Phồng đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Phồng đĩa đệm là một quá trình lão hóa tự nhiên xảy ra khi cột sống suy yếu. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Nên đọc: Bài thuốc Nam bí truyền điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bảo tồn cột sống

Phồng đĩa đệm
Phồng đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy gây áp lực lên bao xơ khiến đĩa đệm lồi ra khỏi vị trí ban đầu

Phồng đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm cột sống là cấu trúc hoạt động như một tấm đệm giữa các đốt sống để giảm xóc. Mỗi đĩa đệm là một cấu trúc phẳng, hình tròn, có đường kính khoảng 2.54 cm và dày khoảng 0.5 cm.

Phồng đĩa đệm hay phình đĩa đệm (Bulging disc) là tình trạng phần nhân mềm bên trong đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài nhưng vẫn nằm bên trong bao xơ. Chỗ phồng này có thể gây áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh, dẫn đến đau đớn lan đến vùng lưng hoặc các bộ phận cơ thể khác không thuộc vị trí của đĩa đệm.

Đĩa đệm bị phồng thường liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, một số chấn thương, tư thế sai, béo phì và bệnh lý tiềm ẩn khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Hầu hết các trường hợp phồng đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ và gây đau đớn ở cổ, vai, ngực hoặc cánh tay. Trong một số trường hợp, phình đĩa đệm có thể gây vỡ lớp bao xơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Phình đĩa đệm thường được phát hiện một cách tình cơ thông qua MRI và thường xuất hiện ở những bệnh nhân không có triệu chứng về lưng, đặc biệt là ở bệnh nhân trên 40 tuổi. Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, phình đĩa đệm sẽ phát triển thành thoát vị đĩa đệm.

Phồng đĩa đệm có phải thoát vị đĩa đệm không?

Đĩa đệm hao mòn tự nhiên theo tuổi tác. Khi có thể lão hóa, đĩa đệm mất nước và sụn bắt đầu cứng lại. Những thay đổi này có thể làm cho lớp bao xơ bên ngoài phồng ra theo chu vi của đĩa đệm, được gọi là phồng đĩa đệm. Trong khi đó, thoát vị đĩa đệm xảy ra khi có vết nứt ở lớp sụn cứng bên ngoài đĩa đệm. Điều này khiến phần mô mềm ở bên trong đĩa đệm chảy ra ngoài.

lồi đĩa đệm
Nếu không được điều trị, phồng đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Phồng đĩa đệm không phải là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị vỡ và nhân mềm chảy ra bên ngoài. Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, phồng đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm theo thời gian.

So với phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm thường gây đau đơn nghiêm trọng, gây kích thích các rễ thần kinh và có thể làm tăng nguy cơ viêm đau rễ thần kinh. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Các loại phồng đĩa đệm

Có ba loại phồng lồi đĩa đệm, bao gồm:

  • Phồng đĩa đệm đốt sống cổ xảy ra ở cột sống cổ từ C2 đến C7. Các triệu chứng bao gồm đau cổ mãn tính và các triệu chứng thần kinh như tê, yếu, ngứa ran hoặc đau lan xuống cánh tay.
  • Phình đĩa đệm thắt lưng xảy ra ở các đốt sống thấp hơn của cột sống, chẳng hạn như L4 – 5 và L5 – S1. Các đặc trưng bao gồm gây đau lưng mãn tính và các triệu chứng thần kinh như đau thần kinh tọa ở một hoặc cả hai chân.
  • Phồng đĩa đệm sau các chấn thương hoặc một vết rách nhỏ ở đĩa đệm. Điều này có thể khiến phần nhân mềm gây áp lực lên bao xơ và dẫn đến phồng đĩa đệm. Tình trạng này có thể được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn hoặc thuốc giảm đau. Nếu vết rách lớn, nhân mềm có thể chảy ra khỏi bao xơ và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Đĩa đệm là cấu trúc ở giữ các đốt sống để duy trì tính linh hoạt và phân tách từng đốt sống. Khi cột sống uốn cong hoặc xoay, các đĩa đệm cột sống thay đổi kích thước để hỗ trợ chuyển động và ngăn cản ma sát. Các đĩa đệm có thể bị chèn ép và bị đẩy ra ngoài, đặc biệt là ở cột sống thắt lưng trong một số hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm.

phình đĩa đệm
Lão hóa tự nhiên là nguyên nhân phổ biến gây lồi đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến phình đĩa đệm. Tuy nhiên lão hóa theo thời gian có thể là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm:

  • Đĩa đệm bị mất nước
  • Tư thế xấu
  • Nâng vật nặng thường xuyên
  • Đã từng chấn thương cột sống trong quá khứ
  • Di truyền
  • Thừa cân béo phì
  • Có lối sống ít vận động
  • Có bệnh lý về đĩa đệm
  • Chơi các môn thể thao hoặc hoạt động tiếp xúc

Các đĩa đệm cột sống yếu dần và dễ bị chấn thương theo thời gian. Điều này có nghĩa là lão hóa sẽ làm tăng nguy cơ bị phồng hoặc thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này phụ thuộc khu vực bắt đầu lão hóa. Nếu nhân tuy hoặc nhân mềm bên trong đĩa đệm bị lão hóa trước, nguy cơ phồng đĩa đệm thường thấp. Tuy nhiên nếu bao xơ bị thoái hóa, điều này có thể làm hỏng vòng nâng đỡ bên ngoài và khiến nhân mềm dễ bị thoát ra bên ngoài. Điều này dẫn đến phình đĩa đệm và có thể gây chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống.

Dấu hiệu và triệu chứng phồng đĩa đệm

Các triệu chứng của phình đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí đĩa đệm trong cột sống. Một số người bệnh có thể không có triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Đau lưng, nghiêm trọng hơn khi cử động hoặc hắt hơi
  • Cơ thắt ở cơ lưng
  • Yếu và tê chân hoặc bàn chân
  • Suy giảm khả năng vận động ở chân, đầu gối và mắt cá chân
  • Giảm khả năng kiểm soát bàng quang và ruột
  • Gặp khó khăn khi di chuyển, đi bộ
  • Đau thần kinh tọa
  • Giảm khả năng phối hợp tứ chi
  • Ngứa ran hoặc đau ở đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ hoặc vai

Ngoài ra, phồng lồi đĩa đệm có thể là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng liên quan có thể bao gồm:

  • Đau đớn do đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh
  • Tê hoặc ngứa ran, thường xảy ra ở một hoặc hai chân
  • Yếu cơ, xảy ra khi các tín hiệu ở não bị gián đoạn
  • Các vấn đề về ruột hoặc bàng quang

Đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp nếu người bệnh bị đau lưng, chân và kèm theo các triệu chứng như đi tiểu hoặc đi tiêu không kiểm soát. Điều này có thể là một trường hợp y tế khẩn cấp.

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phần lớn, phình lồi đĩa đệm là một tình trạng bình thường, ngay cả khi được phát hiện ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Hiếm khi phình đĩa đệm gây đau lưng hoặc kích thích các dây thần kinh ở chân. Do đó, tình trạng này thường được điều tị bằng cách nghỉ ngơi tại nhà và sử dụng thuốc chống viêm.

phồng đĩa đệm có nguy hiểm không
Phình đĩa đệm có thể gây đau mãn tính và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày

Tuy nhiên, phình đĩa đệm là nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm với các đặc trưng như đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động, hạn chế hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Đĩa đệm căng phồng cũng có thể dẫn đến yếu hoặc tê chân và khả năng kiểm soát bàng quang kém.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khẩn cấp để tránh các rủi ro liên quan. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán phồng đĩa đệm

Để chẩn đoán tình trạng phình đĩa đệm, bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh lý và các triệu chứng hiện tại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chẩn đoán như:

1. Khám sức khỏe

Khám sức khỏe để chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm các thao tác như:

  • Cảm nhận bằng tay: Bác sĩ có thể sử dụng tay để sờ nắn hoặc gây áp lực lên cột sống để xác định sự nhạy cảm của đĩa đệm.
  • Kiểm tra các chuyển động: Các xét nghiệm kiểm tra chuyển động bao gồm uốn cong cổ về phái trước, phía sau hoặc một bên hoặc nâng chân. Nếu việc nâng chân khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, điều này có thể là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm.
  • Sức mạnh cơ bắp: Bác sĩ có thể kiểm tra thần kinh để xác định sức mạnh của cơ và tình trạng chèn ép các rễ thần kinh. Kiểm tra sức mạnh bao gồm đưa cánh tay hoặc chân sang một bên hoặc về phía trước để bác sĩ quan sát tình trạng run, teo cơ hoặc các cử động bất thường khác.
  • Kiểm tra phản xạ: Kích ứng rễ thần kinh có thể làm giảm phản xạ ở tay hoặc chân. Bác sĩ có thể gõ vào một khu vực cụ thể để quan sát phản ứng của người bệnh.

2. Xét nghiệm chẩn đoán

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể được chỉ định để xác nhận các vấn đề về đĩa đệm, chẳng hạn như vị trí của đĩa đệm bị phồng hoặc các rễ thần kinh bị chèn ép. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

phồng đĩa đệm đốt sống cổ
Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra tình trạng lồi đĩa đệm
  • Chụp CT hoặc chụp tủy đồ: Chụp cắt lớp vi tính (CT) bao gồm chụp X-quang cơ thể, có thể tạo ra hình ảnh bên trong cột sống và các đĩa đệm bị ảnh hưởng. Đôi khi chụp tủy đồ có thể được thực hiện trong quá trình chụp CT để xác định cấu trúc của cột sống.
  • Chụp MRI cột sống: Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể đánh giá chính xác các dây thần kinh ở cột sống, bao gồm sự liên kết với các đĩa đệm, độ dày và hydrat hóa kết cấu đĩa đệm.

Cách điều trị bệnh phồng đĩa đệm

Mục tiêu điều trị tình trạng phồng đĩa đệm là giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan. Kế hoạch điều trị được dựa trên các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của cơn đau ở từng bệnh nhân.

Hầu hết các trường hợp, chứng phình đĩa đệm không cần điều trị, tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây khó chịu, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị như:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Người bệnh được chẩn đoán phình đĩa đệm có thể cần nghỉ ngơi trong vài ngày để giảm sưng và để cơ thể có thời gian phục hồi. Khi bị đau lưng hoặc khó chịu, người bệnh cần tránh tập thể dục và các hoạt động khác cần cúi người hoặc nâng vật nặng.

cách điều trị bệnh phồng đĩa đệm
Bệnh phồng đĩa đệm có thể được điều trị bằng cách nghỉ ngơi hợp lý

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 – 2 ngày. Sau đó, người bệnh có thể di chuyển nhẹ nhàng để ngăn ngừa cứng khớp và các vấn đề về cơ sinh học.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần chườm đá hoặc chườm nóng để giảm đau. Chỉ cần đặt một túi đa hoặc khăn ấm ướt lên vùng bị đau để cải thiện các triệu chứng. Người bệnh có thể luân phiên chườm nóng và chườm lạnh để tăng hiệu quả điều trị.

2. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen có thể hỗ trợ giảm đau và sưng. Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid kéo dài hơn 10 ngày mà không trao đổi với bác sĩ. Khi được sử dụng trong thời gian dài, thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim.

Các loại thuốc giảm đau theo toa thường được chỉ định cho trường hợp cơn đau nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số loại thuốc giãn cơ cũng có thể được chỉ định để giảm co thắt cơ. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Amitriptyline
  • Pregabalin
  • Duloxetine
  • Tramadol

3. Vật lý trị liệu

Cùng với thuốc và các biện pháp kiểm soát khác, một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện các triệu chứng phình đĩa đệm. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh cách tăng cường các cơ hỗ trợ và giảm nguy có phát triển thoát vị đĩa đệm.

Bài tập chữa phồng đĩa đệm
Thường xuyên vận động có thể giảm đau và tăng tính linh hoạt ở các đĩa đệm

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể bao gồm:

  • Thực hiện các bài tập kéo căng để giữ cho cơ linh hoạt
  • Thực hiện các bài tập thể dục trong nhà, chẳng hạn như đi bộ hoặc đi xe đạp tĩnh
  • Massage
  • Chườm lạnh và nóng
  • Kích thích điện cơ

Nhà vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn người bệnh cải thiện tư thế và cách thức đi bộ hoặc nâng đồ vật. Điều này bao gồm đảm bảo lưng thẳng và uốn cong đầu gối để hạn chế các chấn thương trong tương lai.

4. Tiêm ngoài màng cứng

Nếu nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể tiêm thuốc steroid vào không gian xung quanh dây thần kinh cột sống. Steroid có thể giảm sưng và giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, phồng đĩa đệm không cần phẫu thuật.

DỨT ĐIỂM đau nhức, sưng viêm do phồng đĩa đệm gây ra bằng bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang tuyệt đối an toàn

Trong khi các loại thuốc giảm đau chống viêm Tây y chỉ có tác dụng giảm đau, sưng và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ thì bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được phối chế từ hơn 50 vị thuốc Nam thảo dược giúp điều trị dứt điểm triệu chứng, bồi bổ cơ thể, phục hồi và tái tạo đĩa đệm, sụn khớp, tăng cường sức khỏe toàn diện.

Bài thuốc hòa quyện tinh hoa YHCT trong 50 vị thuốc xương khớp kinh điển, nhiều vị thuốc là bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị xương khớp tại Việt Nam như: Cây Tào đông, Dây Thau pinh, Tầm gửi, Vương cốt đằng, Vỏ gạo, Kê huyết đằng, Thiên niên kiện…

Xem thêm: Giải mã 50 BÍ DƯỢC đặc trị bệnh xương khớp góp mặt trong bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc hòa quyện nhiều thảo dược quý hiếm tốt cho xương khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được ra đời từ đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng tinh hoa y học cổ truyền vào điều trị các bệnh xương khớp” của đội ngũ bác sĩ xương khớp đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, trong đó đứng đầu là Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ cao, Bệnh viện YHCT Trung Ương.

Mất nhiều năm miệt mài tìm kiếm, đội ngũ nghiên cứu đã tìm đến nơi rẻo cao Tây Bắc và được chuyển giao bài thuốc bí truyền chữa xương khớp của người dân tộc Tày. Sau khi nhận chuyển giao, các bác sĩ đã ngày đêm nghiên cứu, vận dụng linh hoạt Y pháp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, kinh nghiệm chữa bệnh hàng chục năm và sự tiến bộ của y học hiện đại.

Nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của bài thuốc trong trên thực tế người bệnh đã được diễn ra. Cuối cùng, bài thuốc đã được hoàn thiện và được Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc thông qua.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang giảm sưng, đau, tăng cường khả năng vận động nhờ công thức ĐẶC BIỆT “3 trong 1”. Sự kết hợp cùng lúc của 3 nhóm thuốc nhỏ trong cùng 1 bài thuốc tạo tác động đa chiều giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân, loại bỏ triệu chứng đau nhức, tê bì, sưng đỏ và tái tạo, phục hồi đĩa đệm.

  • Quốc dược Phục cốt hoàn: Nhóm thuốc đặc trị có công dụng tiêu viêm, giảm đau, chặn đứng các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, tê bì, bổ sung canxi, dưỡng chất củng cố bao xơ, nuôi dưỡng cột sống, phục hồi chức năng đĩa đệm và ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Nhóm thuốc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, khu phong, trừ tà, giải độc, thanh nhiệt, mát gan, thông kinh hoạt lạc, giải phóng sự chèn ép của khối thoát vị trên các dây thần kinh, giảm tình trạng đau nhức.
  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Bổ can thận, mạnh gân cốt, lưu thông khí huyết, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng cơ – xương – khớp, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của các yếu tố ngoại tà, ngăn ngừa tái phát.

Xem thêm: Quốc dược Phục cốt khang: ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm từ gốc, DỨT ĐIỂM đau nhức, PHỤC HỒI vận động

Ngoài bài thuốc uống ĐẶC TRỊ Quốc dược Phục cốt khang, Trung tâm còn kết hợp trị liệu YHCT như xoa bóp, massage, bấm huyệt… cồn xoa bóp thảo dược và chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học giúp tăng cường hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian lành bệnh.

Theo kết quả khảo sát 500 bệnh nhân đã điều trị bằng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, cho thấy có 480 bệnh nhân khỏi bệnh sau 3 tháng, 15 bệnh nhân cần thời gian lâu hơn do tính chất công việc phải vận động nhiều, số ít còn lại chỉ thuyên giảm chậm do không tuân thủ theo phác đồ điều trị, bỏ thuốc giữa chừng.

Xuất hiện trong chương trình Cẩm nang sức khỏe 365 do VTV2 Chất lượng cuộc sống thực hiện, nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng đã có những chia sẻ quá trình sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm của mình.

Xem VIDEO chia sẻ của nghệ sĩ Phú Thăng tại đây:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn và tư vấn điều trị DUY NHẤT bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí 24/7.

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024) 7109 6699 – 0987 173 258
  • Hồ Chí Minh:145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận.SĐT:(028) 7109 6699 – 0961 825 886
  • Truy cập Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

GỌI NGAY HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT

Xem ngay: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Phòng ngừa phồng đĩa đệm

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả nguyên nhân và nguy cơ phồng đĩa đệm, bởi vì phân nhân mềm có thể tự thoát ra ngoài khi bị lão hóa. Tuy nhiên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

  • Duy trì cân nặng vừa phải để giảm áp lực lên đốt sống
  • Duy trì các hoạt động thể chất để tăng cường các cơ xung quanh cột sống
  • Thường xuyên vận động và căng cơ khi ngồi trong một thời gian dài
  • Thực hành các tư thế tốt để giảm áp lực lên cột sống

Phình đĩa đệm xảy ra khi phần nhân mềm giữa đĩa đệm bị nén và gây phình bao xơ. Nguyên nhân phổ biến thường là do lão hóa, tuy nhiên chấn thương và lạm dụng cũng có thể gây phồng lồi đĩa đệm. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau, tê và các vấn đề về khả năng vận động. Các biện pháp điều trị bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm steroid và phẫu thuật (nếu cần thiết).

Tham khảo thêm:

Viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn – Điều cần biết

Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng

Bình luận

  1. Vương Tùng says: Trả lời


    Có ai biết thuốc nào có thể chữa khỏi được phồng đĩa đệm này không, tôi năm nay 47 tuổi, mấy tháng gần đây lưng tôi đau nhiều, nhất là khi ngồi xuống đứng lên không nổi, đi khám thì bác sĩ nói bị phồng đĩa đệm có kê thuốc cho tôi về uống cũng đỡ nhưng chưa được 1 tháng thì nó lại đau trở lại

    1. Lê Hữu Nghĩa says: Trả lời


      Bệnh này xác định dùng thuốc duy trì để điều trị triệu chứng đau là chủ yếu còn không có thuốc chữa dứt điểm được hoàn toàn, tuổi này thì xương khớp ai cũng có vấn đề nó thuộc sinh lý

    2. Văn Long says: Trả lời


      Bác muốn chữa ổn định lâu dài thì đến khám ở trung tâm thuốc dân tộc lấy thuốc quốc dược phục cốt khang về mà uống, tôi dùng thuốc này thấy hiệu quả lắm, thời gian điều trị có hơi lâu mất đến tận 3 tháng nên bác nào dùng thì phải xác định kiên trì ngay từ đầu, ngoài nhược điểm thời gian dùng thuốc dài ngày ra thì mọi thứ đều tốt, tôi dùng thuốc khỏi đến cả năm nay không thấy đau đớn gì nữa, mà thuốc còn lành tính không tác dụng phụ, uống vào khỏe re không mệt như các loại thuốc giảm đau kháng viêm của tây y, thêm một cái dù là đông y nhưng thuốc bào chế sẵn rồi nên dùng tiện không cần mất công đun sắc như các loại thuốc truyền thống.được cái nữa là ở đây bác sĩ họ hướng dẫn cụ thể cả chế độ ăn uống rồi tập tành ra sao thắc mắc gì gọi điện hỏi được

    3. Nguyễn Hoàng says: Trả lời


      Bạn dùng bao lâu thì bắt đầu có tiến triền, tôi nghe người ta mách cũng đặt thuốc quốc dược phục cốt khang về dùng, bác sĩ ở đó tư vấn và gửi về cho 3 loại thuốc, uống tròn 1 tuần rồi mà chẳng thấy đỡ đau, cũng biết là đông y thì tác dụng chậm nhưng vẫn thấy sốt ruột quá

    4. Bùi Nam Hải says: Trả lời


      Yên tâm bác ơi, tôi còn uống đến tận 2 tuần mới bắt đầu có chuyển biến tốt dần lên, nhưng khi thuốc bắt đầu đáp ứng rồi thì đỡ nhanh lắm, mới 1 tháng mà đỡ đau rất nhiều rồi, tần suất đau cũng giảm đáng kể, chỉ đau về đêm và sáng sớm không còn đau triền miên cả ngày lẫn đêm như lúc chưa dùng thuốc nữa, mà tốt nhất bác cứ gọi cho trung tâm gặp bác sĩ tư vấn ban đầu hỏi cho rõ, tôi thấy bác sĩ ở đây nhiệt tình lắm, hỏi gì cũng tư vấn rất cặn kẽ, nhiều khi còn gọi mình trước để hỏi thăm tình hình kia

    5. Mai TH says: Trả lời


      Nếu ở gần trung tâm thì nên kết hợp cả châm cứu bấm huyệt sẽ nhanh đỡ hơn. Chả hiểu sao người ta bảo phồng đĩa đệm chỉ đau ở mức độ vừa mà tôi đau dữ lắm hay là do sức chịu đựng của tôi kém, đau đến mấy ngày nằm bẹp giường, đến trung tâm thuốc dân tộc gặp bác sĩ Tuấn, bác sĩ cũng kê thuốc quốc dược phục cốt khang giống mọi người nói nhưng kết hợp thêm cả châm cứu bấm huyệt nữa, làm có buổi đầu thôi lưng nó nhẹ hẳn đi. Có 2 tháng là giải quyết xong xuôi hết. Bây giờ quay lại chơi thể thao bình thường rồi.

    6. Nguyễn Minh Sơn says: Trả lời


      Địa chỉ trung tâm thuốc dân tộc ở đâu vậy, cho tôi địa chỉ cụ thể

  2. Tạ Đức says: Trả lời


    Bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm gì ko nhờ ? Tôi đi khám sức khỏe chụp chiếu vô tình lại phát hiện ra, cũng không gây đau đớn gì nhiều, năm khi 10 thuở mới thi thoảng đau không đáng kể. Như tôi có cần phải điều trị gì ko ?

    1. Nguyễn Hồng says: Trả lời


      Nếu không đau thì không cần phải điều trị, có gắng tập luyện thể thao và sinh hoạt hợp lý, tránh vận động quá sức

    2. Vân Anh says: Trả lời


      Bệnh này hiện nay chưa có thuốc đặc trị, có đau cũng chỉ dùng thuốc giảm đau chứ cũng không có hướng nào khác đâu bác, tôi hồi đầu cũng chỉ bị phồng đĩa đệm nhẹ, 2 năm sau nó thành thoát vị đĩa đệm, giờ 1 năm phải nằm viện đến 3 4 đợt để vật lý trị liệu, giờ như bác thì cố gắng làm sao để bệnh không tiến triển nặng hơn thôi

    3. Lê Cường says: Trả lời


      Nếu phồng đĩa đệm thì chắc chắn sẽ bị thoát vị đĩa đệm hay % là bao nhiêu? Có cách nào khắc phục không? Nghe bác nói mà em lo quá, em bị phồng địa đệm đến 3 đốt, 2 ở lưng với 1 ở cổ

  3. Bùi Thị Mai says: Trả lời


    Tôi bị phình đĩa đệm dẫn đến đau thần kinh tọa, đau từ lưng dẫn xuống mông và đùi, đi đứng vận động rất khó khăn, uống thuốc tây nhiều quá sinh nhờn giảm đau rất kém, tôi đang tìm hiểu về phương pháp tiêm ngoài màng cứng, có ai đã điều trị bằng phương pháp này chưa, hiệu quả thế nào, thấy nhiều người nói phương pháp này rủi ro cao nên tôi đang phân vân

    1. Nguyễn Thạch says: Trả lời


      Nghe thì sợ nhưng thực tế thì rất nhẹ nhàng, nhiều thông tin trái chiều nên tôi cũng đắn đo do dự mãi mới dám quyết định tiêm, đợt tôi tiêm là ở bệnh viện tỉnh, chỉ 15 phút là xong, tiêm tổng 3 mũi trong 1 năm, và may mắn là tôi không gặp tác dụng phụ gì, giảm đau được đến 80% đấy.Thông tin cụ thể cho ai cần https://ihr.org.vn/tiem-ngoai-mang-cung-chua-thoat-vi-dia-dem-2252.html

    2. Đăng Minh says: Trả lời


      Tìm hiểu kĩ trước khi quyết định tiêm nhé. Ba tôi cũng từng tiêm 1 lần cách đây mấy năm, không biết do tay nghề bác sĩ hay do bệnh của ba tôi nặng mà chẳng thấy xi nhê gì thậm chí còn đau nặng hơn cả lúc chưa tiêm

    3. Trường Phan says: Trả lời


      Theo tôi nếu hết cách thì hãy tìm đến phương pháp này vì nhiều biến chứng rất nguy hiểm, tưởng tượng tiêm trực tiếp vào tủy sống nếu có vấn đề rủi ro gì thì xem như toi. Nếu là tôi thì tôi không bao giờ lựa chọn phương pháp này, với bệnh xương khớp thì phương pháp tốt nhất và an toàn nhất là vật lý trị liệu

    4. Vân says: Trả lời


      Tốt nhất là đến bệnh viện nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn và cho phương án điều trị hợp lý, nếu một phương pháp gây nguy hiểm và biến chứng cao thì sẽ không bao giờ đưa vào điều trị cho bệnh nhân phổ biến như vậy

  4. Huỳnh Trọng Tân says: Trả lời


    Nghe nói dùng xương rồng vừa uống vừa đắp ngoài có thể chữa được phồng đĩa đệm. Ai đã thử cách này rồi có hiệu quả thật không ?

  5. Nguyễn Mai Xuân says: Trả lời


    Chào mọi người, nhờ mọi người tư vấn giúp bố cháu với ah. Bố cháu 53 tuổi, bố bị phồng đĩa đệm chắc khoảng chục năm rồi, cũng do điều trị không đến nơi đến chốn nên bệnh ngày càng tệ, hôm rồi đưa bố đi khám thì bác sĩ bảo bệnh của bố đã tiến triển thành thoát vị nặng và phải mổ. Bố cháu thì nhất quyết không mổ vì tỷ lệ thành công chỉ 80%. Cho cháu hỏi có cách nào khác không cần can thiệp phẫu thuật mà vẫn có thể điều trị khỏi được tình trạng của bố cháu không ? Cháu có đang tìm hiểu bài thuốc quốc dược phục cốt khang dạo này nổi tiếng thấy nhiều người dùng quá không biết hiệu quả thế nào

    1. Giang says: Trả lời


      Mẹ mình bị thoát vị dùng thuốc quốc dược phục cốt khang khỏi được rõ lâu rồi chưa bị lại, nhớ không nhầm là từ năm 2019 đến bây giờ. Nay đến lượt bố mình bị cũng cho bố dùng thuốc này tình hình tiến triển khá tốt. Bạn muốn tìm hiểu kĩ về bài thuốc thì vào trang này xem https://thuocdantoc.vn/benh/quoc-duoc-phuc-cot-khang-dac-tri-thoat-vi-dia-dem

    2. Quốc Hòa says: Trả lời


      Tôi bị thoát vị đĩa đệm 3 đốt sống thắt lưng đi viện nào bác sĩ cũng kêu phải mổ. Mà tôi sợ nên cứ chần chừ mãi, cuối cùng được ông bạn giới thiệu cho qua trung tâm thuốc dân tộc điều trị bằng thuốc quốc dược phục cốt khang có vỏn vẹn 3 tháng là khỏi, vừa uống thuốc vừa kết hợp với châm cứu bấm huyệt phục hồi chức năng. Điều trị kết hợp như tôi cũng khá mắc nhưng so với phẫu thuật thì chỉ bằng 1/10, chưa kể an toàn tuyệt đối

    3. Nguyễn Hợi says: Trả lời


      Thế nếu chỉ châm cứu bấm huyệt không thì có khỏi đk ko ? Tôi nhiều bệnh đang phải uống thuốc tùm lum, giờ uống thêm đông y nữa sợ các thuốc nó đánh nhau. Mà tôi có bệnh gan sợ uống thuốc đông y vào nó hại gan

    4. Hội Phạm says: Trả lời


      Bác dùng thuốc tây không sợ ảnh hưởng đến gan thì thuốc đông y sợ gì. khẳng định 1 câu là đông y lành tính hơn tây y nhiều vì thành phần của thuốc hoàn toàn từ thảo dược. tôi uống thuốc quốc dược liên tục 2 tháng nay rồi không thấy gặp bất cứ tác dụng phụ nào. tôi cũng đang dùng thuốc tây điều trị cao huyết áp với bệnh tim, bác sĩ nói dùng thêm thuốc đông y không vấn đề gì, không làm mất tác dụng của thuốc khác

    5. Nguyễn Văn Bách says: Trả lời


      #Nguyen Hoi, vói bệnh thoát vị đĩa đệm thì dùng thuốc uống là bắt buộc vì nó giúp giải quyết căn nguyên gây bệnh bên trong, giúp bệnh ổn định lâu dài, còn châm cứu bấm huyệt chỉ là hỗ trợ giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị lại thôi, chỉ định thế nào là do bác sĩ quyết định, như tôi bác sĩ bảo còn không cần châm cứu bấm huyệt chỉ cần dùng mỗi thuốc vì bệnh nhẹ mới bị thời gian ngắn, tôi uống liệu trình 3 tháng thuốc là giải quyết ổn thỏa rồi

  6. Quân Nguyễn says: Trả lời


    Mới 30 tuổi đã bị phồng đĩa đệm thì giải quyết như thế nào được ?

  7. Lê Việt Hùng says: Trả lời


    Bệnh phồng đĩa đệm nên tập môn thể thao nào tốt nhất ? Tôi thích chơi thể thao lắm mà mấy hôm hay chơi như đá bóng, tenis đều bị đau nên bắt buộc phải bỏ, giờ muốn kiếm môn khác tập nhẹ nhàng hơn

    1. Đinh Trường says: Trả lời


      Bệnh này tốt nhất là nên nghỉ ngơi hạn chế vận động, vận động gắng sức cố đấm ăn xôi là xương khớp hỏng hết

    2. Bơ Đà Lạt says: Trả lời


      Chỉ nghỉ ngơi trong thời gian đau quá mức thôi, bệnh xương khớp mà còn lười vận động thì sẽ dẫn đến cứng khớp. Tuy nhiên vẫn nên chọn môn thể thao vừa sức, đá bóng với tenis quá là nặng, nên tập đi bộ, đạp xe

    3. Trịnh Đức says: Trả lời


      Bệnh đĩa đệm thì môn thể thao tốt nhất là kéo xà hoặc bơi lội, hoặc có thể lên mạng tra các bài tập tại nhà dành cho bệnh này, họ có hướng dẫn rất chi tiết

    4. Nguyễn Trung says: Trả lời


      Bác có link bài tập gửi em cái. Công việc văn phòng ngồi làm việc cả ngày lại lười tập thể thao bây giờ vừa bị thoái hóa vừa bị phình đĩa đệm một lúc.

  8. Tuấn Anh says: Trả lời


    Tôi mới đi khám về kết quả bị phồng 3 đĩa đệm ở thắt lưng. Bác sĩ có kê đơn thuốc về uống nhưng tôi xem thông tin thì chủ yếu là các thuốc giảm đau chống viêm nên tôi không muốn dùng. Với bệnh này thì phương pháp điều trị tốt nhất là gì vừa đảm bảo an toàn hiệu quả

    1. Công Bằng says: Trả lời


      Bác dùng lá ngải cứu rang nóng với chút muối hạt rồi đắp lên phần lưng đau ngày 1 lần 30 phút, liên tục 1 tháng là cơn đau giảm rõ rệt

    2. Vũ Xuân Lâm says: Trả lời


      Mọi người cứ kì thị thuốc tây giảm đau nhưng đó là chưa đến lúc đau nặng thôi. Như tôi bây giờ không có thuốc giảm đau không chịu được, tất cả các phương pháp như vật lý trị liệu, rồi cồn xoa bóp, các phương pháp dân gian đều thử qua nhưng không có hiệu quả.

    3. Lan Hương says: Trả lời


      Tốt nhất vẫn là dùng đông y, dù tác dụng giảm đau chậm nhưng là điều trị vào gốc rễ giúp ổn định về lâu dài hơn nữa không có tác dụng phụ như dùng thuốc tây, thuốc giảm đau tây y chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết

    4. Duy Còi says: Trả lời


      Ai cũng khen đông y tốt mà tôi dùng đông y triền miên gần năm nay, không đếm xuể đã uống bao nhiêu thang thuốc rồi mà có đỡ đâu, lại phải quay về dùng thuốc tây, cũng biết là nhiều tác dụng phụ nhưng đau quá không thể chịu được

    5. Phan Bảo says: Trả lời


      Đông y không phải thuốc nào cũng tốt. Quan trọng là phải tìm được đúng thầy đúng thuốc. Tôi cũng từng phải đổi qua rất nhiều thuốc đông y mãi đến khi dùng thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc mới có hiệu quả, cũng không biết là do cơ địa tôi hợp thuốc hay sao uống có một đợt thuốc này lại khỏi đâu ra đấy, trộm vía mùa đông năm nay lạnh như vậy mà có đau ngày nào đâu, bình thường thời tiết lạnh là đau kinh khủng lắm

  9. Mạnh Trường says: Trả lời


    Mình bị ngã chấn thương dẫn đến phồng đĩa đệm. Tình trạng này đã xảy ra cách đây 2 năm. Từ đó đến nay không phải đau liên tục nhưng thi thoảng vẫn đau, nhất là khi vận động mạnh. Tình trạng của mình có nguy hiểm không và có cách nào chữa dứt điểm được không ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua