Phương Pháp Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Mới Nhất?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Nẹp cột sống TLIF là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất, được cân nhắc cho những trường hợp nặng, điều trị bảo tồn không cải thiện. Phương pháp này đã được áp dụng cho một số bệnh nhân. Kết quả cho thấy bệnh nhân hồi phục tốt, khả năng phát sinh biến chứng thấp.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất
Tìm hiểu phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất và biện pháp phòng ngừa tái phát sau điều trị

Hiểu hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, nhằm trong nhóm các bệnh lý cột sống. Bệnh thể hiện cho tình trạng thoát vị của nhân nhầy trong bao xơ. Khi đĩa đệm vỡ/ hư hỏng (bao xơ đĩa đệm nứt/ rách), nhân nhầy bắt đầu di chuyển ra ngoài và tạo thành một khối lớn. Khối này chèn ép vào rễ thần kinh, làm hẹp ống sống dẫn đến chèn ép tủy.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường xuyên đau lưng, nhức nhói nhiều ở vị trí ảnh hưởng, cơn đau nhanh chóng lan rộng sang các vùng cận kề kèm theo cảm giác co cứng. Đối với những trường hợp nặng (có chèn ép rễ/ dây thần kinh), bệnh nhân khó vận động. Ngoài ra đau kèm theo cảm giác tê bì và châm chích lan rộng từ lưng xuống chân hoặc/ và tay.

Tình trạng thoát vị được điều trị bằng nhiều phương pháp. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng mà điều trị bảo tồn (chăm sóc tại nhà, dùng thuốc, vật lý trị liệu…) hoặc can thiệp ngoại khoa (thay đĩa đệm nhân tạo, hợp nhất đốt sống…) sẽ được áp dụng. Gần đây phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất cũng đã được nghiên cứu và áp dụng cho một số bệnh nhân.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất

Nẹp cột sống TLIF (Transforaminal Lumbar Interbody Fusion) là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm kèm theo hẹp ống sống.

Mới đây phương pháp nẹp cột sống TLIF được áp dụng cho một bệnh nhân 63 tuổi ở Hà Nội, do các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương – bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) thực hiện. Sau quá trình điều trị bệnh nhân hồi phục tốt, không yếu liệt, không rối loạn cảm giác, bệnh nhân có thể vận động hai chân, huyết động ổn định, không có dấu hiệu phát sinh biến chứng.

Phẫu thuật nẹp cột sống TLIF điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách loại bỏ một phần xương của cột sống mà không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Sau đó nẹp vít vào thân đốt sống.

Nẹp cột sống TLIF
Nẹp cột sống TLIF là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất

Dưới đây là ưu điểm và quy trình thực hiện nẹp cột sống TLIF (phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất):

Ưu điểm

  • Hạn chế được tình trạng căng giãn và tổn thương thần kinh nhờ cách bộc lộ theo đường bên
  • Hạn chế biến chứng sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân tỉnh táo và gần như không có rối loạn
  • Lối tiếp cận đường bên giúp các thao tác kỹ thuật được thực hiện dễ dàng
  • Hiệu quả cao. Khắc phục tình trạng nặng, không đáp ứng với các phương pháp khác.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị cho bệnh nhân

Người bệnh được hướng dẫn nằm sấp và gây mê.

  • Bước 2: Mổ

Bác sĩ dùng dao mổ rạch da với kích thước phù hợp, đủ để tiếp cận với cột sống bị tổn thương.

  • Bước 3: Giải ép xâm lấn tối thiểu

Dùng METRx (dụng cụ dùng trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm) tiếp cận đĩa đệm thoát vị thông qua kỹ thuật xoay ống. Điều này giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và giảm áp lực cho các dây chằng xung quanh.

  • Bước 4: Thực hiện phương pháp nẹp cột sống TLIF

Thực hiện phương pháp nẹp cột sống TLIF cố định cột sống tổn thương thông qua lỗ liên hợp. Trong khi thực hiện, một đoạn xương tự thân, hiến tặng hoặc nhân tạo được ghép vào đoạn cột sống tổn thương. Các xương được ghép vào phần rỗng của mảnh ghép. Cuối cùng chúng được ghép vào khoang liên thân đốt sống (ngay tại vị trí của hai đốt sống cần phục hồi).

  • Bước 5: Nẹp vít qua da

Khoan nẹp vít vào thân đốt sống để cố định thân đốt sống, tạo điều kiện cho những tổn thương được phục hồi.

Quy trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nẹp cột sống TLIF
Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nẹp cột sống TLIF

Tất cả phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đều có khả năng gây biến chứng. Chính vì thế người bệnh cần trao đổi chi tiết với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị. Đồng thời cân nhắc về lợi ích và những rủi ro.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc vết mổ kết hợp ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học để vết thương mau lành, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Chẳng hạn như nhiễm trùng, rối loạn cảm giác. Ngoài ra bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để sớm phục hồi khả năng vận động và sức mạnh.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác

Trước khi nẹp cột sống TLIF (phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất), những phương pháp khác sẽ được cân nhắc, bao gồm cả điều trị bảo tồn và can thiệp ngoại khoa. Những phương pháp này đều nằm trong phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm, được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả chữa bệnh.

  • Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi, không vận động nặng giúp giảm áp lực lên đĩa đệm tổn thương, ngăn khối thoát vị phát triển. Đồng thời giảm đau và tạo điều kiện cho tổn thương lành lại.

  • Chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là phương pháp điều trị bảo tồn giúp giảm đau lưng cho bệnh nhân bị có đĩa đệm thoát vị. Chườm lạnh giúp giảm sưng nóng và đau nhức, ngăn viêm. Chườm lạnh giúp giảm co thắt cơ, giảm đau; thư giãn đĩa đệm, đốt sống và dây thần kinh bị chèn ép; giảm cứng khớp.

  • Vật lý trị liệu

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu được áp dụng để hỗ trợ giải nén dây thần kinh và giảm phồng đĩa đệm. Đồng thời hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng vận động, sức mạnh và tính linh hoạt của bệnh nhân. Vật lý trị liệu có thể được áp dụng sớm cho những trường hợp nhẹ hoặc dùng sau khi phẫu thuật cho những trường hợp nặng.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp giảm đau, giảm chèn ép, phục hồi chức năng vận động, sức mạnh và tính linh hoạt ở lưng
  • Liệu pháp xung điện

Tín hiệu từ các tế bào thần kinh đến dây thần kinh hoặc cơ bắp làm co cơ sẽ được mô phỏng bằng các xung điện. Điều này giúp giảm đau, sửa chữa các tổn thương, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Ngoài ra liệu pháp xung điện còn giúp cải thiện khả năng phản ứng nhanh của cơ đối với những tín hiệu tự nhiên của cơ thể.

  • Liêu pháp thay thế

Một số liệu pháp thay thế như châm cứu, xoa bóp… có thể được áp dụng. Những liệu pháp này đều có khả năng giảm đau lưng và tăng tuần hoàn máu cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

  • Phương pháp Chiropractic

Phương pháp Chiropractic được thực hiện nhằm nắn chỉnh xương khớp bị lệch do thoát vị đĩa đệm, giúp chúng trở về vị trí đúng vị trí. Phương pháp này mang đến hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hiếm khi thực hiện cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ để phòng ngừa đột quỵ.

  • Dùng thuốc giảm đau trị thoát vị đĩa đệm

Dùng thuốc trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Đối với trường hợp nhẹ, đau từ nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể được dùng Acetaminophen (Paracetamol) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như Ibuprofen.

Đối với những trường hợp đau nặng, có co thắt hoặc đau dây thần kinh, bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau gây nghiện nhóm Opioid, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc gây tê giảm đau thần kinh tại chỗ hoặc thuốc giãn cơ giảm đau do co thắt.

Dùng thuốc giảm đau trị thoát vị đĩa đệm
Dùng thuốc giảm đau giúp kiểm soát cảm giác đau lưng do thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ cải thiện vận động
  • Tiêm steroid 

Tiêm steroid (Corticoid) vào đĩa đệm thoát vị được dùng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bị đau nặng, tổn thương cột sống dẫn đến viêm. Hoặc dùng cho bệnh nhân không có đáp ứng với thuốc giảm đau kháng viêm khác. Tiêm thuốc Corticoid giúp chống viêm và giảm đau hiệu quả

  • Điều trị ngoại khoa

Nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa sẽ được cân nhắc. Dựa trên mức độ thoát vị và các triệu chứng mà người bệnh có thể được chỉ định một trong những phương pháp sau:

    • Mổ hở: Giải nén cột sống đau hoặc mở ống sống.
    • Vi phẫu: Loại bỏ đĩa đệm hư hỏng giúp giảm áp lực và giải nén dây thần kinh.
    • Phẫu thuật nội soi: Giảm áp lực lên dây thần kinh.
    • Hợp nhất cột sống: Phẫu thuật cắt cột sống hoặc phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, sau đó hợp nhất cột sống.
    • Thay đĩa đệm nhân tạo: Dùng đĩa đệm nhân tạo thay đĩa đệm hỏng, không thể sửa chữa.

Mặc dù mang đến hiệu quả điều trị cao nhưng điều trị ngoại khoa có thể gây biến chứng nặng nề. Vì thế các phương pháp chỉ được áp dụng khi cần thiết. Ngoài ra bệnh nhân cần sinh hoạt và chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật để phục hồi nhanh và hạn chế biến chứng.

Phòng ngừa tái phát sau điều trị

Hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có chuyển biến tích cực khi áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên việc không sinh hoạt và chăm sóc đúng cách sau điều trị có thể tăng nguy cơ tái phát.

Vì thế sau điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cột sống và giảm nguy cơ tái phát. Cụ thể:

  • Duy trì tư thế đúng khi sinh hoạt. Luôn giữ lưng, đầu và cổ thẳng khi ngồi hoặc đứng.
  • Giảm áp lực cho lưng khi đứng lâu bằng cách gác một chân lên thềm hoặc một vật.
  • Hạn chế khuân vác vật nặng. Nếu nâng vật là cần thiết, hãy giữ cho lưng thẳng, ngồi xổm với đầu gối uốn cong vừa phải, dùng hai tay nhấc vật, đồng thời duỗi thẳng đầu gối để đứng lên.Tuyệt đối không uốn cong vùng thắt lưng hoặc dùng lực lên lưng để tránh làm hỏng đĩa đệm.
  • Duy trì cân nặng ở mức an toàn để tránh làm tăng áp lực lên cột sống.
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh, chứa những thành phần tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D3, magie, phốt pho… Những thành phần này giúp xương khớp chắc khỏe, tăng mật độ khoáng xương, giảm nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng/ cổ, loãng xươngthoát vị đĩa đệm cột sống ngực/ lưng/ cổ.
  • Luyện tập theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ. Nên ưu tiên các bài tập kéo giãn, yoga và những môn thể thao có cường độ thích hợp (như bơi lội, đạp xe, đi bộ…). Duy trì thói quen luyện tập giúp tăng cường sự dẻo dai cho cột sống, tăng cường các cơ hỗ trợ. Đồng thời duy trì tính linh hoạt, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái diễn.
Luyện tập mỗi ngày giúp tăng cường sự dẻo dai cho cột sống và các cơ hỗ trợ
Luyện tập mỗi ngày giúp tăng cường sự dẻo dai cho cột sống và các cơ hỗ trợ, ngăn thoát vị đĩa đệm tái diễn

Bài viết là thông tin cơ bản về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất, phương pháp đang được áp dụng và biện pháp phòng ngừa tái phát. Nhìn chung cả phương pháp điều trị cũ và mới đều có khả năng kiểm soát triệu chứng và khắc phục bệnh lý. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn cách chữa trị phù hợp và áp dụng đúng cách. Điều này mang đến hiệu quả nhanh và cao, hạn chế phát sinh rủi ro.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua