Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Cách chẩn đoán, điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Rách vòng xơ đĩa đệm là tình trạng lớp màng bao bọc bên ngoài có chức năng cố định nhân nhầy bị rách hoặc thủng. Tình trạng này tạo điều kiện cho phần nhân bên trong thoát ra, hình thành một khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh. Tổn thương vòng bao xơ và chèn ép thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn, khó cử động và có biểu hiện tê bì ở trường hợp nặng.

Rách vòng xơ đĩa đệm
Tìm hiểu rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì?

Cấu tạo bao xơ đĩa đệm gồm rất nhiều sợ collagen đan xen với nhau tạo thành một lớp màng hình elip. Lớp màng này bao bọc bên ngoài, có chức năng cố định và bảo vệ lớp nhân nhầy bên trong cũng như đĩa đệm. Từ đó duy trì độ đàn hồi, tính dẻo dai và giúp các chuyển động của cột sống trở nên linh hoạt hơn.

Lớp màng bên trong của bao xơ đĩa đệm liên kết với bề mặt sụn thân của những đốt sống lưng. Trong khi đó lớp màng ngoài cùng của vòng xơ bám chắc vào màng xương (bám trực tiếp) và viền đốt xương (bám dán tiếp).

Rách vòng xơ đĩa đệm là thuật ngữ thể hiện cho tình trạng lớp màng bao bọc bên ngoài bị rách hoặc thủng. Tình trạng này được xem là một giai đoạn tiến triển hoặc nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Tổn thương màng bao bọc đĩa đệm khiến nhân nhầy bên trong nhanh chóng di chuyển và tràn ra khỏi vòng sợi. Từ đó tạo thành một khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh bao quanh. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân đau nhức nhiều tại vị trí tổn thương, đau lan rộng sang một số bộ phận, co thắt cơ, khó chuyển động và tê bì.

Rách vòng xơ đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau trong cùng một thời điểm. Ngoài ra tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ đĩa đệm nào. Trong đó đĩa đệm giữa các đốt sống lưng và đĩa đệm giữa các đốt sống cổ dễ bị ảnh hưởng nhất

Rách vòng xơ đĩa đệm có mấy giai đoạn?

Rách vòng xơ đĩa đệm có 4 giai đoạn. Trong đó có 3 giai đoạn liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Bao xơ mất độ đàn hồi và bắt đầu biến dạng. Điều này khiến đĩa đệm thoái hóa nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc và chức năng cột sống. Trong giai đoạn 1, triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những tình trạng thông thường. Cụ thể như tê tay chân và đau nhức nhẹ.
  • Giai đoạn 2: Tính đàn hồi tiếp tục giảm và vòng ngoài bao xơ biến dạng nhiều hơn. Lúc này nhân nhầy bị nén, có xu hướng tràn ra tạo thành những vị trí lồi (phình). Trong giai đoạn 2, triệu chứng vẫn còn nhẹ và chưa rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Trong giai đoạn 3, bao xơ đĩa đệm bị tổn thương và rách hoàn toàn. Lúc này lượng nhân nhầy bên trong bao xơ nhanh chóng tràn ra ngoài tạo thành một khối thoát vị lớn. Nó có xu hướng kích thích các rễ/ dây thần kinh xung quanh. Đồng thời làm phát sinh ra những biểu hiện gồm:
    • Tê bì
    • Rối loạn cảm giác
    • Đau nhức nghiêm trọng và dai dẳng hơn. Đồng thời có xu hướng lan tỏa sang nhiều bộ phận khác
    • Giảm khả năng vận động và tính linh hoạt của cột sống…
  • Giai đoạn 4: Vết rách ở màng bao xơ giai tăng kích thước, lượng nhân nhầy bên trong tràn ra gần như hoàn toàn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của các dây thần kinh dọc theo cột sống do chèn ép. Từ đó gây ra nhiều rủi ro và các triệu chứng nghiêm trọng. Bao gồm:
    • Không thể vận động
    • Mất cảm giác
    • Tê liệt
    • Rối loạn chức năng bàng quang và ruột
    • Bại liệt
Rách vòng xơ đĩa đệm có 4 giai đoạn
Rách vòng xơ đĩa đệm có 4 giai đoạn, tăng dần theo mức độ từ nhẹ đến nặng

Nguyên nhân gây rách vòng xơ đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rách vòng xơ đĩa đệm. Trong đó có những nguyên nhân chủ yếu gồm:

  • Thoái hóa bao xơ: Tương tự như xương và các khớp, thoái hóa vòng bao xơ có thể xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể theo tuổi tác. Tình trạng thoái hóa khiến bao xơ mất độ đàn hồi và sự dẻo dai, dễ tổn thương, thủng/ rách. Từ đó tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát vị. Thoái hóa bao xơ thường gặp ở những người trên 65 tuổi.
  • Ít vận động, ngồi nhiều: Đĩa đệm thường bị thoái hóa và tổn thương ở những người có công việc buộc phải ngồi/ đứng nhiều, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe. Bởi điều này làm giảm độ đàn hồi của đĩa đệm, tăng áp lực đè nén lên cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương. Đồng thời đẩy nhanh quá trình thoái hóa sớm.
  • Vận động mạnh: Trong nhiều trường hợp, vận động mạnh hay mang vác vật nặng có thể làm tăng áp lực lên các đốt sống, đặc biệt là đốt sống lưng. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương dẫn đến rách vòng xơ đĩa đệm.
  • Duy trì tư thế sai: Rách vòng xơ đĩa đệm dễ dàng xảy ra ở những người lớn tuổi thường xuyên lặp lại những tư thế sai trong sinh hoạt. Cụ thể như ngồi cong vẹo cột sống, đột ngột cúi gập/ xoay thân người, bưng bê vật nặng không đúng tư thế… Bởi những hoạt động này có thể làm mất tính ổn định của cột sống, đè nén khối nhân nhầy và tăng áp lực lên bao xơ đĩa đệm.
  • Chấn thương: Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rách vòng xơ đĩa đệm. Bởi một cú va đập mạnh sau té ngã hoặc chơi thể thao có thể tác động trực tiếp lên đĩa đệm và khiến vòng xơ bên trong bị rách.
  • Thừa cân béo phì: Rách bao xơ đĩa đệm thường gặp ở những người thừa cân béo phì. Nguyên nhân là do trọng lượng dư thừa khiến cột sống chịu nhiều áp lực và tăng tính nhạy cảm. Lâu ngày dẫn đến chấn thương và rách vòng ngoài của đĩa đệm.

Đối tượng nguy cơ

Những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ rách vòng xơ đĩa đệm cao hơn so với thông thường:

  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Những người có công việc cần phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, thợ may, nhân viên tiếp thị…
  • Những người lao động chân tay, thường xuyên mang vác vật nặng hoặc vật cồng kềnh
  • Người thừa cân béo phì
  • Vận động viên ở những bộ môn thể thao tiếp xúc và mạo hiểm. Điển hình như trượt ván, đá bóng…
  • Có tiền sử chấn thương hoặc có những bệnh lý ở cột sống
  • Người có thói quen hút thuốc lá
Có tiền sử chấn thương cột sống
Những người có tiền sử chấn thương cột sống, người cao tuổi, thừa cân… sẽ có nguy cơ cao rách vòng xơ đĩa đệm

Triệu chứng của rách vòng xơ đĩa đệm

Trong thời gian đầu, rách vòng xơ đĩa đệm chủ yếu gây tê và đau nhẹ, triệu chứng không rõ rệt khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường. Tuy nhiên đối với những giai đoạn nặng, có vòng xơ đĩa đệm rách hoàn toàn, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Đau nhức nặng nề và dai dẳng, có xu hương lan tỏa sang nhiều bộ phận khác
  • Ấn vào vị trí tổn thương, xoay cổ/ lưng, hắt hơi, cúi người… thấy đau nhiều hơn hoặc đau như điện giật
  • Đau giảm nhẹ khi nghỉ ngơi
  • Tê bì
  • Ngứa ran ở các chi
  • Yếu cơ
  • Rối loạn cảm giác
  • Giảm sức mạnh
  • Giảm khả năng vận động và tính linh hoạt của cột sống
  • Hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân
  • Rối loạn chức năng ruột và bàng quang ở trường hợp nặng
  • Xuất hiện các cơn co thắt

Đặc điểm và triệu chứng đi kèm:

+ Rách vòng xơ đĩa đệm ở cổ

  • Cơn đau từ vị trí tổn thương lan tỏa xuống vùng lưng trên, hai cánh tay và bàn tay
  • Đau đầu, thường xuyên chóng mặt và hoa mắt do mạch máu cung cấp lên não bị chèn ép
  • Tê bì các đầu ngón tay
  • Khó cầm nắm đồ vật

+ Rách vòng xơ đĩa đệm ở lưng

  • Đau từ thắt lưng lan rộng xuống vùng mông, đùi
  • Nếu có đau thần kinh tọa, đau kèm theo tê bì khó chịu từ lưng lan rộng xuống chân dẫn đến đau bàn chân
  • Rối loạn chức năng đại tiểu tiện
  • Khó đi lại và nâng cao chân
Triệu chứng của rách vòng xơ đĩa đệm
Rách vòng xơ đĩa đệm gây đau nhức kèm tê bì nghiêm trọng tại vị trí tổn thương và lan rộng sang nhiều bộ phận khác

Rách vòng xơ đĩa đệm có nguy hiểm không?

Mặc dù không thể tự lành nhưng vết rách có thể được cải thiện và giảm nguy cơ phát sinh rủi ro nếu điều trị sớm và tích cực. Mặt khác ở những trường hợp sớm phát hiện, tổn thương có thể giảm nhanh bằng những phương pháp điều trị bảo tồn.

Đối với những trường hợp nặng, vết rách có kích thước lớn khiến nhân nhầy trong bao xơ tràn ra nhiều, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để giải nén dây thần kinh. Những người chậm trễ hoặc không tích cực điều trị có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng sau:

Kỹ thuật chẩn đoán rách vòng xơ đĩa đệm

Để chẩn đoán rách vòng xơ đĩa đệm, bác sĩ sẽ thực hiện những kỹ thuật sau:

1. Khám lâm sàng

Các bước khám lâm sàng thường bao gồm:

+ Kiểm tra triệu chứng 

  • Quan sát kết hợp sờ lên vùng lưng đau để cảm nhận tình trạng thoát vị của nhân nhầy.
  • Thực hiện động tác ấn hoặc nắn nhẹ để kiểm tra độ nhạy cảm. Bước này giúp chẩn đoán sơ nét về tình trạng tổn thương dây thần kinh.
  • Bệnh nhân mô tả triệu chứng và liệt kê một số bệnh sử hay chấn thương liên quan.

+ Kiểm tra sức cơ

  • Người bệnh được yêu cầu nâng cao chân hoặc tay và nâng đồ vật để kiểm tra sức cơ.
  • Quan sát để xác định tình trạng teo cơ.

+ Kiểm tra khả năng vận động

  • Bệnh nhân đi lại hoặc cầm nắm đồ vật để kiểm tra khả năng vận động và tình trạng rối loạn cảm giác.
  • Thực hiện một số động tác giúp xác định những hoạt động làm tăng mức độ đau nhức.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Những xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được chỉ định với mục đích xác định chính xác mức độ nghiêm trọng, số lượng và vị trí của đĩa đệm tổn thương, tinh trạng thoát vị của nhân nhầy chèn ép vào dây thần kinh.

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân đau nhức có phải do tổn thương đĩa đệm hay không. Cụ thể kỹ thuật tạo ra hình ảnh chi tiết về cột sống, những vết nứt/ gãy của xương hay đĩa đệm.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh cắt lớp về cấu trúc cột sống và các mô mềm. Từ đó phát hiện những tổn thương nhỏ, nằm trong những khu vực bị hạn chế tầm nhìn. Ngoài ra CT còn có khả năng chẩn đoán chính xác mức độ rách vòng xơ đĩa đệm và chèn ép vào dây thần kinh.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI được chỉ định với mục đích kiểm tra vết nứt/ rách của bao xơ đĩa đệm, mức độ thoát vị và chèn ép dây thần kinh, mạch máu của nhân nhầy. Từ đó đánh giá chính xác tình trạng. Ngoài ra chụp MRI còn cho phép bác sĩ kiểm tra những bất thường khác và xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng. Cụ thể như khối u, nhiễm trùng xương, hẹp ống sống
  • Điện cơ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Nếu nghi ngờ dây thần kinh bị chèn ép, điện cơ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh sẽ được chỉ định. Kỹ thuật này cho phép kiểm tra chức năng dẫn truyền và tính nhạy cảm của dây thần kinh. Đồng thời xác định số lượng và loại dây thần kinh đang bị tổn thương.
Kỹ thuật chẩn đoán rách vòng xơ đĩa đệm
Chẩn đoán rách vòng xơ đĩa đệm dựa trên những kỹ thuật khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

Phương pháp điều trị rách vòng xơ đĩa đệm

Bệnh nhân bị rách vòng xơ đĩa đệm cần được thăm khám kỹ lưỡng và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ chèn ép thần kinh, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc hoặc được chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị và giải nén dây thần kinh.

1. Cách giảm đau nhanh

Nếu đột ngột đau nặng và chưa thể đến bệnh viện, người bệnh cần lần lượt áp dụng những biện pháp dưới đây để cắt giảm cơn đau và duy trì chức năng vận động.

  • Nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 24 – 48 tiếng đầu kể từ khi cơn đau xuất hiện. Sau đó người bệnh cần đi lại, vận động nhẹ nhàng và lưu ý đến các tư thế trong sinh hoạt vào những ngày tiếp theo. Điều này giúp hạn chế tổn thương tiến triển, giảm đau và ngăn dây thần kinh tiếp tục bị chèn ép.
  • Chườm lạnh: Dùng túi đá lạnh đắp lên lưng trong 48 tiếng đầu để giảm sưng, đau và viêm. Mỗi ngày chườm lạnh 3 lần, mỗi lần 15 phút.
  • Chườm ấm: Dùng túi chườm hoặc khăn ấm đắp lên vùng lưng đau từ 3 – 4 lần/ ngày trong những ngày tiếp theo. Cách này giúp tăng lưu thông máu, giảm sưng, đau và tăng khả năng vận động.
  • Xoa bóp: Nhẹ nhàng xoa bóp lên vùng lưng đau từ 5 – 10 phút mỗi lần, mỗi ngày 2 lần. Biện pháp này có tác dụng giảm co thắt cơ, giảm đau, tăng lưu thông máu và cải thiện khả năng vận động.
  • Duy trì vận động: Thường xuyên vận động nhẹ nhàng khi cơn đau đã thuyên giảm. Điều này giúp các khớp không bị cứng, tăng khả năng vận động và tính linh hoạt của bệnh nhân.

Sau 24 – 72 giờ giảm đau, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp hơn.

2. Sử dụng thuốc

Phần lớn những loại thuốc dùng trong điều trị rách vòng xơ đĩa đệm đều có tác dụng giảm đau và chống viêm dây thần kinh (từ nhẹ đến nặng). Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không kê đơn: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định Paracetamol hoặc NSAID.
    • Paracetamol: Dùng cho những trường hợp đau nhẹ, có kích ứng nhẹ ở dây thần kinh nhưng không viêm. Paracetamol có tác dụng điều trị đau nhức và hạ sốt.
    • Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Dùng cho những trường hợp đau ở mức trung bình, có kích ứng ở dây thần kinh và viêm. Thuốc có tác dụng chống viêm và điều trị đau.
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Đây là thuốc giảm đau gây nghiện được dùng để điều trị ngắn hạn. Opioid chỉ được chỉ định khi cần thiết, bệnh nhân có những cơn đau nặng. Thuốc giúp giảm đau nhanh và hiệu quả, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Từ đó cải thiện khả năng vận động.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc này được chỉ định khi rách vòng xơ đĩa đệm gây đau kèm theo những cơn co thắt. Thuốc có tác dụng giảm đau và thư giãn cơ. Thuốc giãn cơ thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn vì có thể gây tác dụng phụ.
  • Tiêm Corticoid: Tiêm Corticoid được chỉ định khi nhân nhầy thoát vị do rách vòng xơ đĩa đệm gây viêm dây thần kinh hoặc đau đớn nghiêm trọng, bệnh nhân không có đáp ứng với thuốc uống. Thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh và giảm đau tại chỗ, thường mang đến hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên các triệu chứng có thể tái phát sau nhiều tháng điều trị.
Sử dụng thuốc
Những loại thuốc dùng trong điều trị rách vòng xơ đĩa đệm thường có tác dụng giảm đau và chống viêm dây thần kinh

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẬP TAN đau nhức, PHỤC HỒI vòng xơ, NGĂN CHẶN thoát vị 

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc chuyên trị thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý liên quan như: phồng đĩa đệm, lồi đĩa đệm, rách vòng xơ… Kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền, được phối chế bài bản dựa trên cốt thuốc bí truyền của người Tày và y pháp đỉnh cao của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, bài thuốc được giới chuyên gia đánh giá cao, hàng ngàn bệnh nhân tin dùng và khẳng định hiệu quả nhờ công thức ĐỘT PHÁ, cơ chế trị bệnh CHUYÊN SÂU, hiệu quả với mọi tình trạng đĩa đệm. 

Xem ngay những thước phim ghi lại hành trình hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang trong video:

Hơn 50 vị thuốc tốt bậc nhất trong tái tạo và phục hồi xương khớp được phối chế đỉnh cao thành 3 nhóm thuốc ĐẶC BIỆT cùng kết hợp tạo 3 mũi nhọn giúp làm lành vòng xơ, củng cố chức năng cố định nhân nhầy, phục hồi các tổn thương trên đĩa đệm, giải phóng sự chèn ép trên các rễ thần kinh. Từ đó ngăn chặn các triệu chứng đau nhức, tê bì, sưng tấy, đồng thời bồi bổ xương khớp toàn diện, ngăn bệnh tái phát, phục hồi khả năng vận động hiệu quả.

Quốc dược Phục cốt khang kết hợp 3 nhóm thuốc đặc trị chuyên sâu

Bài thuốc xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin là giải pháp điều trị các bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay với những công dụng tuyệt vời như:

  • DỨT ĐIỂM triệu chứng đau nhức, sưng viêm, tê bì
  • Giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh
  • Tăng cường dưỡng chất, tái tạo và phục hồi đĩa đệm 
  • Phục hồi và tránh biến dạng cột sống
  • Dưỡng huyết, bổ can thận, mạnh cốt tủy, ngăn bệnh tái phát…

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc ghi nhận hiệu quả điều trị với tỷ lệ khỏi bệnh lên trên 95% sau 2 – 5 tháng tuân thủ phác đồ, 100% không nhờn thuốc, không tái phát sau nhiều năm. Bài thuốc đã giúp Nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng cùng hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước thoát khỏi ám ảnh đau nhức, phục hồi vận động.   [XEM TẠI ĐÂY]

Để được tư vấn sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc qua HOTLINE  098 717 3258 hoặc liên hệ qua các kênh thông tin sau:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

Xem thêm: Bài thuốc xương khớp bí truyền LẦN ĐẦU TIÊN được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam

2. Phẫu thuật

Trong điều trị rách vòng xơ đĩa đệm, phương pháp phẫu thuật chủ yếu được chỉ định cho những bệnh nhân có các tình trạng sau:

  • Không có đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn, sau 6 tuần
  • Vết rách vòng xơ đĩa đệm có kích thước lớn
  • Nhân nhầy thoát vị chèn ép vào dây thần kinh tọa
  • Rách bao xơ kèm theo hỏng đĩa đệm nghiêm trọng do tình trạng thoái hóa hoặc chấn thương làm vỡ đĩa đệm

Mục đích phẫu thuật:

  • Loại bỏ khối nhân nhầy thoát vị
  • Khắc phục vết rách, giảm triệu chứng
  • Phục hồi đường cong tự nhiên của cột sống và khả năng vận động của bệnh nhân
  • Giảm kích thích và chèn ép dây thần kinh
  • Thay đĩa đệm hỏng bằng đĩa đệm nhân tạo

Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng:

  • Phẫu thuật mở: Loại bỏ nhân nhầy hoặc thay đĩa đệm.
  • Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ khối nhân nhầy thoát vị, điều chỉnh cột sống.
  • Phẫu thuật laser: Được chỉ định cho trường hợp nhẹ, khắc phục rách vòng xơ đĩa đệm và loại bỏ phần nhân nhầy thoát ra ngoài.

Tùy thuộc vào tổn thương và mục đích điều trị, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Biện pháp phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng những biện pháp dưới đây có thể làm giảm nguy cơ rách vòng xơ đĩa đệm:

  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập hợp lý để giảm cân và giữ cân nặng ở mức an toàn.
  • Tránh lao động nặng, lao động gắng sức, không nên mang vác vật nặng trong thời gian dài.
  • Không nên đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ. Đối với nhân viên văn phòng hoặc những người có tính chất công việc buộc phải ngồi lâu, bạn nân thường xuyên đứng lên, đi lại, vươn vai và thực hiện một số động tác kéo giãn ở lưng. Tốt nhất nên thư giãn 10 phút mỗi 1 – 2 giờ làm việc.
  • Ngồi, đứng, nằm, nâng vật và sinh hoạt với tư thế đúng, cần giữ lưng thẳng trong các hoạt động. Không nên uốn cong cột sống sang một bên, đặc biệt là khi ngồi hoặc nâng vật.
  • Không đột ngột thay đổi tư thế. Cụ thể như đột ngột xoay người, cúi gập người, uốn cong thân người sang một bên…
  • Loại bỏ những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ chấn thương cột sống hoặc té ngã. Đặc biệt là người lớn tuổi.
  • Thăm khám sớm và điều trị dứt điểm các tổn thương ở cột sống (nếu có).
  • Không hút thuốc lá để tránh gia tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm/ bao xơ dẫn đến rách vòng xơ đĩa đệm.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, canxi, protein và những thành phần thiết yếu khác để duy trì hệ xương khỏe mạnh, ngăn thoái hóa cột sống cổ/ thắt lưng, tăng độ dẻo dai và độ bền cho vòng xơ đĩa đệm. Từ đó phòng ngừa tình trạng nứt/ rách bao xơ khiến nhân nhầy thoát vị.
  • Luyện tập thể dục từ 30 – 60 phút mỗi ngày với những bài tập, bộ môn có cường độ thích hợp. Điều này giúp duy trì sự dẻo dai và tính linh hoạt của cột sống, giảm nguy cơ thoái hóa và chấn thương. Ngoài ra việc giữ thói quen luyện tập còn có tác dụng tăng cường sức bền cho các cơ nâng đỡ cột sống. Từ đó ổn định đường cong tự nhiên, phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm. Những bài tập và bộ môn phù hợp gồm: Bài tập yoga giúp kéo giãn, bơi lội, tập dưỡng sinh, đi bộ…
Biện pháp phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm
Luyện tập thể dục mỗi ngày giúp duy trì sự dẻo dai, tính linh hoạt của cột sống và phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm

Rách vòng xơ đĩa đệm được xem là một giai đoạn tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như thoái hóa, chấn thương… Thông thường rách bao xơ không thể tự khỏi. Mặt khác bệnh có thể tiến triển, chèn ép vào các dây thần kinh và gây biến chứng. Chính vì thế nếu nhận thấy đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói kéo dài trên 2 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ khám và chỉ định điều trị.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua