọng và không thể thiếu đối với sức khỏe xương khớp. Khoáng chất này tham gia vào quá trình hình thành, phát triển và tái tạo xương. Từ đó duy trì sức khỏe và chức năng hệ xương khớp. Đồng thời phòng ngừa và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương xương.

Nếu bị tê bì tay chân do bệnh lý xương khớp chèn ép dây thần kinh, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống giàu canxi với những loại thực phẩm sau:

  • Sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua)
  • Các loại hạt (hạt vừng, hạnh nhân, hạt mè, hạt hướng dương…)
  • Các loại rau có màu xanh đậm
  • Đậu nành và giá đỗ
  • Tảo biển
  • Hải sản…
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi có tác dụng phòng ngừa, giảm tê bì chân tay do các bệnh xương khớp làm tổn thương dây thần kinh

4. Thực phẩm giàu vitamin D

Để tăng khả năng hấp thụ canxi và sớm cải thiện các bệnh xương khớp, người bệnh nên tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin D. Loại vitamin này có tác dụng cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, xây dựng và duy trì xương khớp chắc khỏe. Từ đó giúp phòng ngừa và hạn chế tình trạng tê bì tay chân.

Ngoài ra tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D còn giúp người bệnh phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường tuýp 1 (nguyên nhân gây tê chân, tê tay), đau cơ, đau xương và ung thư (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư thực quản, ung thư đại tràng…)

Những loại thực phẩm giàu vitamin D gồm:

  • Lòng đỏ trứng
  • Hàu
  • Tôm
  • Nấm
  • Cá ngừ
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá mòi
  • Cá trích
  • Cá hồi
  • Sữa và những chế phẩm của sữa…

5. Thực phẩm giàu Thiamin

Vitamin B1 (Thiamin) tham gia vào quá trình tạo phân tử mang năng lượng của cơ thể và ATP giúp kiểm soát căng thẳng, chống mệt mỏi. Ngoài ra loại vitamin này còn tham gia vào quá trình chuyển đổi carbohydrate thành glucose, phân giải protein và chất béo. Từ đó ổn định quá trình trao đổi chất và duy trì sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra vitamin B1 còn tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, duy trì quá trình vận chuyển máu và oxy trong cơ thể, ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh và phát triển vỏ myelin (chất bao bọc và phòng ngừa tổn thương dây thần kinh). Từ đó phòng ngừa và giảm cảm giác tê bì tay chân.

Một số tác dụng khác:

  • Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa các phản ứng viêm gây tổn thương xương khớp và các dây thần kinh
  • Cải thiện thị lực
  • Duy trì sức khỏe tim mạch
  • Kích thích mọc tóc và làm đẹp da.

Để bổ sung đủ hàm lượng vitamin B1 cho cơ thể, người bệnh có thể thêm những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống:

  • Rau bina
  • Các loại đậu
  • Thịt lợn nạc
  • Bắp cải
  • Trứng
  • Rau xanh
  • Gan và các loại nội tạng
  • Hạt hướng dương
  • Ngũ cốc
  • Thịt bò
  • Sữa
  • Bánh mì…
Thực phẩm giàu Thiamin
Thiamin (vitamin B1) tham gia tạo hồng cầu, duy trì quá trình vận chuyển máu và oxy, ngăn chặn tổn thương dây thần kinh

6. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Quả mọng và những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác nên được bổ sung vào chế độ ăn uống của những người bị tê bì tay chân. Thành phần dinh dưỡng này có khả năng hạn chế và ngăn ngừa tổn thương xương khớp, tổn thương dây thần kinh gây ra bởi các gốc tự do.

Bên cạnh đó chất chống oxy hóa còn có tác dụng giảm viêm, giảm đau, duy trì sức khỏe của các cơ quan, phòng ngừa thoái hóa xương khớp sớm. Đồng thời ngăn chặn những thiệt hại bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Để bổ sung nhiều chất chống oxy hóa nhất, người bệnh nên ăn một chế độ ăn uống phong phú bao gồm các loại rau, trái cây đầy màu sắc cùng với những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác như:

+ Vitamin C

  • Các loại quả mọng: Dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất…
  • Bông cải xanh
  • Ớt chuông
  • Rau bina
  • Dưa lưới
  • Kiwi
  • Đu đủ
  • Cam
  • Cà chua
  • Cải xoăn
  • Súp lơ xanh

+ Vitamin A

  • Trứng
  • Gan
  • Sữa

+ Vitamin E

  •  Các loại hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ
  • Các loại rau lá xanh: Rau bina, cải xoăn
  • Các loại dầu: Dầu hướng dương, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hạt cải

+ Beta-carotene

  • Rau quả và trái cây nhiều màu sắc: Bông cải xanh, mơ, bí đỏ, đào, xoài, đu đủ, dưa lưới, đậu hà lan, cà rốt, khoai lang, bí
  • Rau lá xanh: Cải xoăn, rau bina, củ cải đường

+ Lutein

  • Rau lá xanh: Cải xoăn, rau bina, bông cả xanh, collard
  • Đậu Hà Lan
  • Ngô
  • Đu đủ
  • Cam

+ Lycopene

  • Rau, trái cây màu hồng và đỏ: Dưa hấu, bưởi hồng, cà chua, mơ

+ Selen

  • Ngũ cốc (gạo, lúa mì và ngô)
  • Đậu
  • Các loại hạt
  • Bánh mì, mì ống
  • Sản phẩm từ động vật (thịt gà, trứng, phô mai, gà tây, cá, thịt bò)
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương xương khớp và dây thần kinh gây ra bởi các gốc tự do

7. Thực phẩm giàu magie

Thực phẩm giàu magie là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của những người bị tê bì tay chân. Đối với xương, magie kết hợp với phốt pho và canxi tham gia vào quá trình tạo xương và duy trì sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra magie còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh lý thần kinh dẫn đến tê chân tay cho tiểu đường. Đồng thời tổng hợp lipid và protein giúp tạo mô và xương, đảm bảo sự co cơ và tính ổn định trong dẫn truyền thần kinh.

Một số tác dụng khác:

  • Kích thích hệ miễn dịch và tế bào chống lại những tác động xấu
  • Bảo vệ các cơ quan
  • Tham gia vào quá trình tạo ra các tổ chức mô

Các loại thực phẩm giàu magie gồm:

  • Chuối
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Đậu phụ
  • Các cây họ đậu
  • Sôcôla đen
  • Quả bơ
  • Các loại cá béo như cá hồi, cá bơn và cá thu
  • Rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, rau xanh collard, rau mù tạt và rau củ cải

8. Nghệ

Nghệ chứa nhiều curcumin. Đây là một chất có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa cực mạnh (có thể so sánh với vitamin E và vitamin C). Cụ thể curcumin có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm xương khớp, bệnh mãn tính, tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê bì tay chân.

Bên cạnh đó curcumin có tác dụng trung hòa các gốc tự do, kích thích hoạt động và chức năng của các enzym chống oxy hóa. Từ đó phòng ngừa những vấn đề gây ra bởi gốc tự do và hạn chế những tổn thương do quá trình lão hóa sớm của cơ thể.

Một số tác dụng khác của curcumin trong nghệ:

  • Thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Duy trì chức năng não, cải thiện trí nhớ và hạn chế phát sinh các bệnh về não
  • Chống trầm cảm
  • Phòng ngừa bệnh Alzheimer
  • Cải thiện tình trạng viêm khớp
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
  • Giảm mụn và làm sáng da

Chính vì những điều trên, người bệnh nên thêm nghệ vào chế độ ăn uống để phòng ngừa tổn thương dẫn đến tê bì chân tay.

Nghệ
Nghệ chứa curcumin giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm xương khớp, bệnh mãn tính và tổn thương dây thần kinh

Tê bì chân tay nên kiêng gì?

Bên cạnh “Tê bì chân tay nên ăn gì mau khỏi?”, người bệnh cũng cần lưu ý kiêng sử dụng một số loại thực phẩm kém lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị tê bì tay chân nên kiêng sử dụng một số loại thực phẩm và thức uống dưới đây:

1. Thực phẩm mặn, nhiều muối

Trong quá trình điều trị tê bì chân tay do tổn thương xương khớp và dây thần kinh, người bệnh cần kiêng sử dụng những loại thực phẩm mặn, chứa nhiều muối. Bởi nhóm thực phẩm này khiến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể suy giảm. Đồng thời làm giảm lượng canxi trong xương dẫn đến thiếu hụt canxi, thiếu xương và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, thoái hóa cột sống (nguyên nhân gây tê bì chân tay).

Ngoài ra việc thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm mặn, nhiều muối còn tạo phản ứng viêm trong cơ thể, làm tăng mức độ tổn thương xương khớp và dây thần kinh. Từ đó khiến cảm giác tê bì và đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Thực phẩm có tính axit cao

Những người bị tê bì tay chân được khuyên không nên sử dụng những loại thực phẩm có tính axit cao như giấm, chanh… Bởi những loại thực phẩm này có khả năng làm tăng quá trình tái tạo xương. Đồng thời khiến tổn thương dây thần kinh và xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy, việc thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm có tính axit cao còn khiến chức năng cùng các hoạt động của magie và canxi bị ảnh hưởng. Từ đó làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp và tê mỏi các chi.

3. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo

Nguy cơ tắc nghẽn mạch máu có thể tăng cao nếu bạn thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo. Điều này khiến quá trình lưu thông khí huyết bị cản trở, người bệnh dễ mắc chứng tê bì tay chân kèm theo yếu cơ và nhức mỏi.

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, khiến quá trình lưu thông khí huyết bị cản trở

4. Thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường

Các nghiên cứu cho thấy, việc thêm quá nhiều đường vào chế độ ăn uống có thể đẩy nhanh tiến độ thoái hóa xương khớp, dây thần kinh cùng các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này khiến các cơ quan trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương, tăng nguy cơ đau nhức và tê bì khó chịu.

5. Rượu

Bệnh nhân bị tê bì tay chân được khuyên không uống rượu, đặc biệt là những người đang trong quá trình điều trị tê tay, tê chân do nghiện rượu mãn tính hoặc rối loạn sử dụng rượu. Theo kết quả nghiên cứu, khi sử dụng rượu trong thời gian dài, não bộ cùng các dây thần kinh sẽ bị tổn thương, người bệnh mất ý thức. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì thế để phòng ngừa và điều trị tê bì chân tay, người bệnh cần ngưng sử dụng rượu. Đồng thời áp dụng những phương pháp cai rượu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết.

6. Thuốc lá và chất kích thích

Các thành phần được tìm thấy trong thuốc lá và những chất kích thích khác có khả năng làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, tổn thương dây thần kinh và gây ra các bệnh mãn tính. Trong khi đó những bệnh lý này đều là nguyên nhân gây tê bì chân tay thường gặp.

Ngoài ra thuốc lá và chất kích thích còn làm giảm độ bền của thành mạch, cản trở quá trình sản sinh hồng cầu, tăng nguy cơ thiếu máu và gây rối loạn quá trình lưu khí huyết. Từ đó làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình bệnh lý, ảnh hưởng đến não bộ, xương khớp và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Thuốc lá và chất kích thích
Người bị tê bì chân tay do thoái hóa xương khớp và tổn thương dây thần kinh không nên sử dụng thuốc lá và chất kích thích

Trong bài viết là những thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?”. Với những thông tin này, người bệnh có thể hiểu hơn về các loại thực phẩm nên và không nên ăn trong quá trình điều trị. Từ đó thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý giúp phòng ngừa và cải thiện tốt tình trạng tê bì chân tay. Đồng thời duy trì sức khỏe xương khớp, cải thiện chức năng dây thần kinh và hỗ trợ điều trị căn nguyên.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua