Ra Máu Báo Thai Có Đau Lưng Không? Điều Bạn Nên Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Nhiều người thắc mắc, ra máu báo thai có kèm theo đau lưng không? Cần làm gì khi gặp phải tình trạng này? Những thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp rõ.

ra máu báo thai có đau lưng không
Ra máu báo thai có kèm theo đau lưng không là thắc mắc thường gặp

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai là hiện tượng ra máu âm đạo, xuất hiện khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung. Tình trạng này khiến lớp niêm mạc gặp phải tổn thương và bị chảy máu.

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm dễ nhất. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khoảng 7 – 14 ngày, tính từ ngày bị chậm kinh. Lượng máu báo thai thường ra không nhiều, đa phần chỉ để lại các chấm đỏ li ti dính trên quần lót.

Thời gian ra máu báo thai ở mỗi người là khác nhau, thậm chí khác ở các lần mang thai của cùng 1 người. Tình trạng này đa phần diễn ra trong vài giờ hoặc 1 vài ngày, mỗi ngày 1 vài lần. Rất hiếm khi xảy ra trường hợp máu báo thai kéo dài nhiều ngày.

Không phải bất cứ phụ nữ nào khi mang thai cũng ra máu báo thai. Nhiều thai phụ có thể nhầm lẫn giữa máu báo thai với máu kinh nguyệt do 2 hiện tượng này tương đối giống nhau.

Dưới đây là một số đặc biệt giúp phân biệt máu báo thai và máu kinh:

– Máu báo thai:

  • Màu sắc: Có màu hồng phớt hoặc màu nâu.
  • Lượng máu: Ra rất ít, chỉ 1 vài giọt hay vết nhỏ dính ở đáy quần lót. Lượng máu khá đều nhau ở mỗi ngày. Máu không bị vón cục và không kèm theo dịch nhầy.
  • Thời gian: Thường chỉ diễn ra khoảng 1 – 2 ngày.
  • Biểu hiện: Có thể kèm theo đau lâm râm ở bụng dưới nhưng không đáng kể.

– Máu kinh nguyệt:

  • Màu sắc: Có màu đỏ thẫm hay hơi thâm đen.
  • Lượng máu: ra nhiều và ồ ạt. Nhiều nhất ở ngày đầu tiên sau đó ít dần sang những ngày sau. Đến ngày cuối thì chỉ còn là những vệt máu nhỏ. Máu có kèm dịch nhầy và có thể bị vón cục.
  • Thời gian: Trung bình khoảng từ 4 – 6 ngày. Tùy mỗi người mà có thể nhiều hơn hay ít hơn. Tuy nhiên thường không kéo dài quá 9 ngày.
  • Biểu hiện: Có thể kèm theo đau bụng kinh, táo bón, đau đầu, ra khí hư dạng sợi không màu và không mùi.
máu báo thai là gì
Hình ảnh về sự khác nhau giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt

Ra máu báo thai có đau lưng không?

Khi mang thai, cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi lớn. Một số dấu hiệu có thể giúp chị em nhận biết sớm sự xuất hiện của thai kỳ. Trong đó, ra máu báo thai là dấu hiệu khá phổ biến, xuất hiện ở khoảng hơn 20% bà bầu.

Ngoài ra mẹ bầu còn gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác. Nhiều người thắc mắc, ra máu báo thai có kèm theo đau lưng không? Theo nhận định từ các chuyên gia, khi mới đậu thai, cơ thể mẹ bầu có thể bị mệt mỏi. Đi kèm với đó là tình trạng nhức mỏi người hay đau lưng dưới.

Như vậy, trong một số trường hợp, ra máu báo thai có khả năng đi kèm với tình trạng đau lưng. Tuy nhiên dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với kinh hoạt hoặc biểu hiện của các bệnh phụ khoa.

Để chắc chắn ra máu báo thai kèm đau lưng có phải mang thai không thì chị em nên theo dõi thêm một số dấu hiệu khác của cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp phát hiện sớm thai kỳ:

  • Chậm/ mất chu kỳ kinh nguyệt
  • Ốm nghén
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Bị chuột rút nhẹ ở vùng bụng
  • Hụt hơi, khó thở
  • Đau âm ỉ bụng dưới
  • Tăng cảm giác buồn nôn
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Tăng cảm giác buồn ngủ
  • Ngực căng và nhạy cảm hơn
  • Cảm thấy kiệt sức
  • Thường xuyên nhức đầu
  • Tóc yếu, dễ gãy rụng
  • Thân nhiệt tăng, bị sốt nhẹ
Ra máu báo thai có đau lưng không
Đôi khi ra máu báo thai có thể kèm theo đau lưng và các triệu chứng khác

Trường hợp nghi ngờ đang mang thai thì mẹ bầu có thể mua que thử thai về để thử ngay. Nên thực hiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy bởi đây là thời điểm nồng độ hCG trong nước tiểu ở mức cao nhất. Điều này giúp đảm bảo kết quả thử thai.

Nếu que thử hiện 1 vạch thì chứng tỏ bạn chưa có thai hay thử thai khi còn quá sớm. Bạn có thể thử lại khoảng 1 tuần sau đó. Trường hợp que thử hiện 2 vạch chứng tỏ bạn đang mang thai. Có thể thử lại thêm 1 lần nữa để chắc chắn hơn về kết quả này.

Nếu nghi ngờ kết quả của que thử thai thì bạn hãy trực tiếp thăm khám bác sĩ. Các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện để chắc chắn về việc bạn có đang mang thai hay không. Trường hợp chắc chắn về thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Ra máu báo thai kèm theo đau lưng khi nào đáng quan ngại?

Trong một số trường hợp, ra máu báo thai kèm theo đau lưng không phải là dấu hiệu mang thai. Lúc này, chị em nên cẩn trọng với các bệnh phụ khoa. Bởi đây là dấu hiệu khá phổ biến cho thấy vùng kín và cơ quan sinh sản đang gặp phải vấn đề. Một số bệnh như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm buồng trứng… đều có thể gây ra triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường kèm đau lưng.

Cần chú ý chủ động thăm khám bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Ra máu âm đạo với lượng lớn
  • Ra máu âm đạo kèm đau bụng dưới và đau lưng
  • Đau lưng và đau bụng dưới dữ dội
  • Ra khí hư bất thường, có màu vàng, xanh và mùi hôi khó chịu
  • Khí hư có lẫn máu hoặc lẫn mủ

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thai kỳ

Trường hợp ra máu báo thai có kèm theo đau lưng đã được xác nhận là dấu hiệu an toàn của thai kỳ thì mẹ bầu cần chú ý thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt. Đây chính là yếu tố quyết định thai kỳ khỏe mạnh, tốt cho cả mẹ và bé.

ra máu báo thai kèm đau lưng cần làm gì
Khi bị ra máu báo thai kèm đau lưng, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

1. Ăn uống lành mạnh và cân bằng

Khi mang thai, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra còn giúp duy trì cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá mức và làm giảm nguy cơ phát sinh triệu chứng bất thường.

Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống giúp mẹ khỏe con khỏe:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính như thông thường thì có thể ăn từ 5 – 6 bữa. Đồng thời cần điều chỉnh và cân bằng lại lượng đồ ăn trong mỗi bữa.
  • Khẩu phần ăn đảm bảo 25% chất đạm gồm thịt, trứng, cá… 25% tinh bột từ cơm, bún, ngô, khoai, bánh mì… Còn 50% là từ các loại rau củ quả, hạt…
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ ngọt. Ăn ít kẹo bánh, kiêng các loại hoa quả nhiều đường, nước ngọt có gas…
  • Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong chế độ ăn. Tránh ăn liên tục hay quá nhiều 1 món ăn bất kỳ.
  • Không nên tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn. Điển hình như xúc xích, thịt xông khói, pate, đồ hộp…
  • Chú trọng đến các nhóm thực phẩm hữu ích cho bà bầu. Ví dụ như sữa và sữa chua không đường, phô mai cứng, nước cam, chuối hay hải sản.
  • Tăng cường các loại rau củ có màu xanh đậm (rau chân vịt, bông cải xanh, rau muống, mồng tơi…). Màu đỏ và vàng (bí đỏ, cà rốt, ớt chuông…). Ăn cá hồi và các loại hạt để bổ sung đầy đủ Omega-3 cho cơ thể.
  • Đảm bảo uống đủ 3 lít chất lỏng/ ngày. Bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây, sữa và nước canh.
  • Lựa chọn nguồn tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, các loại đậu, bắp luộc.
  • Trường hợp cần thiết có thể tham khảo bác sĩ để được tư vấn dùng các loại viên uống bổ sung dưỡng chất.

2. Sinh hoạt điều độ

Ngoài chế độ ăn uống thì việc sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học. Điều này sẽ giúp kiểm soát căng thẳng, chăm sóc giấc ngủ và ngăn ngừa các triệu chứng bất thường xảy ra.

Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý:

  • Bà bầu nên cố gắng xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ nhất định. Nên đi ngủ trước 10 giờ tối và đảm bảo ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không làm việc quá sức. Tốt nhất nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Trường hợp bị căng thẳng có thể tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng, nghe nhạc hay đọc sách.
  • Luôn duy trì suy nghĩ tích cực, giữ cho đầu óc luôn được thư giãn.
  • Nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng về bên trái. Điều này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa mất ngủ hay đau lưng. Đồng thời làm giảm tình trạng phù nề, tăng lượng máu lên tim.
chăm sóc sức khỏe thai kỳ
Mẹ bầu cần sinh hoạt điều độ để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh

3. Hoạt động thể chất phù hợp

Nhiều mẹ bầu có thói quen lười vận động. Đặc biệt là càng về các tháng cuối thai kỳ khi thai nhi đã phát triển lớn. Tuy nhiên thói quen này có thể khiến cho nhiều dấu hiệu bất thường xảy ra. Đặc biệt nhất là tình trạng đau lưng hay nhức mỏi xương khớp.

Lời khuyên cho mẹ bầu là nên chú ý dành thời gian cho hoạt động thể chất phù hợp mỗi ngày. Nên lựa chọn các bài tập tác động thấp hay các bộ môn nhẹ nhàng để rèn luyện. Điển hình như đi bộ, tập các động tác yoga dành cho bà bầu, các bài tập căng cổ, căng lưng hay căng ngực.

Bà bầu tuyệt đối không tập luyện gắng sức hay thực hành các bài tập nặng, bài tập khó khi mang thai. Nếu còn gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn bài tập, có thể gặp bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn thêm.

Việc tập luyện khoa học mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ. Ngoài làm giảm đau lưng, nhức mỏi xương khớp thì còn tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.

4. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao quá trình mang thai. Từ đó giúp tầm soát các nguy cơ và hạn chế tối đa các vấn đề có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ đầy đủ có thể giảm nguy cơ tử vong của thai nhi xuống tới 5 lần so với các mẹ không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ các em bé sinh ra từ mẹ bầu không khám thai cũng sẽ có trọng lượng nhẹ hơn so với những mẹ bầu thường xuyên khám thai.

Đặc biệt, tuân thủ lịch khám thai là rất cần thiết với các mẹ trước đó từng bị sảy thai. Trong các trường hợp có vấn đề bất thường như ra huyết, thai suy dinh dưỡng, dọa sinh non, mẹ có bệnh lý… thì việc khám thai thường xuyên lại càng cần thực hiện tốt. Điều này giúp bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp tốt nhất cho mẹ và bé khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Bài viết đã giải đáp rõ vấn đề ra máu báo thai có đau lưng không? Đồng thời đề cập đến một số vấn đề xoay quanh tình trạng này và cách chăm sóc thai kỳ. Tốt nhất mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe ngay cả khi có mang thai hay không.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua