Nốt Schmorl Là Gì? Thoát Vị Schmorl Có Nguy Hiểm Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Nốt Schmorl thể hiện cho những phần lồi của nhân đĩa đệm vào bề mặt thân đốt sống, tiếp xúc với tủy của đốt sống và gây ra tình trạng viêm. Phần lớn bệnh nhân không cần điều trị hoặc được hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng. Một số khác cần phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm khi bị đau lưng dai dẳng.

Nốt Schmorl
Tìm hiểu nốt Schmorl là gì? Nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị hiệu quả

Nốt Schmorl là gì?

Nốt Schmorl còn được gọi là Schmorl’s node. Đây là một sự thoát vị của nhân tủy xuyên qua đầu xương và tấm sụn, vào thân của đốt sống liên kề. Lúc này những phần lồi có thể tiếp xúc với tủy của đốt sống và gây ra tình trạng viêm.

Schmorl’s node thường gặp ở những bệnh nhân bị thoát vị nội xốp (liên quan đến những bất thường dọc theo chiều xương sống và phần xốp của những đốt sống). Trong nhiều trường hợp, nốt Schmorl là dấu hiệu bất thường thể hiện cho sự hình thành và đang tiến triển của bệnh lý này.

Phần lớn các trường hợp đều không có triệu chứng. Tuy nhiên nốt Schmorl có thể được phát hiện trên hình ảnh X-quang, MRI và CT. Trong một số trường hợp khác, Schmorl’s node trở thành những tổn thương và tạo ra cảm giác đau đớn khó chịu.

Nốt Schmorl hình thành do đâu?

Các nốt Schmorl xuất hiện phổ biến, đặc biệt là những người bị thoái hóa nhẹ do cột sống bị lão hóa. Đối với trường hợp này, nốt Schmorl thể hiện cho sự hao mòn của cột sống theo thời gian và những tổn thương của xương. Tuy nhiên nốt này cũng được tìm thấy trên thân đốt sống của những người trẻ.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến nốt Schmorl hình thành:

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống thắt lưng/ cổ do cột sống lão hóa là nguyên nhân hình thành nốt Schmorl ở thân đốt sống. Theo thời gian, các khớp xương bị suy yếu, đĩa đệm mất nước và bao xơ kém dẻo dai khiến cột sống mất tính ổn định, dễ tổn thương. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thoát vị Schmorl hình thành.
  • Thiếu hụt vitamin D và canxi: Thiếu hụt vitamin D và canxi trong chế độ ăn uống khiến hệ xương khớp suy yếu, dễ tổn thương và hao mòn. Từ đó làm tăng tốc độ hình thành và phát triển nốt Schmorl.
  • Chấn thương: Chấn thương cột sống khi chơi thể thao, sinh hoạt hoặc lao động do nâng vật nặng, té ngã… sẽ khiến cột sống bị mất tính ổn định, đĩa đệm hư hỏng. Nếu không được khám và điều trị dứt điểm hoặc chấn thương lặp đi lặp lại, thoát vị Schmorl có thể phát triển ngay cả khi không bị suy yếu nội mạc đốt sống.
  • Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy, nốt Schmorl có một hệ số di truyền mạnh mẽ.
  • Biến dạng cột sống: Nốt Schmorl có xu hướng hình thành và phát triển ở những bệnh nhân bị biến dạng cột sống, bao gồm cả biến dạng bẩm sinh, biến dạng do bệnh lý (điển hình như bệnh Scheuermann). Những khiếm khuyết này xuất hiện khi đốt sống giảm vận động/ không di chuyển và mất chức năng bình thường. Đối với những trường hợp bị biến dạng cột sống, các lực được phân bố bởi nhân tủy tập trung ở một khu vực nhất định. Điều này khiến cho những đĩa đệm có xu hướng biến dạng lõm xuống.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân nêu trên, nốt Schmorl còn hình thành do khối u, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa xương (điển hình như bệnh loãng xương) và rối loạn cấu trúc của cột sống.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nốt Schmorl hình thành ở thân đốt sống

Dấu hiệu và triệu chứng của nốt Schmorl

Nốt Schmorl có thể có hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp không có triệu chứng, bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện Schmorl’s node khi chụp X-quang, MRI (chụp cộng hưởng từ), CT (chụp cắt lớp vi tính) cột sống để xác định một bệnh lý khác.

Những trường hợp bị đau lưng có thể là do sự tác động của bệnh đĩa đệm thắt lưng. Nguyên nhân là do hai bệnh lý này thường xảy ra đồng thời.

Khi bệnh tiến triển, kèm theo sưng hoặc viêm đốt sống xung quanh, người bệnh có thể bị đau lưng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các nút của Schmorl kích thích các dây thần kinh dọc quanh cột sống hoặc bị nhiễm trùng tạo ra cơn đau từ lưng lan xuống chân kèm theo cảm giác yếu cơ và tê bì.

Nốt Schmorl cấp tính và mãn tính

Nốt Schmorl có hai thể, bao gồm cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên phần lớn các nút được tìm thấy đều thuộc thể mãn tính. Các nốt Schmorl mãn tính xuất hiện lâu dài, phát triển theo thời gian, nằm ở những đốt sống khỏe mạnh và thường không gây đau.

Các nốt Schmorl cấp tính thường liên quan đến một chấn thương và khởi phát đột ngột. Mặt khác những nốt này thường đi kèm với triệu chứng viêm của xương đốt sống xung quanh. Đây là một trong những đặc điểm giúp phân biệt nốt Schmorl cấp tính với mãn tinh.

Thoát vị Schmorl có nguy hiểm không?

Thoát vị Schmorl thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và kiểm soát tốt. Ngược lại những trường hợp không điều trị do chủ quan, bệnh tiến triển nặng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng sau:

Thoát vị Schmorl tiến triển có thể dẫn đến đau thần kinh tọa
Thoát vị Schmorl tiến triển nhưng không được kiểm soát có thể dẫn đến đau thần kinh tọa

Nốt Schmorl được chẩn đoán như thế nào?

Nốt Schmorl thường không gây đau. Do đó hầu hết bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định và đánh giá tình trạng.

1. Chẩn đoán xác định

Những kỹ thuật thường được chỉ định để chẩn đoán các nút của Schmorl:

  • X-quang cột sống: Hình ảnh thu được từ X-quang cột sống có thể phát hiện nốt Schmorl, các tổn thương do thoái hóa. Đồng thời loại trừ những nguyên nhân gây đau lưng khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nếu các nút của Schmorl không rõ ràng trên hình ảnh X-quang hoặc liên quan đến chấn thương nặng, chụp cắt lớp vi tính có thể được chỉ định. Kỹ thuật này giúp phát hiện các nút của Schmorl cùng những tổn thương khó tìm kiếm ở thân đốt sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này có khả năng xác định chính xác số lượng, đặc điểm và mức độ ảnh hưởng đến dây thần kinh quanh cột sống của nốt Schmorl. Trên hình ảnh MRI, các nút của Schmorl được biểu hiện dưới dạng những khuyết tật nhỏ, có tổn thương xương và thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra chụp cộng hưởng từ cũng được dùng để đánh giá những tổn thương liên quan và xác định mức độ nghiêm trọng.
Các nút của Schmorl trên hình ảnh MRI (cộng hưởng từ)
Các nút của Schmorl trên hình ảnh MRI (chụp cộng hưởng từ)

2. Chẩn đoán phân biệt

Nốt Schmorl có thể được chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng y tế khác. Cụ thể:

  • Nút Schmorl mãn tính: Nút Schmorl mãn tính có hình dạng đặc trưng nên thường khó nhầm lẫn với những tình trạng khác.
  • Nút Schmorl cấp tính: Nút Schmorl cấp tính thường được chẩn đoán với các tình trạng:
    • Viêm đốt sống: Có thể nhầm lẫn giữa viêm đốt sống với các nút của Schmorl. Tuy nhiên so với nhiễm trùng, nút Schmorl cấp tính không gây sốt, có nhiều thay đổi ở nội mạc khu trú, không xuất hiện thay đổi liên quan đến tĩnh mạch ngoài màng cứng.
    • Bệnh ác tính.

Phương pháp điều trị nốt Schmorl

Do hầu hết nốt Schmorl không gây đau nên việc áp dụng các phương pháp điều trị là không cần thiết. Ở những trường hợp có nốt Schmorl phát triển và cảm thấy đau nhói, việc điều trị sẽ diễn ra với những phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật.

1. Điều trị bảo tồn

Những phương pháp thường được áp dụng để kiểm soát cơn đau do các nút của Schmorl:

  • Nghỉ ngơi trên giường

Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường cho đến khi các cơn đau thuyên giảm (khoảng 2 – 3 ngày). Các nghiên cứu cho thấy, việc nghỉ ngơi có thể giảm kích thích dây thần kinh, thư giãn cột sống, giúp đĩa đệm cùng những bộ phận xung quanh có thời gian tự chữa lành.

Không nên cố gắng làm việc/ vận động gắng sức, không đột ngột vặn/ gập lưng và hạn chế mang vác vật nặng để tránh kích thích cơn đau và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nên ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng và đi bộ sau khi cơn đau đã thuyên giảm.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường
Dành nhiều thời gian nghỉ, đi lại và tập nhẹ nhàng để giảm kích thích dây thần kinh, thư giãn cột sống
  • Dùng nẹp lưng

Người bệnh có thể được hướng dẫn đeo nẹp lưng để kiểm soát cơn đau. Khi sử dụng nẹp, cột sống sẽ được giữ ở tư thế ổn định, hạn chế những tác động bên ngoài gây ảnh hưởng. Đồng thời làm dịu cảm giác đau nhức và hạn chế phát sinh cơn đau trong tương lai.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc để cắt giảm cơn đau do nốt Schmorl. Dựa vào mức độ nặng nhẹ, Acetaminophen, nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và Opioid sẽ được xem xét và chỉ định. Đối với những bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh dẫn đến đau lan tỏa, những loại thuốc giảm đau thần kinh sẽ được sử dụng.

    • Acetaminophen: Những bệnh nhân có cơn đau nhẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng Acetaminophen. Thuốc có tác dụng giảm đau ở mức nhẹ và vừa, hạ sốt.
    • Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen… có thể được chỉ định dựa trên khả năng đáp ứng, đặc điểm của cơn đau và tổn thương đi kèm. Nhóm thuốc này có tác dụng trị viêm và đau nhức, phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau ở mức độ vừa, có hoặc không kèm theo viêm dây thần kinh.
    • Thuốc nhóm Opioid: Các thuốc thuộc nhóm Opioid như Tramadol, Morphin… là những thuốc giảm đau gây nghiện, thường được dùng ngắn hạn cho những bệnh nhân có cơn đau từ vừa đến nặng. Thuốc giúp giảm đau nhanh và hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, Opioid có thể được dùng với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả.
    • Gabapentin: Đối với những bệnh nhân có dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau lan tỏa, bác sĩ có thể xem xét sử dụng thuốc Gabapentin phối hợp với Opioid. Trong một số trường hợp khác, thuốc Gabapentin có thể được dùng riêng lẻ. Việc sử dụng loại thuốc này có thể giúp giảm đau thần kinh hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nếu nốt Schmorl gây ra những cơn đau khó chịu

2. Điều trị phẫu thuật

Nếu điều trị bảo tồn không hiệu quả, người bệnh có những cơn đau nặng nề và dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để giảm đau và loại bỏ đĩa đệm tổn thương (bao gồm cả nốt Schmorl).

Sau khi đĩa đệm hư hỏng được loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương và hợp nhất đốt sống. Trong đó ghép xương có tác dụng tương tự như một cầu nối, giúp phục hồi chiều cao giữa hai đốt sống. Đồng thời thúc đẩy sự hợp nhất giữa hai đốt sống liền kề tạo thành một xương duy nhất. Hợp nhất đốt sống giúp giữ cột sống ổn định.

Khi thực hiện, một số thiết bị cố định như vít và đĩa kim loại sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình ghép xương và hợp nhất đốt sống. Đồng thời mang đến sự ổn định hơn cho cột sống sau tổn thương.

Sau phẫu thuật điều trị nốt Schmorl, người bệnh sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi trên giường và đi lại trong phòng trong vài tuần. Khi cơn đau thuyên giảm và xương có dấu hiệu lành lại, người bệnh sẽ được thiết kế một chương trình vật lý trị liệu để cải thiện tính linh hoạt và phục hồi chức năng.

Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm tổn thương và nốt Schmorl khi điều trị bảo tồn không hiệu quả, cơn đau nặng nề và dai dẳng

Nhìn chung, nốt Schmorl là một tình trạng thường gặp, bệnh nhân không cần điều trị nếu nốt này không gây đau. Tuy nhiên vẫn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc và thận trọng trong sinh hoạt để tránh phát sinh thêm tổn thương. Đối với những trường hợp bị đau và viêm, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn các phương phương điều trị cụ thể. Điều này giúp kiểm soát tình trạng và hạn chế biến chứng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua