Bị Rách Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Người bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính ổn định của khớp gối và khả năng vận động. Bên cạnh đó việc nhận định sai về quá trình điều trị còn gây đau đầu gối dai dẳng và nhiều biến chứng khác.

Rách dây chằng chéo trước có tự lành không
Tìm hiểu bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không? Các lựa chọn điều trị hiệu quả

Rách dây chằng chéo trước là gì?

Đầu gối là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Bộ phận này có nhiệm vụ nâng đỡ phần trên của cơ thể và thực hiện những chuyển động như ý muốn. Chính vì thế mà người năng động hay vận động viên đều chịu nhiều ảnh hưởng xấu từ chấn thương đầu gối, trong đó có rách/ đứt dây chằng chéo trước.

Đứt dây chừng chéo trước là tình trạng ACL (một trong hai dây chằng chéo của đầu gối) bị rách khi có lực nén hoặc lực tác động mạnh ở mặt trước đầu gối. Điều này thường gặp ở người tiếp đất vụng về hoặc tiếp đất bằng một chân, té ngã, đột ngột chuyển hướng hoặc giảm tốc độ.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà chấn thương có thể là đứt toàn phần hoặc chỉ đứt một phần dây chằng chéo trước. Chấn thương khiến đầu gối lỏng lẻo, giảm chức năng và phạm vi, đau đầu gối, cứng khớp gối, sưng tấy và khó đi lại. Rách dây chằng chéo trước cần được khám và điều trị sớm.

Rách dây chằng chéo trước có tự lành không?

Rách ACL là chấn thương đầu gối nghiêm trọng, gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và tâm trạng của bệnh nhân. Vậy người bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không?

Theo các chuyên gia xương khớp, rách dây chằng chéo trước (ACL) không thể tự lành. Nguyên nhân là do không có nguồn cung cấp máu do dây chằng này. Chính vì thế mà những bệnh nhân bị rách ACL đều được khuyên thăm khám trong 24 giờ sau chấn thương. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Thông thường điều trị không phẫu thuật được xem xét trước tiên. Tuy nhiên nếu ACL bị rách hoàn hoàn hoặc kèm theo chấn thương khác trong đầu gối (chẳng hạn như đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm), phẫu thuật có thể cần thiết. Ngoài ra mổ nội soi sửa chữa ACL cũng được chỉ định nếu đầu gối không ổn định hoặc không lành khi điều trị bảo tồn.

Rách dây chằng chéo trước (ACL) không thể tự lành
Rách dây chằng chéo trước (ACL) không thể tự lành, cần điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật

Điều gì xảy ra nếu không điều trị ACL bị rách?

Bệnh nhân bị rách dây chằng chéo trước không nên trì hoãn quá trình điều trị. Bởi việc chậm trễ hoặc không điều trị có thể tăng mức độ tổn thương. Đồng thời phát sinh những vấn đề nghiêm trọng khác. Cụ thể:

  • Tăng nguy cơ đứt toàn phần ACL ở người bị đứt bán phần dây chằng chéo trước
  • Đau đầu gối dai dẳng
  • Lỏng lẻo khớp kéo dài, tăng nguy cơ rách sụn chêm
  • Viêm khớp và thoái hóa khớp gối sớm
  • Yếu chi và thay đổi dáng đi
  • Giảm hoặc mất khả năng vận động.

Để phục hồi chức năng và ngăn biến chứng, người bị rách dây chằng chéo trước cần được điều trị sớm và đúng cách. Do đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị ngay sau chấn thương.

Các lựa chọn điều trị rách dây chằng chéo trước

Các lựa chọn trong điều trị rách dây chằng chéo trước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của vết rách
  • Tổn thương đi kèm
  • Mức độ hoạt động bình thường.

Điều trị bảo tồn thường được ưu tiên trong các trường hợp do rách ACL không thể phẫu thuật ngay. Mặt khác, dây chằng tổn thương có thể lành lại bằng phương pháp bảo tồn nếu chỉ bị rách một phần, không lỏng gối và không kèm theo tổn thương khác. Ngược lại những trường hợp nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng cho trường hợp bị rách dây chằng chéo trước:

1. Phương pháp RICE

Phương pháp RICE (sơ cứu chấn thương) cần được áp dụng ngay sau chấn thương để giảm nhẹ triệu chứng. Đồng thời tăng hiệu quả của những phương pháp điều trị tiếp theo. Phương pháp này gồm các bước:

  • Nghỉ ngơi: Tránh những hoạt động làm nặng thêm tổn thương ACL. Nghỉ ngơi để khớp xươngdây chằng bị thương được thả lỏng, có thời gian phục hồi, giảm đau và sưng nề.
  • Chườm đá: Cho một vài viên đá lạnh vào khăn bông, bọc gọn và đặt lên đầu gối 20 phút, thực hiện nhiều lần mỗi ngày. Biện pháp này ngăn huyết ứ ở đầu gối, giảm sưng và đau.
  • Nén: Quấn quanh đầu gối bị thương bằng băng gạc hoặc băng thun để ổn định khớp, giảm sưng và đau, bảo vệ đầu gối.
  • Nâng cao: Đặt dưới đầu gối 1 – 2 chiếc gối mềm để nâng cao chân bị thương trong khi nằm/ ngồi (nâng cao hơn tim). Điều này giúp giảm sưng.
Phương pháp RICE
Phương pháp RICE cần được áp dụng ngay sau chấn thương để bảo vệ đầu gối, giảm sưng và đau nhức

2. Bất động

Chân bị thương có thể được bất động từ vài ngày đến vài tuần. Bệnh nhân sử dụng nẹp đầu gối và nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động. Chỉ đi lại và tập trị liệu khi cần thiết, nên dùng gậy hoặc nạng để hỗ trợ chân đau và giúp giảm trọng lượng lên đầu gối.

3. Dùng thuốc giảm đau

Nếu đau và sưng nhiều, một số loại thuốc dưới đây có thể được sử dụng:

Bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, ngăn viêm an toàn và hiệu quả.

Dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau nếu rách ACL gây đau và sưng nhiều hoặc không giảm sau khi chăm sóc

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là chìa khóa để phục hồi chức năng cho người bị rách dây chằng chéo trước (bao gồm cả điều trị bảo tồn và phẫu thuật). Trong thời gian đầu bệnh nhân được tập đi với nạng, tập chống chân và căng cơ đùi.

Sau vài tuần, bệnh nhân được tập đi không dùng nạng, tập kéo giãn và tăng cường sức cơ. Những bài tập này giúp tăng cường chức năng cho mảnh ghép và đầu gối, ổn định khớp, phục hồi sức mạnh.

Ngoài ra tập vât lý trị liệu còn mang đến những tác dụng sau:

  • Giảm sưng và đau
  • Lấy lại phạm vi chuyển động và tính linh hoạt
  • Tăng cường các cơ hỗ trợ
  • Phục hồi khả năng vận động, sớm trở về với các hoạt động sinh hoạt và thể thao

Trong điều trị rách dây chằng chéo trước, vật lý trị liệu thường được bắt đầu sớm và kéo dài khoảng 6 – 12 tháng (tùy vào chấn thương ban đầu, tốc độ phục hồi và mục đích). Thông thường sau 9 – 12 tháng bệnh nhân có thể trở lại hoạt động và chơi thể thao.

Tham khảo thêm: Bài Tập Phục Hồi Đứt Dây Chằng Chéo Trước (Sau Phẫu Thuật)

5. Phẫu thuật

Mổ đứt dây chẳng chéo (tái tạo ACL) thường được chỉ định cho trường hợp sau:

  • Vận động viên
  • ACL bị rách hoàn toàn hoặc có tổn thương cấu trúc khác
  • Đầu gối không ổn định
  • Dây chằng chéo trước không lành bằng phương pháp điều trị bảo tồn.

Thông thường bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo sau chấn thương 3 tuần, khi đầu gối bớt sưng và có thể chuyển động tốt hơn (do tập vật lý trị liệu). Bởi chấn thương khiến máu dồn vào ổ khớp, che lắp ACL khi MRI đứt dây chằng chéo trước dẫn đến chẩn đoán sai lệch.

Mặt khác phẫu thuật khi đầu gối bị sưng và cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi vận động trong tương lai. Đồng thời tăng nguy cơ gây biến chứng.

Phẫu thuật được chỉ định khi ACL bị rách hoàn toàn hoặc có tổn thương cấu trúc khác
Phẫu thuật tái tạo dây chằng được chỉ định khi ACL bị rách hoàn toàn hoặc có tổn thương cấu trúc khác

Trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, ACL có thể được thay thế bằng mảnh ghép tự thân hoặc mảnh ghép được hiến tặng từ tử thi. Các hình thức:

  • Liên kết gân bánh chè: Loại bỏ 1/3 trung tâm của gân bánh chè và khoan các đường hầm ở xương chày và xương đùi. Cố định mảnh ghép vào xương để tạo ACL mới.
  • Ghép cơ gân kheo: Lấy hai gân từ cơ gân kheo quấn lại với nhau để thay thế cho ACL bị đứt.
  • Ghép gân cơ tứ đầu: Ghép gân cơ tứ đầu chỉnh sửa rách dây chằng chéo trước. Phương pháp này có thể dùng cho trẻ em và người bị đứt dây chằng chéo sau.
  • Mảnh ghép hiến tặng: Phương pháp này sử dụng mô của người hiến tặng để thay thế ACL bị đứt.

Sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, bệnh nhân được chăm sóc vết thương và tập vật lý trị liệu để phục hồi.

6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để hỗ trợ dây chằng phục hồi nhanh, người bệnh cần áp dụng phương điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể người bị rách ACL nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng; ăn nhiều đậu, hạt, ngũ cốc, chế phẩm từ sữa và rau xanh để bổ sung canxi. Chất này giúp tăng cường sức khỏe xương và hỗ trợ đầu gối.

Ngoài ra, thực phẩm giàu vitamin A, C, E, D, protein, omage-3, chất chống oxy hóa cũng rất cần thiết cho người bị rách dây chằng chéo trước. Bởi những thành phần này có thể tăng khả năng thúc đẩy tái tạo dây chằng, tăng cường cơ bắp hỗ trợ, chống viêm, giảm sưng đau và ngăn thoái hóa.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ dây chằng phục hồi nhanh

Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề “Rách dây chằng chéo trước có tự lành không?” và các lựa chọn điều trị thích hợp. Rách ACL là chấn thương đầu gối nghiêm trọng, gây triệu chứng nặng nề và không thể tự khỏi do không có máu cung cấp. Vì thế sau khi chấn thương xảy ra, người bệnh thăm khám kỹ lưỡng và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua